Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài tập quy luật di truyền

.PDF
7
317
101

Mô tả:

Bài tập quy luật di truyền
TÓM TẮT KIẾN THỨC I. Quy Luật Di Truyền Của Menđen: 1. Nhận dạng bài tập thuộc quy luật Menđen: a. Đề bài đã cho các ĐK nghiệm đúng: - Mỗi tính trạng do 1 gen quy định. - Mỗi gen nằm trên 1 NST hay các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. b. Đề bài đã xác định tỉ lệ phân li KH ở đời con: - Ở phép lai 1 tính cho kiểu hình ở F1 là một trong các tỉ lệ sau: 100% (đồng tính) hoặc 1:1 hoặc 3:1 hoặc 2:1 (tỉ lệ của gen gây chết) hoặc tỉ lệ 1:2:1 (tỉ lệ của di truyền trội không hoàn toàn) - Ở phép lai 2 tính cho kiểu hình ở F1 là (1:1)n, (3:1)n hay (1:2:1)n (trội không hoàn toàn) c. Đề bài không xác định tỉ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho biết tỉ lệ 1 kiểu hình nào đó ở con lai: - Ở phép lai 1 cặp tính trạng, tỉ lệ một kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% hay ¼. - Ở phép lai hai cặp tính trạng mà tỉ lệ 1 kiểu hình được biết bằng hoặc bội số của 6,25% hay 1/6 từ tỉ lệ kieủe hình đã biết cho phép ta xác định được số loại giao tử của bố hoặc mẹ có tỉ lệ banừg nhau và ước số của 25%. 2. Hướng Dẫn Giải Bài Tập: a. Quy ước gen: Gồm các bước: Khi đề bài chưa cho biêt stính trạng nào trội hay lặn thì ta phải xác định tính trạng trội, tính trạng lặn rồi quy ước gen. Để thực hiện bước này ta dựa vào đề bài: - Nếu P thuần chủng, mang tính trạng tương phản mà F1 100% đồng tính, thì tính trạng xuát hiện ở F1 là tính trạng trội, và tính trạng không xuất hiện ở F1 là tính trạng lặn. Từ đó ta quy ước gen. - Nếu phân tích con lai, ta xác định được tỉ lệ phân li 3:1, ta suy ra được tỉ lệ 3/4 thuộc về tính trạng trội, và 1/4 thuộc về tính trạng lặn rồi mới quy ước gen. b. Biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ: c. Viết sơ đồ lai và nhận xét tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình và giải quyết các yeue cầu của đề bài: Sau khi nhận dạng bài tập thuộc định luật Menđen thì dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 ta suy ra kiểu gen của P. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 Kiểu gen của P - F1: 100% (đồng tính) + Nếu F1 100% AAA x AA AA x Aa AA x aa aa x aa Lai một + Nếu F1 100% aa tính - F1: 3A- : 1aa Aa x Aa - F1: 1A- :1 aa Aa x aa (lai phân tích) - F1: 2A- :1aa (Tỉ lệ phép lai có gen gây chết) Aa x Aa - F1: 1: 2:1 Aa x Aa (Tỉ lệ của phép lai trội không hoàn toàn) - F1: 9: 3: 3: 1 AaBb x AaBb (9A- : 3A-bb : 3aaB- : 1 aabb) Lai hai - F1: 1: 1: 1: 1 (Tỉ lệ của phép lai phân tích) AaBb x aabb tính - F1: 3: 3: 1: 1 AaBb x Aabb - F1: 1: 1: 3: 3 AaBb x aaBb * Trường hợp lai hai tính mà F1 xuất hiện số kiểu hình nhiều hơn 4: Ví dụ: F1 có 6 kiểu hình thì ta tách riêng từng cặp tính trạng ra mà xét. Giả sử: + Cặp tính trạng thứ nhất phân li theo tỉ lệ 3:1 → P: Aa x Aa (1) + Cặp tính trạng thứ hai phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1 → P: Bb x Bb (trội không hoàn toàn) (2) Từ (1) và (2) kiểu gen của P: AaBb x AaBb và tỉ lệ kiểu hình ở F1: (3A-: 1aa)(1BB: 2Bb: 1bb) = 3A-BB : 6A-Bb : 3 A-bb : 1aaBB : 2aaBb : 1 aabb BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ở phép lai hai tính, kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cơ thể dị hợp: A. AaBB B. Aabb. C. AaBb D. aaBB Câu 2: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen: A. Đồng hợp trội hoặc dị hợp. B. Dị hợp. . Đồng hợp trội. D. Đồng hợp lặn. Câu 3: Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cơ thể có kiểu gen dị hợp, trong đó A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn. B. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn C. Gen lặn át chế ngược trở lại gen trội. D. Gen trội gây chết. Câu 4: Hiện tượng nào sau đây chưa được phát hiện trong quá trình nghiên cứu của Menđen: A. Bố mẹ không thuần chủng thì con lai phân tính. B. Bố mẹ thuần chủng thì con lai F1 đồng tính. C. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn. D. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn. Câu 5: Trong thí nghiệm của mình, Menđen đã sử dụng phép lai phân tích để A. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn. B. Xác định các cá thể thuần chủng. . Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng. D. Kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng. Câu 6: Lai phân tích là phép lai: A. Giữa cơ thể đồng hợp với cơ thể mang kiểu hình lặn. B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản. C. Giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn. D. Giữa các cơ thể F1 với nhau. Câu 7: Trong quần thể của 1 loài với 1 gen có hai alen D và d thì sẽ có những kiểu gen bình thường sau A. DD, dd. B. Dd, dd. C. DD, Dd, dd. D. Dd. S S Câu 8: Ở người, kiểu gen Hb Hb gây thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, HbsHb s sống bình thường, Hb SHbs thiếu máu nhẹ nhưng sống bình thường. Cặp bố mẹ sống bình thường nhưng có khả năng sinh con thiếu máu nặng là A. Hb SHb Sx Hb sHbs. B. Hb SHbsx HbSHb s. S S S s C. Hb Hb x Hb Hb . D. Hb sHbsx Hb sHbs. Câu 9: Để giải thích quy luật phana li, Menđen đã đưa ra giả thiuyết A. Sự phana li và tổ hpọ của các cặp nhân tố di truyền. B. Sự tổ hợp tự do của NST trong giảm phân. C. Giao tử thuần khiết. D. Gen trội lấn át hẳn gen lặn. Câu 10: Khi sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ A. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai. B. Duy trì được sự ổn định của các tính trạng ở các thế hệ sau. C. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất phẩm chất của giống. D. Cải thiện được phẩm chất của giống. Câu 11: Một gen có 3 alen nằm trên NST thường. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen khác nhau về các alen nói trên? A. 3 kiểu gen. B. 4 kiểu gen. C. 6 kiểu gen. D. 8 kiểu gen. Câu 12: Ở trường hợp tính trạng trội không hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1? A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. AA x aa. Câu 13: Theo quan niemẹ của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể sinh vật do A. Một cặp nhân tố di truyền quy định. B. Một nhân tố di truyền quy định. C. Gen trội hay gen lặn qui định. D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định. Câu 14: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen (IA, IB, IO) quy định. Kiểu gen IA IA, IA IO quy định nhóm máu A; IB IB, IB IO quy định máu B; IA IB quy định nhóm máu AB; IO IO quy định máu O. Mẹ có nhóm máu AB, con sinh ra có nhóm máu AB, nhóm máu nào sau đây chắc chắn không phải của bố: A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu B. C. Nhóm máu AB. D. Nhóm máu O. Câu 15: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li là A. Cho thấy sự phân li tính trạng có ở thế hệ lai. B. Xác định được tính trạng trội, tính trạng lặn để ứng dụng vào chọn giống. C. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng. D. Xác định được dòng thuần. Câu 16: Ở người, màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường quy định. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh ra con có đứa mắt nâu, có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ là: A. Bố đồng hợp trội, mẹ dị hợp. B. Bố đồng hợp trội, mẹ đồng hợp lặn. C. Đều dị hợp. D. Bố dị hợp, mẹ đồng hợp. Câu 17: Ở ruồi giấm, gen B thân xám trội hoàn toàn so với gen b thân đen. Ruồi đực và ruồi cái đều có kiểu gen dị hợp thì xác suatá để ruồi thân xám xuất hiện ở thế hệ F1 là A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 75%. Câu 18: Một tế bào sinh tinh có kieủe gen AABbCcDDEe khi giảm phân sẽ hình thành mấy loại giao tử và mỗi loại giao tử chứa mấy alen khác nhau? A. 4 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau. B. 8 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau. C. 6 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 8 alen khác nhau. D. 5oại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau. Câu 19: Loại giao tử Abd có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây? A. aaBbDD. B. AaBbdd. C. AABBDD. D. AabbDd. Câu 20: Kiểu gen nào sau đây không tạo được giao tử abD? A. aaBbDD. B. AaBbdd. C. AaBbDd. D. AaBbDD. Câu 21: Khi lai AaBB x AaBb thì kiểu gen aaBB được tạo ra là A. 12,5%. B. 20%. C. 22,5%. D. 25%. Câu 22: Tỉ lệ của loại hợp tử A-B- được tạo ra từ phép lai AaBb x AABb là A. 75%. B. 50%. C. 25%. D. 82,5%. Câu 23: Ở một loài thực vật, gen A quả tròn, a quả dài. Kiểu gen BB hoa đỏ, Bb hoa hồng, bb hoa trắng. Hai cặp alen trên nằm trên hai cặp NST thường và phân li độc lập. Khi lai P: AaBb x AaBb thì F1 có bao nhiêu kiểu gen và bao nhiêu kiểu hình? A. 6 kiểu gen, 4 kiểu hình. B. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình. C. 9 kiểu gen, 6 kiểu hình. D. 6 kiểu gen, 6 kiểu hình. Câu 24: Trong các phép lai sau đây, phép lai nào có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất? A. AABBCC x Aabbcc. B. AaBbcc x AaBbCC. C. AaBbCc x AaBbCc. D. AABbCc x AaBbCc. Câu 25: Phép lai hai tính trạng AaBb x AaBb, trong đó có một tính trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là iA. 3:3:1:1. B. 9:3:3:1. C. 3:6:3:1:2:1. D. 1:2:2:4:1:2:1:2:1. Câu 26: Ở một loài thực vật, mỗi gen qui định một tính trạng và trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Phép lai AaBBCcDd x AabbCcdd có kiểu hình mang tất cả tính trạng trội là A. 1/16. B. 9/16. C. 9/32. D. 9/64. Câu 27: Trong phép lai AABbDdEeff x aaBbDdEeFf. Tỉ lệ kiểu hình của con lai A-bbD-eeFf là A. 1/16. B. 1/32. C. 3/64. D. 3/128. Câu 28: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là A. Sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. B. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. C. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong nguyên phân. D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua giảm phân đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen. Câu 29: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. Các gen quy định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau. B. Giữa các gen có sự tương tác với nhau. C. Số biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối. D. Ccá gen phana li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. Câu 30: Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và lục, trơn được F1, cho F1 tự thụ ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính A. 3 vàng, trơn: 1lục, nhăn. B. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3lục, trơn: 1lục, nhăn. C. 3 vàng, nhăn: 3lục, trơn: 1 vàng, trơn: 1lục, nhăn. D. 3 vàng, nhăn: 1lục, trơn II TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN: 1.Các tỷ lệ kiểu hình F2 thường gặp khi F1 dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn hay tạp giao. a) tương tác bổ sung: -Tỷ lệ 9:7 VD: Cho ngô F1 có kiểu hình cây cao tự thụ phấn sinh ra F2 có tỷ lệ 9 cao: 7 lùn F 2: 9A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1aabb 9 Cây cao: 7 cây lùn -Tỷ lệ 9:6:1 VD: Ở bí đỏ F1 dị hợp 2 cặp gen có kiểu hình quả dẹt tự thụ phấn sinh ra F2 có tỷ lệ 9 quả dẹt :6 quả trong : 1 quả dài F 2: 9A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1aabb 9 Cây cao: 6 quả tròn : 1 quả dài -Tỷ lệ 9:3:3:1 VD: Tính tạng dạng mào gà. F1 dị hợp 2 cặp gen có kiểu hình mào hồ đào tạp giao F 1 sinh ra F2 có tỷ lệ: 9A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1aabb 9 mào hồ đào: 3 hoa hồng: 3 hạt đậu : đơn b) tương tác át chế : -Tỷ lệ 12:3:1 -Tỷ lệ 13:3 Tỷ lệ 9:3:4 VD: Ở thỏ Cho F1 dị hợp 2 cặp gen tạp giao thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình 12 thỏ lông trắng : 3 lông nâu : 1 lông xám 9A-B- : 3 A-bb : 3 aaB: 1aabb 12 thỏ lông trắng : 3 lông nâu : 1 lông xám Gen A là gen át chế quy định lông trắng , B quy định lông nâu, b quy định lông xám c.Tương tác cộng gộp: Tỷ lệ 15:1 VD PTC lúa mì đỏ x lúa mì trắng F1: 100% lúa mì đỏ nhạt F2 : 15 lúa mì đỏ : 1 lúa mì trắng Trong 15 /16 lúa mì đổ có nhiều mức đậm nhạt khác nhau: Thực tế tỷ lệ kiểu hình là 1:4:6:4:1 2.Nhân dạng bài tập thuộc quy luật tương tác gen: -Dựa vào số tổ hợp con lai: nếu phép lai 1 cặp tính trạng mà số tổ hợp gen nhiều hơn 4 ( như 8 hay 16 kiểu tổ hợp )hay phép lai phân tích mà số tổ hợp nhiều hơn 2 thì kết luận tính trạng do từ 2 cặp gen không alen phân ly độc lập tương tác quy định -Dựa vào tỷ lệ kiểu hình phép lai là biến dạng của tỷ lệ (3:1)n 9:3:3:1; 9:7; 9:6:1; 12:3:1; 13:3; 9:3:4 3. Hướng dẫn giải bài tập thuộc quy luật tương tác gen: -Phân tích tỷ lệ kiểu hình của con lai, xác định kiểu tương tác , quy ước gen -Biện luận tìm kiểu gen của P -Lập sơ đồ lai, giải quyết các yêu cầu của đề bài. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1.Hiện tượng tác động qua lại các gen không alen thể hiện ở trường hợp A.Một gen quy định nhiều tính trạng. B.Nhiều gen không alen quy định một tính trạng. C.Gen này át chế sự biểu hiện của gen khác trong cùng một locut. D.Một gen quy định nhiều tính trạng. Câu 2. Hai hay nhiều gen không cùng 1 locut tác động làm xuất hiện 1 tính trạng mới là A.Tác động cộng gộp. B.Tác động át chế C.Tác động bổ trợ D.Tác động tích lũy. Câu 3. Hiện tượng nhiều gen chi phối 1 tính trạng cho phép nhà chọn giống A.Nhanh chóng tạo được ưu thế lai B.mở ra khả năng tìm kiếm tính trạng mới C.hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống D.rút ngắn được thời gian tạo giống Câu 4. Kiểu tác động gen mà trong dod mỗi gen có vai trò như nhau trong sự phát triển của tính trạng là A.Tác động bổ trợ B.tác động át chế. C.tác động cộng gộp D.tác động tích lũy. Câu 5. Ở phép lai 1 cặp tính trạng mà cho con lai có 16 tổ hợp gen thì kiểu gen của cặp P là : A.Đều dị hợp về hai cặp gen. B.đều tạo ra 2 loại giao tử C.đều tạo ra 4 loại giao tử tỷ lệ không bằng nhau D.đều thuần chủng Câu 6. Ở phép lai một cặp tính trạng , tỷ lệ kiểu hình con lai 9:3:3:1 có thể gặp ở . A.quy luật phân ly độc lập. B.quy luật tương tác gen kiểu tác động bổ sung. C.quy luật tương tác át chế D.quy luật tương tác gen kiểu tác động cộng gộp. Câu 7. Khi P thuần chủng tương phản khác nhau bởi 2 cặp gen, phân ly độc lập và cùng quy định 1 tính trạng thì tỷ lệ kiểu hình ở F2 bằng hoặc biến dạng của tỷ lệ phân tính nào sau đây? A.(3:1)n B. .(3:1)2 C. (1:1)2 D. (1:1)2 Câu 8.Điểm có ở quy luật phân ly độc lập mà không có ở quy luật tương tác gen không alen là: A.gen nằm trong NST trong nhân tế bào. B.tạo ra nhiều biến dị tổ hợp C.mỗi gen quy định 1 tính trạng D.nhiều gen quy định 1 tính trạng Câu 9.Giữa quy luật phân ly độc lập và quy luật tương tác gen có điểm giống nhau cơ bản là: A.các gen nằm trên các cặp NST khác nhau. B.tỷ lệ kiểu hình ở F2. C.mỗi gen quy định 1 tính trạng D.gen trội át chế hoàn toàn gen lặn. Câu 10.Ở một loài thực vật có 4 thứ hoa: 3 thứ hoa trắng và 2 thứ hoa đỏ.Khi cho 2 cây hoa trắng giao phấn với nhau thì F1 động loạt có hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được 270 cây hoa đỏ , 210 cây hoa trắng. Màu hoa ở loài thực vật này di truyền theo quy luật nào? A.Quy luật phân ly độc lập. B.Quy luật tương tác gen kiểu bổ sung. C. Quy luật tương tác át chế D.Quy luật tương tác kiểu cộng gộp Câu 11.khi hai cá thể dị hợp 2 cặp gen không alen phân ly độc lập cùng tác động . nếu các gen tác động bổ trợ thì có thể xuất hiện ở F1 các tỷ lệ A.9:3:3:1 hoặc 13:3 B.15:1 hoặc 9:7 C.9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7 D.9:6:1 hoặc 12:3:1 Câu 12. Tính đa hiệu của gen là trường hợp. A.nhiều gen chi phối sự phát triển của 1 tính trạng B.một gen chi phối sự phát triển của 1 tính trạng C. một gen chi phối sự phát triển của nhiều tính trạng D.Một gen điều khiển sự tổng hợp của nhiều loại protein khác nhau Câu 13. Ở ngô 2 gen trội không alen A, B tương tác với nhau cho ra ngô cao. Khi cho lai2 cây ngô lùn với nhau F1 thu được toàn là ngô cao. Cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỷ lệ kiểu hình là A.13 ngô cao: 3 ngô lùn B.9 ngô cao: 7 ngô lùn C.15 ngô cao : 1 ngô lùn D. 9 ngô cao: 6 ngô trung bình: 1 ngô lùn Câu 14. Ở một loài thực vật chiều cao cây được quy định bởi 2 cặp gen không alen phân ly độc lập. Sự có mặt của mỗi gen trội làm cho cây giảm chiều cao 5 cm,. Cây cao nhất có chiều cao 120 cm. Cây có chiều cao 105 cm có kiểu gen là . A. AABb hoặc AaBB B.AABB hoặc aaBB C.Aabb hoặc aaBB hoặc AaBb D.Aabb hoặc aaBb Câu 15. Ở lúa chiều cao cây do tương tác cộng gộp của các gen tạo nên . Cho biết thứ lúa I có kiểu gen aabbdd, có chiều cao 40 cm. . Thứ lúa II có kiểu gen AABBDD cós chiều cao 70 cm . cho hai thứ lúa trên lai với nhau. Cây lúa F1 có chiều cao bao nhiêu cm? A.45cm B. 50Cm C.55cm D.60cm Câu 16. Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn đến sự biến dị ở. A.một tín trạng B. một lọa tính trạng do nó chi phối. C.toàn bộ kiểu hình D.một trong số tính trạng mà nó chi phối Câu 17. Thực chất của tác động đa hiêu của gen là A.một gen gây ra nhiều hiệu quả khác nhau B.một gen tác động lên nhiều gen khác C.gen tạo nên một sản phẩm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng D.gen tạo nên nhiều sản phẩm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng. Câu 18. Giả sử màu da người do ít nhất 3 gen (A, B, D) quy định Trong đó kiểu gen có mặt của mỗi alen trội bất ky đều làm tăng lượng sắc tố melanin nên da sẫm hơn., còn kiểu gen không chứa alen trội nào (aabbdd) thì da có màu trắng.. Nếu P có kiểu gen AaBbDd thì xác suất có được đứa con da trắng là A.1/16 B.1/32 C.1/64 D.1/128 Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 B C B C A B B C A B C C B A B B C C III. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN A. Lý thuyết. I. Liên kết gen: Khi lai hai cơ thể khác nhau hai hya nhiều cặp tính trạng có quan hệ trội lặn, trong đó có ít nhất một cơ thể đem lai dị hợp về hai cặp alen cho tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ phép lai 1 cặp tính trạng của Menđen (100% hoặc 3:1 hoặc 1:2:1 hoặc 1:1,…) II. Hoán vị gen: Khi phép lai từ hai cặp tính trạng trở lên có quan hệ trội lặn cho ra đời con có tỉ lệ kiểu hình không phải là của qui luật phân li độc lập hay liên kết gen → hoán vị gen. B. Bài tập TNKQ. Câu 1. Bằng chứng của sự liên kết gen là: A. hai gen cùng tồn tại trong một giao tử. B. một gen đã cho liên quan đến một kiểu hình đặc trưng. C. các gen không phân li trong giảm phân. D. một gen ảnh hưởng đến hai tính trạng. Câu 2. Số nhóm gen liên kết của loài thường bằng: A. số tính trạng của loài. B. số NST trong bộ đơn bội của loài. C. số giao tử của loài. D. số NST lưỡng bội của loài. Câu 3. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là quá trình: A. tiếp hợp giữa các NST tương đồng tại kì đầu I giảm phân. B. tiếp hợp giữa hai crômatit chị em tại kì đầu I giảm phân. C. Trao đổi đoạn tương ứng giữa hai crômatit chị em trong cặp NST tương đồng tại kì đầu I giảm phân. D. Trao đổi đoạn tương ứng giữa hai crômatit không chị em trong cặp NST tương đồng tại kì đầu I giảm phân. Câu 4. Tần số hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì: A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn. B. các gen trên 1 NST có xu hướng là liên kết. C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen. D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới. loài, cá thể. Câu 5. Hiện tương hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì: A. đời lai luôn luôn xuất hiện nhiều loại kiểu hình hơn và khác xa với bố mẹ. B. trong cơ thể có thể đạt tần số hoán vị gen đến 50% cho tỉ lệ kiểu hình giống phân li độc lập. C. giảm phân tạo ra nhiều giao tử, khi thụ tinh tạou nhiều tổ hợp gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình. D. tất cả các NST kép tương đồng đều xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo trong kì đầu giảm phân I. Câu 6. Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền là: A. ruồi giấm. B. thỏ. C. cà chua. D. đậu Hà Lan. Câu 7. Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn: A. Tạo nhiều biến dị tổ hợp. B. xác định được số nhóm gen liên kết. C. đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quí. D. đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng. Câu 8. Bản đồ di truyền là: A. vị trí các gen trên NST của một loài. B. số lượng các gen trên NST của một loài. C. trình tự sắp xếp và vị trí tương đối giữa các gen trên NST của một loài. D. trình tự sắp xếp giữa các gen trên NST của một loài. Câu 9. Trong công tác giống, bản đồ di truyền có vai trò: A. xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế. B. xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế. C. xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ. D. dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai. Câu 10. Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là: A. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng. B. sự phân li của các NST tương đồng trong giảm phân. C. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li, tổ hợp trong giảm phân và thụ tinh. D. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau. Câu 11. Tỉ lệ kiểu hình trong di truyền liên kết giống với phân li độc lập trong trường hợp khi hai gen chi phối hai tính trạng nằm trên NST cách nhau: A. 40 cM. B. 25 cM. C. 50 cM và tái tổ hợp gen cả hai bên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan