Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm tháng 1 môn luật thương mại module 2 giải quyết một tình huống ký k...

Tài liệu Bài tập nhóm tháng 1 môn luật thương mại module 2 giải quyết một tình huống ký kết hợp đồng

.DOCX
16
175
70

Mô tả:

Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển như ở nước ta hiện nay, các hoạt động thương mại trao đổi buôn bán hàng hóa ngày càng được đẩy mạnh. Hoạt động thương mại tạo ra cơ hội phát triển cho các nhà doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt trái phát sinh trong quá trình hợp tác, trao đổi buôn bán. Nhiều tranh chấp về hợp đồng thương mại xảy ra khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đồng thời gây ra những thiệt hại rủi ro không đáng có cho họ. Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin chọn đề bài số 3, giải quyết một tình huống ký kết hợp đồng: A ký hợp đồng bán hàng cho B. Hãy làm rõ: 1. Khi nào hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005? 2. Nêu các nội dung tranh chấp có thể phát sinh trong hợp đồng này mà bắt buộc sẽ phải sử dụng Bộ Luật Dân sự năm 2005 làm cơ sở giải quyết tranh chấp? 3. Khi hợp đồng không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng, việc xác định vi phạm hợp đồng của các bên sẽ được thực hiện như thế nào? 4. Để tránh khả năng hợp đồng trên đây vô hiệu do người không có thẩm quyền đại diện ký kết, cần lưu ý những vấn đề pháp lý nào? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Khi nào thì hợp đồng bán hàng hóa giữa A và B chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 ? Để hợp đồng bán hàng hóa giữa A và B được điều chỉnh bởi luật thương mại thì quan hệ pháp luật này phải thỏa mãn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 1 Luật thương mại 2005: Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 1 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này. 3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.”. Như vậy để chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 thì : Thứ nhất, A và B phải ký kết hợp đồng này trên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động A bán hàng hóa cho B phải là hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại theo quy định của Luật thương mại 2005 đó là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. A bán hàng hóa cho B phải nằm trong một các hoạt động được kể trên, cụ thể ở đây là hoạt động mua bán hàng hóa. Hoạt động giữa bên bán và bên mua trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán , nhận hàng và chuyển quyền sở hữu. Thứ hai, A và B không ký kết hợp đồng này tại Việt Nam nhưng lại thỏa thuận lựa chọn áp dụng Luật thương mại Việt Nam để điều chỉnh hay luật nước ngoài cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam có quy định áp dụng luật này. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên chủ thể, khi giao kết tức là các bên đồng ý với những thỏa thuận thì mặc nhiên các bên chủ thể sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ. Khi hợp đồng ký kết giữa A và B chọn Luật thương mại 2005 để áp dụng thì quyền và nghĩa vụ của 2 bên sẽ do Luật thương mại điều chỉnh. Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 2 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 Thứ ba, A và B phải là thương nhân. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân là chủ thể chịu sự điều chỉnh của luật thương mại, chính vì vậy các hoạt động kinh doanh trong đó bao gồm mua bán hàng hóa sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 2005 thì nếu một bên trong giao dịch không phải là thương nhân, hoạt động không nhằm mục đích sinh lời trên lãnh thổ Việt Nam thì vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật này nếu bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lời chọn áp dụng Luật thương mại 2005. Theo những quy định trên của pháp luật thì hợp đồng mua bán hàng hóa của A và B sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 nếu cả hai bên là thương nhân và hợp đồng mua bán này nhằm mục đích sinh lời. Trường hợp A hoặc B không phải là thương nhân, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với một bên còn lại là thương nhân thì hợp đồng sẽ chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại khi mà bên không phải thương nhân ký kết hợp đồng không nhằm mục đích sinh lời lựa chọn Luật này để điều chỉnh cho quan hệ hợp đồng giữa A và B. 2. Nêu các nội dung tranh chấp có thể phát sinh trong hợp đồng này mà bắt buộc phải sử dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 làm cơ sở giải quyết tranh chấp. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được ký kết chịu sự điều chỉnh của hai văn bản pháp luật cơ bản là Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005. Bộ luật dân sự được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng. Đạo luật này được xem là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Theo đó, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là một dạng của tranh chấp thương mại mà ở đó có Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 3 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Tranh chấp này thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng; tuy nhiên, không phải sự vi phạm nào cũng dẫn đến tranh chấp. Một tranh chấp hợp đồng thường hội đủ các yếu tố: có quan hệ hợp đồng tồn tại giữa các bên, có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho rằng vi phạm nghĩa vụ) của một bên trong quan hệ đó, có sự bất đồng ý kiến của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ vi phạm. Một hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được hình thành theo bất cứ cách thức nào, theo đó chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm mà các bên đã đạt được sự thỏa thuận.Trong hợp đồng mua bán, có nhiều tranh chấp có thể phát sinh mà chưa được Luật thương mại 2005 quy định cụ thể. Những vấn đề pháp lý này lại được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật này lại được sử dụng để giải quyết các tranh chấpphát sinh. Theo đó, nhóm chúng em chia tranh chấp có thể phát sinh trong hợp đồng này thành các nội dung như sau: a. Tranh chấp phát sinh trong giao kết hợp đồng mua bán: Bộ luật dân sự 2005 có những quy định rất cụ thể về giao kết hợp đồng đề giải quyết các tranh chấpphát sinh từ hoạt động này. Theo đó, nhóm nhận thấy có những dạng tranh chấp như: *) Tranh chấp từ đề nghị giao kết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 390 BLDS 2005, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, bên đề nghị nêu rõ thời hạn trả lời, bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời làm phát sinh thiệt hại cho bên được đề nghị. Với tình huống đề bài ra, A muốn giao kết hợp đồng bán hàng với B nên gửi đề nghị giao kết hợp đồng văn bản, trong thời hạn nêu trong hợp đồng, A lại giao kết hợp đồng bán sản phẩm đó cho C, gây thiệt hại cho B. Tranh chấp về nghĩa vụ của A đối với Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 4 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 B phát sinh mà cụ thể ở đây là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi giao kết hợp đồng trong thời hạn chờ trả lời đề nghị giao kết của bên được đề nghị. Tranh chấp này được giải quyết dựa trên quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 390 BLDS 2005. *) Tranh chấp phát sinh từ chấp nhận giao kết hợp đồng. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của của đề nghị(Điều 396 BLDS). Tranh chấp có thể phát sinh ở trường hợp này là sự chậm trễ trả lời của bên được đề nghị giao kết hợp đồng mua bán vì lý do khách quan nhưng lại gây thiệt hại cho bên đề nghị giao kết. Áp dụng vào tình huống trong đề bài, khi A đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản và gửi cho B với thời hạn của đề nghị là 5 ngày kể từ ngày B nhận được đề nghị giao kết. B đã gửi đề nghị giao kết chấp nhận nhưng chậm hơn 1 ngày so với thời hạn do trục trặc về đường bưu điện. Hàng hóa của A muốn bán cho B là thực phẩm nên bị thối rữa. Tranh chấpphát sinh ở đây là thiệt hại do việc chậm trễ trả lời của B do ai chịu? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 397 BLDS, chấp nhận giao kết hợp đồng của B vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường thiệt hại do thỏa thuận của hai bên. *) Tranh chấp phát sinh về việc xác định thời điểm giao kết của hợp đồng: Điều 404 BLDS quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng. Theo đó, thời điểm hợp đồng được giao kết xác định trong 4 trường hợp: bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết; hết hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết; khi các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng nếu là hình thức hợp đồng bằng lời nói; thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản đối với hợp đồng bằng văn bản. Tranh chấp có thể phát sinh trong tình huống là A có đề nghị giao kết hợp đồng bán hàng cho B với thỏa thuận ở cuối văn bản là sự im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Tuy nhiên, hết thời hạn giao kết hợp đồng mà B vẫn không trả lời. Hết thời hạn, A coi đó là thời điểm giao kết hợp đồng và giao hàng đến cho B. Nhưng B không nhận với Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 5 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 lý do, chưa chấp nhận giao kết. Tranh chấpphát sinh do bên A có thiệt hại về chi phí vận chuyển hàng hóa, thuê nhân công bốc xếp hàng hóa… Tranh chấp này bắt buộc phải sử dụng BLDS để giải quyết dựa vào những quy định về thời điểm giao kết hợp đồng. Theo đó, nếu bên B im lặng trong trường hợp bên A đã có thỏa thuận coi sự im lặng đó là sự trả lời chấp nhận thì tại thời điểm đó hợp đồng đã được giao kết. b. Tranh chấp phát sinh từ hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa: Luật thương mại không có quy định cụ thể về các điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực.Vì vậy, xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong BLDS tại Điều 122. Về chủ thể, các chủ thể khi tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Thực tiễn hoạt động mua bán, chủ thể tham gia hợp đồng là thương nhân có mục đích sinh lời. Tranh chấp có thể phát sinh trong tình huống này khi A và B vi phạm những điều khoản trong hợp đồng mà A hoặc B không phải thương nhân. Khi đó, rất có thể hợp đồng bán hàng không nhằm mục đích lợi nhuận và sẽ áp dụng BLDS để giải quyết. Thứ hai, đại diện các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Ví dụ là A ký hợp đồng bán hàng cho B nhưng A không phải đại diện hợppháp. Tranh chấp có thể phát sinh ở đây là A đã chuyển tiền và nhận hàng nhưng hợp đồng bị coi là vô hiệu do sai phạm về thẩm quyền ký kết hợp đồng. Hợp đồng A ký với B không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo Điều 145 BLDS nên A phải hoàn trả lại số tiền cho B, đồng thời B trả lại hàng cho A. Thứ ba, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến lợi ích chính đáng của các bên. Tranh chấp có thể phát sinh trong tình huống khi A vi phạm nguyên tắc tự nguyện, có dấu hiệu ép buộc B giao kết hợp đồng mua hàng hóa của mình. Trường hợp này, hợp đồng mua bán hàng hóa cũng bị vô Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 6 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 hiệu do viphạm nguyên tắc tự nguyện giao kết hợp đồng. Theo quy định của BLDS, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng phải tuân theo nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí… Những hành vi cưỡng ép, lừa dối, đe dọa là lý do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực. 3.Tranh chấp phát sinh từ việc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của hợp đồng đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Ví dụ, A kí hợp đồng bán cho B 30 chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B biết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy. B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc xe đó hoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận. B có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch mua bán đó vô hiệu. Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng thì sẽ áp dụng các quy định tại Điều 132 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ. Trong ví dụ trên đây, nếu A cố tình che giấu, không thông báo cho B biết về hệ thống đèn bị hỏng và nói với B rằng hệ thống đèn vẫn tốt thì trường hợp này bị coi là giao dịch bị lừa dối. - Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ Theo quy định của BLDS thì lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Đe doạ trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thịêt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 7 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 của cha, mẹ, vợ, chồng, con mình. Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe doạ thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu. - Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu, ví dụ, A-một người có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của họ thì trong trường hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu. 4. Tranh chấp về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định từ Điều 318 đến Điều 373 BLDS 2005 bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản (bao gồm cả cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba), đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì các bên trong hợp đồng có quyền tự chủ, tự do cam kết và tự do thoả thuận đồng thời các bên cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với các cam kết, thoả thuận của mình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh. Các bên có thể linh hoạt hơn và tự chủ hơn trong việc xử lý các tình huống phát sinh, cụ thể như sau: Về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: các bên được toàn quyền thoả thuận về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật+ Về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: BLDS thể hiện quan điểm là về nguyên tắc mọi tài sản đều có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trừ một số trường hợp mà pháp luật cấm. Bên cạnh đó còn có các quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm . Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 8 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 Trong số các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các biện pháp cầm cố và thế chấp thường được các bên áp dụng nhiều nhất. Trong Bộ luật Dân sự đã quy định rất chi tiết về các biện pháp bảo đảm này vì vậy mà Luật Thương mại không có quy định .Trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữu A và B có thể thỏa thuận sử dụng các biện pháp bảo đảm để bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và phát sinh tranh chấp về các biện pháp bảo đảm này .Như vậy khi có sự tranh chấp về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì các bên phải sử dụng quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết. 3. Khi hợp đồng không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng, việc xác định vi phạm hợp đồng của các bên sẽ được thực hiện như thế nào? Địa điểm giao hàng là một nội dung quan trọng trong hợp đồng vì nó liên quan đến vấn đề chuyển rủi do, liên quan đến chi phí vận chuyển. Trên thực tế, đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa với số lượng lớn, vận chuyển đường dài hay hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì vấn đề này không thể có thỏa thuận trước. Còn các trường hợp khác nhau thì cũng có thể các bên sơ xuất hoặc các bên đã từng mua bán theo thói quen với nhau nên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng. Để xác định vi phạm hợp đồng của các bên đầu tiên là căn cứ vào những điều khoản đã được các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Pháp luật hiện hành đã có quy định giải quyết một số trường hợp cụ thể khi giữa các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng qua đó, giúp các bên thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp, thực hiện hợp đồng một cách dễ dàng hơn.Cụ thể trong tình huống trên là giữa các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tranh chấp phát sinh khi một trong các bên vi phạm hợp đồng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ bên mua cho bên bán, vi phạm này xuất phát là do giữa các bên đã không thỏa thuận về địa điểm giao hàng khi ký kết hợp đồng. Để giúp các bên có cơ sở để thực hiện hợp đồng hoặc cơ quan có thẩm quyền có cơ sở giải quyết tranh chấp phát sinh khi ký kết hợp đồng trong thương mại, Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 9 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 Luật thương mại năm 2005 đã có những quy định cụ thể trong trường hợp giữa các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng như sau: Điều 35 Luật thương mại 2005 đã có quy định về vấn đề này: “ Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì điạ điểm giao hàng được xác định như sau: a. Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó. b. Trong trường hợp hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. c. Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó. d. Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán” Điều 284 và Điều 443 BLDS 2005 quy định: “ Trong trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như sau; a. Nơi có bất động sản, nếu đối tượng có nghĩa vụ là bất động sản; b. Nơi cư trú hoặc trú của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản.” Như vậy, mặc dù không có thỏa thuận trong hợp đồng về địa điểm giao hàng, nhưng pháp luật đã quy định những trường hợp cụ thể để các bên có thể áp dụng khi chuyển giao hàng hóa từ bên bán sang bên mua. Dựa vào những quy định này, các bên sẽ Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 10 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 dễ dàng hơn trong việc thực hiện hợp đồng, đồng thời tạo điều kiện cho việc xác định trách nhiệm của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh. Để xác định trách nhiệm vi phạm hợp đồng của các bên trong trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng, cần xét từng trường hợp cụ thể: Trường hợp 1: Hàng hóa là vật gắn liền với đất đai. Theo quy định của pháp luật, nếu hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng cho bên mua tại địa điểm có có hàng hóa đó. Như vậy, địa điểm chuyển giao hàng hóa theo quy định của pháp luật trong trường hớp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai là nơi có hàng hóa đó. Cả bên bán và bên mua sẽ có nghĩa vụ giao hàng và nhận hàng tại địa điểm trên. Nếu trong thời gian do các bên thỏa thuận, một trong các bên không có mặt tại địa điểm giao hàng sẽ được coi là vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu chế tài do vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp 2: Hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa. Nếu như quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua qua nhiều trung gian vận chuyển thì bên bán phải giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng thỏa thuận. Và sau khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã thực hiện xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian gánh vác. Trong trường hợp này, bên mua có nghĩa vụ giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên như đúng thỏa thuận với bên mua. Kể từ thời điểm chuyển giao này, mọi rủi ro về hàng hóa sẽ do bên trung gian chịu trách nhiệm mà không phải thuộc về bên bán. Bên mua cũng có nghĩa vụ nhận hàng trong thời điểm như đã thỏa thuận. Việc xác định vi phạm hợp đồng sẽ căn cứ vào thời điểm xảy ra vi phạm để xác định trách nhiệm sẽ thuộc về ai. Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 11 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 Trường hợp 3: Trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nhưng vào thời điểm giao kết hợp đồng các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa. Nếu như lúc kí hợp đồng, bên bán biết địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa của bên mua thì bên bán phải giao hàng đến địa điểm đó.Trong thời hạn như đã thỏa thuận, bên bán sẽ có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa cho bên mua và bên mua cũng có nghĩa vụ nhận hàng hóa tại địa điểm đó. Nếu không thực hiện sẽ được coi là vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, bên bán thường vi phạm nội dung này, cho rằng trong hợp đồng không ghi rõ địa điểm giao hàng nên bên bán vẫn trữ hàng tại kho của mình và yêu cầu bên mua đến nhận. Trường hợp 4: Các trường hợp khác. Nếu không thuộc các trường hợp bên mua phải đến địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì đến nơi cư trú của bên bán lúc kí hợp đồng để lấy hàng. Trường hợp này, bên mua chịu rủi ro cao hơn do phải bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi giao hàng của bên bán về kho, địa điểm kinh doanh của bên mua. Và việc xác định vi phạm hợp đồng sẽ căn cứ vào việc bên nào không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Bên mua phải đến nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận tại địa điểm kinh doanh của bên bán hoặc noi cư trú của bên bán lúc ký hợp đồng, ngược lại bên bán phải chuyển hàng hóa cho bên mua đúng thời điểm đã thỏa thuận và tại địa điểm nêu trên. 4. Để tránh hợp đồng trên vô hiệu do người không có thẩm quyền đại diện ký kết, cần lưu ý những vấn đề pháp lý nào? Theo quy định của pháp luật, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng của doanh nghiệp thường là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu giữa hai bên giao kết hợp đồng thuận lợi thì không có vấn đề gì . Nhưng khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì chính việc giao cho người không đúng thẩm quyền ký kết lại khiến cho hợp đồng Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 12 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 có thể bị vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 145 BLDS 2005:“ Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện không làm phát sinh quyền ,nghĩa vụ đối với người được đại diện ,trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý”. Để một hợp đồng mua bán ký kết có hiệu lực thi hành thì các chủ thể của hợp đồng mua bán cần tuân thủ các quy định về mặt chủ thể, mục đích, nội dung và hình thức của hợp đồng, được giao kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Chủ thể của hợp đồng phải có năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và các điều kiện khác theo luật định. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc ít nhất trong các bên phải có một bên là thương nhân. Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực người tham gia hợp đồng ký kết phải là đại diện hợp pháp của các bên. Đại diện hợp pháp của các bên là đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh hay người được ủy quyền theo quy định của pháp luật. Những trường hợp ký kết khác không được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của các bên mà không có giấy ủy quyền của người đại diện hợp pháp của các bên thì để vô hiệu toàn bộ. Để tránh rủi ro do người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền đại diện ký kết gây ra cần lưu ý những vấn đề pháp lý sau đây: Thứ nhất, trước khi ký kết hợp đồng hai bên cần tìm hiểu về thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng của các bên. Hai bên giao kết hợp đồng cần yêu cầu bên kia cung cấp thông tin về người đại diện hợp pháp có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Người ký kết hợp đồng không nhất thiết phải là người đăng ký kinh doanh mà có thể là đại diện theo pháp luật hoặc người ủy quyền theo pháp luật, họ đều có thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng. - Người đại diện được ủy quyền cần phải tuân thủ các quy định tại Điều 143 BLDS 2005. Theo đó người đại diện phải cá nhân, người này theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 13 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 - Người đại diện theo pháp luật phải thỏa mãn điều kiện tại Khoản 4, 7 của Điều 141 BLDS 2005. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người đại diện theo pháp luật hoặc những người khác theo quy định của pháp luật. Thứ hai, cần xác minh thông tin về người có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Việc xác minh này được dựa vào thông tin trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền, điều lệ của doanh nghiệp và trên các thông tin từ phòng đăng ký doanh nghiệp. Hiện này còn có thể tìm hiểu thông tin trên các trang báo mạng có úy tín hoặc trên trang chủ của doanh nghiệp. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán cần lưu ý Điều 145 BLDS 2005 quy định: "Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện: 1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. 2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch." Theo đó khi người không có thẩm quyền đại diện theo pháp luật giao kết hợp đồng mua bán sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ như trong thoản thuận. Nếu bên giao hợp đồng không có người đại diện theo pháp luật phải thông báo cho bên kia. Nếu bên Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 14 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 người đại diện hoặc người được đại diện của người đó cố tình lờ, không trả lời thông báo thì giao dịch đó vô hiệu và người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng đúng thẩm quyền đại diện là rất quan trọng, vì khi thực hiện giao dịch ký kết hợp đồng với nhau các công ty không kiểm tra rõ ràng về vấn đề này trước khi ký có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu gây ra hậu quả pháp lý nghiêm trọng. KẾT LUẬN. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa việc không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng dẫn đến tình trạng không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên nên khi sảy ra tranh chấp trở nên khó giải quyết. Trong Luật thương mại 2005 và BLDS 2005 quy định khá đầy đủ và chi tiết về mua bán hàng hoá, hợp đồng mua bán hàng hoá cũng như những vấn đề về giải khi có quyết tranh chấp thương mại sảy ra. Tuy nhiên để hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá nói riêng đi vào chiều sâu, đòi hỏi các thương nhân cần phải tìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật, nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế không đáng có, để các quy định của luật thương mại thực sự có ích trong cuộc sống, tạo thuận lợi cho mọi chủ thể của hoạt động thương mại. Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 15 Bài tập nhóm tháng 1 môn Luật thương mại module 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Trường Đại Học Luật Hà Nội Giáo trình Luật Thương Mại Tập II – NXB CAND Hà Nội 2006. 2. Luật Thương Mại năm 2005 NXB Lao Động. 3. Bộ Luật Dân sự năm 2005 NXB Lao Động. 4. Hỏi và đáp luật thương mại, Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Nxb. Chính trị-hành chính, 2011. 5. Một số trang web : http://www.chinhphu.vn http://www.moj.gov.vn http://thuvienphapluat.vn Nhóm 1 Lớp N01.TL4 Page 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan