Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập tình huống luật lao động...

Tài liệu Bài tập tình huống luật lao động

.DOC
6
116
92

Mô tả:

TÌNH HUỐNG 1 Ông T làm việc tại Công ty V. Công ty trả lương cho ông T như sau: Tổng lương = Lương cơ bản (= 290.000 x hệ số) + lương hiệu quả + lương bổ sung Tổng lương ông T được nhận > MLTTC x hệ số lương do Nhà nước quy định. Tháng 5/2013 ông T kiện Công ty V vì lý do “không trả đủ tiền lương” cho ông.Theo ông T, Công ty V phải trả lương như sau: Tổng lương = Lương cơ bản (= MLTTC x hệ số) + lương hiệu quả + lương bổ sung khác Hỏi: Ông T kiện Công ty V là Đúng hay Sai? BÀI LÀM 1. Tiền lương và cơ chế thỏa thuận về tiền lương theo pháp luật hiện hành a. Khái niệm tiền lương Một trong những nội dung quan trọng được Bộ luật Lao động điều chỉnh chính là chế định về tiền lương. Bởi tiền lương yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, là một bộ phận quan trọng của giá trị hàng hóa, đồng thời tiền lương thể hiện các quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động với mục đích chính là đảm bảo sự công bằng và đảm bảo đời sống cho người lao động. Hiện nay, khái niệm tiền lương được quy định rất cụ thể: “tiền lương là khoàn tiển mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận”1. Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành quy định khá chung chung về tiền lương. Tuy nhiên, dưới góc độ Luật lao động, tiền lương có thể được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật. 1 Quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2012. 1 Với tư cách là chế định của luật lao động, tiền lương bao gồm tổng thể các quy định pháp luật về nguyên tắc, chế độ, hình thức trả lương, chế độ phụ cấp, chế độ tiền thưởng, việc trả lương trong các trường hợp đặc biệt… b. Cơ chế thỏa thuận về tiền lương theo pháp luật hiện hành. Nguyên tắc thỏa thuận là một trong những nguyên tắc pháp lý điều chỉnh tiền lương. Tính chất của quan hệ lao động là do luật lao động điều chỉnh là sự tự do thỏa thuận. Nhìn chung, những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên đều do họ tự quyết định bằng cách thỏa thuận không trái luật, trong đó có tiển lương. Có thể thấy rằng, việc áp dụng cơ chế thỏa thuận về tiền lương (đặc biệt đối với doanh nghiệp) là đúng đắn và hợp lý trong xã hội hiện đại. Vì trong những năm gần đây, trong doanh nghiệp, cơ chế trả công lao động được áp dụng theo quan hệ thị trường, việc trả lương người lao động căn cứ vào năng suất và hiệu quả làm việc, thậm chí các bên trong quan hệ lao động có thể thỏa thuận mức lương không giới hạn mức tối đa. Điều này có tác dụng khuyến khích, thu hút lao động có tay nghề cao, chuyên môn, kỹ thuật giỏi trên thị trường lao động vào doanh nghiệp. Hiện nay, đối với khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp), có thể thấy các quy định của Nhà nước trong chế độ tiền lương chỉ là những tiêu chuẩn tối thiểu hoặc những quy tắc cơ bản cần thiết cho các đơn vị sử dụng lao động tiếp tục cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và làm cơ sở cho các bên thỏa thuận về tiền lương và các quyền lợi khác có liên quan của người lao động. Về nguyên tắc, tiền lương trả cho người lao động phải tương xứng với sự đóng góp của lao động (hay trả đúng giá trị sức lao động), pháp luật hiện hành quy định việc trả lương cho người lao động phải căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Đối với khu vực doanh nghiệp, cơ chế thỏa thuận về tiền lương tạo quyền chủ động cao cho các doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động và cho người lao động tìm việc theo đó các bên được quyền tự do thỏa thuận mức lương dựa trên cơ sở năng suất công việc, hiệu quả công việc, mặt bằng tiền lương trong thị trường lao 2 động… Tuy nhiên, không phải pháp luật trao sự tự do thỏa thuận cho các bên một cách hoàn toàn, mà cùng với đó, pháp luật đặt ra những giới hạn nhất định đối với sự thỏa thuận của các bên. Cụ thể, pháp luật quy định về mức lương tối thiểu, là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Hiện tại, mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Nghị định 103/2012/NĐ-CP, theo đó quy định 4 mức lương tối thiểu áp dụng đối với 4 vùng với các mức từ 1.650.000 đồng/tháng cho đến 2.350.000 đồng/tháng2. Hiện nay, chính sách về tiền lương được quy định tách dần khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nước. Đối với khu vực hành chính nhà nước, có thể thấy cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương dựa trên do Nhà nước quy định và trả từ ngân sách qua đó làm giảm tính thỏa thuận trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, tiền lương và thu nhập của những đối tượng này vẫn phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập khu vực thị trường 2. Giải quyết tình huống a. Trường hợp công ty V là công ty do nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức, quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp ( Khối nhà nước). Theo quy định tại Điều 90, Bộ luật Lao Động năm 2012 quy định: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Tiền lương trả 2 Quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. 3 cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Thông tư số 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và xã hội có tính đặc thù quy định cách tính lương như sau: Công thức tính mức lương: Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 = Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng Như vậy, nếu Công ty V là công ty do nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức, quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp (thuộc khối nhà nước) thì cách tính lương phải tuân theo công thức trên, tức là: Lương cơ bản = Lương tối thiểu chung x hệ số Từ đó có thể thấy rõ việc công ty tính Lương có bản = 290.000 x hệ số là trái với quy định và không phù hợp. Vì thế, việc ông T khởi kiện công ty V là có cơ sở. b. Trường hợp công ty V không phải là doanh nghiệp nhà nước Như trên đã phân tích, đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền lương sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau và được ghi trong các điều khoản của hợp đồng lao động. Mặc dù tiền lương là sự thỏa thuận giữa hai bên song để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật có những quy định giới hạn cho sự thỏa thuận này. “ …Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định” (khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2012). Như vậy, tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động sẽ bao gồm phần “lương cơ bản” theo thỏa 4 thuận của hai bên trong hợp đồng và phụ cấp lương hoặc các khoản bổ sung khác (nếu có). Và phần “lương cơ bản” này của người lao động sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Trong tình huống trên, để có thể khẳng định việc Ông T kiện Công ty V là ĐÚNG hay SAI, thì ta phải xác định được xem mức lương cơ bản trong Tổng lương mà Công ty trả cho Ông T có thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định hay không? Trường hợp 1: Mức lương cơ bản Công ty V trả cho Ông T thấp hơn mức lương tối thiểu chung theo quy định => Ông T kiện Công ty V vì lý do “không trả đủ tiền lương” là Đúng. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động được được quy định trong Nghị định 103/2012/NĐCP ngày 04/12/2012. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp được quy định như sau: “a) Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. b) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. c) Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. d) Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này” (Điều 3 của Nghị định 103). Như vậy, nếu như Công ty V trả lương cho Ông T với mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định tương ứng với từng vùng I, II, III, IV 5 mà Công ty thuộc thì sẽ trái với quy định của pháp luật. Và Ông T kiện Công ty V vì lý do “không trả đủ tiền lương” là Đúng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý một điều đó là tuy trong trường hợp này Ông T kiện Công ty V là đúng nhưng không có nghĩa là cách tính Tổng lương của Ông cũng là đúng. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều đảm bảo quyền tự định đoạt của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc quy định cách tính tiền lương như thế nào, miễn sao mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Vì vậy, lương cơ bản mà Công ty V trả cho Ông T có thể bằng mức thấp hơn mức lương tối thiểu chung x hệ số, chỉ cần đáp ứng được điều kiện mức lương cơ bản này của Ông T sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định là được. Trường hợp 2: Mức lương cơ bản Công ty V trả cho Ông T lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu theo quy định => Ông T kiện Công ty V vì lý do “không trả đủ tiền lương” là SAI. Theo những căn cứ trên, nếu như ở đây mức lương cơ bản Công ty V trả cho Ông T (được tính bằng 290.000 x hệ số) mà lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu theo quy định tương ứng với từng vùng I, II, III, IV Công ty thuộc thì việc Ông T khởi kiện Công ty V là SAI. Vì trong trường hợp này, Công ty T đã đáp ứng được điều kiện mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định nên cách tính tiền lương như vậy của Công ty là hoàn toàn phù hợp. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan