Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học bao che va sinh duoc hoc...

Tài liệu bao che va sinh duoc hoc

.PDF
35
1350
52

Mô tả:

cau hoi mon bao che va sinh duoc hoc
Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP BÀO CHẾ Bài 1 ĐẠI CƢƠNG SINH DƢỢC HỌC ................................................................................................... 2 Bài 2 DUNG DỊCH THUỐC ..................................................................................................................... 5 Bài 3 THUỐC TIÊM ............................................................................................................................... 10 Bài 4 THUỐC NHỎ MẮT ....................................................................................................................... 12 Bài 5 HÒA TAN CHIẾT XUẤT ............................................................................................................. 15 Bài 6 NHŨ TƢƠNG ................................................................................................................................ 18 Bài 7 HỖN DỊCH..................................................................................................................................... 21 Bài 8 THUỐC MỠ ................................................................................................................................... 24 Bài 9 THUỐC ĐẶT ................................................................................................................................. 28 Bài 10 THUỐC BỘT – CỐM .................................................................................................................. 31 Bài 11 THUỐC VIÊN .............................................................................................................................. 33 1 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế Bài 1 ĐẠI CƢƠNG SINH DƢỢC HỌC 1. Sinh khả dụng là gì? - Sinh khả dụng của dạng thuốc là thuộc tính chỉ mức độ hay tỉ lệ phần trăm dƣợc chất nguyên vẹn đƣợc hấp thu và tốc độ hấp thu vào vòng tuần hoàn chung sau khi dùng dạng thuốc đó. 2. Các thông số của sinh khả dụng? - AUC: Diện tích dƣới đƣờng cong. - tmax: Thời gian thuốc đạt nồng độ tối đa. - Cmax: Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tƣơng. 3. Vẽ hình và nêu ý nghĩa Cmax, tmax, AUC? - Cmax: Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tƣơng  phản ánh mức độ hấp thu. - AUC: Diện tích dƣới đƣờng cong nồng độ thuốc theo thời gian  phản ánh mức độ hấp thu. - Tmax: Thời gian thuốc đạt nồng độ tối đa  phản ánh tốc độ hấp thu. 4. Tính SKD tương đối của viên nén theo dữ liệu sau: Dạng thuốc Liều Viên nén uống 100 mg Dung dịch nƣớc uống 100 mg Dung dịch tiêm IV 50 mg 𝐹′ = AUC (g/ml. h) 20 25 40 𝐴𝑈𝐶 𝑇𝑒𝑠𝑡 𝑥 𝐷 𝑆𝑡𝑎𝑛𝑑𝑎𝑟𝑑 20 𝑥 100 𝑥 100 = 𝑥 100 = 80% 𝐴𝑈𝐶 𝑆𝑡𝑎𝑛𝑑𝑎𝑟𝑑 𝑥 𝐷 𝑇𝑒𝑠𝑡 25 𝑥 100 2 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 5. Tương đương dược học: - Tƣơng đƣơng dƣợc học: Là các chế phẩm cùng dạng bào chế, hàm lƣợng, dƣợc chất, đƣờng sử dụng, đƣợc sản xuất theo GMP và đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng quy định. Có thể khác nhau về: tá dƣợc, hình dạng, tuổi thọ, cơ chế phóng thích, nhãn… 6. Tương đương sinh học là gì? - Tƣơng đƣơng sinh học: Là các chế phẩm tƣơng đƣơng dƣợc học hoặc thay thế dƣợc học có SKD giống nhau (có tmax, Cmax, AUC khác nhau không ý nghĩa, mức khác nhau < 20%). 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc? - Yếu tố dƣợc học: o Các đặc tính lý hóa của dƣợc chất. o Sự tạo phức và hấp thu dƣợc chất. o Các yếu tố thuốc bào chế và kỹ thuật bào chế. - Yếu tố sinh học: o Yếu tố sinh lý: đƣờng dử dụng thuốc (quan trọng nhất), tuổi chủng tộc… o Yếu tố bệnh lý. 8. Thế nào là thuốc generic? - Dƣợc chất genergic: Là dƣợc chất đã hết thời gian bảo hộ sở hữu trí tuệ và mang tên gốc của dƣợc chất (tên chung quốc tên INN). VD: Acetaminophen. 9. - 10. Thuốc genergic là gì? Thuốc genergic: Là chế phẩm đƣợc bào chế từ dƣợc chất geenergic, có thể mang tên gốc hay tên biệt dƣợc do nhà sản xuất đặt ra nhƣng không đƣợc trùng với biệt dƣợc của nhà phát minh ra dƣợc chất genergic. VD: Paracetamol 500mg, Panadol 500mg, Hapacol 500mg. Định nghĩa bao bì cấp 1, bao bì cấp 2? Cho ví dụ? - Bao bì cấp 1 (sơ cấp): Là bao bì trực tiếp tiếp xúc với dạng bào chế. VD: Ống thủy tinh đựng thuốc tiêm, Nút trong đậy chai siro. - Bao bì cấp 2 (thứ cấp): Là bao bì để bảo vệ dạng bào chế và bao bì sơ cấp. VD: Hộp, thùng. 11. SKD của thuốc thường dùng thử nghiệm nào? - Thƣờng dùng thử nghiệm độ hòa tan để đánh giá SKD của thuốc. 12. Nêu cách thực hiện đánh giá tương đương sinh học qua các thông số của SKD bằng phương pháp thử nghiệm độ hòa tan? - Đối tƣợng thử: Ngƣời tình nguyện khỏe mạnh, tốt nhất là nam giới, nhịn ăn trƣớc 10 giờ dùng thuốc và 2 giờ sau khi dùng thuốc. Nguyên tắc lựa chọn đối tƣợng là giảm nhỏ những giao động giữa các cá thể. - Lấy mẫu thử: số lƣợng mẫu máu phải đủ đặc trƣng cho pha hấp thu và thải trừ, đủ để xác định đƣợc đỉnh nồng độ và cho phép xác định diện tích dƣới đƣờng cong của đồ thị ít nhất 3 lần thời gian bán thải. - Bố trí thí nghiệm: Thƣờng dùng phƣơng pháp thiết kế chéo ngẫu nhiên, với 12 – 24 ngƣời (thƣờng 12 ngƣời để giảm chi phí) đƣợc chia thành 2 nhóm uống thuốc 2 lần. Mỗi ngƣời 3 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế trong nhóm chọn ngẫu nhiên 1 tỏng 2 thuốc (thử nghiệm hoặc đối chiếu). Thời gian nghĩ giữa 2 lần dùng thuốc là 10 lần T1/2 để đảm bảo thuốc kia đã đào thải hết. Số liệu đƣợc thu thập và sử lý bằng toán thống kê. 13. Cách thực hiện thử tương đương sinh học bằng phương pháp thử nghiệm độ òa tan? (Thầy Hóa) - Có thể thử trên 12 hoặc 24 ngƣời, hiện nay thử 12 ngƣời. - Cho 6 ngƣời uống thuốc của mình (6A) , 6 ngƣời kia uống thuốc đối chứng (6B). - Lấy máu để theo dõi các nồng độ thuốc theo thời gian, tính tmax, Cmax, AUC. - Cho 12 ngƣời này nghỉ một khoảng thời gian (thƣờng khoảng 10 x T1/2). - Đổi lại, cho 6B uống thuốc của mình, 6A uống thuốc đối chứng. - Lấy máu để theo dõi nồng độ thuốc theo thời gian, tính tmax, Cmax, AUC. - Kiểm tra, đối chiếu bằng toán thống kê  kết quả. 4 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế Bài 2 DUNG DỊCH THUỐC 1. Nêu các bước tiến hành pha chế dung dịch thuốc? - Cân, đong dƣợc chất, dung môi. - Hòa tan, phối hợp. - Lọc. - Đóng gói, bảo quản. 2. Kể tên các phương pháp hòa tan đặc biệt? Cho ví dụ? - Phƣơng pháp tạo dẫn chất dễ tan. VD: KI + I2  KI3 dễ tan. - Phƣơng pháp dùng chất trung gian thân nƣớc. VD: Dùng Natri benzoat hòa tan cafein. - Phƣơng pháp dùng hỗn hợp dung môi. VD: Dùng hỗn hợp nƣớc – alcol hòa tan camphor. - Phƣơng pháp hòa tan bằng chất diện hoạt. VD: Dùng Tween 20 để hòa tan tinh dầu vào nƣớc. 3. Cơ chế của chất diện hoạt? - Trong cấu trúc chất diện hoạt có 2 phần: phần phân cực và 1 phần không phân cực. - Ở nồng độ thấp các chất diện hoạt có thể phân tán dƣới dạng phân tử  dd thật. - Ở nồng độ cao thì các chất diện hoạt tập hợp lại tạo thành các micelle  dd keo (dd giả). - Cơ chế làm tăng độ tan của chất diện hoạt là hấp thụ chất tan vào bên trong cấu trúc micelle, và không trực tiếp tham gia vào cân bằng của dung dịch ở trạng thái bão hòa. 4. Giải thích sự hình thành cấu trúc micelle? - Chất diện hoạt có 2 phần: thân nƣớc và thân dầu. - Ở nồng độ thấp các chất diện hoạt có thể phân tán dƣới dạng phân tử  dd thật. - Khi nồng độ tăng lên đến một giới hạn nào đó, các phân tử diện hoạt sẽ tập hợp lại để tạo thành các micelle và dung dịch trở thành dung dịch keo (giả). Nồng độ này đƣợc gọi là nồng độ micelle tới hạn. - Trong các cấu trúc micelle các phân tử của chất diện hoạt có thể đƣợc xếp thành hình cầu, thành các lớp song song hoặc thành hình trụ. 5. Nêu phương pháp hòa tan perdescensum? - Cho phép khuấy trộn ở bề mặt lớp phân cách mà không cần khuấy trộn. - Ý nghĩa: Khi lớp dung môi bao quanh bề mặt chất tan bị bão hòa sẽ chìm xuống phía dƣới do có tỉ trọng nặng hợn, đồng thời sẽ đẩy lớp dung môi mới lên tiếp xúc với bề mặt chất tan, do đó phƣơng pháp này còn có tên là “hòa tan từ trên xuống”. Quá trình cứ liên tục xảy ra, nên bề mặt của chất tan luôn đƣợc xáo trộn, mặc dù không có sự khuấy trộn từ bên ngoài tác động vào. - Chất tan đƣợc cho túi vải treo vào trong bình có chứa dung môi. 6. Nêu các biến đổi vật lý của dung dịch thuốc? - Sự kết tủa - Đông vón chất keo - Hiện tƣợng biến màu hoặc có màu. 5 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 7. Giải thích các giá trị trong công thức Nerst – Bruner? - Giải thích các giá trị trong công thức Nerst – Bruner: 𝑑𝐶 𝐷𝑆 𝑉 = = (𝐶 𝑠 − 𝐶 𝑡 ) 𝑑𝑡 𝛿 Trong đó: V: Tốc độ hòa tan. S: Diện tích tiếp xúc giữa chất lỏng và chất rắn. Cs: Nồng độ bão hòa của chất tan. Ct: Nồng độ của dung dịch thời gian t. K: Hằng số tốc độ hòa tan phụ thuộc các yếu tố: Hệ số khuếch tan của chất tan / dung môi (D) Độ nhớt của dung dịch. Bề dày lớp khuếch tán (),… 8. Nêu các biến đổi hóa học của dung dịch thuốc? Cách khắc phục? Biến đổi Tác nhân Cách khắc phục Phản oxy Oxy trong môi trƣờng, dung - Loại oxy khỏi dd: đun sôi dung môi, sục khí hóa – khử môi, thành phần có các chất trơ (N2, CO2) có tính oxy hóa mạnh, pH, - Điều chỉnh pH về khoảng ổn định. nhiệt độ, các ion kim loại - Bq trong chai lọ tránh ánh sáng. nặng… - Dùng EDTA bất hoạt các ion kim loại. - Dùng chất chống oxy hóa trực tiếp: Na sulfit, alpha tocopherol… Phản ứng - Dƣợc phẩm có cấu trúc: - Điều chỉnh pH về khoảng ổn định: ester/acid, thủy phân ester (atropin), ete/kiềm. ete (streptomycin), - Thay nƣớc bằng dung môi khan (nếu đƣợc) amid (cloramphenicol) - Thay đổi cấu trúc hóa học: dùng các dẫn chất - pH, nhiệt độ, nồng độ dễ tan. loãng của dung dịch Phản ứng Trong quá trình điều chế - Cần xác định nguyên nhân cụ thể. racemic dạng L chuyển thành dạng - Thƣờng điều chỉnh pH thích hợp. D, L+D  hỗn hợp racemic Phản ứng Do nhiều chất cao phân tử - Cần nghiên cứu kỹ khi thành lập công thức, tạo phức đƣợc sử dụng trong quá lựa chọn hợp lý các tá dƣợc trình điều chế, bao bì chất dẻo 9. Định nghĩa siro thuốc? Potio? - Siro thuốc: Là dạng thuốc lỏng, vị ngọt, thể chất sánh, có chứa hàm lƣợng đƣờng cao (54 – 64%), có tỉ trọng 1,26 ở 1050C, và 1,32 ở 200C. - Potio: Là dạng thuốc nƣớc có vị ngọt thƣờng đƣợc pha chế theo đơn, uống từng thìa (10 – 15ml), thời gian sử dụng ngắn. 6 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 10. Kể tên các giai đoạn điều chế siro đơn và phương pháp điều chế siro thuốc? - Điều chế siro đơn: o Cân đƣờng, đong nƣớc. o Hòa tan đƣờng. o Đo và hiệu chỉnh nồng độ đƣờng. o Lọc và làm trong. - Phƣơng pháp điều chế siro thuốc: o Hòa tan đƣờng vào dd dƣợc chất: áp dụng khi dung dịch dƣợc chất có quá nhiều nƣớc (dịch hãm tràm, dịch chiết rau má…) o Trộn siro đơn với dd dƣợc chất. 11. Kể tên các phương pháp điều chế nước thơm? - Phƣơng pháp cất từ dƣợc liệu có tinh dầu. - Phƣơng pháp hòa tan tinh dầu trong nƣớc: o Dùng cồn làm chất trung gian hòa tan. o Dùng bột Talc làm chất phân tán tinh dầu trong nƣớc. o Dùng chất diện hoạt trung gian hòa tan. 12. Điều chế nước thơm bằng bột Talc theo cơ chế gì? Sau khi lọc Talc nằm ở đâu? - Dùng bột Talc làm chất phân tán tinh dầu trong nƣớc theo cơ chế hấp phụ và phản hấp phụ. - Sau khi lọc bột Talc nằm lại trên giấy lọc. 13. Potio nhũ dịch là gì? - Là dạng thuốc nƣớc, có vị ngọt, thƣờng đƣợc pha chế theo đơn, uống từng thìa (10 – 15ml), thời gian sử dụng ngắn. 14. Nêu 3 cách phân loại dung dịch thuốc? - Theo cấu trúc hóa lý: dung dịch thật, dd giả (keo). - Theo bản chất dung môi: dd nƣớc, dd dầu, dd cồn. - Theo xuất xứ công thức pha chế: o Dd dƣợc dụng: pha chế theo công thức quy định trong DĐ. o Dd pha chế theo đơn: pha chế theo đơn của bác sỹ. 15. Lọc Millipore có mấy loại? - Lọc Millipore có 12 cỡ kích thƣớc lỗ xốp từ 8 m – 10 nm. - Hay dùng nhất loại 0,22 – 0,45 m. 16. Nước khử khoáng được xử lý bằng cách nào? - Nƣớc khử khoáng là nƣớc tinh khiết đƣợc loại sạch các tạp chất ion bằng cách cho nƣớc đi qua các cột nhựa trao đổi ion. - Nƣớc tinh khiết khác với nƣớc cất là có độ tinh khiết hóa học cao, hàm lƣợng tạp chất ion thấp, nhƣng không đạt chỉ tiêu vô khuẩn. 7 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 17. Phản ứng thủy phân thường xảy ra đối với những dung dịch thuốc nào? Biện pháp khắc phục? - Dung dịch nƣớc các dƣợc phẩm có cấu trúc: o Ester: Atropin, Novocain… o Eter: Glycosid, Streptomycin… o Amin: Cloramphenicol, Ergotamin, các Narbituric… - Biện pháp khắc phục: o Điều chỉnh pH thích hợp cho sự bền vững của d/c: ester / acid, eter / kiềm. o Thay nƣớc bằng dung môi khan (nếu có thể). o Thay đổi cấu trúc hóa học: dùng dẫn chất dễ tan. 18. Phản ứng oxy hóa thường xảy ra đối với những dung dịch nào? Biện pháp khắc phục? - Các dƣợc chất nhƣ: Acid ascorbic, Epinephdrin, Prednisolon, Penicillin, Oxytetracycylin… - Biện pháp khắc phục: o Loại bỏ oxy khỏi dung môi bằng cách đun sôi, sục khí trơ nhƣ CO2, N2 khi đóng gói. o Điều chỉnh về pH ổn định. o Bảo quản trong chai lọ tránh ánh sáng. o Dùng các chất có khả năng tạo phức để làm bất hoạt các ion kim loại: EDTA. o Dùng các chất chống oxy hóa trực tiếp:  Môi trƣờng nƣớc: natri sulfit, natri meta bisulfit, natri bisulfit, acid ascorbic.  Dung dịch dầu: alpha tocopherol (Vit E), BHA (butyl hydroxy anison), BHT (butyl hydroxy toluen). 19. Bản chất của dung môi là gì? Dựa vào bản chất của sự liên kết phân tử, ngƣời ta chia ra 3 loại dung môi: - Dung môi phân cực: dung môi hình thành từ những phân tử phân cực mạnh và có cầu nối hydro. VD: Nƣớc, Ethanol… - Dung môi bán phân cực: dung môi hình thành từ những phân tử phân cực mạnh nhƣng không có cầu nói hydro. VD: Aceton, Pentanol. - Dung môi không phân cực: dung môi hình thành từ những phân tử không phân cực hoặc phân cực yếu. VD: Benzen, Dầu thực vật. 20. Kể tên các lực tương tác giữa các phân tử của dung môi? - Lực tĩnh điện do các phân tử lƣỡng cực. - Lực lƣỡng cực cảm ứng. - Lực liên kết qua cầu hydro. 21. Trong điều chế siro đơn, ngoài đường saccharose còn sử dụng đường nào khác không? - Ngoài saccharose có thể sử dụng các đƣờng dƣợc dụng khác nhƣ: glucose 60%, sorbitol 70%... 22. Một chất không tan, nếu nghiền mịn thì có tan không? Tại sao? - Không tan, vì do bản chất của chất đó không tan. 8 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 23. Một chất không tan, nếu tăng nhiệt độ khi hòa tan thì có thể tan không? Tại sao? - Nếu tăng nhiệt độ lên thì có thể chất đó sẽ tan, nhƣng khi nguội lại thì chất đó sẽ kết tủa lại vì do bản chất của chất đó không tan. 24. Chất chống oxy hóa nào dùng trong thuốc nước? - Natri sulfit, Natri metabisulfit. 25. Chất chống oxy hòa nào thường dùng cho dung dịch thuốc với dung môi dầu? - Alpha tocopherol (Vitamin E), BHT, butyl hydroxy toluen (BHT), butyl hydroxy anison (BHA),… 9 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế Bài 3 THUỐC TIÊM 1. Kể tên 3 tiêu chuẩn chung của nước cất pha tiêm? - Tinh khiết. - Vô trùng. - Không chứa chất gây sốt. 2. Kể tên các yêu cầu chất lượng bắt buộc phải có của thuốc tiêm? - Nồng độ và hàm lƣợng chính xác. - Vô khuẩn. - Không chứa chất gây sốt và nội độc tố vi khuẩn. - Có pH phù hợp. - Đẳng trƣơng. - Độ trong, màu sắc. 3. Kể tên các yêu cầu không bắt buộc đối với thuốc tiêm? - Tỉ trọng, nhãn… 4. Trong điều chế thuốc tiêm, soi ống nhằm mục đích gì? - Mục tiêu chính: Phát hiện và loại ống bị bụi (tạp chất). - Mục tiêu phụ: o Phát hiện ống hở. o Phát hiện ống không đạt thể tích. o Phát hiện ống không đạt mỹ thuật. 5. Thuốc tiêm được gọi là đẳng trương khi nào? - Thuốc tiêm đƣợc gọi là đẳng trƣơng khi có áp suất thẩm thấu khoảng 7,4 atm, độ hạ băng điểm khoảng – 0,520C, 0,29 Mol/L, 310 mEq/L, 285 mOSmol/L, và không làm thay đổi hồng cầu trong nghiệm pháp Hematocrit. 6. Các yếu tố tạo nên áp suất thẩm thấu trong thuốc tiêm? - Chất tan và dung môi, các chất đẳng trƣơng. 7. Nêu 2 tiêu chuẩn cơ bản mà phòng sản xuất thuốc tiêm phải đạt? - Sạch cơ học: Kích thƣớc và giới hạn số lƣợng hạt bụi / m3 không khí. - Sạch sinh học: giới hạn số lƣợng vi sinh vật / m3 không khí. 8. Cách giải quyết khi thuốc tiêm có pH ổn định không nằm trong vùng pH sinh lý (7,35 – 7,45)? - Thêm các chất giảm đau vào công thức nhƣ Novocain, Lidocain, Alcol benzylic… 9. Nhựa dùng để đựng dung dịch tiêm truyền? - Nhựa dẻo: PE (poly ethylen), PP (poly propylen), PVC (poly vinyl clorid), PVA (poly vinyl acetat). 10 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 10. Cách sử dụng thuốc tiêm có nồng độ không đẳng trương? - Thuốc tiêm không đẳng trƣơng chỉ đƣợc tiêm nhỏ giọt chậm vào tĩnh mạch và cẩn thận vì thuốc trào ra ngoài sẽ làm hoại tử vùng tiếp xúc. - Hoặc pha loãng vào dung dịch đẳng trƣơng để tiêm truyền. 11. Các hệ đệm thường dùng trong thuốc tiêm? - Đệm pH áp dụng cho những thuốc tiêm nƣớc có độ ổn định ở khoảng pH hẹp. - Acid citric – natri citrat (pH 3 – 6); - Na hydrophosphat – dinatri phosphat (pH 5,4 – 8); - NaHCO3 – di natricarbonat (pH 9,2 – 10,8). 12. Cần chú ý gì khi pha chế các thuốc tiêm có pH không phù hợp? - Nếu dƣợc chất bền trong khoảng pH rộng thì dùng các chất điều chỉnh pH: HCl 10%, NaOH 10%, acid lactic, NaHCO3… - Nếu dƣợc chất bền trong khoảng pH hẹp thì dùng các hệ đệm pH. 13. Nguyên tắc của thuốc tiêm đông khô là gì? - Dung dịch hoặc hỗn dịch thuốc đƣợc pha chế vô khuẩn, đóng chai, lọ, ống và chuyển sang máy đông khô. - Ở máy đông khô nƣớc đƣợc làm lạnh sâu ở khoảng – 450C. Sau đó máy đƣợc rút chân không, khi đó dung môi từ khối thuốc ở trạng thái lạnh sâu sẽ hóa tuyết, thăng hoa rời khỏi thuốc, thuốc khô dần và đạt trạng thái xốp, khô tuyệt đối trong thời gian thích hợp. 14. Các chất nhựa thường được dùng trong bao bì thuốc tiêm? - PE, PP, PVC… để chế tạo chai, lọ, túi và ống. 15. Xử lý chất khử trong nước cất bằng gì? - Xử lý bằng KMnO4, đƣợc thêm vào đến khi xuất hiện màu hồng bền vững. 16. Kích thước tiểu phân trong thuốc tiêm nhũ tương và thuốc tiêm hỗn dịch? - Thuốc tiêm NT: kích thƣớc hạt D/N khoảng 1 – 5 m. - Thuốc tiêm HD: kích thƣớc hạt tốt nhất khoảng 15 m và không có hạt nào lớn hơn 50 m. 17. Đơn vị áp suất thẩm thấu trong thuốc tiêm? - p = 7,4 atm, t = - 0,520C, 0,29 Mol/L, 310 mEq/L, 285 mOSmol/L. 18. Cách phối hợp các Vitamin B1, B6, B12? - Các Vitamin nhóm B dễ bị phân hủy bởi ẩm, nên điều chế ở dạng bột đông khô. 19. Glucose 20% sử dụng dưới dạng gì? - Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch. Do dung dịch glucose 20% là dung dịch ƣu trƣơng nên chỉ đƣợc tiêm bằng đƣờng IV với tốc độ chậm. 20. Áp suất thẩm thấu của dung dịch thuốc tiêm phục thuộc: Chủ yếu là do chất tan (các muối vô cơ), dung môi. 11 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế Bài 4 THUỐC NHỎ MẮT 1. Yêu cầu chất lượng thuốc nhỏ mắt? - Chính xác – tinh khiết – vô khuẩn. - Vô khuẩn. - pH thích hợp. - Đẳng trƣơng. 2. Các chất bảo quản thuốc nhỏ mắt? - Hợp chất hữu cơ thủy ngân: Nitrat phenyl mercuric, Borat phenyl mercuric… - Các alcol và dẫn chất alcol: Clobutanol… - Các amoni bậc 4: Benzalkonium clorid. - Các nipa ester (Parabens): Nipagin M, Nipagin P. - Các chất kháng khuẩn, kháng sinh: Clorocresol 0,05% 3. Trong thành phần thuốc nhỏ mắt có chứa hoạt chất là kháng sinh trị được trực khuẩn mủ xanh, vậy có cần dùng thêm chất bảo quản không? Tại sao? - Cần dùng thêm chất bảo quản, để đảm bảo nồng độ trị liệu, và giúp tiêu diệt các vi khuẩn nấm mốc có thể xâm nhập trong thuốc nhỏ mắt. 4. Ý nghĩa đẳng trương? - Ý nghĩa: Nếu thuốc không đẳng trƣơng thì mắt sẽ bị kích ứng  tiết ra nhiều nƣớc mắt và đẩy thuốc ra ngoài  mất tác dụng. - Mắt bình thƣờng chịu đƣợc dd NaCl từ 0,5 – 1,8%, tốt nhất là NaCl 0,9% có độ hạ băng điểm t = - 0,520C đến – 0,560C. 5. Các phương pháp đẳng trương thuốc nhỏ mắt? - Dựa vào độ hạ băng điểm. - Phƣơng pháp dùng đƣơng lƣợng NaCl. - Dựa vào trị số Sprowls. - Dựa vào phƣơng trình White – Vincent - Phƣơng pháp đồ thị Dƣợc điển quốc tế. 6. Tính lượng NaCl cần đẳng trương 50 ml thuốc nhỏ mắt Homatropin 2%, biết độ hạ băng điểm của Homatropin 1% là – 0,0950C. Độ hạ băng điểm của dd Homatropin 2% là: - 0,095 x 2 = - 0,190C Lƣợng NaCl cần đẳng trƣơng 100ml thuốc nhỏ mắt Homatropin 2% là: 0,52 – [∆𝑡1 ] 0,52 – 0,19 𝑋= = = 0,56𝑔 [∆𝑡2 ] 0,58  Lƣợng NaCl cần đẳng trƣơng 50ml thuốc nhỏ mắt Homatropin 2% là: 0,56 / 2 = 0,28g. 7. pH của nước mắt khoảng bao nhiêu? - Từ 6,3 – 8,6. Trung bình khoảng 7,4. pH của thuốc nhỏ mắt nên nằm trong khoảng: 6,4 – 7,8. 12 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 8. pH của thuốc tiêm nằm trong khoảng bao nhiêu? - Khoảng 7,35 – 7,45. 9. Hệ đệm nào được dùng trong thuốc nhỏ mắt, mà không được dùng trong thuốc tiêm? - Các hệ đệm: o Acid boric – Borax. o Hệ đệm Hind – Goyan. o Acid boric – Natri carbonat. o Hệ đệm acid boric – Na propiat… - Hệ đệm boric / borat đƣợc ƣu dùng trong TNM vì ngoài tác dụng đệm, còn có tác dụng sát khuẩn và khác thích ứng với niêm mạc mắt. - Không dùng hệ đệm này trong thuốc tiêm vì acid boric đi qua đƣợc màng hồng cầu, gây vỡ hồng cầu rất mạnh. 10. Trình bày ý nghĩa pH thích hợp trong thuốc nhỏ mắt? - Ý nghĩa: o Giúp hoạt chất ổn định (ƣu tiên nhất). o Giúp mắt không bị kích ứng. o Giúp hoạt chất dễ hấp thu hơn. - Thƣờng khắc phục bằng cách dùng các hệ đệm: acid boric – natri carbonat, acid boric – borat, … 11. Biết rằng Atropin sulfat ổn định ở pH = 3,8, nhưng ở pH này thì sẽ gây kích ứng mắt và thuốc hấp thu kém. Cách khắc phục như thế nào? - Tiến hành pha chế Atropin sulfat ở pH = 6,8 bằng cách dùng các hệ đệm thích hợp. Ở pH này, thuốc không bền theo thời gian, vì thế không nên dùng nhiệt độ cao khi pha chế hoặc tiệt khuẩn, không sản xuất hàng loạt, mà chỉ pha chế khi dùng. 12. Giải thích ý nghĩa vô khuẩn đối với thuốc nhỏ mắt? - Mắt có khả năng tự bảo vệ nhờ trong nƣớc mắt có lysozym (là 1 enzym). Khi mắt bị tổn thƣơng thì hoạt tính của lysozym giảm, đồng thời các ion Ag+, Zn++… có trong thuốc nhỏ mắt sẽ khử hoạt tính của lysozym. - Trong TNM có chứa các chất kháng sinh, kháng nấm… nhƣng để đảm bảo nồng độ trị liệu, và giúp tiêu diệt các vi khuẩn nấm mốc nên việc dùng chất bảo quản là cần thiết. 13. Kể tên các phương pháp tiệt khuẩn dùng cho TNM? - TNM dùng 1 lần: o Thực hiện quy trình pha chế vô khuẩn, không cần dùng chất bảo quản. o Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ hoặc phƣơng pháp lọc. o Nhiệt: nhiệt ẩm 1000C/30 phút, hoặc hấp ở 1200C/20 phút, Tuyndall 700C/1h trong 3 ngày liên tiếp. o Lọc: màng lọc có kích thƣớc lỗ xốp ≤ 0,2mm. - TNM dùng nhiều lần: Phải dùng các chất bảo quản (CBQ), chỉ sử dụng tối đa là 14 ngày (2 tuần) sau khi mở nắp, vì nồng độ chất bảo quản ngày càng giảm đi. 13 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 14. Thuốc nhỏ mắt nào không cần dùng chất bảo quản? - Thuốc nhỏ mắt dùng một lần không cần dùng chất bảo quản, mà chỉ cần thực hiện quy trình pha chế vô khuẩn. 15. Thuốc nhỏ mắt nào cần kiểm tra kích thước hạt? - Thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch. - Quan sát dƣới kính hiển vi một diện tích tƣơng ứng 10g pha rắn, không đƣợc có quá 20 tiểu phân có kích thƣớc > 25m, không đƣợc có quá 2 tiêu phân có k/t > 50m và không có tiểu phân nào có k/t > 90m. - Nói chung hạt phải có kích thƣớc < 50m. 16. Nếu điều chỉnh pH thuốc nhỏ mắt về khoảng 4 – 5, thì điều gì sẽ xảy ra? Có được điều chỉnh về khoảng pH này không? Giải thích? - pH của nƣớc mắt nằm trong khoảng 6,3 – 8,6, trung bình khoảng 7,4. Nếu điều chỉnh về pH khoảng 4 – 5 sẽ gây đau xót cho mắt do bị kích ứng. Do đó cần dùng các dung dịch đệm để đảm bảo yêu cầu này cho thuốc nhỏ mắt. 17. Phân biệt pH và đẳng trương? - pH: biểu thị nồng độ [H+] trong dung dịch. Nếu thuốc có pH không phù hợp thì dễ gây kích ứng, gây đau khi tiêm, hoặc thuốc bị đẩy ra ngoài bởi nƣớc mắt đối với TNM. - Đẳng trƣơng: thƣờng áp dụng đối với thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, các thuốc này nên đẳng trƣơng với huyết tƣơng và dịch tế bào hay có cùng áp suất thẩm thấu với dịch mô, để tế bào dễ dung nạp. Thƣờng dùng chất đẳng trƣơng là: NaCl… 14 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế Bài 5 HÒA TAN CHIẾT XUẤT 1. Hệ thức của phương pháp ngấm kiệt? 𝑑𝐺 𝐷𝐹(𝐶 𝑆 − 𝐶 𝑡 ) = 𝑑𝑡 𝑋 Trong đó: G: Khối lượng chất được hòa tan ở thời điểm t. F: Diện tích bề mặt tiểu phân chất rắn. CS: Nồng độ bão hòa. Ct: Nồng độ tức thời. X: Bề dày lớp khuếch tán. D: Hệ số khuếch tán của chất tan trong chất lỏng. 2. Phân loại cồn thuốc? - Phân loại theo thành phần nguyên liệu: cồn thuốc đơn, cồn thuốc kép. - Phân loại theo nguồn gốc dƣợc liệu: thảo mộc, động vật… - Phân lọai theo phƣơng pháp điều chế: phƣơng pháp ngâm lạnh, ngấm kiệt, hòa tan. 3. Cồn Ô đầu được pha chế theo phương pháp gì? Trình bày cách pha chế? - Cồn Ô đầu dƣợc điều chế bằng phƣơng pháp ngấm kiệt với dung môi là cồn 900 do hoạt chất dễ bị phân hủy. - Ô đầu là dƣợc liệu độc nên 1 phần dƣợc liệu cho ra 10 phần cồn thuốc. - Các pha chế: o Làm ẩm Ô đầu với khoảng 20 – 30% lƣợng dung môi. o Nạp Ô đầu vào bình ngấm kiệt. o Rút dịch chiết: dƣợc liệu độc rút khoảng 3/4 - 4/5 lƣợng cồn thuốc quy định (10 lần lƣợng Ô đầu). Định lƣợng alkaloid toàn phần và điều chỉnh để thu đƣợc cồn thuốc có khoảng 0,05% alkaloid toàn phần. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình pha chế rượu thuốc? Cách khắc phục? - Pha chế rƣợu thuốc thƣờng xảy ra hiện tƣợng kết tủa và biến màu. - Nguyên nhân: thay dổi dung môi, thay đổi nhiệt độ, thay đổi pH, pƣ hóa học giữa các thành phần… - Cách khắc phục: o Chất điều vị thƣờng dùng là saccharose  siro đơn trƣớc khi phối hợp các thành phần trong công thức. o Thƣờng phối hợp cồn thuốc với siro. o Để lắng thời gian dài rồi mới lọc, đóng chai. 5. Phương pháp sấy khô thường áp dụng cho dạng thuốc nào? - Dạng cao thuốc khô. 15 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 6. Khuếch tán nội và khuếch tán ngoại? - Khuếch tán nội (khuếch tán phân tử - Sự thẩm tích): Là quá trình vận chuyển chất tan từ trong tế bào nguyên vẹn vào dung môi qua màng tế bào. Màng tế bào nguyên vẹn còn gọi là màng thẩm tích và chỉ cho các chất tan dạng phân tử nhỏ (hoạt chất) đi qua, giữ lại các chất có phân tử lớn (đa số là tạp chất). - Khuếch tán ngoại (khuếch tán tự do): Là quá trình vận chuyển chất tan trên bề mặt tiểu phân dƣợc liệu (chủ yếu là dƣợc liệu đã bị chia cắt, dập nát) vào dung môi. 7. Việc phân chia dược liệu trong chiết xuất có ý nghĩa gì? - Mức độ phân chia dƣợc liệu  tăng diện tích tiếp xúc  tăng tốc độ hòa tan  tăng hiệu suất chiết. 8. Kể tên 4 bước điều chế cao thuốc? Cách loại tạp tan trong nước? - 4 bƣớc: o Điều chế dịch chiết (quan trọng nhất). o Loại tạp. o Cô đặc – làm khô dịch chiết. o Tiêu chuẩn hóa cao thuốc. - Cách loại tạp chất tan trong nƣớc: o Các tạp: Gôm, chất nhày, pectin, tinh bột… o Khắc phục: Dùng nhiệt độ hay cồn cao độ, vì các chất này dễ bị đông vón bởi nhiệt và cồn cao độ. 9. Trình bày các hiệu chỉnh cao thuốc trong điều chế? - Nếu hàm lƣợng hoạt chất trong cao < quy định  trộn với cao thuốc có hàm lƣợng cao hơn, hoăc cô bớt dung môi. - Nếu hàm lƣợng hoạt chất trong cao > quy định  pha loãng với dung môi hay chất độn (glycerin, cao râu ngô, cao cam thảo, cao men bia) 10. Điều chế cao đặc Cam thảo bằng phương pháp ngâm lạnh? Cho công thức: Rễ Cam thảo (cắt nhỏ và nghiền thô) 1000 g Dung dịch amoniac 20% 24 g Nƣớc cất 8000 ml Điều chế: - Chiết ngâm lạnh phân đoạn 2 lần. Lần 1 với 5000 ml nƣớc và 20 g amoniac. Lần 2 chiết với 3000 ml nƣớc và 4 g dung dịch amoniac. - Tạo trung 2 dịch chiết, đun sôi, lọc và cô cách thủy đến khi đƣợc thể chất cao đặc (hàm lƣợng acid glycyrrhizin không dƣới 20%). 11. Kể tên các hiện tượng xảy ra trong quá trình hòa tan chiết xuất? - Sự thấm dung môi vào dƣợc liệu (sự thẩm thấu). - Sự hòa tan các chất trong tế bào dƣợc liệu. - Sự khuếch tán: khuếch tán nội, khuếch tán ngoại. 16 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 12. Các giai đoạn và tiến hành rút dịch chiết trong điều chế dịch chiết? - Các bƣớc tiến hành: o Làm ẩm dƣợc liệu. o Nạp dƣợc liệu vào bình ngấm kiệt. o Rút dịch chiết. o Kết thúc ngấm kiệt. - Cách rút dịch chiết: o Tốc độ rút: 1 – 3 ml/phút. o Hệ thức rút dịch chiết: 𝑋 = 𝐾. 𝐶 X: Số giọt / phút. K: Hệ số phụ thuộc vào lượng dược liệu (lượng nhỏ K = 0,25, trung bình K = 0,5, lớn K = 0,75) C: Lượng dược liệu để chiết. o Sau 24h, lƣợng dịch chiết thu đƣợc gấp khoảng 1,5 lần lƣợng dƣợc liệu có ttong thiết bị. 13. Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tan chiết xuất? - Yếu tố cấu trúc, mức độ phân chia dƣợc liệu. - Yếu tố dung môi: bản chất dm, tỉ lệ dm và dƣợc liệu, pH của dm, ảnh hƣởng của chát diện hoạt. - Yếu tố kỹ thuật: o Nhiệt độ. o Thời gian chiết xuất. o Sự khuấy trộn. 14. Tại sao màng tế bào sống còn được gọi là “màng thẩm tích”? - Vì màng tế bào sống chỉ cho chất tan ở dạng phân tử nhỏ (hoạt chất) đi qua, và giữ lại các chất tan ở dạng phân tử lớn (tạp chất)  HTCX có tính chọn lọc. 15. Dùng dung môi nước amoniac để chiết dược liệu gì? Tại sao? - Dùng để chiết Cam thảo. - Vì hoạt chất trong Cam thảo là glycyrrhizin (là 1 saponin) khi chiết bằng dung dịch môi trƣờng kiềm thì tỷ lệ hoạt chất trong dịch chiết tăng lên. 16. Nguyên tắc của phương pháp đông khô? - Nƣớc trong chất cần làm khô trƣớc tiên đƣợc đông lại thành nƣớc đá, rồi bốc hơi trực tiếp không qua giai đoạn trung gian (dạng lỏng) ở một áp suất rất thấp. 17 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế Bài 6 NHŨ TƢƠNG 1. Có bao nhiêu nhóm chất nhũ hóa? Kể tên? - Chất diện hoạt (CNH gây phân tán) - Chất nhũ hóa keo thân nƣớc phân tử lớn. - Chất nhũ hóa loại rắn dạng hạt rất nhỏ. 2. Cho hệ thức Stock . Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự tách pha và các khắc phục? 𝑽= 𝟐𝒓 𝟐 (𝒅 𝟏 − 𝒅 𝟐 ) 𝟗 Trong đó: V: Vận tốc tách ra của các tiểu phân pha phân tán (cm/s) r: Bán kính của các giọt chất lỏng (cm) d1 – d2: hiệu số tỉ trọng giữa 2 pha : độ nhớt của môi trường phân tán g: gia tốc trọng trường (980 cm/s2) - NT càng bền khi V càng nhỏ, có thể can thiệp vào các giá trị: o r nhỏ bằng cách dùng lực phân tán: nghiền, lắc,… o (d1 – d2) nhỏ bằng cách điều chỉnh thành phần 2 pha. o  lớn bằng cách tăng độ nhớt của môi trƣờng phân tán. Dùng nhiệt độ để làm giảm độ nhớt trong điều chế vì làm cho các tiểu phần phân tán dễ phân tán trong môi trƣờng phân tán, hay nói cách khác làm cho pha nội dễ phân tán trong pha ngoại.  Giảm kích thƣớc (máy xay keo) phải đi đôi với giảm sức căng liên bề mặt (CNH). 3. Kể tên các phương pháp điều chế nhũ tương? Nguyên tắc của mỗi phương pháp? - Phƣơng pháp keo ƣớt (thêm pha nội vào pha ngoại) - Phƣơng pháp keo khô (thêm pha ngoại vào pha nội) - Các phƣơng pháp đặc biệt: o Trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng. o Phƣơng pháp xà phòng hóa trực tiếp. o Phƣơng pháp dùng dung môi chung. o Nhũ hóa các tinh dầu và các chất dễ bay hơi. 4. Trình bày nguyên tắc phương pháp keo ướt (thêm pha nội vào pha ngoại) trong điều chế nhũ tương? - Nguyên tắc: CNH đƣợc hòa tan trong 1 lƣợng lớn pha ngoại, thêm từ từ pha nội vào, vừa thêm vừa phân tán đến hết pha nội, tiếp tục phân tán đến khi đạt yêu cầu. - Thiết bị: Máy khuấy chân vịt… 5. Nhũ tương có tiêm được không? - Nhũ tƣơng tiêm đƣợc. VD: Vitamin K, nhũ dịch Lipid… - NT kiểu N/D: đƣợc tiêm bằng các đƣờng tiêm. - NT kiểu N/D: chỉ tiêm bắp hoặc tiêm dƣới da, do dầu không tan trong máu sẽ làm tắc nghẽn mạch máu. 18 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế 6. Trình bày nguyên tắc phương pháp keo khô (thêm pha ngoại vào pha nội) trong điều chế nhũ tương? - Nguyên tắc: CNH ở dạng hạt mịn đƣợc trộn đều với pha nội, thêm một lƣợng pha ngoại vừa đủ để hình thành nhũ tƣơng đậm đặc (4 Dầu: 2 Nƣớc: 1 Gôm), thêm từ từ pha ngoại vào vừa thêm vừa phân tán đến khi hết pha ngoại và nhũ tƣơng đạt yêu cầu (NT hoàn chỉnh). - Thiết bị: cối chày, quy mô nhỏ, nghiên cứu…. 7. Phương pháp trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng trong điều chế nhũ tương? - Nguyên tắc: o Thành phần thân dầu, dầu và sáp đƣợc đun chảy thành hỗn hợp đồng nhất. o Thành phần tan/nƣớc đƣợc hòa tan và đun nóng cao hơn pha Dầu từ 3 – 50C. o Trộn đều 2 pha và phân tán đến khi nguội, thƣờng pha Nƣớc đƣợc cho vào pha Dầu. - Áp dụng: o Trong công thức có sáp hoặc các chất cần thiết đun chảy. o Đun nóng để giảm bớt độ nhớt 2 pha sau khi phân tán. 8. Cho công thức Potio nhũ tương: Bromoform 2g Natri benzoat 4g Codein phosphat 0,2g Siro đơn 20g Nƣớc cất vđ 100ml Biết pha nội chiếm 20% (tt/tt) 1/ Công thức trên cần thêm gì không? Tại sao? - Bromoform có tỉ trọng cao (2,8) và mùi vị khó uống, kích ứng niêm mạc, không tan trong nƣớc. Vì vậy phải điều chế dƣới dạng nhũ dịch kiểu D/N. - Cần thêm một lƣợng dầu vào để làm giảm tỉ trọng của Bromoform. 2/ Đây là nhũ tương kiểu gì? Phương pháp và cách pha chế? - Lựa chọn phƣơng pháp keo khô (thêm pha ngoại vào pha nội) vì công thức này cần dùng một lƣợng nhỏ, và đây là phƣơng pháp thích hợp cho NT kiểu D/N. - Cần thêm chất nhũ hóa thân nƣớc nhƣ: Gôm arabic. - Tính lƣợng gôm arabic: Pha nội chiếm 20% (tt/tt)  Thể tích của pha dầu là: 20% x 100 = 20ml Lƣợng dầu cần thêm vào để làm giảm tỉ trọng của pha dầu: 20 – 2 (bromoform) = 18ml. Ta có tỉ lệ NT đậm đặc: 4 Dầu : 2 Nƣớc : 1 Gôm 20ml : 10ml : 5g 19 Nguyễn Ngọc Lê – DCT 2007 Tổng hợp câu hỏi thi tốt nghiệp Bào chế -  Công thức nhũ tƣơng đậm đặc: Bromoform 2ml Dầu thực vật 18ml Nƣớc cất 10ml Gôm arabic 5g Cách điều chế: o Trộn đều Bromoform và Dầu thực vật và gôm arabic trong cối khô, thêm 10ml nƣớc và đánh nhanh (1 chiều) cho đến khi tạo thành NT đậm đặc. o Thêm từ từ một lƣợng nhỏ (vừa thêm vừa khuấy) một hỗn hợp gồm có: Natri benzoat, codein phosphat, siro đơn và 50 ml nƣớc cất. o Thêm nƣớc cất để điều chỉnh thể tích. Trộn đều. 9. Các phương pháp xác định kểu nhũ tương? - Phƣơng pháp pha loãng: NT sẽ trộn lẫn dễ dàng với chất lỏng có khả năng trộn lẫn với môi trƣờng phân tán. - Phƣơng pháp đo độ dẫn điện: NT kiểu D/N sẽ có độ dẫn điện. - Phƣơng pháp nhuộm màu: o NT kiểu D/N: nhuộm màu với xanh methylen, đỏ erythrosin. o NT kiểu N/D: nhuộm màu với sudan III. 10. Xà phòng kim loại là chất nhũ hóa? - Đúng. - Đây là chất nhũ hóa đƣợc tạo ra trong quá trình điều chế, khi trong công thức có 1 acid béo và 1 chất kiềm.( Hóa trị 1  D/N; hóa trị 2  N/D). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng