Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Báo cáo thực tập bệnh viện quận 11...

Tài liệu Báo cáo thực tập bệnh viện quận 11

.DOCX
24
20624
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KĨ THUẬT MIỀN NAM NHÓM: 05CDDS3 Danh Sách Nhóm: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Trương Thị Bảo Trang Nguyễn Thị Phương Thúy Nguyễn Ngọc Thạch Hoàng Thị Việt Tre Trương Đức Thừa Dương Văn Việt Lê Thị Hà Yên BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN 11 GVHD: TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỚC TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại trường CĐ Kinh Tế-Kỹ Thuật Miền Nam, đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức cơ bản về chuyên môn trong suốt quá trình học tập tại trường. Chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ dược sĩ tại khoa Dược bệnh viện quận 11, đã trực tiếp hướng dẫn chỉ dạy cho em trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở từ đó giúp chúng em nắm vững hơn những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ chuyên môn để sau này khi ra trường dù công tác ở bất kỳ vị trí nào chúng em cũng có đủ tự tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong thời gian thực tập chúng em còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy kính mong nhận được sự chỉ dạy và sự giúp đỡ của thầy cô để chúng em hoàn thành tốt hơn bài báo cáo của mình cũng như sau này khi bước vào nghề chúng em được trang bị cho mình tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA…………………………………………………………………………...1 LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………..2 MỤC LỤC……………………………………………………………………………………3 LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………..4 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP………………………………....5 1. 2. 3. 4. 5. BỆNH VIỆN QUẬN 11……………………………………………………………..5 KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN………………………………………………………..5 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÊNH VIỆN……………………………….5 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÂN LỰC………………………………………………….6 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC……………………………...6 PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC……………………………………………..9 1. 2. 3. 4. 5. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC………………………………………………….9 CÔNG TÁC CUNG ỨNG THUỐC………………………………………………..10 BẢO QUẢN THUỐC……………………………………………………………...10 QUY CHẾ DƯỢC CHÍNH………………………………………………………...11 DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU……………………………………………….11 PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC TẬP………………………………………………………...13 1. 2. 3. 4. 5. KHO CHẴN……………………………………………………………………….13 KHO CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI VIỆN BHYT………………………………..16 ĐÔNG Y…………………………………………………………………………...17 KHO CẤP PHÁT THUỐC NỘI VIỆN…………………………………………....18 NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN………………………………………………………19 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………...21 1. 2. 3. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………21 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP………………………………………….22 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN………………………………….23 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..24 LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển chính vì vậy đòi hỏi nhân viên khi ra trường ngoài việc nằm chắc lý thuyết cần phải thì quan trọng hơn là phải biết áp dụng vào thực tế nên học đi đôi với hành ngày càng được chú trọng, đặc biệt đối với ngày Dược là một ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người. Sau quá trình học tập lý thuyết tại trường, được sự giới thiệu của nhà trường, chúng em lớp Dược sỹ khóa 05 đã có thời gian thực tập tại bệnh viện quận 11. Đợt thực tập vừa qua là quãng thời gian quý báu giúp chúng em học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thức tế đồng thời nắm vững hơn những chức năng nhiệm vụ trong Khoa Dược. Sau đây là bài báo cáo kết quả sau khi thực tập tại bệnh viện quận 11. PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. BỆNH VIỆN QUẬN 11 Tên bệnh viện: Bệnh Viện Quận 11 Địa chỉ: 72 Đường Số 05 - CX Bình Thới - P.8 - Quận 11 - TPHCM ĐT: 08.39650220 - ĐT Cấp Cứu : 08.38585961 - Fax: 08.38585961 website: www.bvq11.com.vn Email: [email protected] Bệnh viện quận 11 được thành lập theo quyết định số 102/2007/QĐ-UBND ngày 26/7/2007 của UBND thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc UBND quận 11. Bệnh viện quận 11 được thành lập trên cơ sở tách ra từ trung tam y tế quân 11 trước đây (thành lập bệnh viện quận 11 và trung tâm y tế dự phòng quận 11). Ban lãnh đạo bệnh viện quận 11 gồm 01 giám đốc (BS.Nguyễn Duy Hùng) và 02 phó giám đốc (BS. Nguyễn Thị Thu Nga và BS.Nguyễn Thị Thu Vân). Bệnh viện quận 11 là đơn vị sự nghiệp y tế thuộc UBND quận 11 chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của sở y tế và sự quản lý toàn diện của UBND quận 11. 2. KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Khoa dược gồm 20 thành viên, chia làm 5 bộ phận:  Tổ nghiệp vụ dược – Thống kê dược  Tổ kho  Tổ cấp phát ngoại trú BHYT  Tổ nhà thuốc  Tổ CNTT – Marketting. 3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÊNH VIỆN 3.1. Cấp Cứu – Khám Bệnh – Chữa Bệnh Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường và các trường hợp sơ cấp cứu về ngoại khoa. Tổ chức phẫu thuật tất cả các nhóm bệnh được sở y tế chấp thuận theo phân tuyến kỹ thuật. Tổ chức giám định khám, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. Tổ chức chuyển người người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị cũng như theo quy định của sở y tế. 3.2. Công Tác Đào Tạo Cán Bộ Y Tế Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường lớp của nhành y tế. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tập huấn bồi dưỡng về kiến thức y tế cho cán bộ phường để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu. 3.3. Nghiên Cứu Khoa Học Về Y Học Nghiên cứu và tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sức khỏe ban đầu. Nghiên cứu các công trình về điều trị, ứng dụng đông y và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. 3.4. Công Tác Chỉ Đạo Tuyến Dưới Và Chuyên Môn – Kỹ Thuật Lập kế hoạch giám sát thực hiện quy chế chuyên môn và chỉ đạo trạm y tế phường thực hiện các phát đồ chuẩn đoán và điều trị. Triển khai khám chữa bệnh BHYT tại 16 phường. 3.5. Phòng Bện Nâng Cao Sức Khỏe Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng. 3.6. Hợp Tác Quốc Tế Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài theo quy định của nhà nước. 3.7. Quản Lý Kinh Tế Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách của nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác. Tạo thêm nguồn kinh phí khác từ các nguồn dịch vụ y tế: viện phí, BHYT, đầu tư của nước ngoài và các tỏ chức kinh tế khác. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của viện, từng bước thực hiện hoạch toán chi phí khám chữa bệnh. Mạnh dạng đầu tư bằng nguồn vốn huy động. 4. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÂN LỰC 4.1. Tổ Chức Bộ Máy Tổ chức đảng: thành lập Đảng bộ cơ sở bệnh viện trực thuộc đảng bộ quận 11, hiện tại có 44 đảng viên. Công đoàn: thành lập công đoàn cơ sở Bệnh Viện Quận 11 trực thuộc Liên Đoàn Lao Động Quận 11. Đoàn TNCS HCM: thành lập Đoàn cơ sở TNCS HCM dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Bệnh viện và trực thuộc quận đoàn 11. 4.2. Các Đơn Vị Cấu Thành Bệnh Viện Quận: Các khoa/ Phòng chức năng: Phòng kế hoạch tổng hợp và vật tư thiết bị y tế. Phòng điều dưỡng Phòng tổ chức cán bộ - HCQT. Phòng tài chính kế toán Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Khoa dược Các Đơn Vị khoa: Khoa cấp cứu/ hồi sức tích cực/ chống độc Khoa nội tổng hợp Khoa nhi Khoa ngoại tổng hợp (phòng mổ- hồi sức- ngoại- chấn thương) Khoa phụ sản Khoa liên chuyên khoa (mắt- TMH- RHM). Khoa cận lâm sang (siêu âm- x quang- điện tim- xét nghiệm) Khoa y học dân tộc – vật lý trị liệu Khoa nội BHYT 4.3. Biên Chế Nhân Lực Theo quy định của Bộ Y Tế, dịnh biên bệnh viện tuyến quận huyện (hạng 3) do UBND quân huyện quyết định, tổng số biên chế của bệnh viện được giao hiện nay là 200 biên chế (năm 2013). Thực tế tại đơn vị hiện nay: 232 người. - Biên chế + hợp đồng trong chỉ tiêu: 151. - Hợp đồng ngoài chỉ tiêu 81. 5. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC 5.1. Chức Năng của khoa Dược Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. 5.2. Nhiệm Vụ Của Khoa Dược Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. Tham gia chỉ đạo tuyến. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng. Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ. PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC 2. CÔNG TÁC CUNG ỨNG THUỐC Công tác cung ứng thuốc dự trù thuốc theo 2 bước cơ bản: Bước 1: Theo dõi hàng hóa:  Tổ cung tiêu và tổ kho theo dõi và thông báo sản phẩm sắp xếp hàng (trên thực tế và phần mềm).    Mức độ xuất hàng các thời kỳ trước, lượng tồn kho hiện tại, các hợp đồng mua đã ký, theo dõi số lượng đã đăng ký ngay từ đầu năm. Nhu cầu về sản phẩm mới: Do các bác sĩ các khoa dự trù và được Hội Đồng Thuốc và Điều Trị thông qua và phê duyệt. Các nhu cầu đột xuất ( hàng cấp cứu ). Bước 2: Lập kế hoạch mua hàng Tổ cung tiêu lên bảng dự trù số lượng hàng cần mua vào lượng tồn kho tối thiểu, lượng xuất trong tháng trước báo cáo lên Trưởng Khoa Dược. 3. BẢO QUẢN THUỐC Quy định kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tại kho. -Nhiệt độ: ≤ 25OC ; Độ ẩm: ≤ 70%. a. Theo dõi chất lượng: -Mỗi lô sản phẩm sau khi nhập vào kho thì mỗi 01 tháng phải tiến hành theo dõi chất lượng định kỳ cho đến khi xuất hết toàn bộ lô đó. - Thủ kho kiểm tra lại hình thức cảm quan thành phẩm trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. - Trong quá trình tồn trữ: cấp phát, nếu có bất kỳ sự cố hoặc nghi ngờ về tình trạng chất lượng của một lô thành phẩm tiến hành kiểm tra và báo cáo cho bộ phận cung tiêu. Trưởng khoa dược. b. Theo dõi hạn dùng: - Định kỳ hàng tháng, thủ kho phải rà soát lại hạn dùng của từng lô sản phẩm đang tồn kho và báo cáo cho Trưởng khoa Dược và bộ phận cung tiêu nếu có sai sót. c. Kiểm tra tồn kho - Định kỳ: hàng tháng. - Kiểm tra đối chiếu tồn kho giữa thực tế so với phần mềm. - Kiểm tra đã cập nhật đầy đủ tất cả các số liệu, chứng từ nhập/ xuất trong tháng gồm phiếu nhập/ xuất kho. - Kiểm tra số lượng tồn thực tế của mỗi lô. - Đối chiếu với số lượng tồn ghi trên mỗi thẻ kho, mọi chênh lệch phải kiểm tra lại nhật ký để tìm ra nguyên nhân và báo cáo ngay cho bộ phận giám sát tại kho và Trưởng khoa dược. Thủ kho không được che giấu hay tự ý giải quyết các nhầm lẫn do giao nhận hay cấp phát. 4. QUY CHẾ DƯỢC CHÍNH     Tổ chức kiểm tra: kho dược và phòng kế hoạch tổng hợp phối hợp kiểm tra về công tác Dược bệnh viện. Nội dung kiểm tra: Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, các đơn thuốc, tủ trực, cấp cứu tại các khoa. Lịch kiềm tra: kiểm tra định kỳ 6 tháng – 12 tháng và đột xuất. Kiểm tra: Quy chế quản lý thuốc, quy chế kê đơn thuốc, quy chế thuốc gây nghiện. 5. DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU STT I 1 2 3 4 5 II 6 7 III 8 9 10 IV 11 12 13 V 14 15 VI 16 17 18 VII 19 VIII 20 21 TÊN BIỆT DƯỢC TÊN HOẠT CHẤT ĐƯỜNG DÙNG, ĐVT DẠNG DÙNG Thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt; chống viêm không steroid Fenagi 50mg Diclofenac natri 50mg Uống;viên Viên Prednisolon 5mg Prednisone 5mg Uống;viên Viên Pracetamol 500mg paracetamol Uống;viên Viên Efferalgan 500mg Paracetamol Uống;viên Viên Mobimed 15mg Meloxicam 15mg Uống;viên Viên Thuốc điều trị bệnh gout Colchicine galien 1mg Colchicin Uống;viên Viên Allopurinol 300mg Allopurinol Uống;viên Viên Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn Cetirizin 10mg cetirizin Uống;viên Viên Chlopheniramine 4mg Chlopheniramine Uống;viên Viên Theralene 5mg alimemazine Uống;viên Viên Thuốc trị kí sinh trùng chống nhiễm khuẩn Augmentin (500mg+125mg) Amoxicillin+ Uống;viên Viên Acid Clavulanic Erythromycin 500mg Erythromycin Uống;viên Viên Ciprofloxacin 200mg Ciprofloxacin Uống;viên Viên Thuốc chống đau thắc ngực Nitrostad 2.5mg Glycerin trinitrat Uống;viên Viên (Nitroglycerin) Imidu 60mg Isosorbid (dinitrat hoặc Uống;viên Viên mononitrat) Thuốc điều trị tăng huyết áp Elanapril 10mg Elanapril meleat Uống;viên Viên Captopril 25mg Captopril Uống;viên Viên Irbesartan 150 Irbesartan Uống;viên Viên Thuốc chống huyết khối Aspegic 100mg Acetylsalicylic acid Uống;gói Gói Thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa Vacoomez 20mg Omeprazole Uống;viên Viên Trimebutin 100mg Trimebutin meleat Uống;viên Viên IX 22 23 X 24 25 Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế Dexamethasone 4mg Dexamethason natri phosphat Hydrocortison 100mg hydrocortisone sodium succinate Khoáng chất và vitamin Upsa C 1000mg Acid ascorbic Ferrovit Ferrous Fumarate + Folic acid+VitaminB12 Uống;viên Viên Uống;viên Viên Uống;viên Uống;viên Viên Viên PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC TẬP 1. KHO CHẴN Nhiệt độ: ≤ 250C Độ ẩm: ≤ 70% Kho chẵn Phòng thuốc Phòng VTTH Phòng hóa chất Kho chẵn phân phát thuốc cho 4 kho: - Kho nội viện Kho đông y Kho nhà thuốc Kho BHYT Kho chẵn trong bệnh viện được hoạt động theo các bước sau: - Nhận hàng: Dược sĩ trong kho chẵn sẽ nhận hàng trực tiếp từ các công ty dược giao hàng tới bệnh viện Kiểm hàng: + Cùng kiểm hàng với dược sĩ trong bệnh viện là người giao hàng của các công ty dược đưa thuốc tới bệnh viện + Dược sĩ sau khi nhận hàng hóa từ các công ty giao đến sẽ nhận được 2 phiếu hàng ( 1 phiếu hàng màu đỏ và 1 phiếu hàng màu xanh). Các dược sĩ trong kho chẵn kiểm hàng đối chiếu với tên thuốc trong phiếu hàng bệnh viện đã đặt mua với tên thuốc ngoài thùng thuốc và thuốc trong thùng ( do số lượng thuốc nhập nhiều nên sẽ lấy bất kì hộp thuốc –vĩ thuốc trong thùng đúng tên thuốc bệnh viện đặt mua), hạn sữ dụng của thuốc. + Kiểm thuốc bằng cảm quan (bằng mắt) sự biến đổi điển hình là màu sắc của thuốc bị thay đổi không đúng màu thuốc. Các thùng thuốc được đưa đến có bị bóp méo biến dạng ở bên ngoài và bên trong thùng, và các chai lọ có bị đỗ vỡ không. Kiểm tra hạn sử dụng, số lô có giống nhau hay không. + Các dược sĩ sau khi kiểm tra xong sẽ kí nhận vào phiếu xanh-đỏ, sau đó dược sĩ kho chẵn sẽ giữ lại một phiếu hàng màu đỏ để lưu lại tại văn phòng khoa dược và đưa lại cho công ty phiếu hàng màu xanh. - Nhận hàng: sau khi nhận và giao hàng xong dược sĩ sẽ nhập hàng vào kho, sắp xếp theo quy cách 3 dễ 5 chống và sắp xếp theo nhóm dược lí: + Theo 3 nguyên tắc dễ:  Dễ thấy: Sắp xếp thuốc thành từng khối hàng riêng biệt, nhãn xoay ra ngoài.  Dễ lấy: Sắp xếp thuốc thành từng khối hàng riêng biệt.  Dễ kiểm tra: Kiểm tra sự mất mát về số lượng, chất lượng, sự phá hoại của mối mọt, nấm mốc,… + Theo 5 nguyên tắc chống:      Chống nấm mốc, mối mọc Chống ẩm mốc Chống cháy nổ Chống quá hạn dùng: theo nguyên tắc FIFO, FEFO Chống nhầm lẫn, đỗ vỡ, mất mát + Sắp xếp trong kho theo:  Nhóm thuốc theo TT40/BYT, như nhóm thuốc tim mạch, nhóm kháng sinh, nhóm đường tiêu hóa,…  Thuốc của mỗi nhóm được phân theo thứ tự a, b, c,…  Nhóm thuốc theo nguyên tắc FIFO, FEFO + Các thùng thuốc nặng như siro, thủy tinh sắp xếp xuống kệ dưới. - Xuất hàng: + Kho sẽ được xuất hàng theo guyên tắc: FIFO ( First In First Out): nhập trước xuất trước FEFO ( First Expire Date First Out): hết hạng trước xuất trước + Sau khi nhập hàng từ các công ty dược, dược sĩ sẽ chuyển thuốc xuống thẳng trực tiếp kho đông y và kho nhà thuốc ( kho chẵn sẽ không giữ thuốc của 2 kho này). + Kho nội viện sẽ được lấy thuốc từ kho chẵn khi kho thiếu thuốc hoặc cần thuốc. + Kho BHYT sẽ được kho chẵn cấp thuốc theo định kì, vào tuần thứ 2 đầu tháng. Trong khi kho BHYT nếu thiếu thuốc thì được lên kho chẵn lấy thuốc để về bổ sung. Một số loại thuốc trong kho chẵn:            + Phòng thuốc: Augmentin Ciprofloxacin Neostyl Teimebutin Rutin Vitamin C, Myolaxyl Vacomuc Cephalexin Cefuroxin Hapacol Betahistin …          + Phòng VTTH: Bông gòn Kim tiêm Ống truyền dịch Kim khâu Bao tay y tế Khẩu trang Ống xét nghiệm Bao cao su Thanh nẹp + Phòng hóa chất:    Nước rữa tay Nước rữa dụng cụ y tế Cồn 2. KHO CẤP PHÁT THUỘC NGOẠI VIỆN BHYT 2.1. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sỉ phụ trách kho cấp phát thuốc:  Yêu cầu về trình độ: Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sỉ đại học hoặc dược sỉ trung học có giấy ủy quyền theo quy định; thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu là dược sỉ trung học.  Chức trách và nhiệm vụ: - Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về “ Thực hành tốt bảo quản thuốc” , đảm bảo an toàn của kho. - Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại khoa thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát. - Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên theo sự phân công. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi Trưởng khoa dược giao. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa dược về nhiệm vụ được phân công. 2.2. Quy Trình Cấp Phát Thuốc Ngoại Trú BHYT:  Tổ chức, quản lý cấp phát thuốc:  Quy trình cấp phát thuốc: - Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân mang đơn thuố đến nhân viên nhà thuốc nhận đơn thuốc. Sau đó nhập đơn thuốc vào máy tính . Tiếp đó in hoá đơn bán thuốc ( có 2 liên) Đưa cho nhân viên kế toán thu tiền (giữ 1 liên) Sau khi nhân viên kế toán nhận đủ tiền từ khách hàng, nhân viên kế toán đưa lại 1 liên cho nhân viên nhà thuốc, nhân viên nhà thuốc tiến hành lấy thuốc. Sau khi soạn đủ thuốc tiến hành kiểm tra lại theo nguyên tắc 3 tra 3 đối trước khi giao cho khách hàng.  Nguyên tắc 3 tra, 3 đối:  kiểm tra : + + +  Thể thức đơn, phiếu lãnh thuốc, liều dùng, cách dùng Nhãn thuốc Chất lượng thuốc bằng cảm quang 3 đối chiếu : + + + Tên thuốc ở đơn, phiếu với nhãn thuốc Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn - phiếu với số thuốc sẽ giao Số lượng, số khoảng trên đơn - phiếu với số thuốc chuẩn bị giao  BHYT gồm các khâu: + Nhận toa thuốc + Giám định toa thuốc + Soạn thuốc + Kiểm tra thuốc + Phát thuốc 2.3.Một số loại thuốc trong kho BHYT:  Kháng sinh: CIPROFLOXACIN Chỉ định: - Viêm đường tiết niệu trên và dưới, viêm tuyến tiền liệt, viêm xương – tủy, viêm ruột vi khuẩn nặng, nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện (nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch). - Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch  Giảm đau: TATANOL 500mg Chỉ định: giảm đau và hạ sốt.  Thuốc: CORNEIL Chỉ định: điều trị suy tim, cao huyết áp, đau thắt  Thuốc: RUTIN- VITAM C Chỉ định: phòng và điệu trị thiếu vitamin c và chứng chảy máu do thiếu vitamin C 3.        KHO ĐÔNG Y Kho đông y gồm 6 bước: Quan sát cách sắp xếp của kho (thuốc – dược liệu của kho ) Nhận toa của bác sĩ: xem toa của bác sĩ sẽ cho bao nhiêu than thuốc, thường cho mỗi toa sẽ có khoãng từ 7-14 than thuốc ( mỗi than có khoảng 4-20 vị thuốc) Xắp giấy và bắt đầu bốc từng than thuốc Cân và chia đều từng than thuốc ra Gói các than thuốc lại Phát cho bệnh nhân. 4. KHO CẤP PHÁT THUỐC NỘI VIỆN: Nhân viên kho nội viện có nhiệm vụ cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú điều trị tại các khoa lâm sàng (các khoa lâm sàng trong bệnh viện gồm có : khoa nội tổng hợp, khoa ngoại tổng hợp, khoa sản, khoa cấp cứu, khoa mắt, khoa tai mũi họng..).Kho nội viện sẽ phát thuốc cho những bệnh nhân điều trị tại các khoa. Trong kho nội viện củng như kho chẳn gồm có thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao. Quy trình cấp phát trong kho nội viện được chia ra 3 quy trình: + Quy trình 1: cấp phát thuốc cho khoa dược dựa vào phiếu lĩnh thuốc. Kho nội viện sẽ cấp phát thuốc dưới dạng phiếu lãnh thuốc được in từ phần mềm máy tính. Trước khi đem phiếu lãnh thuốc đến kho nội viện thì điều dưỡng có trách nhiệm đưa cho bác sỉ trưởng khoa lâm sàng kí tên và đóng mộc khoa vào. Người đi lãnh củng phải kí tên vào phiếu lãnh thuốc này , sau khi có đầy đủ hai chử kí và mộc của khoa lâm sàng thì điều dưỡng mới đem phiếu lãnh này xuống cho kho nội viện. Thủ kho nội viện sẽ dựa vào phiếu lãnh này để soạn thuốc hoặc vật tư tiêu hao cho khoa , sau khi soạn xong sẽ để ở trên bàn, điều dưỡng có trách nhiệm kiểm tra lại xem thủ kho có cấp phát đúng phiếu lãnh này hay không. Cấp phát xong thủ kho có trách nhiệm điền vào cột cấp phát số lượng của khoa lấy là bao nhiêu, sau đó kí tên vào chổ người phát và cuối ngày sẽ đem phiếu này trình lên trưởng khoa dược kí tên và đóng mộc khoa dược vào. Khi phiếu này có đầy đủ có bốn chử kí và hai mộc của khoa lâm sàng và khoa dược thì sẽ được in thành hai bản, một bản sẻ trả cho khoa lâm sàng và một bản khoa nội viện sẽ lưu lại. + Quy trình 2: cấp phát thuốc cho khoa dược dựa vào phiếu lĩnh thuốc dưới dạng sổ viết tay. Quy trình cấp phát dựa vào phiếu lãnh dưới dạng sổ viết tay. Quyển sổ có các thông tin giống như phiếu lãnh được in từ phần mềm máy tính. Khi các khoa cần những mặt hàng nào thì sẽ được ghi vào sổ lãnh này, viết đầy đủ những thông tin và đưa cho bác sỉ trưởng khoa lâm sàng kí tên và đóng mộc, người lãnh kí tên sau đó là thủ kho nội viện và cuối ngày trình lên trưởng khoa dược kí tên và đóng mộc. + Quy trình 3: cấp phát thuốc đến tay bệnh nhân xuất viện Các khoa củng lập nên phiếu lĩnh mà đối tượng là bệnh nhân xuất viện, phiếu lĩnh được lập trên phần mềm máy tính các khoa sau đó điều dưỡng gửi xuống qua phần mềm máy tính cho kho nội viện, thủ kho nội viện sẽ dựa trên phần mềm, soạn thuốc và đem lên khoa phát thuốc cho bệnh nhân. Thu kho nội viện sẽ kiểm tra số lượng cấp phát thuốc cho bệnh nhân là bao nhiêu và coi bệnh án của bác sĩ cho bệnh nhân uống theo cử như thế nào thì thủ kho nội viện sẽ chia thuốc theo cử cho bệnh nhân như vậy. Sau khi chia liều cho bệnh nhân xong thuốc sẽ được cho vào túi nilon và ghi cách hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân. Thông tin tư vấn cho bệnh nhân sẽ dựa vào y lệnh của bác sỉ và dược thư quốc gia, quy trình này chỉ lập phiếu trên phần mềm còn lại giao cho khoa dược xử lý. Cách bảo quản kho nội viện :  Nhiệt độ bảo quản ≤ 25 độ c  Độ ẩm ≤ 70 độ c Cách sắp xếp kho nội viện :  Sắp xếp thuốc theo các nhóm vd như : nhóm giảm đau , hạ sốt, tim mạch kháng sinh ,... mỗi nhóm chia ra các vần a,b,c,... để nhận biết dễ lấy  Sắp xếp theo nguyên tắc : 1. FIFO ( First in First out ) : nhập trước xuất trước 2. FEFO ( First expire Date First out ) : hết hạng trước – xuất trước Quy trình cấp phát kho nội viện :  Nguyên tắt 3 kiểm tra – 3 đối chiếu   - Nguyên tắt 3 kiểm tra : Thể thức đơn, phiếu lãnh thuốc, liều dùng, cách dùng. Nhãn thuốc . Chất lượng thuốc đã giao. Nguyên tắt 3 đối chiếu : Tên thốc ở đơn , phiếu với nhãn thuốc. Liều dùng hàm lượng thuốc ở đơn – phiếu với số thuốc đã giao. Số lượng , số khoảng trên đơn – phiếu với số thuốc chuẩn bị giao. PHIẾU LĨNH THUỐC Đối tượng Stt Tên thuốc, hàm lượng ĐVT Yêu cầu Số lượng Phát Ghi chú 1 2 .. .. 8 Tổng khoản Ngày … tháng… năm 2015 TRƯỞNG KHOA DƯỢC NGƯỜI PHÁT NGƯỜI LĨNH TRƯỞNG KHOA LÂM SÀNG Họ tên Họ tên Họ tên Họ tên Sở y tế: ….. PHIẾU LĨNH VẬT DỤNG Y TẾ TIÊU HAO BV: …. Ngày……tháng…….năm Khoa: …. stt mã Tên vật dụng y tế tiêu hao Đơn vị Yêu cầu Số lượng phát Ghi chú 1 2 3 Cộng khoản: TRƯỞNG KHOA DƯỢC NGƯỜI PHÁT NGƯỜI LĨNH TRƯỞNG KHOA LÂM SÀN Họ tên Họ tên Họ tên Họ tên 5. NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN 5.1. Hoạt Động Nhà Thuốc A. Mua Thuốc - Mua từ công ty hợp pháp - Thuốc phải được lưu hành , bao bì còn nguyên vẹn và có đủ hóa đơn chứng - Từ hợp lý để chứng minh nguốn gốc - Khi nhập thuốc phải kiểm tra hạn dùng, thông tin thuốc, chât lượng thuốc và kiểm soát thường xuyên trong quá trình bảo quản B. Bán Thuốc : - Bán thuốc đúng giá, đúng thuốc. - Bán đúng toa đúng số lượng. - Bán đúng thuốc ghi trong đơn. Khi phát hiện sai phạm hoặc ảnh hưởng đến sức khẻo người bệnh, phải thông báo cho người kê đơn biết. - Giải thích rỏ cho người mua, từ chối khi đơn thuốc khác có sai sót hoặc nghi vấn, và không nhằm mục đích chửa bệnh. - Dược sỉ đại học có quyền thay thế thuốc bằng 1 thuốc khác có cùng hoạt chất. Dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua. - Hướng dẩn sự dụng thuốc và nhắc nhở thực hiện đúng đơn thuốc. - Bán thuốc gây nghiện, phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính. - Tư vấn về cách sử dụng thuốc , các loại thuốc cho người mua thuốc. - Tư vấn để bênh nhân chọn loại thuốc có giá trị hợ lý nhât là người nghèo. Không thông tin quảng cáo thuốc trái quy định. Không khuyến khích mua thuốc nhiều hơn mức cần thiết. C. Nhà Thuốc GPP Có 12 SOP : - SOP 1: soạn thảo quy trình thao tác chuẩn. SOP2 : mua thuốc_ SOP3 : bán tư vấn sử dụng thuốc theo đơn SOP 4: bán tư vấn sử dụng thuốc không theo đơn SOP5: bỏa quản theo dỏi chất lượng SOP6 : giải quyết với thuốc khiếu nại thu hồi SOP7: đào tạo nhân viên SOP8 : tu vấn điều trị SOP 9 : vệ sinh nhà thuốc SOP 10: ghi chép nhiệt độ độ ẩm SOP 11: săp xếp và trình bày SOP 12: quản lý hàng lạnh 5.2. QUY TRÌNH NHÀ THUỐC GPP:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng