Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm tháng 2 môn quyền nhân thân đề số 3 thế nào là lạm quyền kết hôn sư...

Tài liệu Bài tập nhóm tháng 2 môn quyền nhân thân đề số 3 thế nào là lạm quyền kết hôn sưu tầm hoặc xây dựng 2 vụ việc bị coi là lạm quyền kết hôn đưa ra bìn

.DOCX
7
14
130

Mô tả:

Đề số 3: thế nào là lạm quyền kết hôn? Sưu tầm hoặc xây dựng 2 vụ việc bị coi là lạm quyền kết hôn? Đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm. A. MỞ ĐẦU. B. NỘI DUNG. 1. Khái niệm lạm quyền kết hôn. Hiện nay, trong bộ luật dấn sự cũng như Luật hôn nhân và gia đình 2000 chưa có một quy định nào nêu ra khái niệm Lạm quyền kết hôn là gì? Theo đó việc tìm hiểu “lạm quyền kết hôn” sẽ xuất phát từ khái niệm lạm quyền. Từ điển mở Wikitionary thì lạm quyền được hiểu là: “ làm những việc trong quyền hạn của mình để phục vụ cho lợi ích riêng nào đó không đi đến mục tiêu của quyền hạn đề ra” Vấn đề lạm quyền có nguyên nhân trực tiếp là các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, nhiểu sơ hở, thiếu thực tiễn vì thế mà các cá nhân, tổ chức đã lợi dụng những sơ hở này để làm những việc phục vụ lợi ích riêng. Lạm quyền xét ở góc độ nào thì cũng đáng lên án, cần hạn chế và chế tài xử lý. Trong xã hội Việt Nam, gần như bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào, cấp nào cũng có sự lạm quyền. đặc biệt lạm quyền thể hiện rõ rệt trong việc thực hiện quyền lực của các cơ quan nhà nước. tệ nạn lạm quyền không những khiến bộ máy Nhà nước trong con mắt người dân ngày càng xấu đi mà còn khiến bản thân bộ máy này không thể vận hành một cách bình thường. Trong hôn nhân, mặc dù vấn đề lạm quyền ít được nhắc đến, ít được tìm hiểu nhưng thực tế vấn đề lạm quyền trong hôn nhân hiện nay vẫn khá phổ biến, đặc biệt là lạm quyền trong kết hôn. Lạm quyền trong kết hôn có thể hiểu là việc kết hôn không đi đến mục đích chung của hôn nhân (xây dựng một gia đình hạnh phúc), không dựa trên các nền tảng của hôn nhân. Thực tế, đây là cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thảo thuận ngầm. cuộc hôn nhân đó được giàn xếp dựa trên quyền kết hôn của cá nhân để nhằm đạt được các lợi ích về kinh tế, tài sản, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh...hoặc một số nhóm mục đích khác như hôn nhân chính trị. Trong nhiều trường hợp lạm quyền kết hôn còn được gọi là hôn nhân giả tạo. Lạm quyền kết hôn nói chung vẫn được đảm bảo về mặt thủ tục pháp lý và cặp vợ chồng đó vẫn được cấp hôn thú, tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc 1 kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức về mặt giấy tờ chứ 2 người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt được mục đích. 2. Hai vụ việc bị coi là lạm quyền kết hôn. a, Vụ việc thứ nhấất. Gia đình ông Nguyễn Xuân Vinh (hoàng mai, Hà Nội) có 2 người con trai là Nguyễn Xuân Lập và Nguyễn Xuân Hải. năm 2005 ông Vinh phát bệnh, ông bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối và bác sỹ chẩn đoán ông chỉ có thể sống thêm được 2 năm nữa. ông là chủ sở hữu một công ty kinh doanh bất động sản lớn nhưng chưa để lại di chúc cho ai. Ông có điều kiện chỉ để lại di chúc cho người con trai nào sinh được cháu trai cho ông. Anh Lập đã kết hôn được 10 năm nhưng lại sinh được 2 cháu gái. Còn anh Hải tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có việc làm ổn định và chưa lập gia đình. Biết điều kiện của ông Vinh như vậy anh Hải dù chưa yêu ai và chưa có ý định lập gia định cũng đã gấp rút tìm kiếm người kết hôn để được hưởng gia tài của bố. anh này quen với chị Nguyễn Ngọc Hoa- một cô gái nổi tiếng chơi bời, hơn anh 2 tuổi. anh Hải cũng nói thẳng kế hoạch của mình với chị Hoa, do đó 2 người đã lập với nhau 1 thỏa thuận ngầm: anh Hải sẽ kết hôn với chị Hoa và họ sẽ sinh con trai. Khi chiếm được tài sản của ông Vinh thì 2 người đã chia tay, và như thỏa thuận thì chị Hoa cũng được trả thù lao cho việc làm vợ “hờ”. hai người kết hôn sau 1 tháng quyen biết.  Nhận xét của nhóm: Đây là một vụ việc tiêu biểu thể hiện sự lạm quyền kết hôn. Mục đích của hôn nhân là xây dựng một gia đình hạnh phúc thì ở vụ việc này mục đích đó đã không được các bên tôn trọng, không có ý thức xây dựng gia đình mà chỉ vị lòng tham vô đáy mà họ đã lấy hôn nhân ra làm cuộc trao đổi, mua bán như những món hàng hóa. Thực tế cuộc sống còn rất nhiều trường hợp kết hôn với mục đích mưu lợi như vậy, với những mục đích còn phi đạo đức hơn, vô nhân tính hơn. Với những thực trạng các cuộc hôn nhân như vậy khiến cho các quy định của pháp luật mất đi giá trị thực tiễn, giá trị nhân văn, đạo đức Trong vụ việc trên anh Hải và chị Hoa đã vi phạm đạo đức, làm mất đi giá trị nhân đạo khi mà cả hai chỉ nghĩ đến tiền mà k cần tình thân và hạnh phúc. b, Vụ việc thứ hai. Năm 2006 chị Nguyện thị Hạnh và anh Hoàng Minh Tuấn kết hôn và chung sống với nhau. Tháng 5 năm 2006 chị đang mang thai cháu bé thứ nhất thì hoàn cảnh 2 gia đình rất khó khăn, khó có thể chăm lo cho con cái. Qua một người bạn cũ đang định cư bên Đức, chị Hạnh được tư vấn nếu đăng ký kết hôn với đàn ông quốc tịch nước này thì sẽ nhanhc hóng được nhập cư mà không phải mất thời gian chờ đợi và qua bên đó chị sẽ được đổi đời. Hai vợi chồng chị bàn bạc và thống nhất hai người sẽ ly hôn để chị có thể kết hôn với người đàn ông Đức. Tháng 7 năm 2007 anh Tân và chị Hanh đã được Tòa án cho ly hôn, ngay sau đó chị Hạnh kết hôn với một người đàn ông quốc tịch Đức tại Việt Nam. Mọi thủ tục đăng ký kết hôn đã hoàn tất và anh chồng người Đức của chị đã về nước và làm thủ tục bảo lãnh cho chị Hạnh snag Đức. bảy tháng sau chị sinh và được chính phủ Đức tuyên bố nuôi cả mẹ lẫn con cho đến khi con 18 tuổi. Sau 2 năm định cư ở Đức, năm 2009 chị Hạnh được nhập quốc tịch Đức. tháng 1 năm 2010 chị đã ly hôn với người chồng quốc tịch Đức. đến tháng 4 năm 2010 chị đã tái hôn với người chồng cũ và làm thủ tục bảo lãnh cho anh này snag định cư tại Đức, đoàn tụ cùng gia đình.  Nhận xét: Có thể thấy đây là trường hợp tiêu biểu cho việc lạm quyền kết hôn. Kết hôn phải dựa trên cơ sở tự nguyện, hạnh phúc của hai người . tuy nhiên trên thực tế, việc xác định việc kết hôn đó có thật sự tự nguyện và người kết hôn có thật sự hạnh phúc là một điều khó khăn đối với các cơ quan có thẩm quyền. trường hợp của chị Hạnh, nếu áp đúng vào pháp luật nước ta hiện nay thì chị hoàn toàn không vi phạm về việc kết hôn, ly hôn hay tái hôn (không thuộc các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Việc làm rõ ý chí chủ quan của người khác không phải là một điều dễ dàng đối với các cơ quan chức năng. Vì thế, lợi dụng quyền được kết hôn theo đúng pháp luật Việt Nam, sau khi ly hôn anh Tân, chị Hạnh đường hoàng kết hôn với người chồng mang quốc tịch Đức dù bản chất cuộc kết hôn này không dựa trên mục đích hạnh phúc của hai bên. ở đây, chị Hạnh đã lạm quyền mà pháp luật cho phép, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để phục vụ cho lợi ích không chính đáng của mình. Xét thấy đây là một lỗ hổng của pháp luật Việt Nam, khiến cá nhân dễ dàng lạm quyền kết hôn của mình vì mục đích không tốt cho xã hội. 3. Bình luận và kiến nghị của nhóm. a, Bình luận thưc tss tình trạng lạm quyềền kềất hôn . Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tình trạng lạm quyền kết hôn diễn ra ngày càng phổ biến không chỉ ở các thành phố lớn mà cả những khu vực nông thôn. 3 Tình trạng này ngày càng ra tăng về số lượng cũng như cách thức thực hiện. mục đích của việc lạm quyền kết hôn cũng hết sức phong phú nhưng điển hình phải kể đến những mục đích như: lạm quyền kết hôn để trốn ra nước ngoài, để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, hay như lạm quyền kết hôn để chia tài sản thừa kế, để đẻ thuê...chính những việc làm đó đã có nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, kìm hãm qua trình hội nhập khu vực và thế giới của nước ta. Trước hết phải kể đến việc lạm quyền kết hôn để trốn ra nước ngoài. Hiện nay, ở nước ta tình trạng kết hôn với người nước ngoài để mong muốn được sang đó làm việc hay vì những mục đích khác ngày càng diễn ra phổ biến không chỉ với nữ giới mà cả với nam giới (nhưng đa số là phụ nữ). đây có thể được xem là một hình thức ra nước ngoài “chui”. Hậu quả của hình thức kết hôn này là cuộc sống của đa số phụ nữ lấy chồng nước ngoài rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí khốn cùng, bị đánh đập hành hạ dã man, thậm chí có người đã chết nơi đất khách... đa số trường hợp người phụ nữ vì không có sự lựa chọn kỹ càng, không tình yêu nên lấy phải người chồng gia trưởng, vũ phu, bệnh tật, lông bông thất nghiệp...nên thường xuyên đánh đập vợ con. Đối với những trường hợp lạm quyền kết hôn khác: đẻ thuê, mục đích kinh tế...có thể đem lại hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ gia đình của người khác hoặc đem lại hậu quả không nghiêm trọng, Tuy nhiên điều đáng đề cập ở đây là việc kết hôn vì mục đích như vậy đã làm ảnh hưởng tới đời sống xã hội, mất đi tính nhân văn của pháp luật, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. một xã hội với những cuộc hôn nhân như vậy liệu có bền vững khi gia đình là “tế bào của xã hội”. b, Nguyền nhấn: vấn đề lạm quyền kết hôn ngày càng diễn ra phúc tạp ở nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Cụ thể như: thứ nhất: quy định của pháp luật chưa hợp lý. Tại Điều 10 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về các trường hợp cấm kết hôn nhưng không hề có quy định nào cấm việc kết hôn để thực hiện các mục đích không hợp pháp. Sự thiết sót trong các quy định của pháp luật đã khiến không ít cá nhân không có ý thức tuân thủ pháp luật và họ sẽ lợi dụng kẽ hở này để làm những việc mà pháp luật không cấm, kết hôn theo những mục đích xấu. Thêm nữa, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có những quy định để giải quyết vướng mắc phát sinh trong trường hợp lạm quyền kết hôn cũng như chưa có biện pháp hữu hiệu, những chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn tình trạng kết hôn giả. Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng “nhờn” pháp luật của người dân. 4 Thứ hai: hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật vào đời sống của người dân chưa cao khiến cho việc hiểu biết cũng như ý thức thực hiện theo pháp luật của người dân còn thấp. c, Giải pháp. Để ngăn chặn hạn chế việc lạm quyền kết hôn theo nhóm cần được thực hiện các biện pháp : Thứ nhất: hoàn thiện các quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình lien quan đến quyền kết hôn. Pháp luật nên quy định rõ ràng hơn trong luật hôn nhân và gia đình thế nào là lạm quyền kết hôn, những hành vi nào bị xem là lạm quyền kết hôn. Có như vậy thì công tác phát hiện và điều tra xử lý tình trạng này mới đạt hiệu quả. Sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình về vấn đề kết hôn với người nước ngoài theo hướng: - Quy định cụ thể về các trường hợp cấm kết hôn với người nước ngoài nhằm mục đích xuất khẩu lao động hoặc mục đích ra nước ngoài. Luật cũng cần có quy định cụ thể về điều kiện kết hôn với người nước ngoài (không quá chênh lệch về tuổi tác, có hiểu biết lẫn nhau) và mục đích hôn nhân phải là tư nguyện, tiến bộ. + Ngoài điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn hiện hành với người nước ngoài cũng cần được sửa đổi. theo đó sẽ bắt buộc hai bên nam và bên nữ phải có mặt khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam.. + Đồng thời cần tiếp tục xây dựng các quy phạm xung đột theo nguyên tắc áp dụng luật hôn nhân và gia đình 2000. Tăng cường hợp tác quốc tế, tiến hành đàm phán ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, đảm bảo nhanh chóng cho ủy thác tư pháp khi cần thiết. + Quy định chặt chẽ về việc rà soát thực hiện việc đăng ký kết hôn ở các địa phương vùng biên giới, phát huy vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở trong đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. - Pháp luật cần có quy định chặt chẽ hơn về vấn đề nam nữ sống chung như vợ chồng mà không kêt shoon. Pháp luật cấm việc tảo hôn. Tuy nhiên, các biện pháp hiện nay mới chỉ tập trung vào trường hợp kết hôn trước tuổi luật định. Còn trường hợp nam, nữ sống chung như vợ chồng trước kết hôn, không kết hôn mới là vấn đề nhạy cảm mà hiện nay pháp luật can thiệp chưa thỏa đáng. 5 - Nên hoàn thiện các khung pháp lý điều chỉnh vấn đề mang thai hộ. thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng hiến muộn là xin con nuôi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc xin con nuôi chỉ là giải pháp bất đắc dĩ, vì trong thâm tâm họ vẫn khao khát có đứa con do chính họ sinh ra hoặc mang dòng máu của họ. do vậy việc tìm người mang thai hộ vẫn lén lút và âm thầm diễn ra. - Do pháp luạt không quy định và điều chỉnh nên trong thực tế nhiều trường hợp các bên có tranh chấp mà không thể giải quyết được. phổ biến là việc thực hiện không đúng “hợp đồng” về mang thai hộ: nhiều ông chồng, kể cả phụ nữ mang thai hộ đã lợi dụng việc “gặp nhau” để có con đã có hành vi ngoại tình, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng hoặc kết hôn giả tạo để che dấu “hợp đồng mang thai hộ”... Thứ hai: Xây dựng một chế tài hành chính nghiêm minh cho các hành vi vi phạm: Khi xây dựng được quy định về các trường hợp lạm quyền kết hôn thì pháp luật cần đưa ra chế tài xử lý các hành vi lạm quyền đó. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng này. Thứ ba: Thực hiện công tác truyên truyền phổ biến pháp luật về các mặt vá cải thiện đời sống cho người dân để họ có những nhận thức đúng đắn về các quy định của pháp luật, hạn chế biến tướng hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Thông qua nhiều biện pháp, nhiều phương thức linh hoạt, phù hợp như báo hình, báo mạng hoặc cuộc thi tìm hiểu sẽ gắn kết pháp luật về hôn nhân gia đình đến gần người dân hơn. Cần nâng cao ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của bản thân mỗi người dân, cho họ thấy việc thực hiện đúng pháp luật hôn nhân gia đình là đảm bảo hạnh phúc, sức khỏe cho chính họ, gia đình họ và sự phát triển nòi giống. Thứ tư: Cần nâng cao trình độ dân trí nhằm nâng cao hiểu biết của người dân giúp họ có những nhận thức đúng đắn về vấn đề hôn nhân và gia đình. Thứ năm: Cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số cũng như cán bộ tưu pháp về các hành vi lạm quyền kết hôn. Bởi vì việc phát hiện và xử lý những trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ những người làm công tác chuyên môn. C. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 B. NỘI DUNG...........................................................................................................1 1. Khái niệm lạm quyền kết hôn..........................................................................1 2. Hai vụ việc bị coi là lạm quyền kết hôn..........................................................2 a, Vụ việc thứ nhất..................................................................................................2 b, Vụ việc thứ hai....................................................................................................2 3. Bình luận và kiến nghị của nhóm....................................................................3 a, Bình luận thưc tss tình trạng lạm quyền kết hôn.................................................3 b, Nguyên nhân:......................................................................................................4 c, Giải pháp.............................................................................................................4 C. KẾT LUẬN............................................................................................................6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................6 MỤC LỤC......................................................................................................................7 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan