Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao ...

Tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động việt nam (tt)

.DOCX
39
1
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM KHẮC ĐIỆP BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LŨẬT VIỆT NÃM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838010*1.05 TÓM TẮT LUẬN VẢN THẠC sĩ LUẬT HÀ NỘI - 2022 ' A HỌC Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dân khoa học: TS. NGUYEN XUAN THU Phản biện 1:........................................................................ Phản biện 2:........................................................................ • Luận văn được bảo vệ tại Hội đông châm luận văn, họp • • • • Ư • tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi 8 giờ 30, ngày 23 tháng 06 năm 2022 ' •± Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐÀU...................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÊ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI sử DỤNG LAO ĐỘNG.....7 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 1.3. 1.3.1. 1.3.2. Khái niệm, đặc điểm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.............................................................................. 7 Khái niệm quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động. . .7 Đặc điểm quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động.....8 Khái niệm, sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp của ngưòi sử dụng lao động.................................................10 Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động....................................................................................10 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.....................................................................12 Nội dung và các biện pháp bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp của người sử dụng lao động................................................ 14 Nội dung bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động.............................................................................................14 Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động.............................................................................................27 Kết luận Chương 1.................................................................................... 32 Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÈ BẢO VỆ QUYEN VÃ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI sử DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THựC TIỄN Ở VIỆT NAM................33 2.1. Quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động......................................... 33 2.1.1. Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động ..33 2.1.2. Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.............................................................................................63 2.2. Thực tiên bảo vệ quyên và lọi ích hợp pháp của người sử dụng lao động................................................................................. 68 2.2.1. Những kết quả đạt được.....................................................................68 2.2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.......................................................70 Kết luận Chương 2.................................................................................... 75 Chương 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN VÃ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI sử DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.............................................’.......................’.............76 3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của NSDLĐ............................76 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp của người sử dụng lao động........79 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động......................................................79 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động...............................................................84 Kết luận Chương 3.................................................................................... 88 KẾT LUẬN................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................90 MỞ ĐÀU 1. Tính câp thiêt của việc nghiên cứu đê tài Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo ... Trong những năm gần đây, các tranh chấp lao động xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn, trong đó quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ bị xâm hại cũng chiếm một phần tương đối lớn. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong PLLĐ là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và sự tìm hiểu nghiêm túc, tác giả đã chọn đề tài “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam” với hy vọng sẽ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về quyền năng này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu •••~ Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở nước ta trong thời gian tới. Nhiệm vụ mà tác giả cần thực hiện sẽ là phân tích cơ sở lý luận, pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia để làm rõ các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, đồng thời kết hợp đánh giá phân tích tính hợp lý của pháp luật lao động Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài bao gồm: các quan điểm lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; Các quy định pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và thực tiễn ở Việt Nam; Các quan điểm, yêu cầu giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định của Bộ luật Lao động; văn bản dưới luật về lao động liên quan trực tiếp đến việc này. Ngoài việc, tác giả còn xem xét thực tiễn các vụ tranh chấp lao động hiện nay để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. 5. Phưong pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích ... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn Luận văn góp phần đưa ra những nhận thức mới về vai trò của người sử dụng lao động. Thực tiễn phân tích thực trạng các quy định pháp luật ở nước ta trong thời gian qua cũng như đánh giá các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ NSDLĐ. Từ đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật lao cũng như đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động; Chương 2: Quy định pháp luật lao động vê bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và thực tiễn ở Việt Nam; Chương 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động ở Việt Nam. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm, đặc điếm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 1.1.1. Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể về khái niệm về “quyền” và “lợi ích” nói chung thông qua một số quan điểm của các tác giả khác cũng như Từ điển Luật học, từ điển Tiếng Việt, tác giả đưa ra khái niệm khoa học về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là khả năng của người sử dụng lao động được xử sự theo một cách thức nhất định được xã hội chấp nhận và trong giới hạn mà pháp luật cho phép, những quyền này được pháp luật đảm bảo thực hiện khi tham gia vào quan hệ lao động qua đó giúp cho người sử dụng lao động có được những điều có lợi. 1.1.2. Đặc điểm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Thứ nhất, quyền của NSDLĐ thể hiện ý chí đơn phương của NSDLĐ. Thử hai, quyền và lợi ích của NSDLĐ luôn bị chi phối từ ý chí của các chủ thể trong QHLĐ. Thứ ba, quyền và lợi ích của NSDLĐ được thực hiện trong giới hạn quy định của pháp luật. 77ííí’ tư, quyền của NSDLĐ có tính chất “hành chính”. 1.2. Khái niệm, sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 1.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Bảo vệ quyên và lợi ích họp pháp của NSDLĐ là chông lại các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ đê giữ cho họ được tham gia vào các quan hệ xã hội và được hưởng các quyền lợi hợp pháp. 1.2.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Thứ nhất, việc bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ là tiền đề, điều kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ. Thứ hai, Bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ là điều kiện ổn định hài hòa QHLĐ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động. Thứ ba, việc bảo vệ NSDLĐ được đặt song song với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Neu NLĐ có mối quan tâm quan trọng và chủ yếu nhất là tiền lương, thưởng, điều kiện làm việc tốt thì NSDLĐ lại quan tâm đến lợi nhuận mà họ thu • • • 1 • • • được. Thứ tư, Bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ cũng là để hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. 1.3. Nội dung và các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 1.3.1. Nội dung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động * Quyền tuyển dụng, bổ trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động Quyền tuyển dụng là quyền đầu tiền, làm phát sinh những quyền tiếp theo như quyền bố trí, quản lý... Khi doanh nghiệp có quyền tuyển dụng lao động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì đồng nghĩa NSDLĐ có quyền bố trí, sử dụng lao động sao cho họp lý. Quyền này của NSDLĐ được pháp luật của nhiều quốc gia quy định như Lào, Campuchia. Đồng thời, NSDLĐ còn có quyền quản lý, điều hành và giám sát. Quyền này của NSDLĐ cũng được quy định rộng rãi trong pháp luật của các quốc gia như Lào. * Quyền khen thưởng và xử lý vỉ phạm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đổi với người lao động. Quyền khen thưởng đối với NLĐ là việc NSDLĐ đánh giá tốt việc thực hiện công việc, nghĩa vụ của NLĐ kèm theo lợi ích vật chất. Theo quy định của pháp luật các quôc gia trên thê giới, trong phạm vi hoạt động của đon vị, quy định của thỏa uớc lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, hợp đồng lao động do NSDLĐ ban hành hoặc thỏa thuận trong quá trình thục hiện QHLĐ mà đúng thẩm quyền đều đuợc coi là bộ phận họp thành kỷ luật lao động. Ngoài ra, NLĐ còn phải gánh chịu trách nhiệm vật chất. * Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tố chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật N SDLĐ thường liên kết với nhau trong một tổ chức và tổ chức đó sẽ đại diện và đảm bảo quyền lợi cho họ, NSDLĐ và giới sử dụng lao động nói chung, vấn đề này được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế như Công ước số 87 (năm 1948) về quyền tự do công đoàn và bảo về quyền công đoàn của Tổ chức lao động quốc tế; Công ước quốc tế về các Quyên dân sự và chính trị của Liên hợp quôc năm 1966 và Hiên pháp của các quốc gia... * Quyên yêu câu tô chức đại diện người lao động đôi thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thê, ký kêt thỏa ước lao động tập thê. ILO có một số công ước và khuyến nghị về vấn đề này, như: Công ước số 98 (năm 1949); Công ước số 154 về xúc tiến thương lượng tập thể (năm 1981); Khuyên nghị sô 91 năm 1981 vê thỏa ước lao động tập thê; Khuyến nghị số 163 năm 1981 về xúc tiến thương lượng tập thể. * Quyên đóng cửa tạm thời nơi làm việc Ở các nước trên thế giới, người ta không sử dụng khái niệm đóng cửa tạm thời nơi làm việc mà sử dụng thuật ngữ “giải công” hay “bê xưởng”. Ở Ấn Độ, Canada, Thụy điển, Thổ Nhĩ Kỳ..., pháp luật cho phép NSDLĐ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc và đồng thời quy định khá đầy đủ những vấn đề liên quan đến quyền này của NSDLĐ, bao gồm cả điều kiện để thực thi quyền đó. * Các quyền khác: r y - Quyên quyêt định tiên lương, thu nhập của người lao động. - Quyền được người lao động bôi thường thiệt hại, hoàn trả chỉ phí đào y tạo. Như đã nói, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh NSDLĐ trực tiếp bỏ vốn và tài sản để đầu tư và bỏ chi phí để đào tạo NLĐ. Do vậy, họ được quyền yêu cầu cầu NLĐ 6ồz' thường thiệt hại, hoàn trả chi phỉ đào tạo. - Quyền giải quyết khiếu nại, tổ cảo. Liên quan đến quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của NSDLĐ, pháp luật quốc tế rất coi trọng vấn đề này. Từ khuyến nghị khiếu nại số 130 (1967) của ILO, pháp luật các quốc gia cũng quy định thủ tục khiếu nại có thể trực tiếp với NSDLĐ hoặc thông qua thương lượng đạt được khi thỏa thuận giữa NSDLĐ và đại diện công đoàn. Trường hợp không đạt được thỏa thuận thi NLĐ kiên trì theo đuổi khiếu nại cần sự can dự bên ngoài như Philipine. - Quyền được yêu cầu tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, đình công để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi tổ chức công đoàn cơ sở khổng thể giải quyết được thì hai bên có thể mời Hội đồng trọng tài lao động tham gia giải quyết và tổ chức hòa giải. Khi tất cả các tổ chức, trọng tài không thể tiến hành hòa giải thì các bên khi đó có thể đệ đơn ra tòa để khởi kiện, quyết định của tòa án là quyết định cuối cùng, buộc các bên phải thực hiện. 1.3.2. Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 1.3.2.1. Biện pháp xã hội Pháp luật hầu hết các quốc gia đều quy định về NSDLĐ tự bảo vệ mình bằng việc tham gia các tổ chức của NSDLĐ. Ví dụ như pháp luật lao động Campuchia quy định phòng thương mại và công nghiệp Campuchia là đại diện chính thức cho NSDLĐ ở Campuchia. 1.3.2.2. Biện pháp kinh tế Pháp luật hầu hết các quốc gia đều quy định về việc quyền và lợi ích của NSDLĐ được bảo vệ thông qua biện pháp kinh tê. Pháp luật nhiêu quốc gia quy định về vấn đề yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại như Campuchia và Lào ... 1.3.2.3. Biện pháp pháp lý Nội dung biện pháp này bao gồm: Áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động (xử lý kỷ luật lao động) đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; Áp dụng trách nhiệm dân sự (buộc bồi thường thiệt hại) đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây thiệt hại về tài sản, lợi ích cho NSDLĐ; Áp dụng trách nhiệm hành chính (xử lý vi phạm hành chính) đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; Áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ,- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, đình công của Cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ Kết luận chưong 1 Tại chương 1 của Luận văn, tác giả đã phân tích khái niệm, đặc điểm của quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ cũng như khái niệm, sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những nội dung bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ, các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ. Đây là cơ sở lý luận quan trọng đế tác giả đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam tại Chương 2, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam tại Chương 3 của Luận vãn. Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÈ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI sử DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM •• 2.1. Quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 2.1.1. Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 2.1.1.1. Quyền tuyển dụng, bổ trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động * Quyền tuyển dụng Tuyển dụng lao động là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình tồn tại của một QHLĐ. Quyền này được quy định tại Khoản 1 Điều 6 BLLĐ năm 2019 và khoản 6 Điều 7 Luật doanh nghiệp. - Quyền tuyển chọn lao động, tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có quy mô, uy tín và thị phần ngày càng tăng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải có cho mình một đội ngũ NLĐ giỏi về chuyên môn, tay nghề cao để đáp ứng được nhu cầu công việc. Điều này chỉ có thể có được thông qua việc tuyển dụng lao động. Vấn đề này được quy định tại Khoản 1 Điều 11 BLLĐ năm 2019 - Quyền quy định điều kiện để tuyển dụng lao động. Pháp luật tôn trọng cụ thể hóa bằng việc quy định cho NSDLĐ có quyền xác định tiêu chuẩn để chọn lựa lao động, đó là những nghề và công việc cần tuyển người làm, mỗi loại nghề và công việc cần tuyển với số lượng nam, nữ, độ tuổi, sức khỏe, trình độ nghề, trình độ học vấn và thời hạn sử dụng lao động. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp cũng như sự phù hợp với vị trí cần tuyển mà NSDLĐ áp dụng các hình thức tuyển dụng khác nhau - Quyên lựa chọn phương thức tuyên dụng lao động phù hợp. Khoản 1 Điều 11 BLLĐ năm 2019 quy định: “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động’’. Một điều lưu ý là trong quá trình tuyển dụng để đi đến xác lập HĐLĐ,NSDLĐ và NLĐ phải cung cấp thông tin trước khi giao kết họp đồng lao độngtheo quy định tại Điều 16 BLLĐ năm 2019, hiện nay pháp luật vẫn chưa có văn bảnnào hướng dẫn về phạm vi và mức độ đáp ứng cung cấp thông tin để tạo cơ sởpháp lý cho NSDLĐ trong việc yêu cầu NLĐ cung cấp các thông tin cần quan tâm,bởi trên thực tế không ít trường họp NLĐ cung cấp thông tin thiếu chính xác nhằm mục đích giao kết HĐLĐ. - Quyền xác lập QHLĐ thông qua hình thức hợp đồng lao động. Khoản 1 Điều 13 BLLĐ năm 2019 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động... ”. Hiện nay, hình thức tuyển dụng lao động thông qua hợp đồng lao động được xem là hình thức tuyển dụng chủ yếu và phổ biến nhất. - Quyền tuyển dụng NLĐ vào doanh nghiệp để học nghề, tập nghề. Theo khoản 3 Điều 61 BLLĐ năm 2019: “ Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp”. Pháp luật lao động cũng đặt ra vấn đề thử việc. Khoản 1 Điều 24 BLLĐ quy định: “Người sử dụng lao động và người lao động cỏ thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc ”. Theo đó, NLĐ và NSDLĐ sẽ thỏa thuận việc NLĐ sẽ làm việc thử trước khi NSDLĐ quyết định nhận hay không nhận. * Quyên bô trí, quản lý, điêu hành, giám sát. Điểm a khoản 1 Điều 6 BLLĐ năm 2019 quy định NSDLĐ có quyền: “ Tuyến dụng, bổ trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động”. Có thể thấy, quyền bố trí, sắp xếp công việc cho NLĐ của NSDLĐ chỉ mang tính tương đối và gặp khá nhiều quy đỉnh rào cản, mặc dù pháp luật quy định NSDLĐ có quyền chủ động trong hoạt động này nhưng nhìn chung vẫn có nhiều cái “khó” liên quan tới một số nguyên tắc bảo vệ lao động đặc thù mà BLLĐ năm 2019 đang xây dựng, điều đó hạn chế một số quyền của giới chủ ví dụ như Điều 140 BLLĐ. Hoặc với quy định khác như điểm a khoản 2 Điều 35 BLLĐ năm 2019 thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt họp đồng lao động không cần báo trước trong trường họp không được bổ trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động.Đầy tiếp tục lại là quy định gây khó khăn cho NSDLĐ. - Quyền tạm hoãn thực hiện họp đồng. Theo quy định tại Điều 30 BLLĐ năm 2019, NSDLĐ có thể thỏa thuận với NLĐ tạm thời không thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan