Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm xã hội học pháp luật, 10 điểm, bạo hành trẻ em trong gia đình...

Tài liệu Bài tập nhóm xã hội học pháp luật, 10 điểm, bạo hành trẻ em trong gia đình

.DOC
39
145
141

Mô tả:

“Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 2 1. Tính cấp thiết của đề tài------------------------------------------------------------------3 2. Mục đích nghiên cứu đề tài--------------------------------------------------------------3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu---------------------------------------------------------3 3.1. Đối tượng nghiên cứu--------------------------------------------------------------------------3 3.2. Phạm vi nghiên cứu----------------------------------------------------------------------------3 4. Phương pháp nghiên cứu-----------------------------------------------------------------4 CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH.........5 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN----------------------------------------------------------------------------5 1. Sơ lược về vấn đề--------------------------------------------------------------------------5 2. Nguồn gốc phát sinh bạo hành trẻ em-----------------------------------------------------5 3. Khái niệm “bạo hành trẻ em”.--------------------------------------------------------------6 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN-----------------------------------------------------------------------6 1. Nhìn nhận vấn đề ngoài thực tế------------------------------------------------------------6 2.Nhân tố thực tế dẫn đến bạo hành-----------------------------------------------------------8 III. THỰC TRẠNG BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH ----------------------9 CHƯƠNG II: BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH....................................11 I. NGƯỜI BẠO HÀNH-------------------------------------------------------------------11 1. Đối với cha mẹ --------------------------------------------------------------------------------11 2. Những người thân khác----------------------------------------------------------------------14 II. TRẺ EM – NẠN NHÂN CỦA BẠO HÀNH GIA ĐÌNH-------------------------14 1. Nguyên nhân trẻ bị bạo hành---------------------------------------------------------------14 2. Hậu quả------------------------------------------------------------------------------------------17 CHƯƠNG III.GIẢI PHÁP CHO BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH....19 KẾT LUẬN................................................................................................................21 PHỤ LỤC................................................................................................................... 22 A. PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT----------------------------------22 B. TỔNG KẾT SỐ LIỆU VÀ NHẬN XÉT---------------------------------------------27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................39 1 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 LỜI NÓI ĐẦU “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Đây là một trong những câu nói đáng ghi nhớ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đương thời Người rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, được coi là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay Nhà nước ta và nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy truyền thống “yêu nước thương nòi”, có rất nhiều chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung. Chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi chính là chăm lo cho hạnh phúc của chúng ta hôm nay, tương lai chúng ta mai sau. Mặc dù vậy, dường như một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội đang vô tình hay cố ý chà đạp đến sự non nớt bé bỏng gọi là “tương lai” đó. Bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, một thực trạng đau lòng, một việc làm đáng lên án đi ngược lại đạo đức xã hội. Nhưng nó vẫn hiển hiện đâu đây, vẫn làm chúng ta phải suy nghĩ phải nơm nớp lo sợ, đau đầu tìm cách ngăn chặn nó. Hãy cùng nghiên cứu, đưa ra những “con số biết nói” để hiểu hơn về vấn đề “bạo hành trẻ em trong gia đình”. Để rồi, chúng ta chung tay nhau góp sức, nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước, cùng ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực trẻ em, cùng vun đắp nuôi dưỡng những mầm non, những tương lai tươi sáng của xã hội. Bài tiểu luận của nhóm chúng em được thực hiên trên các quan điểm, các thông kê khách quan về vấn đề, nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể nhất. Trong quá trình viết bài tiểu luận, do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em hy vọng mọi người sẽ đóng góp ý kiến bổ sung để cho đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, không những trên thế giới mà ở Việt Nam vấn đề bạo lực nói chung và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình nói riêng được mọi người quan tâm. Bởi bạo lực gia đình làm tổn thương không chỉ đến sức khỏe, thể xác mà còn làm tổn thương về tinh thần cho nạn nhân. Chính vì vậy, bạo lực gia đình đối với trẻ em đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, nguyên nhân, giải pháp thế nào và các cấp lãnh đạo, các Hội, Ủy ban thực hiện ra sao vẫn còn là vấn đề cần đặt câu hỏi. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Đánh giá hiện tượng bạo lực đối với trẻ em trong gia đình hiện nay. - Tìm ra những nhân tố cơ bản dẫn đến việc bạo hành trẻ em trong gia đình. - Đánh giá được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực đối với trẻ em (thể xác, tinh thần…) - Dựa vào những đánh giá, kết luận trên, đưa ra những giải pháp tức thời và lâu dài nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đề tài này của nhóm chúng em là quan điểm của sinh viên k35 trường ĐH Luật Hà Nội vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Chúng em tập trung vào nhóm sinh viên k35 trường ĐH Luật Hà Nội.  Về thời gian: Chúng em nghiên cứu vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình trong những năm gần đây.  Về tài liệu: Chúng em tham khảo các bài báo, bài viết, chương trình phỏng vấn về vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình hiện nay. 3 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 Việc nghiên cứu trong phạm vi như vậy giúp chúng em có thể tập trung nghiên cứu từng vấn đề cụ thể như: nguyên nhân, chủ thể của bạo hành trẻ em trong gia đình, thực trạng và giải pháp. Nhìn nhận dưới nhiều góc độ như vậy, bài báo cáo của chúng em mang tính khách quan, chính xác cao hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hiểu được vấn đề sống thử trong sinh viên chúng em đã dùng các phương pháp nghiên cứu như:  Phương pháp phân tích tài liệu  Phương pháp anket 4 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Sơ lược về vấn đề Gần đây những vụ bạo lực học đường hay một số vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em một cách bất nhẫn đã gây nên nhiều bất bình trong dư luận xã hội. Nhưng mọi sự bộc lộ của cái ác đều có mối tương quan nhân quả xã hội chặt chẽ với nhau. Bạo hành, căm tức, thù hận và các trạng thái tâm lý, ngôn ngữ, hành động tiêu cực, bất thiện khác đều bắt nguồn từ nỗi sợ hãi, bất an, dần bị cô lập, tách rời khỏi cái môi trường rộng lớn hơn của hạnh phúc, an toàn. 2. Nguồn gốc phát sinh bạo hành trẻ em Tất cả hành vi bạo lực trong xã hội dù là thuộc về cá nhân hay tập thể thì cũng xuất phát từ chính những xung động bạo lực được nuôi dưỡng ít nhiều trong tâm thức mỗi cá nhân ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Ở điều kiện hoàn cảnh nào đó thì bạo hành sẽ được bộc lộ theo cách này hay cách kia. Cảm xúc góp phần quan trọng cho việc hình thành tính cách con người và sự sinh tồn của một cộng đồng. Có những cảm xúc không chỉ gây đau khổ tinh thần mà còn gây hại cho thể chất người khác. Cho nên, thực hành chuyển hóa tâm hồn, lối sống của cộng đồng đòi hỏi người ta phải giảm thiểu suy nghĩ hay cảm xúc gây hại đồng thời thích ứng với những suy nghĩ, cảm xúc ích lợi. 3.Phân loại các dạng bạo hành 3.1.Phân chia theo kiểu bạo hành - Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức 5 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già. Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi - loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em... cũng được xếp vào loại này. Bạo hành tinh thần: chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong - thời gian dài... Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây - kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. 3.2.Phân chia theo nạn nhân - Bạo hành với bạn tình hoặc vợ/chồng. - Bạo hành với trẻ em. - Bạo hành với người già. 3. Khái niệm “bạo hành trẻ em”. Trước hết cần hiểu rõ khái niệm “bạo hành” - đó là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục trẻ để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một người nào đó. Khái niệm bạo hành ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Nhìn nhận vấn đề ngoài thực tế Thực ra ở thời nào, ở đất nước nào cũng có nạn bạo hành trẻ em. Ở thời phong kiến trẻ em cũng bị bạo hành ở nhà trường bởi một số ông thầy “dạy học 6 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 bằng roi”. Ở gia đình, trẻ em bị bạo hành bởi những người cha gia trưởng, còn những đứa trẻ con nhà nghèo phải đi ở cho nhà địa chủ thì trở thành đối tượng bị bạo hành tàn bạo nhất. Chúng phải làm việc suốt ngày hầu như không có lúc nào được nghỉ ngơi, chúng phải làm cả những công việc nặng nhọc của người lớn như gánh nước, xay lúa, giã gạo, chăn trâu, cắt cỏ… chúng không được ăn no, mùa đông không có áo ấm, phải đi chân không ra đồng làm việc… những đứa trẻ vị thành niên có khi còn bị cưỡng bức tình dục. Nếu so với thời phong kiến thì nạn bạo hành trẻ em ngày nay không tàn bạo bằng nhưng so với xã hội văn minh thì nạn bạo hành trẻ em ngày nay ở Việt Nam còn mang đậm nét tàn bạo của thời phong kiến. Ở nhà trường ngày nay vẫn còn một số trường hợp mượn cớ phạt học sinh vi phạm kỷ luật để hành hạ trẻ ở mức bạo hành, gây thương tích và làm hoảng loạn tinh thần trẻ. Thậm chí ở lứa tuổi mầm non cũng có những trường hợp bạo hành bằng cách lấy băng keo dán miệng trẻ khi chúng khóc và đã gây tử vong. Ở gia đình cũng còn không ít những trường hợp cha mẹ bắt con cái làm việc quá sức và quá sớm, thậm chí còn hành hạ chúng một cách rất dã man như trường hợp phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin về phiên tòa xử một người mẹ đã dùng dao, kéo hành hạ con ruột, gây thương tích khắp người đứa trẻ... Ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có hình thức bạo hành trẻ em vô cùng dã man là: một số người lớn đã bắt trẻ em đi móc túi, ăn trộm, ăn xin suốt ngày trên đường phố bất kể nắng mưa để nộp tiền cho chúng, nếu không nộp đủ sẽ bị đánh, bị phạt nhịn đói. Tất cả những trường hợp đã được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng tức là chính quyền và các cơ quan chức năng về quản lý xã hội và thực thi pháp luật đã biết nhưng dường như sự can thiệp của chính quyền còn rất ít và hiệu quả rất hạn chế nên những hành vi bạo hành trẻ em vẫn tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ tàn bạo. Việt Nam đã có luật chống bạo hành gia đình và trẻ em, đồng thời cũng đã ban hành luật về “quyền trẻ em” - tức là về mặt quản lý nhà nước đã rất chú ý 7 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 đến quyền lợi và tương lai của trẻ em, nhưng dường như luật pháp ấy chưa thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân và trẻ em chưa được bảo vệ và chăm sóc đầy đủ như đạo luật đã quy định. Điều ấy phản ánh một thực tế là khả năng thực thi pháp luật còn rất hạn chế - thậm chí luật pháp còn bị coi thường và bị vô hiệu hóa. Ở các nước phương Tây, nhất là ở Mỹ, luật chống bạo hành gia đình và trẻ em đã được thực thi từ lâu và rất cụ thể: nếu người đàn ông có hành vi bạo hành thì bất cứ thành viên nào trong gia đình kể cả người vợ hoặc những đứa con đều có quyền gọi điện thoại cho cảnh sát và sẽ nhận được sự trợ giúp nhanh chóng và hiệu quả; thường là những người bạo hành sẽ bị phạt tiền rất nặng hoặc phải làm lao động công ích để trả giá cho những hành động bạo lực. Trên thực tế ở Mỹ đã có không ít những người bạo hành đã bị pháp luật trừng phạt rất nặng nhưng như thế cũng không loại trừ được hoàn toàn nạn bạo hành trong gia đình và đối với trẻ em. Ở Việt Nam cũng có đường dây nóng chống bạo hành gia đình nhưng do quan niệm về văn hóa truyền thống nên những người bị bạo hành thường cam chịu mà không gọi đường dây nóng vì sợ mang tiếng là chống lại chồng hay chống lại cha. Những đứa trẻ bị bạo hành lại càng không dám gọi đường dây nóng vì chúng sợ sự trừng phạt của người lớn sau đó. 2.Nhân tố thực tế dẫn đến bạo hành Nạn bạo hành trẻ em dưới thời phong kiến có thể liên quan nhiều đến yếu tố vật chất và mang tính chất bóc lột sức lao động trẻ em, còn ngày nay khi kinh tế và đời sống nhân dân đã được nâng cao và cải thiện rõ rệt thì bạo hành lại mang nhiều yếu tố tâm lý, đạo đức. Nói cách khác, ngày nay người ta bạo hành trẻ em không phải chỉ vì thiếu ăn, vì bóc lột sức lao động mà phần nhiều vì đầu óc gia trưởng còn nặng nề, vì thiếu kiến thức giáo dục con cái và vì tính ích kỷ bản năng của một số người. 8 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 III. THỰC TRẠNG BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH Tuy Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, nhưng tình trạng trẻ em bị bạo hành trong gia đình vẫn còn xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng. Các hình thức bạo lực đối với trẻ em là: chửi mắng thô tục, làm nhục, dùng đòn roi để trấn áp vì thế để lại hậu quả hết sức nặng nề về thể chất và tinh thần của trẻ. Các vụ việc bạo hành mà một số bậc cha mẹ gây ra cho trẻ em đã được phát hiện và đưa lên báo chí, khiến dư luận xã hội rất căm phẫn, đồng thời xã hội cũng lo ngại về sự xuống cấp của chuẩn mực đạo đức, sự thiếu vắng môi trường văn hóa chuẩn mực của giáo dục. Hiện tượng bạo lực gây ra cho trẻ em trong gia đình đang là vấn đề bức xúc và được quan tâm đặc biệt vì mức độ ngày càng tăng của nó. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình năm 2008 tăng gấp 3 lần so với những năm trước; những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhất gồm: Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bắc Giang,… Một số vụ trẻ em bị bạo hành trong gia đình gần đây như: Thứ nhất, trường hợp đánh và tra tấn trẻ em đến chết mà đến cả mẹ đẻ cũng không vệ được con như trong trường hợp thiệt mạng của em Nguyễn Phương Linh, 6 tuổi, con đẻ của bà Nguyễn Thị Ánh Dương do hành vi tàn độc của bố dượng trú tại khu Quán Nam, quận Lê Chân, Hải Phòng. Nạn nhân là cháu Nguyễn Phương Linh (6 tuổi) ở cùng mẹ đẻ là Phạm Thị Ánh Dương (tức Bích, 38 tuổi) và bố dượng là Vũ Văn Phủ (45 tuổi) ở khu Quán Nam (phường Kênh Dương, quận Lê Chân, Hải Phòng). Cháu Linh bị chết do ngạt và có nhiều vết bầm tím trên người. Theo thông tin, Linh là 1 đứa trẻ rất hiếu động. Một hôm, Linh nô đùa ngã rách da trán phải đi khâu. Ngày 29/12/2010, Linh nghịch và gãi trán làm đứt chỉ khâu vết thương nên Phủ và Dương lại phải đưa đi khâu lại. Sau khi khâu về nhà, để tránh bị rách vết thương, Phủ và Dương dùng dây vải buộc hai cánh tay Linh ra sau rồi nhốt 9 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 vào phòng tắm. Sợ hãi, Linh khóc và đập đầu xuống nền nhà tắm. Bực mình, Phủ lấy dây nilon vòng qua cổ Linh buộc vào của phòng tắm rồi cùng vợ ra khỏi nhà. Đến chiều 30/12/2010, sau 1 ngày trói con, Phạm Thị Ánh Dương bảo người nhà mang cơm cho Linh ăn thì phát hiện Linh đã gục xuống. Mọi người vội đưa cháu đi cấp cứu nhưng không kịp. Thứ hai, em Hồ Thị Bông (9 tuổi), TP.HCM bị mẹ nuôi là Hồ Thị Ba (57 tuổi) ở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh đánh đập bắt đi ăn xin. Do không kiếm đủ số tiền quy định, Bông bị bà mẹ này đổ nước sôi lên người làm phỏng nặng. Thứ ba, bé Nguyễn Thị Hảo (3 tuổi – Phước Long) bị chính mẹ ruột của mình là Nguyễn Thị Mỳ đánh đập đến hôn mê, toàn thân nhiều thương tích, đầu và mặt bầm tím, một ngón tay cái mất móng do bị cắt, gân gót chân và vành tai trái cũng bị cắt. Thứ tư, tháng 10 năm 2008, bé Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2 tuổi – Hải Phòng) bị cha dượng là Lê Quang Đức đánh bằng dây điện đến ngất lịm, chân sưng ụ không đi lại được. Đây không phải là lần đầu tiên Phương bị cha dượng hành hung. Đầu năm 2008, khi trời lạnh, nhiệt độ xuống 7 – 8 độ C, nửa đêm thấy bé Phương đái dầm, Đức lôi bé ra rồi lấy nước lạnh giội vào người làm thân thể bé Phương tím tái. Chưa hết, Đức dùng chiếc cốc thủy tinh nhằm vào bé Phương mà ném làm cháu phải khâu 7 mũi. Đỉnh điểm của sự hành hung là tối 19/10, khi đi làm về, Đức thấy cửa nhà mở, nghĩ là bé Phương đã mở nên Đức gọi bé Phương vào trong phòng, dùng dây điện quất tới tấp vào bé. Chỉ đến khi bé Phương ngất lịm đi với hàng chục vết bầm tím hằn sâu trên khắp cơ thể thì Đức mới chịu dừng tay. Thứ năm, bé Hà Thục Hiền (8 tuổi – Quảng Nam) bị người chú ruột là Hà Thanh Phi hành hung gây thương tích nặng nhưng không được điều trị kịp thời nên phải cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh trong tình trạng nôn mửa, được nghi là chấn thương sọ não kín. Ngoài ra, còn một dạng bạo hành nữa trong gia đình, đó là việc đòi hỏi quá mức so với tuổi và sự phát triển của trẻ và bằng lời nói hoặc hành động làm 10 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 trẻ thấy bị tổn thương về tinh thần như bị xúc phạm, bị từ bỏ, bị từ chối tình cảm,… Trong thực tế, có nhiều trường hợp trẻ em bị cha mẹ đánh đập bởi do tuổi thơ chính cha mẹ các em cũng bị bạo hành như vậy dẫn đến chấn thương tinh thần và họ cũng đã dùng bạo lực để dạy con. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì người tố giác không được bảo vệ. Sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghêm trọng của các các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức. Trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ti hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội, khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác. Nhiều gia đình chỉ chú trọng việc làm ăn kinh tế, ít dành thời gian quan tâm đến con cái. Tình trạng thiếu trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái hay còn gọi là sự “sao nhãng” trẻ em theo quan niệm của cộng đồng quốc tế, còn khá phổ biến ở nước ta. Thực trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ở Việt Nam hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có những giải pháp đồng bộ và nhất quán, được thực hiện một cách kiên trì, liên tục để khắc phục. CHƯƠNG II: BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH I. NGƯỜI BẠO HÀNH 1. Đối với cha mẹ Theo thống kê những năm trước đây, trong 3 năm 2005-2007, số vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp ba lần so với trước đó. Điều đó cho thấy tình trạng bạo hành trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến, chúng ta dễ dàng nhận thấy việc bạo hành trẻ em có thủ phạm là những người có quyền với đứa trẻ đó là cha mẹ và những người khác như thầy cô giáo, bảo mẫu của trẻ, người chủ thuê trẻ làm việc… 1.1 Bạo hành thể xác: 11 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 - Thờ ơ - Ngắt véo gây đau - Đánh đau, gây thương tích ở khu vực khó phát hiện - Xô đẩy, kềm xiết - Giật, kéo, lắc mạnh; kéo, dứt tóc - Tát, cắn - Đấm đá - Bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân - Đánh đập nặng, gây thương tích (gãy xương, chấn thương nội tạng) - Quăng ném nạn nhân. - Sử dụng hung khí có sẵn trong nhà tấn công nạn nhân - Gây thương tích nặng, không cho nạn nhân chữa trị - Dùng phương tiện có dự định (dao, súng,... ) - Hủy hoại, làm biến dạng hình thể (acid, cắt xẻo...) - Giết 1.2. Bạo hành về tinh thần Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, hành vi bạo lực trong cách cư xử của bố mẹ sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Chúng ta có thể không thấu hiểu hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ phải chứng kiến tình trạng bạo hành gia đình. Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài... Bạo hành tinh thần là một thực trạng rất đáng lo ngại, phát sinh từ áp lực của cuộc sống công nghiệp. Cảm xúc của một trí thức khi bị tổn thương về tinh thần mạnh mẽ hơn người khác. "Bạo hành luôn xuất phát từ cảm giác bất lực của người bạo hành. Để mất cảm giác này họ dùng bạo hành để thị uy và điều khiển nạn nhân. Điều đáng nói là ngay trong khi bạo hành, người bạo hành thấy mình mất khả năng kiểm soát và khống chế", thạc sĩ tâm lý Hoàng Minh Tố Nga giải thích. 12 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 Hơn cả bạo hành về thể xác, bạo hành tinh thần gây ảnh hưởng xấu và kéo dài đối với những người bị bạo hành. Con cái sống trong gia đình có bạo hành cũng bị ảnh hưởng nặng nề, trẻ không hình thành được nhân cách, ghét bố hoặc ghét mẹ. Dần dần, một cách không ý thức, trẻ học theo cách hành xử của người bạo hành và có thể lặp lại mô hình đó trong cuộc sống tương lai. "Để giải quyết vấn đề và "cứu" người bạo hành, nạn nhân của bạo hành tinh thần phải nhận thức được vấn đề và đưa người bạo hành đi điều trị, gỡ nút thắt tâm lý cho chính người bạo hành" - các chuyên gia cho biết thêm. Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, hành vi bạo lực trong cách cư xử của bố mẹ sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Chúng ta có thể không thấu hiểu hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ phải chứng kiến tình trạng bạo hành gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ. Một em gái 15 tuổi kể lại: "Từ khi công việc làm ăn sa sút, bố cháu thường xuyên uống rượu say xỉn và quay ra đánh đập, hành hạ mẹ con cháu. Những lúc đó bố chẳng khác chi tên côn đồ hung hãn. Bố nhốt mẹ vào trong nhà mà đánh. Hàng xóm, tổ hoà giải đến cũng không làm cho bố thôi hành hạ mẹ. Chúng cháu chẳng thể làm gì được, chỉ biết khóc và kêu mọi người đến cứu. Hết trận này đến trận khác, biết bao lần mẹ con cháu phải vắt chân lên cổ mà chạy trốn khỏi cơn giận dữ của bố. Nhiều đêm bốn mẹ con phải ngủ ở cái nhà kho bé tí ngột ngạt hoặc cắt lá chuối nằm ngoài bờ ao. Nếu đêm nào may mắn được ngủ trong nhà thì giấc ngủ đó cũng không an, bởi nỗi ám ảnh của những trận đánh chửi om sòm. Chỉ cần một tiếng động nhỏ là mẹ con cháu tỉnh ngay, nỗi khiếp sợ len lỏi trong từng suy nghĩ, việc làm của chúng cháu. Có gì đáng buồn hơn khi con cái lại khiếp sợ chính người cha đã đẻ ra mình chứ không phải là ma hay trộm cướp". 13 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 2. Những người thân khác Trẻ bị bạo hành không chỉ trong gia đình mà còn cả trong nhà trường và trong các mối quan hệ khác. Có những cô giáo, thầy giáo do bị áp lực công việc, không thể kiềm chế khi học trò mắc sai phạm. Những tức giận, bực bội khi ấy thường đổ hết lên đầu trẻ. Bảo mẫu đánh trẻ đến thương tật, rối loạn tâm thần chỉ vì trẻ nghịch ngợm, không chịu nghe lời hay lười ăn… Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội… cũng là nguyên nhân khiến trẻ em phải bỏ học, lang thang kiếm sống và bị những chủ thuê trẻ làm việc bạo hành. Hiện nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều không hiểu rằng những gì mình đang làm chính là bạo hành, gây ra những hậu quả nặng nề trong việc phát triển tâm sinh lý và hình thành nhân cách trẻ. Cha mẹ là những người gần gũi với trẻ, tạo cho trẻ sự tin cậy và an toàn. Hãy trao đổi để trẻ tự nói ra những suy nghĩ trong đầu và tìm cách giúp đỡ trẻ. Bảo vệ chăm sóc trẻ, đưa trẻ đi bệnh viện nếu có tổn thương về thể chất và thường xuyên theo dõi trẻ. Bảo vệ bằng pháp luật nếu cần thiết. Khuyến khích, động viên, vỗ về trẻ, thể hiện lòng yêu thương đối với trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và phát triển một cách toàn diện. II. TRẺ EM – NẠN NHÂN CỦA BẠO HÀNH GIA ĐÌNH 1. Nguyên nhân trẻ bị bạo hành 1.1. Nguyên nhân chủ quan Những vụ bạo lực gia đình với trẻ em đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến, gây hậu quả xấu về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển trí tuệ của trẻ; khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và bức xúc. Sau đây, nhóm chúng em xin trình bày một số nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong gia đình đối với trẻ em: Thiếu hiểu biết về pháp luật: Văn hoá ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi″ bấy lâu nay khiến cho người ta coi chuyện đánh con là bình 14 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 thường là quyền của cha mẹ là cho con lên người; do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng; về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cộng đồng, gia đình và chính bản thân các em đã dẫn tới mọi người vẫn cho rằng cha mẹ có quyền dạy con bằng đòn roi, bằng sự xỉ nhục, hành hạ. Ví dụ do thiếu hiểu biết pháp luật và do mê tín di đoan cho rằng bé Như Ý sẽ không sống tới 12 tháng, còn nếu sống tới 12 tuổi sẽ đem lại đủ tai họa cho gia đình...mà gia đình bà Nguyễn Thị Xuân Lan đã đánh đập bạo hành cháu Nguyễn Thị Như Ý (9 Tháng Tuổi). Bé Như Ý nhập viện trong tình trạng toàn thân có nhiều vết thương do bị bạo hành. Ở bắp đùi trái có vết thương rộng cỡ bàn tay của bé, lở lói sâu vào thịt gây nhiễm trùng. Dưới hai lòng bàn chân còn hai vết thương sưng tấy lộ thịt non đỏ hỏn. Mỗi khi thức giấc, đôi bàn tay bé bỏng của bé cố vùng vẫy, cố quơ nắm để kéo lấy hai chân, như thể cho bớt đau đớn. Tức giận: Những người có tính nóng nảy thường thích giải quyết bằng vũ lực. Khi con cái làm sai do tính nóng nảy không kiềm chế được các hành vi bạo lực, những lúc quá giận giữ họ thể hiện quyền của mình bằng nắm đấm và họ chọn bạo lực để giải quết vấn đề chứ không phải là lời lẽ. Bên cạnh quan niệm dạy con phản khoa học “thương cho roi cho vọt”, còn không ít cha mẹ đánh đập con cái mình theo kiểu “giận cá chém thớt”. Chòm xóm có câu cửa miệng dành cho chị Sáu (huyện Bến Cát, Bình Dương): “Đánh con như đánh kẻ trộm”. Chị Sáu vốn là một phụ nữ siêng năng, chịu khó nhưng lấy phải người chồng “tứ đổ tường” khiến cảnh nhà lâm vào khốn đốn. Một mình chị Sáu vất vả nuôi 4 con và thỉnh thoảng phải gồng mình giải quyết hậu quả do chồng gây ra. Chị trở nên cáu bẳn, nhất là mỗi khi các con phạm lỗi lầm nào đó, chị lại lôi chúng ra đánh. Nghiện ngập: Nghiện rượu hay ma túy rất dễ khiến người ta di đến hành vi bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ của con người, mỗi lần say xỉn con người mất đi khả năng tự chủ làm cho con người thô bạo hơn và không cần suy nghĩ. 15 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 Khi say xỉn người ta sẽ làm khuyếch đại tình hình lên và biến mâu thuẫn thành bạo lực. Ngay giữa thủ đô Hà Nội, trường hợp mẹ con chị N.T.S. cũng bi thảm không kém. Người phụ nữ nghèo khó tần tảo làm thuê đủ thứ việc nuôi chồng con. Nhưng người chồng lại nghiện rượu nặng suốt ngày đánh vợ, chửi con vì bất cứ lý do gì. Nhiều đêm anh ta bắt các con nhỏ quỳ gối đến tận 2 giờ sáng trong cái rét cắt da thịt gió mùa đông bắc. Lúc bình thường người cha này cũng có biểu hiện thương con, nhưng mỗi khi lên cơn say lại quên tất cả. Có lần anh ta đã rót hai ly thuốc trừ sâu bắt con phải uống. Những đứa trẻ sợ hãi khóc khản tiếng, may người mẹ về, phát hiện và hất đi được. Thế là những trận đòn lại tiếp tục đổ xuống lưng mẹ con họ. Căng thẳng: Khi mà con người ta căng thẳng thì rất dễ bùng nổ thành bạo lực, lúc đó họ sẽ không kiểm soát được hành vi của mình dẫn đến bạo lực. 1.2 Nguyên nhân khách quan Pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe: những người có hành vi bạo lực, như Điều 110 Luật Hình sự có quy định ″Người nào đối xử tàn ác với đối tượng là trẻ em lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 3 năm″. Mức án như vậy là quá nhẹ. Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống: chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm túc. Tiếng nói và cách xử lý của chính quyền với các vụ cha, mẹ bạo hành với con cái còn yếu. Cùng với thái độ thờ ơ, vô cảm của cộng đồng đã dẫn tới nhiều trẻ em bị bạo lực nhiều lần, gây hậu quả khá nghiêm trọng mà vẫn không bị xử lý trong khi Nghị định 114/2006/NĐ - CP đã quy định mức phạt rất cụ thể Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. Sự lan truyền của văn hoá bạo lực, đồi truỵ qua nhiều kênh, đặc biệt là qua Internet … 16 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 dẫn đến các hành vi, hành xử tiêu cực, bạo lực mà nạn nhân thường là trẻ em và lẽ tất nhiên sẽ tác động tới tư tưởng, đạo đức, lối sồng, nhân cách của trẻ em. Kinh tế, cờ bạc: Gia đình nghèo, kinh tế khó khăn cũng là nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình vì kinh tế khó khăn sẽ gây ra nhiều áp lực, căng thẳng, bế tắc dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, hậu quả trẻ em phải hứng chịu. Sự quan tâm của cộng đồng, xã hội: coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển. 2. Hậu quả 2.1. Về mặt thể xác Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Bạo hành cũng làm trẻ không thể phát triển về thể chất một cách bình thường. Trẻ có thể trở nên còi cọc, chậm lớn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn bạc nhược hoặc hung dữ… … 2.2. Về mặt tinh thần Gây tổn thương về tâm lý Bạo hành cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Sức khỏe tâm thần tốt là sự thoải mái, không lo lắng, là cảm giác được hưởng thụ cuộc sống. Sức khỏe tâm thần tốt cũng biểu hiện qua những hành vi, ứng xử hợp lý. Bệnh về sức khỏe tâm thần không phải chỉ là biểu hiện điên loạn, có những hành vi hoang tưởng, ảo giác… Khi bị bạo hành, có hai phản ứng ở trẻ thường xảy ra. Nếu biểu hiện ra bên ngoài, trẻ có thể thay đổi tính nết. Đang hiền lành, trẻ bỗng trở nên hung bạo, hay cáu gắt, khóc lóc, thậm chí đánh đập người khác hoặc độc ác với thú vật. Loại thứ hai là cách phản ứng thu mình lại. Trẻ trở nên lo lắng, buồn phiền, xa lánh mọi người, không thích tiếp xúc và luôn mang cảm giác sợ sệt. Tuy 17 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 nhiên, điều đặc biệt lưu ý là việc bạo hành trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rẻ, luôn trong trạng thái thảng thốt. Bị bạo hành, trẻ dần dần hình thành một nhân cách nhút nhát, tự ti, thiếu sự khẳng định mình khi mà trong cuộc sống có biết bao điều cần khẳng định bản thân mỗi người. Thử thách trong cuộc sống là rất nhiều. Riêng học tập cũng đã là một chuỗi thử thách nặng nề. Nếu suốt ngày bị đánh đập, chửi bới, nhiếc móc, chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tinh thần. Một đứa trẻ không được yêu thương, làm sao biết yêu thương? Một đứa trẻ chịu sự giáo dục bằng roi vọt dễ có hành vi độc ác khi trưởng thành. Biểu hiện lúc nhỏ của trẻ có thể đơn giản là hung bạo, hay cáu gắt, khó tính, nhưng khi lớn lên, trẻ có thể trở thành một con người cục cằn, lỗ mãng và độc ác. Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình. Bạo hành cũng ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai của trẻ. Trước hết, những cách giáo dục phản giáo dục, giáo dục sai phương pháp là một tác nhân quan trọng khiến trẻ không thích đến trường, không thích đi học. Khi không thích học, trẻ không thể tiếp thu kiến thức. Điều này rất tai hại. Học kém, bị điểm thấp, bị trách phạt từ gia đình đến nhà trường, trẻ trở nên kém tự tin, dần dẫn đến u lì, mụ mị đầu óc, dễ bị những cám dỗ bên ngoài ảnh hưởng đến như: Kết bè đảng với những đứa trẻ giống mình, bỏ nhà đi lang thang, hút thuốc lá, thậm chí nghiện ma túy. Một tác hại cũng không thể không nhắc tới, đó là việc bạo hành, làm nhục có thể khiến trẻ trở nên mất lòng tự trọng. Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất lòng tự trọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi chuyện vi phạm lỗi là quan trọng. Trẻ sẵn sàng không tôn trọng người khác nơi công cộng, có những hành vi mà người có lòng 18 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 tự trọng không bao giờ làm. Trẻ cũng trở nên vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP CHO BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH Ở nước ta, trẻ em đã và đang nhận được sự che chở của luật pháp: Từ năm 1990, Việt Nam đã là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tiếp đó, Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Đầu tiên có thể kể đến Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo điều 5: “Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”. Còn tại điều 7 đã nghiêm cấm các hành vi: cha mẹ bỏ rơi con; hành hạ, ngược đãi, làm nhục, mua bán, đánh tráo trẻ em; lạm dụng lao động trẻ em, lợi dụng trẻ em để trục lợi... Kế đó là Luật hôn nhân và gia đình. Tại điều 34 đã yêu cầu: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức...”. Nếu không thực hiện nghĩa vụ đó thì theo điều 41, 42 luật này, cha mẹ sẽ phải đối mặt với việc bị tòa án chủ động hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ra quyết định tước hoặc hạn chế quyền làm cha mẹ đối với con chưa thành niên từ một đến năm năm. Mới đây, trong Luật phòng chống bạo lực gia đình xác định nạn nhân bạo lực gia đình là trẻ em phải được ưu tiên bảo vệ quyền lợi hợp pháp. 19 “Bạo hành trẻ em trong gia đình” – Nhóm 2. Lớp N01 Nghiêm khắc nhất là các quy định có liên quan đến việc phòng chống bạo hành trẻ em trong Bộ luật hình sự. Theo đó, có những tội danh, điều khoản quy định các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tình dục trẻ em, vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu... với lỗi cố ý sẽ bị xử lý theo khung hình phạt nặng hơn hay bị áp dụng tình tiết tăng nặng so với việc phạm tội đối với người lớn. Còn với những người không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm có liên quan đến việc bạo hành trẻ em như giết, hiếp dâm, cưỡng dâm, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em... thì bị xử lý hình sự. Ngoài ra có không ít văn bản pháp luật có liên quan khác. Rõ ràng pháp luật Việt Nam mong muốn các quyền cơ bản của trẻ em phải được thực thi và được bảo vệ, mong muốn đem lại rất nhiều nụ cười, niềm hạnh phúc và tương lai tốt đẹp cho trẻ em. Tuy nhiên, pháp luật thì nhiều mà tình trạng bạo hành trẻ em nói chung và bạo hành trẻ em trong gia đình nói riêng vẫn ngày một gia tăng. Vì vậy, theo Nhóm chúng em, đối với những giải pháp cụ thể để bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành trong chính gia đình của mình, hiện nay, điều quan trọng nhất là: - Một mặt, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chức năng cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng pháp luật về chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em nói chung và phòng chống bạo hành trẻ em nói riêng đến mọi vùng miền đất nước, nhà trường, khu dân cư, đặc biệt là đến từng gia đình. - Mặt khác, với từng vụ bạo hành, vi phạm quyền trẻ em, các cơ quan chức năng cần xử lý toàn diện, tận gốc. Việc xét xử lưu động các vụ án cha mẹ vi phạm nghĩa vụ của mình đối với con cái, đồng phạm (giúp sức...) với những người khác bạo hành con mình cần được thực hiện thường xuyên nhằm mục đích phòng ngừa chung đối với xã hội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan