Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm lao động tình huống chấm dứt hợp đồng lao động...

Tài liệu Bài tập nhóm lao động tình huống chấm dứt hợp đồng lao động

.DOC
9
97
126

Mô tả:

Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động A. MỞ ĐẦU Hoạt động lao động bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đời sống con người. Trong đó, hợp đồng lao động là hoạt động lao động diễn ra phổ biến trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là một trong những vấn đề được các nhà làm luật quan tâm hiện nay. Điều này đặt ra các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo về quyền và lợi ích của cả hai bên, Bộ luật lao động và các văn bản có liên quan đã có các hướng để giải quyết hợp lý. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, sau đây nhóm 01 xin giải quyết tình huống sau để làm rõ nội dung. B. TÌNH HUỐNG Ngày 10/4/2010, ông Nam nhận vào làm bảo vệ công ty X, đến ngày 1/6/2010 thì được ký HĐLĐ với mức lương là 5.000.000 đồng/tháng. Ngày 10/5/2013, công ty X đã cho ông Nam thôi việc với lý do" bộ phận bảo vệ không hoàn thành nhiệm vụ vì đã để xảy ra 3 lần mất trộm tài sản trong 3 tháng liên tiếp (tháng 1,2 và 3)". Ông Nam không được đi làm kể từ ngày 11/5/2013. Hỏi: 1. Lý do công ty X chấm dứt HĐLĐ với ông Nam có hợp pháp không? Tại sao? (3 điểm) 2. Giả sử công ty ra quyết định giải thể tổ bảo vệ và thuê mướn công ty chuyên nghiệp bảo vệ cho công ty. Do vậy, công ty đã ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với các nhân viên của tổ bảo vệ trong đó có ông Nam thì lý do chấm dứt đó có hợp pháp không? Tại sao?Và công ty phải tiến hành những thủ tục gì? (4 điểm) 3. Hãy giải quyết quyền lợi cho ông Nam theo quy định của pháp luật lao động hiện hành khi công ty giải thể tổ bảo vệ như trên? (3 điểm) N04_TL_Nhóm 1 1 Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động C. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Lý do công ty X chấm dứt HĐLĐ với ông Nam có hợp pháp không? Tại sao? Việc công ty X chấm dứt HĐLĐ với ông Nam là đơn phương chấm dứt HĐLĐ với ông Nam.Điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 có quy định:“NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động”. Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ – CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ thì thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là trường hợp NLĐ “không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng mà sau đó vẫn không khắc phục. Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể hoặc Nội quy lao động của đơn vị”. BLLĐcũng như các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể trong thời hạn bao lâu, kể từ ngày bị lập biên bản hoặc bị nhắc nhở lần thứ hai đến ngày NLĐ tiếp tục vi phạm thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2003 đã hướng dẫn các tòa án địa phương xét xử theo hướng “trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày NLĐ bị lập biên bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản, nếu NLĐ lại tiếp tục không hoàn thành định mức lao động hoặc công việc được giao do yếu tố chủ quan thì NSDLĐ có quyền được đơn phương chấm dứt HĐLĐ”. Như vậy, căn cứ quan trọng để NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ là NSDLĐ phải lập được 3 biên bản/văn bản nhắc nhở NLĐ về việc không hoàn thành công việc. Trong 3 biên bản/văn bản nhắc nhở đó phải có 2 biên bản/văn bản được lập trong một tháng. Biên bản nhắc nhở thứ 3 phải được lập trong phạm vi 3 tháng, kể từ lần lập biên bản thứ hai. Tuy nhiên, nhóm chúng em có đặt ra 1 ví dụ: “Chị A là công nhân dệt may trong công ty Y, công ty Y kí hợp đồng với chị A ngày 13/1/2009 với nội dung trong hợp đồng là chị A phải hoàn thành 250 sản phẩm mỗi tháng. Trong 3 N04_TL_Nhóm 1 2 Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động tháng 8,9,10 năm 2009 chị A đã hoàn thành lần lượt 210, 240 và 200 sản phẩm và mỗi tháng chị A đều bị nhắc nhở bằng 1 lần. Khi công ty Y quyết định chấm dứt hợp đồng với chị A vào ngày 5/1/2013, chị A đã kiện công ti vi phạm hợp đồng và tòa án đã tuyên quyết định chấm dứt hợp đồng của công ti Y là không hợp pháp vì chưa ít nhất 2 biên bản nhắc nhở liên tiếp trong 1 tháng”. Trong tình huống này, việc áp dụng quy định của nghị định 44/2003 NĐ-CP là không hợp lí bởi xét đặc thù công việc của chị A chỉ kê biên tài sản sản phẩm hoàn thành 1 lần trong 1 tháng. Như vậy không thể lập 2 biên bản nhắc nhở về việc không hoàn thành công việc trong hợp đồng trong cùng 1 tháng được. Để khắc phục những thiếu xót của nghị định 44/2003 NĐ-CP thì nghị định 44/2013 NĐ-CP đã ra đời để thay thế.Tuy nhiên trong nghị định 44/2013 NĐCP mới này lại không có quy định cụ thể như thế nào là không hoàn thành công việc trong hợp đồng.Việc không quy định cụ thể này có thể hiểu là quyền của NSDLĐ trong việc chấm dứt hợp đồng đã được mở rộng.Tuy nhiên việc mở rộng quyền chấm dứt hợp đồng này không được sử dụng 1 cách bừa bãi mà phải được quy định trong HĐLĐ. Từ những phân tích trên, để biết được việc công ty X chấm dứt hợp đồng với ông Nam có hợp pháp hay không chúng ta cần phải dựa vào những nội dung trong hợp đồng lao động giữa công ty X và ông Nam. Vì thế nhóm chúng em sẽ đưa ra 2 trường hợp:  Trường hợp thứ nhất: Nếu trong bản hợp đồng giữa công ty X và ông Nam quy định việc để mất tài sản 3 lần trong 3 tháng liên tiếp là không hoàn thành công việc trong hợp đồng thì việc công ty X chấm dứt hợp đồng lao động với ông Nam là hợp pháp.  Trường hợp thứ hai: Nếu trong bản hợp đồng giữa công ty X và ông Nam không quy định hoặc có quy định nhưng quy định việc để mất tài sản 3 lần trong 3 tháng liên tiếp chưa phải là không hoàn thành nhiệm vụ ( có thể hợp đồng quy định để mất tài sản 5 lần trong 3 tháng liên tiếp mới là không hoàn thành công việc) thì việc công ti X chấm dứt hợp đồng lao động với ông Nam là không hợp pháp. N04_TL_Nhóm 1 3 Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động Căn cứ pháp lí áp dụng: - Điều 38 BLLĐ 2012. - Nghị định 44/2013 NĐ-CP. 2. Giả sử công ty ra quyết định giải thể tổ bảo vệ và thuê mướn công ty chuyên nghiệp bảo vệ cho công ty. Do vậy, công ty đã ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với các nhân viên của tổ bảo vệ trong đó có ông Nam thì lý do chấm dứt đó có hợp pháp không? Tại sao?Và công ty phải tiến hành những thủ tục gì? Lý do chấm dứt HĐLĐ đối với các cá nhân trong tổ bảo vệ của công ty là hợp pháp . Vì: Điều 36 BLLĐ 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể, Khoản 10 Điều 36 bộ luật này quy định: “Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lí do kinh tế hoặc sát nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”. Về cụm từ“người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu” do BLLĐ 2012 chưa có văn bản hướng dẫn, vì vậy dựa theo tinh thần của văn bản hướng dẫn trước về vấn đề này tại Nghị định số 39/2003/NĐCP có hiểu vấn đề này như sau : “thay đổi theo cơ cấu bao gồm thay đổi cơ cấu sản phẩm hoặc cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị”. Đối với công ty X, trường hợp công ty giải thể bộ phận bảo vệ để thuê công ty chuyên nghiệp, thì được hiểu là công ty thay đổi cơ cấu tổ chức cụ thể là giải thể tổ bảo vệ. Như vậy, lý do của công ty đưa ra nhằm chấm dứt HĐLĐ với tổ bảo vệ là hợp pháp. Công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ với tổ bảo vệ trong trường hợp trên theo quy định của Bộ luật Lao động. Để chấm dứt HĐLĐ với tổ bảo vệ công ty phải tiến hành những thủ tục sau: N04_TL_Nhóm 1 4 Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động Thứ nhất, công ty X phải lập danh sách những nhân viên ở tổ bảo vệ để xem xét điều kiện có thể chấm dứt hợp đồng không. Bởi vì công ty X không được phép thực hiện quyền dơn phương chấm dứt hợp đồng nếu nhân viên tổ bảo vệ nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 39 BLLĐ 2012: “1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này. 2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. 3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này. 4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.” Trong trường hợp công ty X không thể giải quyết được việc làm mới cho nhân viên bảo vệ thì mới cho nhân viên tổ bảo vệ thôi việc nhưng phải trả trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 49. Thứ hai, trước khi cho nhân viên ở tổ bảo vệ thôi việc thì công ty X phải trao đổi nhất trí với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Trong trường hợp không thể nhất trí mà sau 30 ngày đã báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động thì công ty X mới có quyền quyết định cho thôi việc đối với các nhân viên ở tổ bảo vệ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thứ ba, Công ty X phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho thành viên trong tổ bảo vệ , thủ tục và cách tính trợ cấp được quy định tại Điều 49 BLLĐ 2012: “1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao N04_TL_Nhóm 1 5 Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. 3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm”. Thứ tư, theo khoản 2 Điều 47 BLLĐ: “trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”. Các nhân viên ở tổ bảo vệ được trả các khoản nợ lương, thưởng, nghỉ phép năm nếu có và được nhận lại sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nếu đủ điểu kiện. Còn công ty X được nhận lại tài sản đã giao cho các nhân viên ở tổ bảo vệ và các khoản nợ nếu có. Căn cứ pháp lý áp dụng: - Điều 36 BLLĐ 2012 - Điều 39 BLLĐ 2012 - Điều 44 BLLĐ 2012 - Điều 47 BLLĐ 2012 - Điều 49 BLLĐ 2012 - Nghị định 39/2003/NĐ-CP. 3. Hãy giải quyết quyền lợi cho ông Nam theo quy định của pháp luật hiện hành khi công ty giải thể tổ bảo vệ như trên. Như đã phân tích ý trên, trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty X là đúng pháp luật theo nên quyền lợi của ông Nam trong trường hợp này, Căn cứ vào khoản 1 Điều 44 BLLĐ năm 2012, thì ông Nam có quyền lợi sau: Thứ nhất, Công ty X sau khi giải thể tổ bảo vệ, thực hiện phương án sử dụng lao động, ông Nam sẽ được tiếp tục đào tạo và ký hợp đồng lao động tiếp tục với công ty. (Điều 46) Thứ hai, nếu công ty X không thể giải quyết công việc làm mới cho tổ bảo vệ trong đó có ông Nam thì có quyền cho thôi việc, ông Nam sẽ được công ty N04_TL_Nhóm 1 6 Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động bồi thường khoản trợ cấp mất việc. Theo quy định tại điều 49 BLLĐ: “1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. 3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm”. Vì ông Nam đã làm việc thực tế cho công ty tính từ ngày bắt đầu làm việc là ngày 10/4/2010 đến ngày 10/5/2013 là 37 tháng. Nên thời gian được tính hưởng trợ cấp mất việc là 37 tháng trừ đi thời gian ông Nam đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2006. Theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì ông Nam là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nhiệp vì HĐLĐ của ông Nam là hợp đồng không xác định thời hạn, ông đã làm 37 tháng cho công ty. Ông Nam kí HĐLĐ không xác định thời hạn từ ngày 1/6/2010, kể từ ngày có giao kết hợp đồng, công ty X có nghĩa vụ đăng kí đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông Nam tại cơ quan có thẩm quyền nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông là kể từ ngày đó đến ngày 10/5/2013. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Nam là 35 tháng. Như vậy, thời gian trợ cấp mất việc sẽ là 2 tháng. Vì vậy khoản trợ cấp mất việc mà ông Nam được hưởng là 1 tháng lương/1 năm, 1 tháng lương tính bằng hai tháng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 15 Thông tư số 30 của Bộ Lao động thương binh xã hội: “Thời gian làm việc thực tế của người lao động được tính theo năm, trường hợp có tháng lẻ thì dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được làm tròn 01 năm làm việc”. Như vậy thời gian thực tế tính trợ cấp thất nghiệp của ông Nam là 1/2 năm, nên tiền trợ cấp mất việc của ông Nam là: 1/2 (năm) x 2(tháng lương) x 5.000.000 vnđ/ tháng = 5.000.000 vnđ. N04_TL_Nhóm 1 7 Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động NLĐ và NSDLĐ thanh lý hợp đồng, thanh lý các khoản nợ (nếu có): Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ công ty X có trách nhiệm thanh toán hết các khoản liên quan đến quyền lợi của ông Nam đã kể trên, nếu kéo dài do lý do đặc biệt thì không quá 30 ngày. Ông Nam được trả lại các loại giấy tờ liên quan như sổ bảo hiểm xã hội… Trong trường hợp công ty lâm vào kinh tế khó khăn, chấm dứt hoạt động mà vẫn chưa thanh toán hết các khoản nợ cho ông Nam thì quyền lợi của ông Nam được ưu tiên thanh toán trước.(Điều 47 Bộ luật lao động). Quyền lợi về hưởng trợ cấp thất nghiệp: Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: “Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp; 2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; 3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này”. Như vậy, sau khi thôi việc, ông Nam có quyền đăng kí thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội, sau 15 ngày kể từ ngày đăng kí ông Nam được hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội: “1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp. 2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên”. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Nam là trong khoảng từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng. Trợ cấp thất nghiệp ông Nam được hưởng là: 0,6 (lương tháng) x 3(tháng) x 5.000.000 vnđ/tháng = 9.000.000vnđ. Căn cứ pháp lý áp dụng: N04_TL_Nhóm 1 8 Bài tập nhóm sốố 1 Mốn Luật lao động - Điều 46 BLLĐ 2012 - Điều 47 BLLĐ 2012 - Điều 49 BLLĐ 2012 - Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội - Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội 2006 - Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội 2006 - Điều 15 Thông tư số 30 của Bộ Lao động thương binh xã hội. D. KẾT LUẬN Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận mang tính pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong mọi trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động hay người sử dụng lao động đều tạo ra những ảnh hưởng đến bên còn lại và đặt ra các quyền và nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện khi chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, các bên nên có sự thỏa thuận hợp lý và rõ ràng để cả hai bên cùng có lợi. N04_TL_Nhóm 1 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan