Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm thương mại 2 số 2, 9.5 điểm...

Tài liệu Bài tập nhóm thương mại 2 số 2, 9.5 điểm

.DOC
15
79
94

Mô tả:

Bộ môn Luật Thương mại 2 ĐỀ BÀI: 03 Tháng 11 năm 2011, giám đốc công ty cổ phần A ký hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên B. Theo hợp đồng, công ty A phải thực hiện việc bán sữa chua do công ty B sản xuất với giá thành sản phẩm do công ty B ấn định. Thời hạn đại lý là 3 năm từ ngày hợp đồng có hiệu lực. 1. Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ ngành nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký). 2. Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công ty A. Thỏa thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp luật về hoạt động đại lý mua bán hàng hóa không? Vì sao? 3. Một khách hàng sau khi mua sữa chua tại cửa hàng của công ty A bị ngộ độc. Công ty A hay công ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng? 4. Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý mua bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và công ty C không? Vì sao? Theo đề nghị của công ty C, công ty A quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B. Em hãy nhận xét về hành vi nói trên của công ty A Lớp N05- TL2. Nhóm 03 1 Bộ môn Luật Thương mại 2 A) MỞ ĐẦU Hoạt động đại lí được thực hiện thông qua các thương nhân trung gian, những người này bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa cho người khác được hưởng thù lao. Bên giao đại lí là chủ sở hữu với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lí. Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí không phải người mua hàng của bên giao đại lí mà chỉ người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba. Từ những lí do nêu trên nhóm em đã lựa chọn đề bài số 3 để làm bài tập nhóm tháng thứ 2 của mình để hiểu thêm về đại lí mua bán hàng hóa. B) NỘI DUNG I. Khái quát về đại lí thương mại Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lí và bên đại lí thỏa thuận việc bên đại lí nhân danh chính mình nữa, bán hàng hóa cho bên giao đại lí hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166 Luật Thương mại) Đại lí mua bán hàng hóa có những đặc điểm sau:  Quan hệ đại lí mua bán hàng hóa phát sinh giữa bên giao đại lí và bên đại lí. Bên giao đại lý là bên giao hàng hoá cho các đại lí bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lí mua hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ. bên đại lí là bên nhận hàng hóa để làm đại lí bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lí mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. theo quy định tại Điều 167 Luật Thương mại, bên giao đại lý và bên đại lí đều phải là thương nhân.  Nội dung của hoạt động đại lí bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lí và bên đại lí và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ giữa bên đại lí với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lí. Luật thương mại năm 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lí Lớp N05- TL2. Nhóm 03 2 Bộ môn Luật Thương mại 2 sang cả đại lí dịch vụ( như đại lí bảo hiểm, đại lí hải quan, đại lí INTERNET…) chứ không bó hẹp ở hoạt động đại lí mua bán hàng hóa như quy định tại Luật thương mại năm 1997.  Quan hệ đại lí thương mại được xác lập bằng hợp đồng. hợp đồng đại lí được giao kết giữa thương nhân giao dịch đại lí và thương nhân làm đại lí. Hợp đồng đại lí phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương. II. Giải quyết tình huống 1. Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ ngành nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký). Có thể thấy hợp đồng mua bán hàng hóa (MBHH) giữa công ty cổ phần A với giám đốc công ty TNHH 2 thành viên B là hợp đồng Đại lý thương mại. Vậy cần phải hiểu thế nào là đại lý thương mại? Chủ thể nào có quyền ký kết hợp đồng này (điều kiện chủ thể)? Trước hết cần phải hiểu: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166 LTM năm 2005). Theo quy định tại Điều167 thì: “1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. 2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ”. Bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương nhân nghĩa là bên đại lý và bên giao đại lý phải là chủ thể tuân thủ các điều kiện quy định tai khoản 1 điều 6 luật thương mại quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành Lớp N05- TL2. Nhóm 03 3 Bộ môn Luật Thương mại 2 lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Như vậy, để hợp đồng đại lý có hiệu lực hai công ty cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định về chủ thể, đó là: Thứ nhất, bên giao đại lý – công ty cổ phần A và bên đại lý – công ty TNHH 2 thành viên B phải là thương nhân. Mà theo Điều 6 LTM : “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp…”. Công ty cổ phần A và công ty TNHH 2 thành viên B là hai doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, có đăng kí kinh doanh và có tư cách pháp nhân. Chính vì vậy, 2 doanh nghiệp này có thể nhân danh chính mình để thực hiện các hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Thứ hai, giám đốc công ty cổ phần A và giám đốc công ty TNHH 2 thành viên B là đại diện hợp pháp của 2 doanh nghiệp. Khi tham gia ký kết hợp đồng, họ phải nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng hợp đồng đã ký kết. Xét việc đăng kí kinh doanh của công ty A và công ty B việc sản xuất và mua bán sữa chua là ngành nghề kinh doanh có điều kiện bởi: Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức sau: 1) Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động...) 2) Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép). Lớp N05- TL2. Nhóm 03 4 Bộ môn Luật Thương mại 2 Có thể thấy, sữa chua là sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người nên việc sản xuất và buôn bán sữa chua cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm tạo ra một loại sản phẩm tốt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngành nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng kí là: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột. Thuộc mã ngành cấp 4 với mã đăng kí là 4632 (Theo Tổng cục thống kê). 2. Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công ty A. Thỏa thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp luật về hoạt động đại lý mua bán hàng hóa không? Vì sao? Thỏa thuận giữa bên giao đại lí và bên đại lí là trái với quy định của Luật thương mại Thứ nhất: Đại lí thương mại là một hoạt động trung gian thương mại Điều 166 Luật thương mại 2005 quy định:“ Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao” Từ quy định trên có thể thấy, Đại lí thương mại là một hoạt động trung gian thương mại thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại để hưởng lợi nhuận và vì mục tiêu lợi nhuận ( thù lao). Đại lí thương mại chỉ nhận hàng hóa từ bên giao đại lí và bán cho khách hàng theo yêu cầu của bên giao đại lí. Về thực chất có thể hiểu bên Đại lí chỉ là người quản lí tài sản ( hàng hóa, dịch vụ) của bên giao đại lí chứ không thể trở thành chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của bên giao đại lí. Nếu như quyền sở hữu được chuyển giao thì bên Đại lí sẽ có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu gồm “quyền sử dụng và Lớp N05- TL2. Nhóm 03 5 Bộ môn Luật Thương mại 2 quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” theo khoản 1 Điều 164 BLDS 2005 . Theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì người nhận chuyển giao quyền sở hữu sẽ có toàn quyền đối với tài sản và sẽ không phải chịu sự rằng buộc của bất kì chủ thể nào. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không có một chủ thể nào có quyền hạn chế quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Quyền sở hữu đối với hàng hóa đặt ra đối với một hoạt động trung gian như Đại lí thương mại là không phù hợp với quy định của luật thương mại. Một trong các nghĩa vụ của bên Đại lí tại Điều 175 LTM 2005 là: “ Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định” và “ Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;”, đồng thời “ Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý” Rõ ràng rằng nếu quyền sở hữu được chuyển giao từ bên giao Đại lí sang cho bên Đại lí thì sẽ không còn nghĩa vụ nào mà bên Đại lí phải thực hiện với bên giao đại lí nữa, cũng như vậy sẽ không có câu chuyện thù lao ở đây. Như vậy, không còn là hoạt động đại lí thương mại nữa mà đơn thuần chỉ là hoạt động mua bán giữa một thương nhân và khách hàng (không qua trung gian). Thứ hai: Bên giao đại lí luôn là chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về hàng hóa giao cho bên đại lí Điều 170 LTM quy định “ Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý”. Khi thực hiện hoạt động Đại lí, bên đại lí không phải là người mua hàng của bên giao Đại lí mà chỉ nhận hàng để bán lại cho khách hàng ( là bên thứ ba). Chỉ khi hàng hóa được bán thì quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lí sang cho bên thứ ba. Với tư cách là chủ sở hữu đối với hàng hóa trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền và nghĩa vụ sau đây: ấn định giá mua, giá bán hàng Lớp N05- TL2. Nhóm 03 6 Bộ môn Luật Thương mại 2 hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng; Ấn định giá giao đại lý; Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật; Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý theo Điều 172 LTM 2005. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý; Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ; Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý; Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý; Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra theo Điều 173 LTM 2005. 3. Một khách hàng sau khi mua sữa chua của công ty A tại đại lý B ăn thì bị ngộ độc. Công ty A hay công Ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng ? Khách hàng bị ngộ độc vì ăn sữa mua tại đại lý A do công ty cổ phần B giao đại lý cho công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên A làm đại lý cho mình. Việc khách hàng ăn sữa chua của công ty B mua tại đại lý A bị ngộ độc chắc chắn là do nguyên nhân chất lượng của sữa chua không đảm bảo. Nhưng vấn đề chất lượng của sữa chua không đảm bảo ở đây là nguyên nhân do đâu? Do lỗi từ khâu sản xuất hay lỗi do khâu bảo quản. Đây chính là mấu chốt để ta xác định xem lỗi thuộc về công ty A hay công ty B hay cả hai bên đều có lỗi để quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng là thuộc về bên nào. Trường hợp thứ nhất: lỗi thuộc về bên giao đại lý là công ty TNHH hai thành viên B khi: Lỗi thuộc về bên giao đại lý B trong trường hợp chất lượng của sữa chua không đảm bảo từ khâu sản xuất, do nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, có những thành phần cấm không được sử dụng là nguyên nhân dẫn tới ngộ độc cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 173 Luật thương mại Lớp N05- TL2. Nhóm 03 7 Bộ môn Luật Thương mại 2 Việt Nam quy định về nghĩa vụ của bên giao đại lý: “ Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ”. Theo điều khoản này thì bên giao đại lý sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của bên đại lý, tức là bên giao đại lý phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm đỗi với khách hàng về chất lượng hàng hóa hay dịch vụ do mình sản xuất cung cấp. Trong trường hợp này, hộp sữa chua mà khách hàng ăn và bị ngộ độc vì nguyên nhân chất lượng của hộp sữa chua không đảm bảo từ thành phần cho tới khâu sản xuất không đúng quy trình, chất lượng khi giao cho bên đại lý và bên đại lý đã bảo quản theo đúng quy cách và hoàn toàn không có lỗi gì thì công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên B sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với khách hành bị ngộ độc do sử dụng sản phẩm sữa chua kém chất lượng cuả công tu TNHH 2 thành viên B sản xuất. Trường hợp thứ hai, bên đại lý là công ty cổ phần A phải bồi thường khi: Khi bên đại lý vi phạm nghĩa vụ của mình làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa mà bên giao đại lý giao cho bên đại lý được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 175: “ Bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán và trước khi giao đối với đại lý mua…. về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý dịch vụ…”. Điều này được hiểu là bên đại lý đã không hoàn thành nghĩa vụ bảo quản hàng hóa, dịch vụ do bên giao đại lý yêu cầu dẫn đến tình trạng làm hư hỏng, biến đổi chất lượng hàng hóa gây thiệt hại cho bên giao đại lý. Trong tình huống trên, nếu bên đại lý là công ty cổ phần A đã bảo quản sữa chua không đúng quy trình, tiêu chuẩn bảo quản, sữa chua là thực phẩm cần bảo quản trong nhiệt độ thấp, tránh ánh nắng mặt trời nhưng công ty A đã không để sữa chua vào tủ lạnh mà để ngoài thời tiết nóng, làm cho sữa chua bị biến chất từ khi nhận với chất lượng tốt đã biến đổi thành phần thành những chất gây ngộ độc khi sử dụng thì lỗi hoàn toàn thuộc về công ty cổ phần A. Công ty cổ phần A phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Lớp N05- TL2. Nhóm 03 8 Bộ môn Luật Thương mại 2 Trường hợp thứ ba, cả công ty cổ phần A và công ty TNHH hai thành viên B phải liên đới chịu trách nhiệm khi: Khi lỗi do cả bên giao đại lý và bên đại lý gây ra thì hai bên cùng liên đới chịu trách nhiệm căn cứ theo quy định về nghĩa vụ của bên giao đại lý và bên đại lý cụ thể tại khoản 5 Điều 173 nghĩa vụ của bên giao đại lý: “ liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân cuả hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi do mình gây ra” và nghĩa vụ bên đại lý theo quy định tại khoản 5 Điều 175: “ bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua, liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra”. Trách nhiệm liên đặt ra cho cả hai bên, bên đại lý và bên giao đại lý khi cả hai bên cùng có lỗi. Trong trường hợp của công ty A và B này, hai bên sẽ cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cả hai bên cùng có lỗi, có thể nguyên nhân do trong thành phần của sữa chua khi sản xuất do thiếu 1 thành phần lên men nên công ty B đã thay thế bằng một thành phần khác có chất lượng kém, dễ hỏng và có thể sinh ra độc tố nếu có chất xúc tác thích hợp hoặc không được bảo quản tốt. Trong khi đó thì công ty A là bên đại lý không hề biết về việc này và cũng không chú ý tới việc bảo quản sản phẩm nên lô sữa chua mới bán cho khách bị ngộ độc được để bên ngoài không bảo quản trong vòng 2 ngày, và dẫn tới sũa chua bị hỏng, khách hàng sử dụng bị ngộ độc. Trong trường hợp này thì lỗi thuộc về cả hai bên và hai bên cùng phải liên đới bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Ngoài ra còn một trường hợp mà cả công ty A và B đều không phải bồi thường. Điều 24 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2013 quy định: “ Tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại điều 23 của luật này ( trong đó có thương nhân) được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người Lớp N05- TL2. Nhóm 03 9 Bộ môn Luật Thương mại 2 tiêu dùng”. Theo đó, nếu như trường hợp người tiêu dùng bị ngộ độc sữa chua do sữa chua tác động với một chất hóa học hoặc có loại vi khuẩn mới … mà khoa học hiện nay chưa thể xác định được thì cả công ty A và công ty B đều được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Tóm lại, vấn đề bồi thường thiệt hại cho khách hàng thuộc về bên đại lý hay bên giao đại lý hay cả hai bên cùng phải liên đới chịu trách nhiệm còn phụ thuộc vào lỗi do bên nào. Ta cần căn cứ vào lỗi để quy kết trách nhiệm cho bên có lỗi chứ không thể đương nhiên cho rằng lỗi thuộc về bên đại lý hay bên giao đại lý. 4. Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý mua bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và công ty C không? Vì sao? Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và công ty C. Vì: Theo khoản 1 Điều 174 Luật thương mại năm 2005 quy định: Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có quyền giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp pháp luật quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Như vậy, bên đại lý và bên giao đại lý có thể thỏa thuận về việc bên đại lý chỉ giao kết hợp đồng đại lý với một bên đại lý duy nhất. Luật thương mại đề cao nguyên tắc tự do hợp đồng, theo đó, các bên được tự do thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nhưng trong trường hợp này công ty A và công ty B không có sự thỏa thuận và ghi trong hợp đồng các điều khoản. Khoản 7 Điều 175 Luật thương mại 2005 quy định: “Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao kết đạt lý với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó” Lớp N05- TL2. Nhóm 03 10 Bộ môn Luật Thương mại 2 Với tình huống bài cho, mặt hàng sữa chua không phải là loại hàng hoá thuộc quy định tại Khoản 7 Điều 175 Luật thương mại 2005 nên để xác định xem công ty A có thể đồng thời làm đại lý của công ty A và công ty C hay không thì ta có hai trường hợp như sau: Trường hợp một: Nếu trong hợp đồng đại lý, công ty A và công ty B thoả thuận là công ty A không được làm đại lý cho công ty khác cùng kinh doanh một mặt hàng của công ty B thì công ty A không được phép đồng thời là đại lý của công ty B và công ty C Ngoài ra, công ty A là đại lý độc quyền cho công ty B mà sữa chua của công ty B có thị phần lớn trên thị trường mà theo quy định của Điều 9 khoản 2 Luật Cạnh tranh năm 2004 là trên 30% thì hợp đồng đương nhiên vô hiệu.Thị phần của công ty B là nhỏ hơn 30% thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Do đó, công ty A không có quyền ký kết hợp đồng đại lý cho sản phẩm sữa chua của công ty C.. Trường hợp hai: nếu trong hợp đồng đại lý không có thoả thuận về vấn đề này thì căn cứ vào Khoản 1 Điều 174 Luật thương mại 2005 là công ty C có thế giao kết hợp đồng đại l ý với một hoặc nhiều bên giao đại lý. Như vậy, Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và công ty C. Tóm lại: Công ty A có thể đồng thời làm đại lý của công ty B và công ty C nếu hợp đồng đại lý được ký kết giữa công ty A và công ty B không có thỏa thuận công ty A là đại lý độc quyền cho công ty B. Như chúng ta đã biết, hợp đồng đại lý thương mại cũng như hợp đồng nói chung có thể chấm dứt trong một số trường hợp mà pháp luật quy định trong đó có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo Điều 177 Luật thương mại “1.Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng Lớp N05- TL2. Nhóm 03 11 Bộ môn Luật Thương mại 2 đại lý.2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó. Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý. 3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý”. Căn cứ vào những dữ kiện của vụ việc trên thì có thể thấy: Trong thời hạn công ty A đang làm đại lý cho công ty B mà công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng như vậy là không được phép. Theo quy định của pháp luật, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng cần có thông báo cho bên đại lý ít nhất trước 60 ngày nếu không có thỏa thuân khác. Tuy nhiên, vụ việc không nói rõ về hợp đồng và các điều khoản hợp đồng mà hai bên ký kết trong trường hợp này nên rất khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Do đó, từ những dữ kiện của vụ việc ta có thể chia thành 2 trường hợp: Trường hợp một: việc công ty A thông báo chấm dứt hợp đồng là chính xác nếu trong hợp đồng hai bên giao kết cho nhau có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mình muốn và chỉ cần thông báo là hợp đồng đại lý đã chấm dứt. Trường hợp hai: Nếu các bên không có thỏa thuận nào khác về việc chấm dứt hợp đồng đại lý thì áp dụng theo quy định pháp luật mà cụ thể là khoản 1 Điều 177 Luật thương mại năm 2005 thì dễ dàng nhận thấy việc công ty A không thực hiện việc thông báo cho bên công ty B ít nhất trước 60 ngày trước ngày được quyền chấm dứt hợp đồng đại lý mà gửi ngay thông báo chấm dứt hợp đồng và chấm dứt ngay vào thời điểm thông báo việc chấm dứt đó là trái quy Lớp N05- TL2. Nhóm 03 12 Bộ môn Luật Thương mại 2 định của pháp luật.Sở dĩ như vậy bởi theo quy định của pháp luật thì công ty A sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi gửi thông báo trước cho công ty B về việc chấm dứt hợp đồng ít nhất trước 60 ngày thì hợp đồng đại lý mới được quyền chấm dứt. Thiết nghĩ, quy định về về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do trong quan hệ đại lý là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên điều đó cần tuân thủ một số điều kiên nhất định của pháp luật. Mà ở đây là điều khoản về thời hạn báo trước (ít nhất 60 ngày) để bên kia có thời gian chuẩn bị, điều chỉnh lại hoạt động đại lý của mình trước khi chấm dứt hoàn toàn hợp đồng đại lý. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm khi một bên vi phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn đại lý Theo đề nghị của công ty C, công ty A quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B. Em hãy nhận xét về hành vi nói trên của công ty A. Việc công ty A yêu cầu công ty B bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B. Để xác định được công ty nào Đúng, công ty nào Sai chúng ta cần xác định thêm nhiều thông tin cần thiết nữa về hợp đồng này giữa hai bên. Chính vì hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng dịch vụ dân sự nên nó mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự đó là sự thỏa thuận. ai bên có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý trước đó về việc một bên đơn phương chấm đứt hợp đồng mà không phải bồi thường ( như là " B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường"..). Nhưng theo quy định tại Khoản 3 Điều 177 thì việc bên công ty A yêu cầu công ty B bồi thường B bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B là hoàn toàn không có căn cứ pháp luật; Từ tình huống trên chúng ta có thể thấy có rất nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý trong đó có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý. Do Lớp N05- TL2. Nhóm 03 13 Bộ môn Luật Thương mại 2 vậy, muốn bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của mình để tránh trường hợp như trên, tránh những tranh chấp phát sinh trong quan hệ đại lý các bên cần có những thỏa thuận cụ thể và chi tiết về tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng đại lý. Các thỏa thuận càng cụ thể bao nhiêu càng dễ dàng khi tiến hành hoạt động đại lý và quan hệ đại lý về sau. C) KẾT LUẬN. Từ việc giải quyết một số các trường hợp thực tế ta nhận thấy vai trò quan trọng của việc đại lí hàng hóa. Mang vai trò trung gian giúp cho việc lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn và qua đây ta biết được quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lí hàng hóa. Mục lục A) MỞ ĐẦU………………………………………………………………..1 B) NỘI DUNG………………………………………………………………1 I. Khái quát về đại lí thương mại ………………………………………………1 II. Giải quyết tình huống………………………………………………………..3 1.Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ ngành nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký)……………………3 2. Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công ty A. Thỏa thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp luật về hoạt động đại lý mua bán hàng hóa không? Vì sao?............................................5 3. Một khách hàng sau khi mua sữa chua của công ty A tại đại lý B ăn thì bị Lớp N05- TL2. Nhóm 03 14 Bộ môn Luật Thương mại 2 ngộ độc. Công ty A hay công Ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng ?....................................................................................................................7 4. Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý mua bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và công ty C không? Vì sao?......................................................................10 C) KẾT LUẬN……………………………………………………………15 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006. 2. Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb. Giáo dục, 2008. 3. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Đoàn Trung Kiên, Vũ Phương Đông, Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Như Chính, Hỏi và đáp luật thương mại, Nxb. Chính trịhành chính, 2011 1. Luật thương mại năm 2005 2. Bộ luật dân sự năm 2005. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2013 2 Luật Cạnh tranh năm 2004 Lớp N05- TL2. Nhóm 03 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan