Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tế lớp trung cấp chính trị Quản lý hoạt động văn hóa tại xã Bảo Nin...

Tài liệu Báo cáo thực tế lớp trung cấp chính trị Quản lý hoạt động văn hóa tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

.DOC
20
237
115

Mô tả:

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú ý. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy vai trò và động lực của văn hóa để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở từng địa phương, làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội. Cho đến nay, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân ở mọi miền đất nước. Trong những giai đoạn lịch sử cách mạng trước đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có sự quan tâm nhất định, nhưng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới.
A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của quản lý hoạt động văn hóa ở cơ sở. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú ý. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy vai trò và động lực của văn hóa để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở từng địa phương, làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội. Cho đến nay, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân ở mọi miền đất nước. Trong những giai đoạn lịch sử cách mạng trước đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có sự quan tâm nhất định, nhưng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới. Đối với mỗi địa phương, văn hóa chính là nguồn lực nội sinh góp phần quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững. Do đó, phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với phát triển văn hóa, trong đó xác định xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp văn hóa của Đảng và Nhà nước ta. Quảng Bình là vùng đất một thời là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, là điểm giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hóa, là chiến trường ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Quảng Bình ngày nay hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó mảnh đất này cũng còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội như Hội bơi trải truyền thống 2-9 dương lịch (Lệ Thủy), Cầu mùa (Bảo Ninh), Cầu ngư (Cảnh Dương), Lễ hội rằm tháng 3 (Minh Hóa) và các truyền thuyết, truyện cổ tích, những làn điệu dân ca như Hò Khoan (Lệ Thủy), hát Kiều (Quảng Kim), hát “sim” của người Bru Vân Kiều và những nhạc cụ như khèn bè, đàn ống, sáo (pi)… góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Quảng Bình với những nét riêng. Đó chính là các giá trị văn hóa truyền thống của làng xã. 1 Xã Bảo Ninh - một xã ven biển thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, mảnh đất từng oằn mình vì bom đạn của giặc Mỹ, nơi đã sản sinh ra hai bà mẹ Việt Nam anh hùng là Nguyễn Thị Khíu và Nguyễn Thị Suốt cùng với những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như Lũy Trường Sa, Đồn Sa Chùy, Bến đò Mẹ Suốt…Với truyền thống lịch sử văn hóa từ đời này sang đời khác đã để lại cho Bảo Ninh những giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội, phong tục tập quán, kiến trúc… Đó là những giá trị quý báu góp vào bảng vàng giá trị văn hóa truyền thống của Quảng Bình nói riêng và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước ta đang trong xu hướng hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống kinh tế văn hoá - xã hội nước ta đều có những thay đổi theo hướng hiện đại. Sự giao lưu quốc tế về văn hoá ngày càng mở rộng. Các sản phẩm văn hoá nước ngoài du nhập vào nước ta ngày càng nhiều, mang theo những trào lưu văn hoá khác nhau, có ảnh hưởng khá mạnh cả tích cực và tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của các tầng lớp nhân dân, tác động không nhỏ đến việc gìn giữ, bảo lưu bản sắc văn hoá dân tộc. Trong đó có văn hoá truyền thống làng, xã vùng nông thôn đang từng bước được CNH - HĐH; khoảng cách giữa nông thôn và thành thị dần thu hẹp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống vật chất, kho tàng di sản văn hoá ở mỗi làng quê đang đứng trước nguy cơ mai một do quá trình đô thị hoá và tác động của cơ chế thị trường. Không gian cảnh quan của làng quê xưa đã có nhiều biến đổi. Hình ảnh quen thuộc đã trở thành biểu tượng của làng quê một thời với cây đa, bến nước, mái đình, cổng làng, giếng làng cổ kính rêu phong, nằm dưới tán cây cổ thụ xanh mướt ngày càng trở nên thưa vắng. Những dậu dâm bụt, hàng rào chè tàu ngăn cách giữa các nhà và ngõ xóm nhường chỗ cho cổng xây, tường gạch. Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng bị tu sửa, tôn tạo không đúng với kiến trúc truyền thống, làm giảm đi giá trị văn hoá, lịch sử của di tích. Những ngôi nhà bê tông, cốt thép xuất hiện ngày càng nhiều, thay cho những ngôi nhà cổ kính với “chuối sau, cau trước”, ao cá, vườn cây. Không ít di sản văn hoá phi vật thể của làng như nghệ thuật diễn xướng, nghề truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian trong lễ hội.... bị mai một hoặc mất đi vĩnh viễn. Có nơi, có lúc, tệ nạn xã hội đã len lỏi vào cuộc sống sau luỹ tre làng, phá vỡ tình cảm bền chặt và mối quan 2 hệ khăng khít giữa các gia đình, làng xóm....Trước thực tế đó, việc quản lý hoạt động văn hóa đang là một thách thức lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bản thân là một học viên lớp trung cấp lý luận chính trị K77, trườngchính trị Nguyễn Văn Linh, tôi đã có một chuyến đi trải nghiệm thực tế với mong muốn được tìm hiểu về hoạt động quản lý văn hóa tại xã Bảo Ninh, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình qua đó đóng góp một số ý kiến của mình vào việc quản lý văn hóa tại cơ sở nơi tôi đang công tác nên tôi đã chọn nội dung nghiên cứu “Quản lý hoạt động văn hóa tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” Do thời gian có hạn nên tôi không thể tìm hiểu tất cả những yếu tố văn hóa truyền thống ở xã Bảo Ninh cùng những biến đổi của nó trong quá trình đô thị hóa hiện nay mà chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý văn hóa của xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay. 2. Thời gian đi nghiên cứu thực tế - Thời gian đi nghiên cứu thực tế: 03 ngày (từ 06/8/2019 đến ngày 08/8/2019) 3. Địa điểm nghiên cứu thực tế: - Xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động văn hóa tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: Tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.. + Thời gian nghiên cứu: Năm 2018 đến 6 tháng đầu năm 2019. 3 B- PHẦN NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA 1. Khái niệm văn hóa Văn hóa có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Cho đên nay, có hàng nghìn định nghĩa, quan niệm khác nhau về văn hóa, trong đó có một số quan niệm như là: -Trong tiếng việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sông. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống… - Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa - vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là nền văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa. + Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa thế giới cho rằng: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn gáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Khái niệm của Người đã nêu lên ba vấn đề cơ bản của văn hóa: - Nguồn gốc ra đời của văn hóa - Các dạng thức của văn hóa - Bản chất của văn hóa 4 Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor định nghĩa về văn hóa như sau : Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. + Quan niệm của Unesco về văn hóa: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chúa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Đặc trưng cơ bản của khái niệm văn hóa : Một là , Văn hóa là phẩm chất đặc hữu chỉ có ở loài người - là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, thể hiện mỗi quan hệ thương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Hai là, văn hóa là dấu hiệu làm phân biệt giữa cộng đồng xã hội này với cộng đồng xã hội khác (biểu hiện qua lối sống, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội, truyền thống) là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng xã hội. 2. Vai trò của văn hóa 2.1. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển được biểu hiện ở hai khía cạnh : + Văn hóa là một bộ phận, lĩnh vực của chúng ta xây dựng. Điều đó được thể hiện ở mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong sáu đặc trưng xây dựng chủ nghĩa xã hội là: có nền văn hóa tiên tiến đặm đã bản sắc dân tộc. + Văn hóa tác động đến mục tiêu bao trùm đó chính là con người. Con người là cái đích cuối cùng của sự phát triển (phát triển con người toàn diện, hà hòa, con người được phát huy hết năng lực của mình). Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa 5 nhung cũng là sản phẩm của quá trình sáng tạo ấy. Quá trình đó chính là sự tác động trực tiếp vào thế giới bên trong, vào tinh thần của con người, hình thành nhân cách mới, con người mới. 2.2. Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội có nghĩa là, văn hóa là sản phẩm rất chủ động, bởi đầu óc con người là sự sáng tạo không ngừng. Văn hóa phát triển là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách bền vững, toàn diện. - Trong những thế kỷ trước, để phát triển kinh tế người ta nhấn mạnh việc khai thác các yếu tố lao động và đất đai. Adam Smith nói : Đất là mẹ, lao động là cha, nếu biết kết hợp lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi nảy nở. - Thông qua mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội để đặt ra chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế. Mọi kế hoạch phát triển kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu cao nhất, đảm bảo yêu cầu cơ bản nhất là bảo vệ con người, phục vụ con người, vì chính lợi ích của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. - Ngày nay, trong điều kiện của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phátt triển trí tuệ, tri thức, thông tin; là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các cá nhân và cộng đồng. Việc đề cao yếu tố thông tin và tri thức đã dẫn đến yêu cầu coi trọng chất lượng và nguồn lực con người, yêu cầu phát huy tiềm năng sáng tạo của con người. Như vậy, để phát triển kinh tế - xã hội chúng ta cần rất nhiều nguồn lực, như: vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và nguồn lực con người. Trong đó, nguồn lực con người chính là nhân tố liên kết, tích hợp, tổng hợp các nguồn lực khác tạo động lực cho sự phát triển. 3. Nội dung quản lý hoạt động văn hóa ở cơ sở - Chỉ đạo tổ chức và vận động nhân dân xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa - Tổ chức quản lý các hoạt động thông tin, tuyên truyền và cổ động - Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội 6 - Bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa - Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở - Quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VĂN HÓA TẠI XÃ BẢO NINH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Đặc điểm tình hình địa phương Bảo Ninh là một xã vùng biển nằm phía đông thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, có địa bàn rộng lớn với diện tích tự nhiên 1633,85 ha, dân số có 2606 hộ với 10398 nhân khẩu được chia thành 8 thôn, chiều dài bờ biển 12 km, 8 km bờ sông. Đa số nhân dân ở xã bảo Ninh sống bằng nghề đánh bắt và chế biến hải sản. Do phương thức sản xuất lạc hậu phải lấy nghề nông và đánh bắt cá là chính nên cuộc sống còn nghèo nàn và bấp bênh. Từ trung tâm thành phố Đồng Hới nhìn sang, xã Bảo Ninh như một hòn non bộ lớn xinh đẹp nằm bên bờ biển xanh. Chiếc cầu Nhật Lệ I như một dải lụa mềm nối Bảo Ninh với trung tâm thành phố, càng tạo cho Bảo Ninh sức thu hút mạnh mẽ du khách và các nhà đầu tư. Trong những ngày tháng 8 này, đoàn thực tế lớp trung cấp LLCT K77 của chúng tôi có dịp về với Bảo Ninh, qua trò chuyện với đồng chí, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã được biết Bảo Ninh đang tạo đà, tạo thế để phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ và chế biến hải sản. Sau khi cầu Nhật Lệ I được xây dựng, như có một phép mầu, bộ mặt của vùng đất Bảo Ninh đã thay đổi từng ngày. Khởi đầu là dự án khu du lịch Sun Spa resort Mỹ Cảnh được đầu tư xây dựng, đã biến vùng cát hoang sơ của xã trở thành một khu vực du lịch hiện đại, tráng lệ, không thua kém gì so với các khu du lịch nổi tiếng trên thế giới. Tiếp đến có một loạt dự án du lịch, dịch vụ, trung tâm thương mại được cấp phép đầu tư xây dựng dọc theo bờ biển của xã. Trên lĩnh vực kinh tế, xác định nền kinh tế của Bảo Ninh chủ yếu là khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, nên Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã tập trung lãnh 7 đạo chỉ đạo phát triển kinh tế biển theo hướng vươn khơi, đầu tư máy móc tàu thuyền hiện đại. Kinh tế biển của xã thực sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về quy mô sản xuất, nghề nghiệp và tổ chức mô hình. Một số nghề thu nhập ổn định và có sản lượng xuất khẩu cao đã phát huy như nghề vây khơi, nghề câu truyền thống và một số nghề khác, bình quân thu nhập từ 2,5- 3 triệu đồng/tháng/ lao động. Nét mới trong sản xuất nghề biển ở Bảo Ninh là ngư dân mạnh dạn chuyển đổi nghề truyền thống từ nghề vó ánh sáng, giã kéo sang nghề khai thác hiện đại như: nghề rút chì, nghề rê cá dưa, nghề câu khơi (được trang bị máy dò cá, máy định vị...). Đặc biệt có nhiều tàu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại vào khai thác như hệ thống máy dò ngang với bán kính hiệu quả 1km. Trong đó, HTX Nhật lệ II, tổ hợp đánh cá của anh Nguyễn Văn Phong ở thôn Sa Động có nhiều mẻ lưới đạt từ 30-40 tấn. Các tàu của anh Hoàng Vang, Đào Minh Hải, Hoàng Viết Ngọc ở thôn Hà Thôn, anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Mỹ Cảnh... có thu nhập từ 4-6 triệu đồng/lao động/mỗi chuyến. Bảo Ninh được xem là địa phương đi đầu trong tổ chức lại nghề cá theo hướng thành lập tổ đội đoàn kết, tổ hợp tác làm ăn trên biển. Qua 3 năm triển khai chủ trương này đến nay toàn xã đã thành lập được 52 tổ đoàn kết trên biển, 2 tổ hợp tác, thành lập nghiệp đoàn nghề cá có gần 200 đoàn viên. Nhận thấy mô hình hợp tác trên biển mang lại hiệu quả thiết thực nên Đảng uỷ, UBND xã đang tập trung chỉ đạo vận động ngư dân tiếp tục tham gia vào nghiệp đoàn nghề cá. Sản xuất nông nghiệp chăn nuôi và lâm nghiệp không phải là thế mạnh của xã, nhưng nhờ sự năng động sáng tạo của người dân nên đã tìm cách chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, có nhiều mô hình trồng rau sạch có hiệu quả kinh tế cao. Các loại rau phù hợp với đất Bảo Ninh tại khu vực thôn Hà Trung- Cừa Phú đã và đang chiếm lĩnh thị trường rau quả ở thành phố. Tổng diện tích hoa màu hiện có 40 ha, nhiều hộ có thu nhập khá cao đạt bình quân thu nhập từ 50-70 triệu đồng/năm. Hiện nay UBND xã đang triển khai dự án trồng rau an toàn tập trung tại thôn Cừa Phú do thành phố chỉ đạo. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chất lượng đàn gia súc, 8 gia cầm được cải thiện. Đã có nhiều mô hình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt mô hình nuôi đà điểu thương phẩm trên vùng cát phát huy hiệu quả. Diện tích đất lâm nghiệp do xã quản lý và bảo vệ được duy trì tốt. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng được đẩy mạnh. Về thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự hưởng ứng đồng tình cao của nhân dân. Sau khi Đảng ủy có nghị quyết về thực hiện xây dựng nông thôn mới, UBND xã đã tập trung lãnh đạo tuyên truyền cán bộ và nhân dân trong toàn xã thực hiện tốt đề án xây dựng nông thôn mới theo lộ trình, phấn đấu hoàn thành đúng thời gian đề ra. Một ghi nhận nữa ở Đảng bộ xã Bảo Ninh là lãnh đạo đã thực hiện nghiêm túc đồ án quy hoạch, quản lý tốt tài nguyên và môi trường. Từ đầu nhiệm kỳ xã đã hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết trên địa bàn, phục vụ kịp thời các công trình, dự án đầu tư xây dựng phục vụ đề án xây dựng nông thôn mới. UBND xã cũng phối hợp với các thôn tăng cường công tác quản lý và tuyên truyền vận động các hộ dân trước khi xây dựng nhà phải có giấy phép xây dựng, thực hiện đúng các chủ trương của nhà nước về công tác quản lý đô thị. Tích cực kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, đất đai, vệ sinh môi trường. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đảng uỷ, UBND xã đặc biệt quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng công trình, dự án. Trong những năm qua nhiều công trình lớn đã được tiến hành thi công trên địa bàn xã như công trình đường trục chính 60m bắc nam xã Bảo Ninh, công trình quảng trường biển, kè Nhật Lệ nối tiếp kéo dài đến thôn Hà Thôn, khu dân cư tại thôn Trung Bính - Hà Dương, khu tái định cư tại thôn Mỹ Cảnh... Nhờ làm tốt công tác vận động nhân dân nhất là các hộ bị thu hồi đất, đền bù tài sản trên đất cho các công trình, các dự án nên đã bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công đúng tiến độ. Đây được xem là sự nỗ lực rất lớn của tập thể Đảng uỷ, HĐND, UBMTTQ xã và các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự đồng thuận cao của nhân dân. 9 Từ chỗ một địa phương có cơ sở hạ tầng thuộc hàng yếu kém, đi lại khó khăn, mức sống của người dân thấp, đến nay, với việc đầu tư xây dựng cầu Nhật Lệ, Bảo Ninh đã thực sự khởi sắc. Hệ thống trường học khang trang, nhà ở của các hộ gia đình cũng đã từng bước được xây dựng nhà cao tầng. Về văn hóa- xã hội, đã có nhiều lễ hội truyền thống của cư dân vùng sông nước ở Bảo Ninh được bảo tồn và phát huy giá trị. Trên địa bàn có 8 câu lạc bộ chèo cạn, 6 câu lạc bộ múa bông thường xuyên luyện tập, biểu diễn. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa được chú trọng thực hiện. Bảo Ninh có một làng văn hóa cấp tỉnh, một làng văn hóa cấp thành phố, số còn lại đạt làng văn hóa cấp xã. Thông qua thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị , chính quyền phối hợp với UBMTTQ xã chỉ đạo các thôn xây dựng hương ước, đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Đến năm 2018 toàn xã đạt đạt 92,9% gia đình văn hóa; GĐVH 3 năm (giai đoạn 2016 -2018) đạt 82,1%; Đề nghị công nhận 5/8 đạt thôn văn hóa. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu: 1. Khai thác, nuôi trồng thủy sản: 12.100/12.000 tấn, đạt 100,8% kế hoạch năm. 2. Giá trị dịch vụ tiểu thủ công nghiệp: 300/300 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm. 3. Sản xuất nông nghiệp: 445/450 tấn, đạt 99% kế hoạch năm. 4. Tổng Thu ngân sách: 72.141.702.000đ/KH 21.296.622.000đ đạt 338,7% Trong đó: * Ước chi ngân sách xã năm 2018: Tổng chi ngân sách xã: 45.315.007.000đ/KH 21.296.622.000đ đạt 212,78% Trong đó: - Chi đầu tư: 40.000.000.000đ/KH 17.550.000.000đ đạt 228%. - Chi thường xuyên: 5.315.007.000đ/ dự toán 3.746.622.000đ tăng 42%. 5. 04 trường học. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. 6. Gia đình văn hóa năm 2018 đạt 92,9%; GĐVH 3 năm (giai đoạn 2016 -2018) đạt 82,1%; Đề nghị công nhận 5/8 đạt thôn văn hóa. 7. Giải quyết việc làm: 500/500 lao động, đạt 100% kế hoạch năm. 10 8. Tỷ suất sinh: 14,92%o ( tăng 0,29%o). 9. Thu nhập bình quân 3.500.000đ/ người/tháng. 10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới còn 0,1%. ( 03 hộ) 11. Tỷ lệ thu gom rác thải xử lý: 95 - 98%. 12. Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh: 98%. Dùng nước máy từ 15 - 20% Hiện nay, toàn Đảng bộ có 284 Đảng viên đang sinh hoạt trong 13 Chi bộ. Trong đó, có 8 Chi bộ thôn, 4 Chi bộ trường học, 1 Chi bộ cơ quan, BCH Đảng bộ có 15 đồng chí. Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân được củng cố và tăng cường. Đảng bộ xã nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc, tiêu biểu. Chi bộ 4 trường hoc, Trạm Y tế đều đạt chuẩn Quốc gia. Trường Mầm non và Trường Tiểu học số 1 là đơn vị luôn dẫn đầu bậc học Mầm non và Tiểu học của Tỉnh. 2. Thực trạng quản lý hoạt động văn hóa tại xã Bảo Ninh 2.1. Thành tựu. Các hoạt động đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương như: Mừng Đảng mừng Xuân, bầu cử Trưởng, phó thôn nhiệm kỳ 2018-2020, các hoạt động Tháng văn minh đô thị, Tuần văn hóa du lịch Đồng Hới 2018 ... Tham gia tích cực các hoạt động Tuần văn hóa du lịch Đồng Hới năm 2018 với các Lễ hội Diễu hành đường phố, Chèo cạn múa bông, Lễ hội đua thuyền truyền thống tỉnh Quảng Bình đạt được nhiều kết quả cao. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của các nhóm trẻ tư thục, một số dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" tiếp tục được duy trì. Năm 2018, có 2.287/2.461 hộ đạt Gia đình văn hóa, chiếm 92,9%; có 5/8 thôn đạt làng văn hóa, chiếm 62,5%. Giai đoạn 3 năm có 2.021/2461 hộ đạt GĐVH chiếm 82,1%. 2.2. Tồn tại, hạn chế Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin trên địa bàn xã Bảo Ninh tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng tồn tại không ít những khó khăn và bất 11 cập cần được giải quyết đó là: Việc nhân dân tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở xã còn đạt tỷ lệ thấp, việc chỉ đạo các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao còn lúng túng, huy động các nguồn lực còn hạn chế. Một số cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của văn hóa nên chưa quan tâm đầu tư đúng mức về thời gian, công sức và nguồn lực cho sự phát triển sự nghiệp văn hóa, chưa đặt văn hóa ngang tầm với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, có những chuyển biến đáng kể nhưng chưa đồng bộ và rộng khắp, chưa đi vào chiều sâu. Vẫn còn khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã được quan tâm đẩy mạnh nhưng mới diễn ra thường xuyên ở một bộ phận nhân dân. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo tinh thần chỉ thị số 27- CT/TW, còn những mặt hạn chế, cá biệt vẫn có cán bộ đảng viên còn tổ chức đám tang kéo dài vài ngày, đám cưới linh đình, phô trương làm ảnh hưởng đến phong trào. Công tác quản lý hoạt động văn hóa có mặt còn hạn chế, các văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để. Đội ngũ cán bộ về văn hóa nhìn chung đã được chuẩn hóa về mặt chuyên môn, nghiệp vụ nhưng còn thiếu kinh nghiệm nên chưa làm tốt công tác tham mưu. 2.3. Nguyên nhân Một số ít chi bộ, các ban ngành nhận thức về vai trò văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội chưa đầy đủ, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chưa cao, chưa tích cực chủ động nghiên cứu, cụ thể hóa kịp thời các nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án cụ thể để tổ chức thực hiện. Việc đầu tư kinh phí cho văn hóa còn hạn chế. Công tác quản lý về hoạt động văn hóa có mặt còn hạn chế, việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, xử lí một số vi phạm chưa kịp thời. 12 Vai trò tiên phong gương mẫu của một số cán bộ đảng viên có nơi, có lúc chưa cao. Trách nhiệm năng lực của cán bộ chuyên trách công tác văn hóa còn hạn chế, chưa nhạy bén trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Công tác tuyên truyền, vận động, cổ vũ, biểu dương, nhân rộng điển hình gương người tốt, việc tốt chưa được thường xuyên. Mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa, sự phát triển của văn hóa mạng internet dẫn đến có nhiều loại hình văn hóa lai căng, xa lạ với truyền thống dân tộc, làm cho sự tiếp nhận, hưởng thụ văn hóa bị phân tán, dẫn đến lối sống buông thả, hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, làm ăn phi pháp, tệ nạn xã hội gia tăng… cơ chế, chính sách cho hoạt động văn hóa còn nhiều bất cập. III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Giải pháp Để giải quyết tốt những hạn chế của xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, theo tôi công tác quản lý hoạt động văn hóa cần tập trung những giải pháp sau: Một là, đổi mới phương thức quản lý văn hoá Đổi mới phương thức quản lý là vấn đề then chốt để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý về văn hoá. Đổi mới hoạt động quản lý văn hoá theo phương châm tạo lập môi trường thuận lợi nhất để thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ văn hoá, phát huy ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tự đề kháng, xây dựng cộng đồng tự quản, chống lại những hành vi phản văn hoá, sản phẩm độc hại ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục và sự phát triển của đất nước. Đổi mới cần tiến hành đồng bộ: từ cách làm luật, cơ chế quản lý và đầu tư, nhằm chấm dứt tình trạng xin - cho; đổi mới thủ tục hành chính, cấp phép minh bạch trong các quan hệ kinh tế trên lĩnh vực văn hóa, chống tham nhũng; đổi mới đào tạo nguồn nhân lực quản lý văn hoá… Hướng tới xây dựng bộ máy quản lý văn hoá tinh giản, gọn nhẹ, chất lượng, văn minh và hiện đại. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến đổi 13 mới cách hướng dẫn, tuyên truyền mọi người dân thực hiện pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật về văn hoá. Hai là, xã hội hoá công tác quản lý văn hoá Văn hoá là lĩnh vực rộng lớn, là nhu cầu thiết yếu của con người. Nhiều lĩnh vực của văn hoá có tính đặc thù và nhạy cảm nên việc quản lý văn hóa không đơn giản. Để hoạt động quản lý văn hoá có hiệu lực, hiệu quả cần đẩy mạnh xã hội hoá. Cần thực hiện dân chủ rộng rãi việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan quản lý cần phát huy tối đa các phương tiện thông tin đại chúng, tranh thủ các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân hiểu biết đầy đủ và tự giác thực thi các văn bản quản lý về văn hoá. Thực hiện phương châm “lấy quần chúng giáo dục quần chúng”, phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư, của mỗi cơ quan, đơn vị học tập, công tác, sản xuất, kinh doanh trong việc tuyên truyền, giám sát, kiểm tra các hoạt động văn hoá. Thấm nhuần quan điểm văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, cần nâng cao nhận thức của toàn dân để mỗi người đề cao ý thức tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tích cực đấu tranh với những biểu hiện phản văn hoá, vi phạm chính sách, pháp luật về văn hoá. Ba là, nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra Hoạt động quản lý mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như không có quản lý. Trong bối cảnh cơ chế thị trường, hoạt động văn hoá ngày càng phức tạp, đa dạng thì vấn đề giám sát, kiểm tra, thanh tra càng có vị trí, vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc đưa hoạt động văn hoá vào trật tự, kỷ cương, nền nếp. Do đặc thù của lĩnh vực quản lý, nên cần thực hiện cơ chế hai chiều trong giám sát. Cơ quan quản lý giám sát hoạt động văn hoá theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra, thanh tra hành chính. Cơ quan quản lý văn hoá phải chịu sự giám sát của người dân. Người dân giám sát cơ quan quản lý về thái độ phục vụ, về các hành vi của công chức trong thực thi công vụ. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tham nhũng, sách nhiễu thì người dân có quyền tố giác lên các cơ quan có thẩm quyền. 14 Nhà nước cần thực hiện cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa trong hoạt động kiểm tra, thanh tra các hoạt động văn hoá. Phát huy vai trò của các đội thanh tra liên ngành (văn hoá, lao động, công an, quản lý thị trường, thuế….), đội thanh tra chuyên ngành văn hoá cùng với thanh tra nhân dân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra. Muốn hoạt động thanh tra, kiểm tra có hiệu quả, cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn vững vàng, nắm bắt tính đặc thù của hoạt động văn hoá, văn nghệ. Bốn là, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa Toàn cầu hoá kinh tế tất yếu xuất hiện các yếu tố của toàn cầu hoá văn hoá. Càng hội nhập sâu rộng về kinh tế càng phải chú ý trước sự xâm lăng văn hoá của nước ngoài, trước sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng làm biến đổi đạo đức, lối sống và suy giảm lý tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, nhân dân. Muốn bình đẳng trong một sân chơi chung, cần phát huy nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và trí tuệ. Cơ quan quản lý văn hoá cần học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ trong hợp tác làm ăn với nước ngoài trên lĩnh vực văn hoá. Để chủ động cần xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá liên quan đến văn hoá đối ngoại, liên quan đến ngoại giao văn hoá, luật sư giỏi, những nhà sản xuất, kinh doanh, những nghệ sĩ ở tầm quốc tế trên lĩnh vực văn hoá 2. Kiến nghị đối với chính quyền xã Bảo Ninh - Thứ nhất; cần tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện cho hoạt động văn hóa của các thôn. - Thứ hai ; tạo mọi điều kiện cho cán bộ làm công tác văn hóa xã được đi dự đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ, tham quan học tập nhằm nâng cao nhận thức và khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ; từng bước chuẩn hóa nguồn cán bộ làm công tác quản lý văn hóa cơ sở. - Thứ ba; tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở tham gia các lớp tập huấn về công tác thanh, kiểm tra, các hoạt động kinh doanh văn hóa và dịch vụ văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương. 15 - Thứ tư; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao để góp phần xây dựng phong trào chung của xã và của thành phố Đồng Hới ngày càng phát triển. - Thứ năm; quan tâm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt, việc tốt. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, vai trò của cộng đồng cùng tham gia trong công tác quản lý văn hóa. 3. Bài học kinh nghiệm với tỉnh Hưng Yên Qua chuyến đi thực tế về hoạt động quản lý văn hóa của xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình kết hợp giữa thực tiễn được trải nghiệm và lý luận được trang bị, vận dụng vào điều kiện thực tiễn công tác quản lý hoạt động văn hóa ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Bản thân tôi đã rút ra một số bài học đối với việc quản lý văn hóa ở tỉnh Hưng Yên như sau: Thứ nhất ; hướng hoạt động văn hóa đi vào chiều sâu, tránh tình trạng phân tán không hiệu quả. Trong thời gian dài, hoạt động văn hóa ở tỉnh Hưng Yên chưa được quy hoạch phát triển theo định hướng. Thông thường các hoạt động chỉ dừng lại ở mức khai thác khả năng hiện có mà chưa quan tâm đào tạo, nghiên cứu, thực nghiệm các hoạt động mới, các loại hình mới mang tính văn hóa sâu hơn. Để đưa hoạt động văn hóa đi vào chiều sâu, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của tỉnh bạn về các chính sách giao trách nhiệm cho các cơ quan cấp dưới, khuyến khích thành lập các công ty, tập đoàn lớn, các cơ quan trọng điểm cho hoạt động văn hóa, trong đó có thị trường văn hóa. Chúng ta phải lựa chọn những lĩnh vực thế mạnh trong văn hóa, đầu tư nhiều để làm nổi rõ cái “thế mạnh” trước làn sóng du nhập ồ ạt của văn hóa thế giới. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng cần có nhiều chính sách phát triển, chế tác hoặc sản xuất các sản phẩm văn hóa chất lượng cao mang tầm cỡ quốc gia để tạo chỗ đứng vững chắc, trước hết là tạo lòng tin trong cộng đồng. Thứ hai; tăng cường chính sách bảo hộ và chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa. Chính sách bảo hộ này nên hiểu theo ý nghĩa tích cực của nó, bao gồm các điều khoản ưu đãi đặc biệt dành cho lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh việc lựa chọn các loại 16 hình văn hóa, hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa trọng điểm để tập trung đầu tư, chúng ta cần ban hành nhiều chế độ ưu tiên về thuế, giá cả. Bảo hộ không có nghĩa là độc quyền, bảo hộ chỉ tạo điều kiện để các đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đẩy mạnh giải quyết đầu ra, giúp đưa hoạt động văn hóa phục vụ lợi ích cho tỉnh nhà một cách hiệu quả nhất. Thứ ba; nâng cao công tác đào tạo nhân lực quản lý văn hóa. Chính sách thi tuyển công chức quản lý văn hóa ở các xã cho thấy quyết tâm nâng cao năng lực quản lý và hoạt động văn hóa ở các đơn vị cơ sở trong cuộc chiến chống lạc hậu về văn hóa. Thứ tư; xây dựng chính sách để phát triển nền công nghiệp văn hóa Hưng Yên. Sản phẩm văn hóa ngày nay cũng được xem như một loại hàng hóa, tất nhiên, là loại hàng hóa đặc biệt và cần có những chế tài riêng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ một loại hàng hóa nào khác, các sản phẩm văn hóa cũng cần tồn tại trên thị trường, có người bán, người mua, và đối với hoàn cảnh của Hưng Yên hiện nay, cần có người điều tiết thị trường ấy. Vì vậy, chúng ta cần đưa công nghiệp văn hóa vào mục tiêu chiến lược của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi đó là một bộ phận của "sức mạnh mềm" của tỉnh ta, là một công cụ quảng bá văn hóa Hưng Yên ra thị trường. C- PHẦN KẾT LUẬN Từ khi mới ra đời, Đảng đã nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giả phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và phát triển xã hội, và điều này đã được thể hiện cụ thể trong Đề cương văn hóa năm 1943. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Đảng và nhà nước ta lại càng ý thức sâu sắc hơn vai trò của văn hóa trong công cuộc phát triển đất nước, coi văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển và chủ trương xây dựng một nền văn 17 hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việc thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn xã trong những năm qua đã góp phần xây dựng và phát triển văn hóa của huyện ngày càng phát triển theo tinh thần nghị quyết TW5 (khóa VIII). Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển nhất là trong điều kiện hiện nay. Vấn đề đặt ra là quản lý về hoạt động văn hóa không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành văn hóa mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chính quyền các cấp và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trong thời gian đi thực tế 3 ngày bản thân tôi được hiểu rõ hơn mảnh đất và con người Quảng Bình. Qua đó càng thấy yêu Tổ quốc, yêu đất nước, yêu con người Việt Nam, đặc biệt là người dân xã Bảo Ninh quê hương của Mẹ Suốt anh hùng thân thiện, cần cù lao động, sáng tạo. Cũng qua chuyến đi này bản thân cũng đã cùng tập thể lớp có những giờ phút sinh hoạt tập thể hết sức sinh động, lý thú, bổ ích qua đó càng nâng cao tinh thần đoàn kết, tình đồng chí, đồng đội nâng lên tầm cao mới, cùng quan tâm chia sẻ, vượt qua những khó khăn, trở ngại nhất thời để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô trường Chính Trị Nguyễn Văn Linh, tỉnh Hưng Yên, Ban quản lý lớp học Trung cấp Lý luận chính trị Hành chính K77 huyện Phù Cừ, Trường Chính trị, tỉnh Quảng Bình, UBND xã Bảo Ninh đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cho chúng tôi những ấn tượng khó phai. Thời gian rồi sẽ trôi qua nhưng tôi tin chắc rằng những hình ảnh, ký ức về chuyến đi thực tế tại xã Bảo Ninh sẽ còn tồn tại mãi mãi trong tâm chí mỗi người trong lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính K77 hệ không tập trung huyện Phù Cừ,tỉnh Hưng Yên. Hưng Yên, ngày 15 tháng 8 năm 2019 Người viết báo cáo 18 Đỗ Thị Thảo 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan