Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm tài chính thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt v...

Tài liệu Bài tập nhóm tài chính thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và ý kiến pháp lý của nhóm thực hiện nhằm khắc phục

.DOCX
13
143
149

Mô tả:

A.ĐẶT VẤN ĐỀ Cũng như những loại thuế khác, thuế tiêu thụ đặc biệt đóng góp một phần quan trọng trong ngân sách nhà nước.Thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh bởi luật thuế tiêu thụ đặc biệt.Vậy, pháp luật điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào, thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta ra sao, và phải làm những gì để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt.Để giải quyết vấn đề này, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và ý kiến pháp lý của nhóm thực hiện nhằm khắc phục”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Nhưng vân đê chung vê thuế tiêu thụ đđ ̣c biêṭ Thuế tiêu thụ đặc biệt ra đời từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại và được áp dụng phổ biến ở các nước phương Tây từ thế kỉ XVIII nhưng ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt mới được đưa vào sử dụng từ năm 1990. Từ năm 1990 đến nay, luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển xã hội đó là các văn bản Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990, 1993, 1995,1998, 2003 và hiện tại thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam đang được điều chỉnh bởi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. 1.Khái niệm và đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đặc điểm của thuế TTĐB: Thứ nhất,thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp. Khác với các loại thuế khuyến khích tiêu dùng khác, thứ TTĐB chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng và dịch vụ nhất định không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng.Đây được coi là những hàng hóa, dịch vụ cao cấp và không thiết yếu. 1 Thứ hai,thuế suất TTĐB có thể là thuế cố định hoặc thuế suất tỉ lệ và thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác.Việt Nam áp dụng thuế suất tỉ lệ cho thuế TTĐB. Thứ ba,thuế TTĐB thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu. 2.Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế TTĐB là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. - Thuế TTĐB là một trong những công cụ giúp Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý. - Thuế TTĐB là công cụ quan trọng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. II.Nô ̣i dung pháp luu ̣t vê thuế tiêu thụ đặc biệt 1.Chủ thể quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt Quan hệ pháp luật thuế TTĐB là quan hệ hình thành giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bên kia là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, phát sinh trong quá trình các chủ thể này thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TTĐB vào ngân sách nhà nước. Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thuế TTĐB có thể được phân thành hai nhóm: chủ thể quyền lực và chủ thể mang nghĩa vụ. - Chủ thể quyền lực là các cơ quan Nhà nước tham gia vào quan hệ thuế TTĐB bao gồm: 1/̀ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu thuế, xem xét và quyết định miễn, giảm thuếTTĐB gồm Bộ tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thu; 2/̀ Cơ quan thu gồm cơ quan thuế, hải quan, cơ quan tài chính. - Chủ thể mang nghĩa vụ nộp thuếTTĐB là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB.Vì vậy,phạm vi chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi đối tượng chịu thuế TTĐB. 2 2.Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế TTĐB là các sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tiễn được dự liệu cụ thể trong các quy phạm pháp luật thuế TTĐB.Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế TTĐB là hành vi sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế hoặc nhập khẩu mặt hàng TTĐB.Việc này được thực hiện qua các khâu đăng ký, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế TTĐB. 3.Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt Theo quy định tại điều 5 Luật thuếTTĐB 2008 thì căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. a.Giá tính thuế - Đối với hàng hóa sản xuất trong nước thì giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa tính thuế TTĐB. - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, khuyến mại thì giá tính thuế là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh tại thời điểm này. - Đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá tính thuế TTĐB bao gồm cả thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập khẩu. b.Thuế suất Thuế suất được quy định tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đă ̣c biê ̣t năm 2008.Thuế suất được quy định thành biểu thuế suất gồm nhiều bậc thuế áp dụng cho từng nhóm mặt hàng, dịch vụ chịu thuế với mức cao nhất là 70% đánh vào Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học và vàng mã, hàng mã; thấp nhất là 10% đánh vào các mặt hàng như: ô-tô chạy bằng điện 16-24 chỗ ngồi và loại thiết kế vừa chở người vừa chở hàng, xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng và điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 4.Quản lý thu, nôp̣ thuế tiêu thụ đặc biệt a. Quản lí, giám sát viêc̣ khai thuế, ná ̣p thuế tiêu thụ đs ̣c biêṭ 3 Chủ thể nộp thuế TTĐB có nghĩa vụ khai thuế TTĐB phải nộp hồ sơ khai thuế theo tháng. Hồ sơ khai thuế TTĐB bao gồm: - Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/̀TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 28; - Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 011/̀TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 28; - Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-2/̀TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 28. Hồ sơ khai thuế TTĐB phải nộp tới cơ quan thuế quản lí trực tiếp của người nộp thuế. Các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh ko có đăng kí kinh doanh hoặc ko thực hiện đăng kí kinh doanh hoặc ko thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ hoăc chủ thể rơi vào trường hợp luật định phải nộp thuế TTĐB theo phương pháp khoán thì nộp hồ sợ khai thuế khoán một lần trong 1 năm , b. Quản lí hóa đơn, chứng từ trong quá trình thu, ná ̣p thuế tiêu thụ đs ̣c biê ̣t Nội dung của viê ̣c quản lí hóa đơn, chứng từ trong quá trình thu, nô ̣p thuế TTĐB như sau: Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB phải tuân thủ nghiêm túc chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa. Khi các cơ sở sản xuất bán hàng, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc và các đại lý vẫn phải sử dụng hóa đơn. Mọi trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ này thì các cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế TTĐB phải nộp. Các cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB cũng sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng như các hàng hóa, dịch vụ khác đang chịu thuế giá trị gia tăng. 4 c. Hoàn thuế, khấu trừ thuế, và giảm thuế tiêu thụ đs ̣c biêṭ Hoàn thuế là việc trả lại cho người nộp thuế một phần hoặc toàn bộ số thuế mà người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước. Để được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt, người nộp thuế phải nộp hồ sơ hoàn thuế tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp hoặc cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Việc khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được thực hiện trong trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng chính nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và chỉ khi người nộp thuế có chứng từ hợp pháp. Số thuế TTĐB phải nộp – số thuế TTĐB phải nộp của hàng chịu thuế TTĐB xuất kho tiêu thụ trong kì = số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng xuất kho tiêu thụ trong kì. Việc giảm thuế được áp dụng khi người nộp thuế sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiên tai và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường. III. Thực trạng thực hiện Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam 1.Những điểm tích cực Kể từ khi được ban hành, thuế tiêu thụ đă ̣c biê ̣t (TTĐB) có vai trò quan trọng trong viê ̣c hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng xã hội, hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế cũng nhưđảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Với vai trò định hướng tiêu dùng, thuế TTĐB góp phần vào việc hạn chế sử dụng nhiều loại hàng hóa, hạn chế kinh doanh nhiều loại dịch vụ. Ví dụ như đối với xe ôtô cá nhân.Do điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông của ta còn yếu kém chưa theo kịp với tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông, nên Nhà nước hạn chế tiêu dùng các loại xe này bằng cách áp dụng đánh thuế TTĐB với mức thuế suất cao từ 45% đến 60%.Điều này đã có những tác đô ̣ng ro rê ̣t đến thị trường ôtô Viê ̣t Nam.Cụ thể thị trường ôtô Việt Nam trong 5 năm 2012 đã suy giảm 30%.Việc suy giảm trên bên cạnh nguyên nhân suy thoái kinh tế dẫn đến sức mua của thị trường hạn chế thì còn do mức thuế và phí mới. Ngoài ra, thuế TTĐB còn góp phần vào việc hội nhập kinh tế quốc tế.Để thực hiện các cam kết hội nhập, Nhà nước cũng quy định lộ trình từng bước tăng thuế đối với một số mặt hàng như rượu, bia hơi.Cụ thể, mức thuế suất áp dụng cho rượu từ 20 đô ̣ trở lên và bia, từ 1/̀1/̀210 đến hết 31/̀12/̀2012 là 45%, từ 1/̀1/̀2013 là 50%. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Một mặt, bảo đảm thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu theo đúng các nguyên tắc của WTO.Mặt khác, đã hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiê ̣p, giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi và ổn định sản xuất, kinh doanh. Không chỉ vâ ̣y, thuế TTĐB là nguồn thu ổn định của ngân sách sách nhà nước.Tổng thu ngân sách từ thuế TTĐB đã không ngừng tăng trong những năm qua.Năm 2003 là 11.046 tỷ đồng, năm 2004 là 14.861 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2003; năm 2005 là 18.326 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2004; năm 2006 là 20.835 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2005 và năm 2007 là 26.564 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2006. Chart Title 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 6 Năm 2007 Tuy nhiên, trong năm nay, do lạm phát kinh tế nên nguồn thu từ thuế tiêu thụ đă ̣c biê ̣t giảm sút. Theo báo cáo của Bô ̣ Tài chính, so với cùng kỳ năm 2011 thì số thu tháng 8 năm 2012 giảm hơn 10%, thuếTTĐB giảm 11,4%, do sản lượng xe ô tô tiêu thụ sụt giảm (hơn 22% so với cùng kỳ). 2.Những điểm hạn chế Bên cạnh viê ̣c là công cụ hữu hiê ̣u giúp Nhà nước điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng cũng như đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, luâ ̣t thuế TTĐB vẫn còn mô ̣t số hạn chế. Một là, chính sách thuế TTĐB hiện nay vẫn còn phức tạp và thiếu tính ổn định, làm cho chi phí quản lý thu thuế lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế, tạo điều kiện cho việc trốn thuế.Theo số liê ̣u điều tra được thì năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp không nộp thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt là 22,1%. Điều này đã gây nên tổn thất không nho cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, viê ̣c chính sách thuế phức tạp, thiếu ổn định còn làm mất định hướng của nhà đầu tư, sự lựa chọn của người sản xuất và vi phạm một nguyên tắc chung của thông lệ quốc tế là tính ro ràng và có thể dự đoán trước của hệ thống chính sách thuế. Hai là, hê ̣ thông thuế suất cao của thuế TTĐB có nguy cơ tiềm ân hành vi trôn lâ ̣u thuế tháng qua hoạt đá ̣ng chuyển giá. Chuyển giá là hành vi do các cơ sở kinh doanh thực hiê ̣n nhằm thay đổi giá hàng hóa, dịch vụ trong các giao dịch mua, bán giữa các cơ sở kinh doanh có mối quan hê ̣ đă ̣c biê ̣t, với mục đích giảm thiểu tới mức có thể nghĩa vụ thuế của các bên trong giao dịch đối với nhà nước.Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá thường khai báo giá của đối tượng chịu thuế (như thuế tiêu thụ đặc biệt) thấp hơn trên thị trường, thậm chí thấp đến mức vô lý để giảm các loại thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí đăng ký). Việc cơ quan hải quan phải chứng minh mức giá mà doanh nghiê ̣p khai báo là không đúng là hết sức phức tạp. Ba là, diê ̣n đánh thuế còn hep. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 đã đánh thuế 11loại hàng hoá và 6 loại dịch vụ (quy định tại Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt Điều 7 Luật thuế TTĐB 2008).Đây là một trong những điểm mới nhằm đánh thuế triệt để hơn đối với việc 7 sử dụng các hàng hoá xa xỉ, mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, theo ý kiến như của luật sư Lê Nga, Công ty Luật Kinh Bắc thì nên mở rộng thêm diện chịu thuế TTĐB, ví dụ dịch vụ làm đẹp và giải phẫu thẩm mỹ, điện thoại di động giá cao, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, các thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp, vật dụng cao cấp bằng pha lê, thảm len, mỹ phẩm cao cấp,…vì đây là loại dịch vụ “xa xỉ”.Ở các nước, hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB so với nước ta đều khá rộng, như thuế TTĐB của Malaysia thu vào 17 loại hàng hóa, Hungari thu vào 22 loại hàng hóa, Thụy Điển thu vào 19 nhóm hàng hóa,… Mô ̣t số trường hợp trốn thuế, gian lâ ̣n thuế TTĐB: Trường hơp 1: Trong 2 năm 2007, 2008, Công ty Cổ phần (CTCP) Y dược học dân tộc Hòa Bình (YDHDTHB) đã “phù phép” biến 126.588 chai rượu phong tê thấp (ngũ gia bì) thành thuốc chữa bệnh.Bằng "phép màu" này, công ty đã gian lận, trốn thuế 217.661.528 đồng. Theo Kết luận thanh tra số 1057/̀KL-CT, ngày 22/̀7/̀2009 của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, trong 2 năm 2007, 2008, CTCP YDHDTHB có nhiều sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.Tổng số tiền thuế phát hiện thêm sau thanh tra là 217.661.528 đồng, gồm: thuếTTĐB (TTĐB) 109.186.731 đồng; thuế giá trị gia tăng 95.765.210 đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp 12.709.587 đồng.Trong đó, năm 2007 là 91.951.140 đồng, năm 2008 là 125.710.388 đồng.Sai phạm nghiêm trọng nhất là công ty là đã “phù phép” biến hóa 126.588 chai rượu phong tê thấp (ngũ gia bì) thành thuốc chữa bệnh.Cụ thể: Năm 2007, công ty đã “phù phép” biến 55.188 chai rượu, tương đương 283.436.679 đồng sang doanh thu bán thuốc chữa bệnh, trốn được 44. 989. 949 đồng thuế TTĐB.Năm 2008, công ty tiếp tục “úm ba la” 71.400/̀83.484 chai rượu ngũ gia bì thành thuốc chữa bệnh (tăng 16. 212 chai so với năm 2007) và xuất bán.Theo đó, số thuế TTĐB công ty đã trốn trong năm 2008 là 64.196.782 đồng. Như vâ ̣y, số tiền thuế TTĐB mà công ty trốn trong hai năm 2007, 2008 là không hề nho, thể hiê ̣n công tác quản lý, thu thuế còn long leo cũng như ý thức tự giác chấp hành pháp luâ ̣t còn yếu kém. Trường hơp 2: 549 xe ôtô nhập khẩu “lách thuế” tới 25,3 tỷ đồng 8 Tính đến ngày 14/̀9, Cục Hải quan Hải Phòng đã phát hiện 549 chiếc xe ôtô chở người 5 chỗ ngồi trở xuống của 36 doanh nghiệp nhập về nhưng khai là xe tải Van 2 chỗ ngồi.Trong đó, có 405 chiếc Daewoo Matiz và 144 chiếc Kia Morning. Số lượng xe nhập khẩu này đã nộp thuế theo khung thuế của xe tải Van 2 chỗ, thấp hơn khung thuế của xe ôtô 5 chỗ chở người. Sau khi áp thuế của xe chở người dưới 5 chỗ, các doanh nghiệp này sẽ bị truy thu hơn 25,3 tỷ đồng, trong đó, gần 136 triệu đồng là thuế nhập khẩu, hơn 1,2 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng và hơn 23,98 tỷ đồng thuếTTĐB. Trên thực tế, loại xe Daewoo Matiz và Kia Morning không có phiên bản tải Van tại nước xuất xứ là Hàn Quốc. Như vâ ̣y, nếu như vụ viê ̣c này không bị cơ quan chức năng phát hiê ̣n thì ngân sách nhà nước sẽ bị thất thu mô ̣t khoản không nho. Trường hơp 3: Cửa hàng miễn thuế trốn thuế hơn 131 tỷ đồng Ngày 25/̀5/̀2005, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có kết luận điều tra vụ án buôn bán hàng cấm xảy ra tại cửa hàng miễn thuế Cảng Sài Gòn.Phó chủ nhiệm cửa hàng Nguyễn Thị Thúy Hạnh cùng các đồng phạm được xác định đã tuồn ra ngoài gần 131.000 bao thuốc lá, trên 227.000 chai rượu và trên 23.000 lon bia ngoại, trốn thuế trên 131 tỷ đồng. Theo quy định, cửa hàng được phép nhập khẩu hàng hóa miễn thuế nhập khẩu, thuếTTĐB, thuế giá trị gia tăng để bán cho những đối tượng xuất nhập cảnh nhưng không được phép bán hàng vào thị trường trong nước nếu không được phép của Bộ thương mại. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến 2004, Hạnh đã cung cấp hàng cho các nhân viên hải quan, bộ đội biên phòng làm việc tại cảng Sài Gòn, sau đó chỉ đạo nhân viên hợp thức hóa bằng cách sửa chữa, ghi thêm lượng hàng bán sai quy định vào các hóa đơn bán hàng cho tàu biển và cho ra đời các hóa đơn bán le khống.Như vâ ̣y, với viê ̣c gian lâ ̣n hóa đơn bán hàng, cửa hàng miễn thuế Cảng Sài Gòn đã trốn được số tiền thuế lên đến 131 tỷ đồng, trong đó có thuế tiêu thụ đă ̣c biê ̣t. Tóm lại, trong thực tế hiê ̣n nay, bên cạnh những điểm tích cực, thì thuế TTĐB vẫn còn mô ̣t số điểm hạn chế cần khắc phục, đă ̣c biê ̣t là tình trạng có rất nhiều trường hợp trốn 9 thuế với số lượng lớn, làm thất thu ngân sách nhà nước cũng như giảm tính chất định hướng tiêu dùng của loại thuế này.Điều này đòi hoi các cơ quan chức năng phải làm viê ̣c tích cực hơn nữa, phát hiê ̣n kịp thời những hành vi trốn thuế, gian lâ ̣n thuế, đồng thời xử lí thích đáng các hành vi sai phạm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luâ ̣t. IV.Ý kiến pháp lý của nhóm nhằm khắc phục nhưng bât cập trong thực tiễn áp dụng luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam 1.Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2012 – 2015 Theo Tổng cục Thuế, kế hoạch cải cách Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có hướng đi như sau: nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ôtô... để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối. 2. Quản lý chặt hoá đơn, chứng từ Một trong những yêu cầu mà pháp luật đặt ra đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuếTTĐB là phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hoá, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hoá theo quyđịnh của pháp luật.Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ do đó có những ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả quản lý thuthuếTTĐB: Quản lý tốt hoá đơn, chứng từ sẽ tạo cơ sở để xác định chính xác giá bán hàng hoá, dịch vụ, một trongnhững yếu tố cần thiết để xác định giá tính thuế và từ đó có căn cứ để tính số thuếTTĐB phải nộp.Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính thuế cũng như cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế của các cơ quan thuế, pháp luật quy định: cơ sở sản xuất khi bán hàng, giao hàng cho các chinhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hoá đơn. Điều kiện để xác định chính xác số lượng, trọng lượng hàng hoá đã tiêu thụ, từ đó cho phép xác định được số thuếTTĐB phải nộp. 10 Quản lý hiệu quả hoá đơn, chứng từ còn tạo điều kiện thực hiện tốt việc khấu trừ thuế.Theo quy định của pháp luật, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuếTTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuếTTĐB thì khi kê khai thuếTTĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuếTTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Quản lý chặt chẽ chứng từ hóa đơn sẽ cho phép cơ quan thuế kịp thời phát hiện những đối tượng nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ để có biện pháp xử lý tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.Theo pháp luật hiện hành, đối vớinhững đối tượng nộp thuế không chấp hành nghiêm chỉnhchế độ kế toán, hoá đơn, chứng tu.cơ quan thuế sẽ có quyền ấn định số thuếTTĐB phải nộp.Đây là một trong những quyềnnăng quan trọng của cơ quan thuế nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước. 3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát Các cơ quan nhà nước cần tăng cường rà soát, kiểm tra, thanh tra, giám sát viê ̣c khai thuế, nô ̣p thuế của các doanh nghiê ̣p để tránh thất thu ngân sách nhà nước. Đă ̣c biê ̣t trong bối cảnh khó khăn như hiê ̣n nay, Chính phủ cần rà soát tất cả các khoản thu, khoản phải thu hồi,…của các doanh nghiê ̣p, tâ ̣p đoàn, tổng công ty mô ̣t cách kỹ lưỡng, không để xảy ra tình trạng trốn thuế, gian lâ ̣n thuế. 3. Mở rộng đối tương chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nước nên mở rô ̣ng đối tượng chịu thuế TTĐB đối với các loại hàng hóa, dịch vụ sau: các thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp; điện thoại di động và dịch vụ kinh doanh nó; vật dụng cao cấp làm bằng pha lê, thảm len; mỹ phẩm cao cấp,… Bởi đây là những loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà thành phần sử dụng đa số là tầng lớp giàu có. Việc mở rộng diện chịu thuế TTĐB với những loại hàng hóa dịch vụ này sẽ góp phần điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng, mở rộng thêm nguồn thu cho ngân sách. 4. Điều chỉnh thuế suất Trong số 11 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ có hơn 11 mức thuế suất từ 10% cho tới 70%, số lượng ít nhưng mức thuế suất lại quá nhiều.Có nhiều loại hàng hóa lại được chia theo các tiêu chí khác nhau (ví dụ như ôtô từ tiêu chí chỗ ngồi, loại nhiên liệu, dung tích xilanh…) áp dụng các thuế suất rất chênh lệch.Từ đó rất khó khăn trong áp dụng thuế suất.Như vậy, chúng ta nên thống nhất mức thuế suất cho các sản phẩmtrong cùng mô ̣t 11 nhóm. Đồng thời cũng cần điều chỉnh mức thuế suất TTĐB sao cho phù hợp và đồng bộ với các luật thuế suất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. 5.Một số đề xuất chuyển giá Những nội dung cụ thể cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá là: - Trước mắt cần bổ sung một điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá – đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuếTTĐB, thuế tài nguyên. . . - Có quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá. 6.Các biện pháp khác. - Tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, nhất là những doanhnghiệp sản xuất và nhập khẩu thực hiện buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. - Tăng cường trình độ quản lý cũng như cập nhật những tiến bộ về khoa học công nghệ trong quản lí thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng để chống tham nhũng cũng như thất thoát ngân sách nhà nước. C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Thuế tiêu thụ đặc biệt có vai trò quan trọng nên để điều chỉnh hợp lý và hiệu quả quan hệ thuế này cần có một hệ thống pháp luật vũng vàng và hợp lý.Từ những phân tích và nhìn nhận, bài làm đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và nêu ra một số những phương hướng khắc phục hạn chế còn gặp phải. Một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật trong vấn đề quản lý thuế nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng, việc tác động tích cực vào pháp luật sẽ ngày càng phát huy được mặt tích cực và khắc phục được những hạn 12 chế còn tồn đọng, giúp tạo một thì trường kinh tế vũng mạnh, phát triển và tiến xa hơn trên trường quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước – Trường ĐH Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân. 2. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. 3. www.danluat.thuvienphapluat.vn 4. www.kilobooks.com 5. www.chinhphu.vn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan