Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở việt nam hiện nay

.DOCX
153
1
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ NHUNG 1 ' 1 A 1 Chuyên ngành: Pháp luật vê quyên con người Mã số: 8380101.07 LUẬNdẫn VÀN THẠC LUẬT HỌC Người hướng khoa học: sĩ TS. Nguyễn Duy Sơn BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Người cam đoan Phạm Thị Nhung MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................iv MỞ ĐÀU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...................................9 1.1. Khái niệm, nội dung bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu...............................................................................................................9 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................9 1.1.2. Những tác động và ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu...............................................................................11 1.1.3. Nội dung bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đối khí hậu ..17 1.2. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu..........................................................................26 1.2.1. Pháp luật quốc tế....................................................................................26 1.2.2. Pháp luật Việt Nam................................................................................30 11 Tiểu kết Chương 1...........................................................................................35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................36 2.1. Khái quát về tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền trẻ em ở Việt Nam..................................................................................................................36 2.2. Một số kết quả bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đối khí hậu ở Việt Nam.......................................................................................................51 2.3. Một số hạn chế bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và nguyên nhân.....................................................................56 •• 12 2.3.1. Nguyên nhân hạn chê bảo đảm quyên trẻ em truớc tác động của biên đổi khí hậu ở Việt Nam...................................................................................61 Tiểu kết Chương 1...........................................................................................65 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRƯỚC TÁC ĐÔNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HÂU Ở VIẺT NAM 3.1. Một sô phương hướng cơ bản vê bảo đảm quyên trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay......................................................66 3.1.1. Một sô định hướng, chính sách vê bảo đảm quyên trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay......................................................66 3.1.2. Phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền trẻ em và biến đổi khí hậu75 3.1.3. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp 3.2. Một sô giải pháp chủ yêu vê bảo đảm quyên trẻ em trước tác động của biên đôi khí hậu ở Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN CHUNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt IMHEN A Ten đây đu Viện Khoa kọc Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Institute of Hydrology and Meteorology Science and Climate Change) Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour ILO Organization) ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental IPCC ND-GAIN Panel on Climate Change) Sáng kiến Thích ứng toàn cầu Notre Dame Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (United Nations UNCRC Convention on the Rights of the Child) Chương trình Phát triển của Liên họp quốc (United Nations UNDP Development Programme) Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s UNICEF Fund) iv Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (United UNFCCC WHO Nations Framework Convantion on Climate Change) TỔ chức Y tế thế giới (World Health Organization) Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological WMO Organization) v MỞ ĐÃU 1. Tính câp thiêt của đê tài Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay không chỉ còn là vấn đề của một địa phương, hay một quốc gia đơn lẻ nào mà nó đã trở thành vấn đề của toàn nhân loại. Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu [1] và là một trong những quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước các sự tác động tiêu cực của biến đối khí hậu. Mỗi năm, các diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỉ lệ tử vong và thiệt hại cho hoạt động sản xuất và cơ sở hạ tầng rất cao, như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu tới sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn. Các tác động ảnh hưởng do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số [2], đặc biệt là những nhóm người nghèo thiếu khả năng phục hồi trước những thiệt hại lớn sau thảm họa thiên tai. Nhiều người Việt Nam cả nam giới, phụ nữ, người cao tuổi và trẻ em đều bị tổn thương, bị tác động bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa bão, lũ lụt, mực nước biển dâng và các hậu quả của nó như sạt lở bờ sông và lở đất, dẫn đến thách thức của biến đối khí hậu ngày càng gia tăng. 1 Trẻ em là đối tượng đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này không chỉ trong thời gian ngắn mà phải đối mặt trực tiếp với biến đổi khí hậu trong tương lai lâu dài. Theo UNICEF xếp hạng các quốc gia dựa trên nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường, trong đó, trẻ em Việt Nam xếp thứ 37 trên thế giới về mức độ dễ bị tổn thương [3], Việc tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của trẻ em đang bị đe dọa bởi những hệ quả của biến đổi khí hậu như mất nguồn thu nhập và tài sản - điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Nhiều bà mẹ cũng có xu hướng bị ảnh hường không nhỏ, làm tăng thêm các động tác tiêu cực đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc đầy đủ. Trẻ em là hiện tại và tương lai của tác nhân thay đổi trong giảm thiểu rủi ro thiên tai và phát triển đàn hồi. Trẻ em là các bên liên quan trong tương lai của Việt Nam, là thế hệ có năng lực duy nhất để đối phó với những cú sốc và căng thẳng bằng cách đóng vai trò tích cực trong việc hiểu và đối phó với thiên tai liên quan đến biến đối khí hậu. Do đó, bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu là việc làm vô cùng cần thiết, quan trọng, đảm bảo nguyên tắc /ợz’ ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu 2 theo Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về quyển trẻ em (UNCRC) năm 1989, và cũng là cách đảm bảo sự công bằng giữa thế hệ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của biến đổi khí hậu và thế hệ phải gánh chịu trực tiếp hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. Từ trước đến nay, tại Việt Nam có rất nhiều những nghiên cứu riêng liên quan đến vấn đề trẻ em và biến đổi khí hậu, vì đây là những đối tượng quan trọng được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, những nghiên cứu chung về sự ảnh hưởng, mối liên hệ giữa bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, có rất nhiều quan hệ về nhân quyền đang đặt ra cần giải quyết giữa trẻ em và biến đổi khí hậu ở các cấp độ khác nhau và trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, an sinh xã hội, nước sạch và vệ sinh môi trường,... Xuất phát từ những lý do trên và sự quan tâm đặc biệt đến quyền trẻ em và biến đổi khí hậu, học viên quyết định chọn đề tài ‘‘Bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biển đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay ” để thực hiện • • • luân văn thac sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đên đê tài 2.1. Các tác giả nước ngoài 3 Khảo sát các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nuớc liên quan đến đề tài, đã có một số công trình ở nước ngoài phân tích về vấn đề quyền trẻ em và biến đổi khí hậu như Chapter 10- Children’s Rights and Climate Change, ” in Children’s Rights and Sustainable Development: Interpreting the UNCRC for Future Generations (Chương 10- Quyền trẻ em và biến đổi khí hậu” trong Quyền trẻ em và sự bền vững Phát triển: Phiên dịch UNCRC cho các Thế hệ Tương lai) của tác giả Claire Fenton-Lynn năm 2019; Children’s Rights ỉn a Changing Climate: A Perspective from the United Nations on the Rights of the Child (Quyền trẻ em trong điều kiện khí hậu đang thay đổi: Quan điểm của Liên hợp quốc về Quyền của Trẻ em) của tác giả s. Sanz-Caballero năm 2013; Climate Change, Children’s Rights, and the Pursuit of Intergenerational Climate Justice (Biến đổi khí hậu, Quyền trẻ em và theo đuổi công bằng khí hậu giữa các thế hệ) năm 2014 của tác giả E.Gibbons; Climate Change and Children’s Rights: An International Law Perspective (Biến đổi khí hậu và Quyền trẻ em: Quan điểm Luật quốc tế) của K. Ruppel-Schlichting và các tác giả khác năm 2013. 2.2. Các tác giả trong nước - Luận án tiến sĩ “Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lã Văn Bằng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh • • • JL JL 4 • • • năm 2019. Luận án này dựa trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em, từ đó đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em có hiệu quả ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ “Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Tăng Thị Thu Trang, Học viện Khoa học Xã hội năm 2016. Tác giả đã làm sáng tỏ những vân đê lý luận vê quyên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và thực tiễn pháp luật ghi nhận, bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm bảo đảm quyền của các em. - Cuốn sách “Biến đối khỉ hậu và tác động ở Việt Nam" của nhóm tác giả Viện Khoa học Khí tượng và Thủy văn và Môi trường bao gồm: T.s Nguyễn Văn Thắng, GS.TS. Nguyễn Trọng Hiếu, PGS.TS. Trần Thục, Ths. Phạm Thị Thanh Hương, CN. Nguyễn Thị Lan, CN. Nguyễn Văn Thắng xuất bản năm 2011. Nội dung của cuốn sách đã nêu ra một số thuật ngữ, kiến thức cơ bán về biến đổi khí hậu và phương pháp nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. - IMHEN và UNDP. 2015. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đôi 5 khí hậu do nhóm tác giả Trần Thục, Koos Neefjes, Tạ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Thắng, Mai Trọng Nhuận, Lê Quang Trí, Lê Đình Thành, Huỳnh Thị Lan Hương, Võ Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Lê Nguyên Tường, xuất bản tại NXB Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam năm 2015. - Báo cáo Phân tích về Tác động của Biến đôi khỉ hậu đoi với Trẻ em Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNICEF Việt Nam đồng thực hiện nhằm phân tích tình hình ban đầu về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến trẻ em để phục vụ cho việc xây dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội và các chính sách liên quan tới biến đối khí hậu khác với một phương thức tiếp cận thân thiện với trẻ em hơn. Báo cáo này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu bao gồm bà Ellen Woodley và bà Đặng Thị Thu Hoài. Các thông tin và ý kiến trong Báo cáo này của tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNICEF Việt Nam, xuất bản vào tháng 3 năm 2021. Các nghiên cứu nêu trên là những tài kiệu tham khảo bô ích đê học viên hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, vẫn đang thiếu các công trình nghiên cứu toàn diện về vấn đề nhân quyền của trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Luận văn này là nỗ lực của tác giả để giải quyết các vấn đề được 6 nêu trên. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là làm rõ nội dung bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đối khí hậu ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra được các biện pháp bảo đảm quyền trẻ em được hiệu quả hơn. Đồng thời, là cơ sở cho những hoạt động nghiên cứu hoặc áp dụng thực tiễn của các cá nhân, tố chức có sự quan tâm và đang hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền nói chung, bảo vệ trẻ em và chống biến đổi khí hậu nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hướng đến mục đích đó, luận văn đề ra những nhiệm vụ cần giải quyết như sau: - Khái quát vấn đề về biến đổi khí hậu và quyền trẻ em, bên cạnh đó nêu lên được mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và quyền trẻ em, từ đó giải thích được câu hỏi tại sao phải đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của biến đối khí hậu thông qua phân tích nội dung, tác động và ý nghĩa - Đưa ra các cơ sờ lý luận, các chính sách, pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế về vấn đề bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi 7 khí hậu. Trình bày được những kết quả và hạn chế trong công tác thực hiện những quy định này. - Đe xuất một số phương hướng và biện pháp hữu hiệu, khả thi về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. 4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung và giải pháp bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề khác có liên quan cũng có thể được đề cập, phân tích, nhưng chỉ để làm nền cho việc nghiên cứu vấn đề nhân quyền. về không gian và thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá về tình hình bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay; các số liệu chủ yếu trong 10 năm gần đây (2011-2021). Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, đề tài sẽ tập trung vào một số quyền trẻ em tiêu biểu cần được bảo đảm. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về vấn đề pháp luật bảo đảm quyển trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu cùng với các lý thuyết về tính phổ quát, tính không thể tước đoạt và tính phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người là cơ sở để phân tích. Cơ sở lý luận này là nền tảng tư tưởng, lý luận đế nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu đề tài đã đặt ra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận nói trên, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiển cứu phù họp với từng nội dung của luận văn như: Phương pháp phân tích, tổng họp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để làm sáng tỏ các vấn đề trong luận văn. 6. Y nghĩa lý luận, thực tiên về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố những hiểu biết khoa học về nguồn gốc, động lục, nội dung, cơ chế bảo đảm và tác động liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu. về mặt thực tiễn, đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo khi 9 nghiên cứu, dự đoán, phân tích các chính sách đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu của các cơ quan, tổ chức trong nước. Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu trong giảng dạy, nghiên cứu về quyền con người nói chung, quyền trẻ em nói riêng và biến đổi khí hậu ở Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Ket luận chung, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn bao gồm 03 chương với kết cấu như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu 1.1. Khái niệm, nội dung bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu 1.2. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu Chương 2. Thực trạng bảo đảm quyền trẻ trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay 2.1. Khái quát về tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền trẻ em ở Việt Nam. 2.2. Một số kết quả bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi 10 khí hậu ở Việt Nam 2.3. Một số hạn chế bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và nguyên nhân Chương 3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm quyên trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay 3.1. Một số phương hướng cơ bản về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay 3.2. Một số giải pháp chủ yếu về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đối khí hậu ở Việt Nam hiện nay CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÈ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU •• 1.1. Khái niệm, nội dung bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản «. Quyền trẻ em Khái niệm trẻ em: Theo Điều 1, Phần I của Công ước UNCRC năm 1989 “Trongphạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường họp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hon. Theo Điều 1, 11 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2004 quy định “7rẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Trong luận văn này, thuật ngữ "trẻ em" được áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi. Khải niệm quyền trẻ em: Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuối khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau. Việc xem xét quy định và thực hiện quyền trẻ em phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em, vì vậy quyền trẻ em là những đặc lợi mà trẻ em được hưởng theo quy định của pháp luật. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Nó đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước. Các quyền cơ bản của trẻ em được quy định cả trong pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Các quyên cơ bản của trẻ em được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 gồm bốn nhóm quyền: quyền được sống còn, quyền được phát 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan