Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao ...

Tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động việt nam

.DOCX
124
1
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM KHẮC ĐIỆP BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VẢN THẠC sĩ LUẬT HỌC Người hướng dân khoa học: TS. NGUYEN XUAN THU HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôỉ xỉn cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận vãn đảm bảo tỉnh chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả cảc môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đê tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Khắc Điệp LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiếu thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, gia đình, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ luật học. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chần thành đến: Các thầy cô Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quỷ báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt tôi xỉn gửi lời biết ơn sầu sắc đến giảo viên hướng dẫn TS Nguyễn Xuân Thu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quả trình học tập và thực hiện luận văn này. TÁC GIẢ LUÂN VĂN Phạm Khằc Điệp MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ BẢO VỆ QUYỀN VÀ 1.1. LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI sử DỤNG LAO ĐỘNG............7 Khái niệm, đặc điểm quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động........................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động...................7 1.1.2. Đặc điểm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động....................8 1.2. Khái niệm, sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động......................................................... 10 1.2.1. 1.2.2. 1.3. Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động............................................................................................................ 10 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động..............................................................................................12 Nội dung và các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.................................................................. 14 1.3.1. Nội dung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động............................................................................................................ 14 1.3.2. Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động............................................................................................................ 27 Kết luận Chương 1.............................................................................................. 32 Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÈ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỌP PHÁP CỦA NGƯỜI sử DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM.................................... 33 2.1. Quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động......................................................... 33 2.1.1. Quy định vê quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.... 33 2.1.2. Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động............................................................................................................ 66 2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của ngưòi sử dụng lao động................................................................................................... 70 2.2.1. 2.2.2. Những kết quả đạt được...................................................................................70 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân......................................................................73 Kết luận Chương 2.............................................................................................. 77 Chương 3: YÊU CÀU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỌI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM..........78 3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của NSDLĐ.................................... 78 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.....................81 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 3.2.2. của người sử dụng lao động.............................................................................81 Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động....................................................................................85 Kết luận Chương 3.............................................................................................. 89 KÉT LUẬN.......................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 91 DANH MỤC CHŨ’ VIẾT TẮT NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động PLLĐ Pháp luật lao động QHLĐ Quan hệ lao động MỞ ĐÀU 1rrv__ 1_ _ Ã __ • Ạ J • A _ __ _ 1- • A __ A =» A y • . Tính cap thiet cua việc nghiên cun đê tai Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột phá, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Trong hệ thống chủ thể của QHLĐ, NSDLĐ giữ một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế và trong các quy định của PLLĐ, người ta thường quan tâm và bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ nhiều hơn bởi quan niệm NLĐ là những đối tượng yếu thế, dễ bị bất lợi hơn trong tương quan nói chung cũng như khi xảy ra tranh chấp nói riêng đối với NSDLĐ. Trong những năm gần đây, các tranh chấp lao động xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn, trong đó quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ bị xâm hại cũng chiếm một phần tương đối lớn. Đã đến lúc phải nhận thấy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ cũng cần được coi trọng trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ. Trên thực tế, có những tranh chấp lao động xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn của NLĐ còn thấp, tính kỉ luật kém và trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế dẫn đến việc gây thiệt hại không nhở cho NSDLĐ trong việc ổn định và phát triến bền vững. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong PLLĐ là hết sức cần thiết. Sở dĩ pháp luật cần 1 hoàn thiện những quy định này bởi những lý do sau đây: Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là một trong những nguyên tắc cơ bản của PLLĐ. Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là một trong những nhân tố góp phần nhanh chóng bình ổn QHLĐ. Thứ ba, có sự tô chức, quản lý và điêu hành của NSDLĐ sẽ tạo ra môi trường lao động trình độ cao, có tính kỷ luật. NLĐ sẽ làm việc với cường độ hợp lý để tạo ra của cải vật chất. Khi đó lợi ích của NSDLĐ cũng được tăng lên và họ sẽ có điều kiện trả lưong cho NLĐ cao hơn, bảo đảm cho NLĐ làm việc trong điều kiện tốt hon. Thứ tư, nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư từ nước ngoài, việc duy trì các quy định hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ phù hợp với các thông lệ pháp luật trên thế giới. Đây được coi là mấu chốt trong việc có hay không sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh các yếu tố khác trong kinh doanh thì pháp luật lao động cũng được xem là vấn đề rất quan trọng. Với những quan điểm và ý tưởng nêu trên, luận văn này sẽ đề cập đến các quy định hiện hành về việc bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp cùa NSDLĐ. Trên cơ sở đánh giá tính khả thi, tính hợp lý của các quy định hiện hành đế đưa ra được những đề xuất cụ thể với hy vọng bảo vệ được lợi ích của NSDLĐ, nhưng vẫn dung hoà được lợi ích của NLĐ và những chủ thể khác có liên quan trong QHLĐ. 2. Tình hình nghiên cứu Bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam là vấn đề được nhiều người quan tâm, vì vấn đề này còn liên quan rất lớn đến việc 2 thu hút đầu tư nước ngoài. Pháp luật có chặt chẽ, quy định họp lý thì mới bảo vệ được các nhà đầu tư mà cũng chính là những NSDLĐ. Hiện nay cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia trên thế giới cũng đã được không ít tác giả nghiên cứu và đề cập dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau, trong đó phải kế đến các bài viết, tạp chí nghiên cứu trực tiếp như: “Bảo vệ quyền và lợi ỉch hợp pháp của người sử dụng lao động trong cảc cuộc đình công bất hợp phảp” của Th.s Nguyễn Hằng Hà, Tạp chí Luật học số 1/2008; “Bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công” của TS. Đỗ Ngân Bình, Tạp chí Khoa học pháp lý; “Pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động” của tác giả Trần Kiều Trang, luận văn Thạc sĩ luật học; bài viêt “Tô chức đại diện của người sử dụng lao động’’ của TS. Lưu Bình Nhưỡng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 5 năm 2007; “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay ” của tác giả Dương Thị Huệ, luận văn Thạc sĩ luật học: Cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động, năm 2008, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội, số 4 (120), tr 46-52 của TS Nguyễn Xuân Thu, ... Qua kết quả nghiên cứu của các bài viết và luận văn trên đã đề cập đến vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong pháp luật lao động. Các luận văn, các bài nghiên cứu đã tiếp cận một số những góc cạnh về vấn đề bảo vệ NSDLĐ trước, trong và sau đình công, hay một số quyền của NSDLĐ trong quá trình 3 thiết lập QHLĐ và duy trì QHLĐ. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại công trình nghiên cứu về quyền và lợi ích của ngưởi sử dụng lao động theo Bộ luật lao động 2019 vẫn còn hạn chế. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và sự tìm hiểu nghiêm túc, tác giả đã chọn đề tài “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam ” với hy vọng sẽ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về quyền năng cũng như những vấn đề cần bảo vệ đối với chủ thể quan trọng này trong quan hệ pháp luật lao động, đồng thời qua đó giúp cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở cho việc áp dụng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp với việc giãn cách xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, việc nghiên cứu các vấn đề này để hoàn thiện pháp luật cũng góp phần làm giảm gánh nặng cũng như bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của NSDLĐ, giảm thiểu được các thiệt hại đối với doanh nghiệp. Hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu mà luận văn này đạt được có thế được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan xây dựng pháp luật, các nhà luật pháp cũng như cho công tác nghiên cứu giảng dạy và đào tạo về pháp luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún •••” Mục đích của việc nghiên cứu đê tài là làm rõ các vân đê lý luận và các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ ở nuớc ta trong thời gian tới. 4 Đe đạt đuợc những mục đích trên, nhiệm vụ mà tác giả cần thực hiện sẽ là phân tích cơ sở lý luận, pháp luật quốc tế (của Liên Họp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO) và pháp luật các quốc gia để làm rõ các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, đồng thời kết họp đánh giá phân tích tính họp lý của pháp luật lao động Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài bao gồm: 77zứ nhất, các quan điểm lý luận về bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp của NSDLĐ. Thứ hai, các quy định pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ và thực tiễn ở Việt Nam Thứ ba, các quan điểm, yêu cầu giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn mà tác giả muốn xác định sẽ bao gồm nội dung về bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam, cụ thể là sẽ nghiên cứu, phân tích Bộ luật Lao động 2019, các điểm mới so với Bộ luật Lao động 2012. Luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu kỹ các quy định của Bộ luật Lao động về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ - lấy đó làm trọng tâm trong việc nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu các quy định của các văn bản dưới luật về lao động liên quan trực tiếp đến việc này. Ngoài việc nghiên cứu những vấn đề mang tính chất lý luận, luận văn còn xem xét thực tiễn các vụ tranh chấp lao động hiện nay để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ. 5 5. Phương pháp nghiên cửu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của Chù nghĩa MácLênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các vân đê liên quan đên việc nghiên cứu pháp luật vê quyên của NSDLĐ. Chương 7: Tác giả sử dụng phương pháp tống hợp, so sánh, phân tích trên cơ sở nghiên cứu lý luận pháp luật quốc tế và các quy định của Tổ chức Lao động quốc tế để đưa ra được khái niệm xung quanh việc bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp cùa NSDLĐ. Chương 2: Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích kết hợp đánh giá tính hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành, nhất là đi phân tích những bất cập trong đó để làm cơ sở giải quyết cũng như đưa ra kiến nghị hoàn thiện việc bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ. Ngoài ra còn so sánh, dùng các số liệu cụ thể để chứng minh được những tồn tại hạn chế của quy định hiện hành. Chương 3: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp để có cái nhìn tổng quát về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ, từ đó đưa ra được các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ trong pháp luật lao động ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn Đề tài luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận, những vấn đề pháp lý cơ bản về quyền và lợi ích hợp pháp, sự cần thiết bảo vệ NSDLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam cũng như những nội dung bảo vệ NSDLĐ. Từ đó có những nhận thức mới, sâu sắc hơn đối với vai trò của NSDLĐ trong QHLĐ. Bảo đảm nguyên tắc “trước pháp luật mọi người đều bình đẳng” để có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về quan hệ lao động nhất 6 là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Thực tiễn phân tích thực trạng các quy định pháp luật ở nước ta trong thời gian qua cũng như đánh giá các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ NSDLĐ. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật lao động cũng như đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở chính sách pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi họ được đảm bảo hoạt động trong môi trường pháp lý đầy đủ và an toàn. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương ỉ: Một sô vân đê lý luận vê bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Chương 2\ Quy định pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và thực tiễn ở Việt Nam. Chương 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyên và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động ở Việt Nam. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. 1.1.1. Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Trước khi bàn về khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, cần phải hiểu được khái niệm về “quyền” và “lợi ích” nói chung. Khái niệm quyền được xây dựng trong luật La Mã và được coi như một trong những khái niệm chủ yếu của luật co bản. Quyền là các quy tắc quy phạm co bản về những gì được phép của mọi người, là sự thừa nhận của pháp luật về việc một chủ thể của luật được hưởng thụ một lợi ích nào đó và tất cả người khác phải tồn trọng sự thụ hưởng đó. “Quyền” theo nghĩa chung nhất là “khả năng thực hiện ý chí của mình được pháp luật hoặc xã hội chấp nhận, là cái mà pháp luật, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành, và khi thiếu được yêu càu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hởi để giành lại” [13, tr. 7]. Theo Từ điền luật học, “quyền" được hiểu là những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế [22, tr. 395-396]. Quyền chủ thể là “cách thức xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành. Nói cách khác, quyền chủ thê là khả năng của chủ thê xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép. Nói là khả năng có nghĩa là chủ thế có thể lựa chọn giữa việc xử sự theo cách thức mà nó được phép tiến hành hoặc không xử sử như vậy” [18, tr. 448]. Từ việc xem xét định nghĩa trên, có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về quyền của NSDLĐ như sau: Quyền của người sử dụng lao động là khả năng của người sử dụng lao động xử sự theo một cách thức nhất định trong giới hạn mà pháp luật cho phép và được xã hội chấp nhận khỉ tham gia quan hệ lao động và được pháp luật bảo đảm thực hiện. Quyền luôn mang tính hiện hữu, được pháp luật quy định và thừa nhận. Theo Từ điên tiêng Việt, “lợi ích” được hiêu là “điêu có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó, trong mối quan hệ với đối tượng ấy (nói khải quát) ” [23, tr. 587]. Như vậy, lợi ích của NSDLĐ là những điều có lợi cho NSDLĐ khi tham gia vào QHLĐ khi thực hiện các quyền của mình. Lợi ích là cái có lọi mà NSDLĐ hướng tới và không được pháp luật quy định một cách cụ thể, lọi ích mang tính tiềm ẩn. Quyền và lọi ích thường gắn bó với nhau, khi được thừa nhận và bảo vệ bởi các quyền, chủ thể sẽ nhận được lợi ích của việc đảm bảo của các quyền đó. Trong QHLĐ giữa NSDLĐ và NLĐ thì chủ thể có ưu thế hon là NSDLĐ, xuất phát từ quan hệ mua bán sức lao động- là một loại hàng hoá đặc biệt, NSDLĐ mua sức lao động của NLĐ (có trách nhiệm trả công) và NLĐ phải làm theo những chỉ đạo, thoả thuận để quá trình lao động diễn ra trật tự, ổn định, bền vững, đem lại lọi ích cho hai bên và tận dụng triệt để loại hàng hoá đặc biệt này đem lại. Từ những phân tích trên có thể hiểu quyền và lọi ích hợp pháp của NSDLĐ là khả năng của NSDLĐ được xử sự theo một cách thức nhất định được xã hội chấp nhận và trong giới hạn mà pháp luật cho phép, những quyền này được pháp luật đảm bảo thực hiện khi tham gia vào QHLĐ qua đó giúp cho NSDLĐ có được những điều có lợi. 1.1.2. Đặc điểm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Quyền và lợi ích hợp pháp cùa NSDLĐ có một số đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, quyền của NSDLĐ thể hiện ý chí đơn phương và để đảm bảo lợi ích củaNSDLĐ. Đây được coi là đặc điểm quan trọng trong quyền của NSDLĐ, thể hiện quyền lực được Nhà nước chuyển giao và thừa nhận với tư cách chủ thể quản lý đối với NLĐ. Quyền lực đơn phương này còn thể hiện sức mạnh và lợi thế vốn có của NSDLĐ trong mối quan hệ với NLĐ khi tham gia QHLĐ. Tính đơn phương trong quyền của NSDLĐ được biểu hiện ra bên ngoài bằng nhiều hình thức như ra lệnh, điều khiển, yêu cầu, bắt buộc, ... đối với NLĐ, được thể hiện ở mức độ khác nhau. Trường hợp NSDLĐ toàn quyền quyết định một vấn đế nào đó trong QHLĐ, không cần tham khảo ý kiến của chủ thể nào khác tức là tính đơn phương được thực hiện một cách triệt đê. Trường họp NSDLĐ cân đảm bảo sự dân chủ cũng như lợi ích của các chủ thể trong QHLĐ, NLĐ hoặc đại diện của NLĐ, NSDLĐ vẫn phải tham khảo ý kiến của họ trước khi quyết định một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp tham khảo mà các bên không thống nhất ý kiến, thì NSDLĐ vẫn có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Thứ hai, quyền và lợi ích của NSDLĐ luôn bị chi phối từ ý chí của các chủ thể trong QHLĐ. Do xuất phát từ bản chất của QHLĐ là được hình thành trên co sở thỏa thuận, tự nguyện, mang tính dân chủ và cồng bằng, vì thế quyền và lợi ích của NSDLĐ được thực hiện không chỉ trên co sở ý chí đơn phương của mình mà còn dựa trên kết qưả của sự thoả thuận về ý chí với NLĐ hoặc với tổ chức công đoàn. Theo đó, quyền và lợi ích của NSDLĐ được thực hiện trên cơ sở những văn bản mà các bên thoả thuận ký kết như: hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, ... Như vậy, trong QHLĐ ở đơn vị sử dụng lao động, kết quả thoả thuận về ý chí giữa các bên thế hiện trong các văn bản cũng là một trong các căn cứ đế NSDLĐ chỉ đạo, điều hành NLĐ thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động. Cũng chính kết quả của sự thoả thuận này đã tác động tới quyền của NSDLĐ mang tính dân chủ hơn. Thứ ba, quyền và lợi ích của NSDLĐ được thực hiện trong giới hạn quy định của pháp luật. Quyền và lợi ích của NSDLĐ là quyền thuộc phạm trù pháp lý nên là quyền có giới hạn. NSDLĐ chỉ được thực hiện quyền của mình trên cơ sở phạm vi mà Nhà nước trao quyền và được quy định cụ thế trong pháp luật lao động. Cùng với việc xác định và bảo vệ những hoạt động mà NSDLĐ được phép thực hiện, pháp luật đồng thời xác định và ngăn ngừa những hoạt động mà NSDLĐ không được phép thực hiện khi tham gia QHLĐ. Việc pháp luật quy định như vậy nhằm mục đích khồng chỉ bảo vệ lợi ích của NSDLĐ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mà pháp luật còn phòng tránh các trường họp NSDLĐ lạm dụng quyền này mà xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác, đặc biệt là lợi ích của NLĐ khi tham gia QHLĐ. Nếu vì lợi ích hoặc vì lý do nào đó mà NSDLĐ lạm quyền, xâm phạm quyền và lợi ích của NLĐ, tập thể lao động hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước thì hành vi đó sẽ bị xử lý theo quy định cùa pháp luật. Thứ tư, quyền của NSDLĐ có tính chất “hành chính”. Nếu như Nhà nước thực hiện quyền lực của mình bằng pháp luật áp dụng với các đối tượng trong quan hệ xã hội ở phạm vi quốc gia thông qua các co quan hành chính do Nhà nước thành lập, thì NSDLĐ thực hiện quyền chủ yếu thông qua các văn bản nội bộ do đơn vị ban hành hoặc thoả thuận với các chủ thề tham gia QHLĐ trong đơn vị của mình. Đây là những văn bản được ban hành áp dụng với mọi NLĐ hoặc đối với từng cá nhân NLĐ trong đơn vị hay từng bộ phận của đơn vị. Các quy tắc hợp lý và quy định cần thiết trong văn bản này là cơ sở quan trọng đề NSDLĐ thực hiện quyền yêu cầu NLĐ buộc phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình lao động. Quyền của NSDLĐ mang tính hành chính thể hiện ở hầu hết văn bản được ban hành bao gồm hai nội dung chính: các quy định buộc NLĐ phải thực hiện (đi làm đúng giờ; thực hiện các quy định về sử dụng máy móc, thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản của đơn vị, ...) và các biện pháp xử lý đối với NLĐ có hành vi vi phạm các quy định đã đặt ra (xử lý kỷ luật, bồi thường thiệt hại vật chất, tạm đình chỉ công việc của NLĐ). 1.2. Khái niệm, sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 1.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động “Bảo” có nghĩa là giữ, “vệ” có nghĩa là “chống lại mọi sự xâm phạm đê giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn” [23, tr. 34]. Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như luật pháp một số quốc gia. Tuy nhiên, pháp luật lao động của các nước đều ít nhiều ghi nhận việc bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ trong nhiều chế định và bảo vệ họ ở mức độ cần thiết, về nội dung, quyền và lợi ích của NSDLĐ được đảm bảo trên nhiều lĩnh vực nhưng nhất thiết phải trong khuôn khổ luật định. Khuôn khổ đó đảm bảo cho NSDLĐ đạt được mục đích chính đáng của mình ở mức tối đa nhưng không làm phương hại đến NLĐ và các chủ thể khác, đến đời sống xã hội và lợi ích chung. Bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ cũng là cách giải quyêt vân đê lợi ích họp lý trong xã hội, yêu tô không thê thiêu trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc bảo vệ này mà QHLĐ có thể phát triển bền vững, NLĐ cũng có điều kiện ổn định việc làm, đảm bảo cuộc sống. Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ là chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích họp pháp của người sử dụng lao động để giữ cho họ được tham gia vào các quan hệ xã hội và được hưởng các quyền lợi họp pháp. Từ xưa tới nay, nhiều người vẫn quan niệm NLĐ là phe yếu thế, cần được bảo vệ, còn NSDLĐ thì không cần chú trọng tới vấn đề này. Tuy nhiên, quan niệm này không chính xác, bởi NLĐ và NSDLĐ là hai vế của một “phương trình”, cả NLĐ và NSDLĐ đều có địa vị pháp lý bình đẳng. Do vậy để tạo ra sự công bằng, cũng cần phải chú trọng tới việc bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ. Bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của NSDLĐ ở một phương diện nhất định có điểm giống với vấn đề “đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho NSDLĐ”. Tuy nhiên giữa hai phạm trù này vẫn có sự khác nhau bởi sự bảo vệ bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ với sự xâm hại hoặc nguy cơ bị xâm hại từ phía NLĐ hoặc các chủ thể khác. Còn đảm bảo quyền và lợi ích họp pháp cho NSDLĐ là việc pháp luật lao động ghi nhận và tạo điều kiện, tạo cơ chế để các quyền và lợi ích đó chắc chắn được thực hiện trên thực tế. Như vậy, phạm trù của “đảm bảo quyền và lợi ích cho NSDLĐ” có nội hàm rộng hơn. Bảo đảm quyền và lợi ích của NSDLĐ là bảo đảm cho NSDLĐ có được các quyền sau: quyền được tuyển chọn, sử dụng, tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan