Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm tm2 tháng 12012, giám đốc công ty cổ phần a ký hợp đồng mua 1000...

Tài liệu Bài tập nhóm tm2 tháng 12012, giám đốc công ty cổ phần a ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo (giá 10.000 đồngkg) với giám đốc công ty cổ phần b. đến thờ

.DOCX
16
207
124

Mô tả:

MỤC LỤC Trang I.Đề bài……………………….……………………………………………………2 II. Giải quyết tình huống…………………………………………………………2 1.Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực…………………………………………………………………………2 2. Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài……………………………………….5 3. Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao?................9 4. Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A………………….11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..16 1 BÀI LÀM I. Đề bài Tháng 1/2012, giám đốc công ty cổ phần A ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo (giá: 10.000 đồng/kg) với giám đốc công ty cổ phần B. Đến thời hạn giao hàng, công ty B không giao được hàng cho công ty A. Do đó, công ty A không thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng. Công ty A gửi thông báo yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng và chịu phạt 8% giá trị hợp đồng nhưng công ty B không chấp thuận. Công ty A quyết định khởi kiện ra Tòa án. Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” II. Giải quyết tình huống 1. Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng. Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận của các bên đều được pháp luật thừa nhận mà chỉ có những thoả thuận tuân theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực pháp luật. Luật thương mại 2005 (LTM) không có quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, cần dựa trên những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật dân sự 2005 (BLDS). Theo Điều 122 BLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Người tham gia giao dịch 2 có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; Và hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu thiếu một trong bốn căn cứ trên, giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu. Căn cứ vào quy định của Điều 122 BLDS và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn hợp đồng mua bán, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trường hợp mua bán sản phẩm, hàng hóa có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật. Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán, theo quy định tại Điều 145 BLDS, khi người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sẽ không phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được hợp đồng đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ với bên được đại diện nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình , trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. 3 Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lí nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp. Vì vậy, đối tượng của hợp đồng phải là những hàng hóa được pháp luật cho phép trao đổi, mua bán… vào thời điểm giao kết. Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng tới những lợi ích chính đáng của các bên đồng thời không xâm hại đến các lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo Điều 389 BLDS quy định, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán phải tuân theo những nguyên tắc: tự do giao kết không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng… là lí do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực. Thứ năm, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Để hợp đồng mua bán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo Điều 24 LTM, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, hình thức của hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực khi pháp luật có quy định. Trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc hợp đồng đó phải tuân thủ về hình thức thì hợp đồng mua bán bị vô hiệu khi được ký kết. 4 Dựa vào các căn cứ trên xét vào trường hợp đề bài thì hợp đồng mua  bán của công ty A và công ty B có hiệu lực vì: Thứ nhất: chủ thể tham gia là công ty A và công ty B đều là thương nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi thương mại.Hai bên chủ thể có đủ điều kiện kinh doanh mua bán gạo. Thứ hai: việc ký hợp đồng được thực hiện bởi giám đốc công ty cổ phần A và giám đốc công ty cổ phần B. Cả hai người này đều là đại diện cho công ty ký hợp đồng mua bán (theo Điều 116 luật Doanh nghiệp 2005). Thứ ba: mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Theo nghị định số 59/2006 NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì đối tượng ở đây là gạo được phép kinh doanh. Thư tư: hợp đồng được thực hiện dưới sự thỏa thuận giữa hai công ty, đề bài không có yếu tố ép buộc, lừa đảo, cưỡng ép vậy đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Thứ năm: giám đốc công ty A ký hợp đồng với giám đốc công ty B vậy có thể hiểu hợp đồng này xác định dưới hình thức văn bản. Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng này không cần công chứng, chứng thực nên về mặt hình thức thì đã thỏa mãn. 2. Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. a. Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo 5 Theo khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010: “2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Thỏa thuận trọng tài thương mại là một thỏa thuận văn bản theo đó các bên nhất trí kí kết đưa ra tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc sẽ có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài. Do vậy, thỏa thuận trọng tài là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì chỉ khi có tồn tại thỏa thuận thì trọng tài mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thỏa thuận đó cũng đồng thời loại trừ thẩm quyền của Tòa án. Chính vì vậy nên không phải thỏa thuận nào giữa các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng làm phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Để trở thành một thỏa thuận hoàn chỉnh, hợp pháp; thỏa thuận đó phải thể hiện đúng ý chí của các bên, theo đúng hình thức pháp luật quy định, đối tượng tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài… Do đó, một thỏa thuận trọng tài sẽ có hiệu lực pháp luật khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Năng lực chủ thể. - Thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. - Đối tượng giải quyết của trọng tài là các tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh. - Về mặt hình thức, thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. - Phạm vi giải quyết tranh chấp trọng tài là các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. 6 Đối với tình huống trên, trong hợp đồng mua bán gạo các bên có đưa thỏa thuận trọng tài vào đó là: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành”. Nhận thấy rằng thỏa thuận trọng tài này là kết quả của quá trình đàm phán, cân nhắc giữa các bên; qua đó thể hiện sự tự nguyện trong việc xác lập thỏa thuận trọng tài. Để xác định đây có phải là thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp luật hay không cần căn cứ tiếp vào các điều kiện: Thứ nhất, về năng lực chủ thể. Cả hai bên đều là công ty cổ phần có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật – thương nhân. Cho nên, 2 bên đều có thẩm quyền kí kết thỏa thuận trọng tài. Thứ hai, tranh chấp phát sinh phải là tranh chấp thương mại. Khoản 1 Điều 3 Luật TM 2003 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Giữa công ty A và công ty B có hoạt động mua bán gạo và công A đã không giao hàng đúng như thời hạn cam kết gây thiệt hại cho công ty b nên hai bên đã xảy ra tranh chấp. Do đó, có thể khẳng định đây là tranh chấp thương mại. Thứ ba, về hình thức của thỏa thuận trọng tài. Các bên có đưa thỏa thuận trọng tài vào trong hợp đồng, nên đã thỏa mãn điều kiện về hình thức. Thứ tư, thỏa thuận trọng tài này không thuộc một trong các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010. Như vậy, thỏa thuận trọng tài mà hai bên công ty A và B trong hợp đồng mua bán gạo là một thỏa thuận hợp pháp và có hiệu lực pháp luật kể từ khi hai bên giao kết hợp đồng. 7 b. Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Ta có thể định rằng, thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề thên chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng Trọng tài như một phương thức giải quyết trong thương mại. Luật TTTM năm 2010 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh TTTM năm 2003 về việc quy định rõ hơn về khái niêm thỏa thuận trọng tài, mở rộng hơn về hình thức của thỏa thuận trọng tài. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu lực và cản trở vai trò của thỏa thuận trọng tài. Đó là vấn đề quan hệ giữa hiệu lực của thỏa thuận trọng tài với hiệu lực của hợp đồng liên quan. Điều này thể hiện tính đặc thù về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản hay nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất vẫn là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng lại phát sinh vấn đề liên quan đến tính độc lập về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đối với hợp đồng chính: - Một là, trong trường hợp điều khoản thỏa thuận trọng tài nằm trong hợp đồng chính thì vấn đề xác định năng lực cũng như thẩm quyền kí của người kí kết hợp đồng và thỏa thuận trọng tài có đồng nhất hay không. - Hai là, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng. Thì trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài phát hiện ra rằng cả hợp đồng lẫn điều khoản thỏa thuận trọng tài giao kết trước đó đều vô hiệu; vậy trọng tài có quyền tuyên bố thỏa thuận đó vô hiệu để làm căn cứ cho việc từ chối thụ lý vụ việc hay không? Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể nào để điều chính vấn đề này. 8 - Ba là, trong trường hợp hợp đồng chính vô hiệu còn thỏa thuận trọng tài lại không vô hiệu thì các bên tranh chấp có được yêu cầu trọng tài có giải quyết các vấn đề đề liên quan đến hợp đồng vô hiệu hay không? Tóm lại, thoả thuận trọng tài với ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài nhằm giải quyết nhanh chóng vụ việc với chi phí ít tốn kém về góp phần giảm tải công việc với Tóa án. Để chúng thật sự thiết thực và sử dụng phổ biến, có hiệu thì pháp luật cần hoàn thiện, quy định cụ thể hơn nữa về một số vần đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài. 3. Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao? Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A. Giải thích: Hợp đồng giữa công ty cổ phần A và công ty cổ phần B là hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa này là 1000 tấn gạo. Xét trong tình huống nêu ra thì hợp đồng này là hợp đồng mua bán hàng hóa. Tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng là tranh chấp thương mại. Theo quy định của luật thương mại thì các tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại hoặc Tòa án. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài thì khi phát sinh tranh chấp, các bên có quyền khởi kiện trước trung tâm trọng tài. Khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại quy định về hình thức giải quyết tranh chấp: “…3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.” Như đã trình bày ở phần trên, thỏa thuận trọng tài của các bên trong trường hợp này là có hiệu lực pháp luật. Căn cứ vào Điều 6 Luật Trọng Tài thương mại: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được” thì Tòa án không được 9 thụ lý đơn khởi kiện của công ty A, tuy nhiên Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A trong trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể giải quyết được. Trong trường hợp thỏa thuận trọng tài không giải quyết được thì điều kiện để Tòa án thụ lý đơn khởi kiện như sau:  Thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án: Theo pháp luật hiện hành thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động gọi chung là các vụ việc dân sự. Theo đó, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án gồm: tranh chấp về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, tài chính, bảo hiểm… giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh, phát sinh trong hoạt động kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận (Điều 29 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011). Như vậy xét tranh chấp giữa công ty cổ phần A và công ty cổ phần B là tranh chấp về mua bán hàng hóa, phát sinh trong hoạt động kinh doanh, có mục đích lợi nhuận nên đây là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.  Điều kiện về chủ thể thực hiện quyền khởi kiện: Quyền khởi kiện là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các tổ chức khác trong phạm vi quyền hạn của mình yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức mình phụ trách. Theo đó, công ty cổ phần A là một trong những loại hình doanh nghiệp, đã có đăng ký kinh doanh và có đầy đủ địa vị pháp lý theo quy định của pháp luật.Công ty A sẽ có năng lực chủ thể pháp luật, đồng thời trong tranh chấp hợp đồng mua bán với công ty B, quyền và lợi ích hợp pháp của công ty A đã bị xâm phạm do công ty B không thực hiện như đúng hợp đồng gây thiệt hại cho công ty A (đến thời hạn giao hàng 10 công ty B không giao được hàng cho công ty A; do đó, công ty A không thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng). Như vậy, công ty A đáp ứng được điều kiện chủ thể có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.  Tranh chấp này chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định pháp luật.  Thời hiệu khởi kiện. Điều 319 Luật Thương Mại 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của luật này”.  Người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.  Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.  Đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ Luật Tố tụng dân sự. Xét trong tình huống đưa ra, do chưa có đầy đủ các tình tiết nên ta giả sử công ty A đáp ứng các điều kiện trên. Do đó, Tòa án có thể thụ lý vụ án. 4. Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A a. Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại Theo Điều 302 Luật thương mại ,bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại. Với mục đích này, bồi thường thiệt hại chỉ 11 được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra. Theo Điều 303 Luật Thương mại, để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có các căn cứ: - Có hành vi vi phạm hợp đồng; - Có thiệt hại thực tế; - Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Theo tình huống đề bài nêu ra thì việc công ty A yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với công ty B là có căn cứ và cơ sở: Thứ nhất, Công ty B có hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng là xử sự của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với nghĩa vụ theo hợp đồng. Ví dụ như thực hiện không đúng hoặc không thực hiện, không đầy đủ theo các nghĩa vụ của hợp đồng. Có thể thấy rằng việc công ty A ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo với công ty B và công ty B phải có nghĩa vụ giao hàng. Tuy nhiên đến thời hạn giao hàng mà công ty B không giao được hàng cho công ty A như vậy là đã không thực hiện đúng hợp đồng cho nên có hành vi vi phạm hợp đồng. Nếu việc không giao được hàng rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 294 Luật thương mại thì công ty B sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường và có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp đó. Thứ hai, công ty A đã chịu một khoản thiệt hại là 200 triệu đồng do bị đối tác phạt vì không thực hiện đúng hợp đồng. Ngoài ra, công ty A còn thiệt hại về các khoản lợi trực tiếp từ hợp đồng của đối tác đáng lẽ ra phải được hưởng. Bên công ty A có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất và khoản lợi trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra quy định tại Điều 304 Luật thương mại. 12 Thứ ba, việc công ty A không nhận được 1000 tấn gạo từ công ty B đã dẫn đến việc công ty A không thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng . Như vậy có thể thấy, hành vi của công ty B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những thiệt hại của công ty A đối với đối tác. b. Đối với yêu cầu phạt vi phạm Phạt vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là hình thức chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng, theo đó bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng. Với mục đích như vậy, phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng một cách phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng. Theo Điều 300 Luật Thương mại, chế tài phạt vi phạm được áp dụng khi có các căn cứ: - Có hành vi vi phạm hợp đồng - Các bên có thoả thuận về việc áp dụng chế tài này trong hợp đồng. Như vậy, để yêu cầu phạt vi phạm của công ty B hợp pháp thì công ty B phải có hành vi vi phạm hợp đồng và có sự thỏa thuận về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng. Như đã phân tích ở trên thì hành vi của công ty B đã vi phạm hợp đồng đối với công ty A trừ các trường hợp theo Điều 294 Luật thương mại. Và để yêu cầu phạt vi phạm hợp pháp thì trong hợp đồng giữa hai công ty phải có sự thỏa thuận về việc áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên trong trường hợp không có sự thỏa thuận thì công ty A không có quyền yêu cầu phạt vi phạm đối với công ty B. Do bản chất của phạt vi phạm là 13 phải có thỏa thuâ ̣n trong hợp đồng, nên khi có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa thuâ ̣n phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiê ̣t hại mà thôi. Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A là hợp pháp, hãy xác định giá trị bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty B phải chịu? * Bồi thường thiệt hại: Theo khoản 2 Điều 302 về bồi thường thiệt hại thì: “ Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi tực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”. Như vậy thì công ty B phải bồi thường cho công ty A các khoản tiền sau: Thứ nhất, khoản tiền 200 triệu đồng, đây là số tiền mà công ty A phải bồi thường cho đối tác do không thực hiện được hợp đồng. Đây chính là giá trị tổn thất thực tế mà công ty A phải gánh chịu do công ty B gây nên. Thứ hai, công ty B phải trả một khoản tiền tương ứng với khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ công ty A sẽ được hưởng từ đối tác nếu không có hành vi không giao hàng đúng thời hạn nói trên. Tuy nhiên, theo Điều 305 Luật thương mại về nghĩa vụ hạn chế tổn thất thì công ty A phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra;. nếu công ty A không áp dụng các biện pháp đó, công ty B có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. * Phạt vi phạm hợp đồng: 14 Điều 301 có quy định mức phạt vi phạm như sau: “Mức phạt đối với nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của luật này.”. Căn cứ xác định giá trị phạt vi phạm hợp đồng là : - Được quy định theo sự thỏa thuận trong hợp đồng - Không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm. Đối chiếu với tình huống trên ta thấy, giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm là 1000 tấn gạo x 10.000 đồng/kg = 10 tỷ đồng. 8% giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm tức là 800 triệu đồng. Như vậy, giá trị phạt vi phạm mà công ty B phải chịu sẽ theo điều khoản ghi trong hợp đồng và không được vượt quá 800 triệu đồng. 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật thương mại I, Đại học Luật Hà Nội, 2006; 2. Giáo trình Luật thương mại II, Đại học Luật Hà Nội, 2006; 3. Luật Thương Mại 2005; 4. Luật Doanh Nghiệp 2005; 5. Luật Trọng tài thương mại 2010; 6. Bộ Luật dân sự 2005; 7. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2005, sửa đổi, bổ sung 2011; 8. Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại 2012 (dự thảo). 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan