Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm hành chính phân tích tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chứ...

Tài liệu Bài tập nhóm hành chính phân tích tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sang kiến củ

.DOC
9
101
72

Mô tả:

Lời mở đầu Tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự vận động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Việc ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội là một trong những hình thức thể hiện quyền tự do, dân chủ của công dân. Tổ chức xã hội tồn tại với nhiều loại khác nhau, bên cạnh có những đặc điểm chung nhất định để phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế thì mỗi loại tổ chức xã hội lại có những đặc thù riêng phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị. Các tổ chức xã hội cũng được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. Mang tính chất của một tổ chức xã hội, nhưng nổi bật hơn cả trong tổ chức và hoạt động của mình các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước là tính chất tự nguyện, tự quản. Vậy tính chất tự nguyện, tự quản ấy được biểu hiện cụ thể như thế nào trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức này ? Để trả lời câu hỏi này, chúng em xin chọn đề tài: “Phân tích tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sang kiến của Nhà nước” cho bài luận của chúng em. 1 Bài làm 1. Khái niệm. 1.1 Tổ chức xã hội. Điều 69 Hiến pháp năm 1992 quy định “Công dân Việt Nam có quyền lập hội theo quy định của pháp luật”, đây là cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển. Với vai trò là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Là một hình thức tổ chức nhân dân tham gia quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội được hiểu là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức ở Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Các đặc điểm đó bao gồm:  Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích…..  Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước.  Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng.  Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên 1.2 Các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. Là một nhóm các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội được hình thành theo sáng kiến của nhà nước bao gồm: - Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp: Tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do Nhà nước sáng kiến thành lập, được hình thành theo quy định của Nhà nước. Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức xã hội này được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hỗ trợ và phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một số công việc xã hội. Mặc dù vậy, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp vẫn có đầy đủ các dấu hiệu chung của tổ chức xã hội như đã nêu trên. 2 Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp được hình thành theo sáng kiến của nhà nước hiện nay bao gồm:  Trung tâm trọng tài;  Đoàn luật sư;  Hiệp hội công chứng. - Các tổ chức tự quản: Các tổ chức tự quản là các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước, hoạt động theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ tự quản trong một phạm vi nhất định đối với các công việc mà Nhà nước không trực tiếp quản lí. Các tổ chức này cũng mang các đặc điểm của tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước tuy chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước hữu quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, với tư cách là các tổ chức xã hội thì các tổ chức này vẫn thể hiện tính tự nguyện và tự quản. Điều đó đã tạo nên hiệu quả hoạt động của các tổ chức này trên thực tế. 2. Tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. 2.1 Tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức. Các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước là việc nhà nước dựa trên yêu cầu thực tế của lĩnh vực ngành nghề, yêu cầu của các cá nhân xã hội và xét thấy cần thiết phải có tổ chức xã hội đó để đem lại lợi ích chung thì nhà nước sẽ ra sáng kiến và quy định về việc thành lập các tổ chức đó. Việc nhà nước đưa ra sáng kiến thành lập, tuy nhiên các cá nhân tham gia là dựa trên nhu cầu bản thân, tập hợp dựa trên các đặc điểm chung về nghề nghiệp…cho nên việc thành lập các tổ chức đó lại hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Tính tự nguyện, tự quản trong tổ chức được thể hiện qua các nội dung sau: - Tự nguyện trong việc tập hợp thành viên tức là việc các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước tập hợp thành viên không bị chi phối bởi quyền lực nhà nước. Nhà nước chỉ quy định các tiêu chuẩn để các tổ chức xã hội này tự tập hợp thành viên ví dụ: Khoản 1 Điều 24 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trung tâm trọng tài thương mại được thành lập khi có ít nhất 5 sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là trọng tài viên theo quy định tại Điều 20 của luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấp phép thành lập”. Hoặc nhà nước giao việc tập hợp quy định về tập hợp thành viên cho chính các tổ chức đó ví dụ như: Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Điều lệ đoàn luật sư thành phố Hà Nội 3 quy định về Điều kiện để trở thành thành viên, trình tự thủ tục gia nhập Đoàn… Như vậy nhà nước để cho tổ chức tự quyết định việc tập hợp thành viên chứ không can thiệp quá sâu mà chỉ dừng lại ở việc phê chuẩn Điều lệ. - Yếu tố tự nguyện trong việc nhân dân được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. Không ai có quyền ép buộc và pháp luật cũng không quy định những ai thì phải tham gia vào các tổ chức tự quản, ai phải tham gia vào Đoàn luật sư, ai phải tham gia vào Hiệp hội công chứng mà chỉ quy định những ai có thể tham gia. Sự tuej nguyện tham gia của nhân dân thể hiện ở việc người muốn tham gia các tổ chức xã hội này tự tán thành điều lệ hay tự xem xét bản thân có đủ điều kiện hay không. Điều đó thể hiện qua việc các tổ chức này đặt ra các tiêu chuẩn nhất định đối với thành thành viên của tổ chức đó. Bất cứ ai có nhu cầu và đáp ứng các tiêu chí thì sẽ có thể trở thành thành viên của tổ chức. Ví dụ: Khoản 1 Điều 68 Luật thanh tra quy định: Căn cứ vào số lượng và địa bàn dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên; Thành viên của Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã do hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.” Hay khoản 1 Điều 24 Luật Trọng tài thương mại quy định: “Thành viên của Hội đồng trọng tài phải là người có đủ tiêu chuẩn của trọng tài viên được quy định trong luật Trọng tài thương mại… - Yếu tố tự nguyện và tự quản trong tổ chức còn được thể hiện trong việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến nhà nước hoàn toàn do các tổ chức này và những người muốn tham gia quyết định. Nhà nước không can thiệp và cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó. Ví dụ: Điều 5 và Điều 7 Điều lệ của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội quy định những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Luật luật sư và có chứng chỉ hành nghề thì có thể ra nhập đoàn luật tán thành điều lệ và thủ tục gia nhập. Ban chủ nhiệm quyết định việc xem xét quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư. Hay đối với Ban thanh tra nhân dân theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật thanh tra 2010 thì chỉ có những người đã bầu ra Ban thanh tra nhân dân mới có quyền bãi nhiệm các thành viên của Ban thanh tra nhân dân. Hoặc theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định số 63/2011/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật trọng tài thương mại 2010: “Điều lệ của trung tâm trọng tài phải quy định về điều kiện kết nạp hay khai trừ trọng tài 4 viên”. Như vậy đối với trung tâm trọng tài thì việc kết nạp hay khai trừ trọng tài viên là do chính tổ chức quyết định, nhà nước không can thiệp vào công việc này. - Tính tự quản, tự nguyện trong tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước còn được thể hiện ở việc các tổ chức này có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức của tổ chức mình. Ví dụ khoản 6 Điều 7 Nghị định số 63/2011/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “Điều lệ của tổ chức trọng tài phải quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị, tổ chức lại, giải thể của trung tâm trọng tài, cơ chế giải quyết tranh chấp nội bộ của trung tâm trọng tài”. Do đó các vấn đề về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị của trung tâm trọng tài là do các thành viên của trung tâm trọng tài quyết định. Hay chương III của Điều lệ đoàn luật sư thành phố Hà Nội quy định về: “Cơ cấu tổ chức của đoàn luật sư thành phố Hà Nội”. Như vậy vấn đề cơ cấu tỏ chức của Đoàn do chính Đoàn luật sư quy định, nhà nước không can thiệp vào vấn đề này. 2.2 Tính chất tự nguyện, tự quản trong hoạt động. Các tổ chức xã hội được hình thành theo sáng kiến của nhà nước dù hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nhà nước thì hoạt động của tổ chức vẫn mang tính chất tự quản, tự nguyện. - Tính chất tự nguyện trong hoạt động được thể hiện ở mục đích hoạt động của các tổ chức này. Các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, cũng không nhân danh quyền lực nhà nước để hoạt động. Thành viên của các tổ chức này là những người có chung đặc điểm nghề nghiệp như Đoàn luật sư, Hiệp hội công chứng, Trung tâm trọng tài hay hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng như các tổ chức tự quản. Mặt khác, các tổ chức xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, họ liên kết với nhau lại tìm tiếng nói chung trong tổ chức của mình, đáp ứng và bảo vệ lợi ích chính đáng của họ. Như vậy, yếu tố tự nguyện trong hoạt động được thể hiện qua mục đích hoạt động, các thành viên của tổ chức tự nguyện hoạt động vì lợi ích của chính bản thân, của tập thể và vì lợi ích chung của xã hội. Đây không phải là nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc họ phải thực hiện hoặc phải tham gia. - Tính chất tự quản trong hoạt động được thể hiện thông qua việc các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước của nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của điều lệ và pháp luật. Điều 3 Điều lệ đoàn luật sư thành phố Hà Nội quy định: “Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam và điều lệ của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội”. Hay theo 5 Điều 69 Luật thanh tra 2010 thì: “ban thanh tra nhân dân dân ở xã, phường, thị trấn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề ra phương hướng, nội dung và kế hoạch hoạt động của mình”. Trên cơ sở các quy định của pháp luật đối với các tổ chức tự quản, điều lệ đối với các tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì các tổ chức này được hoạt động trong khuôn khổ đó mà các cơ quan nhà nước không có quyền chỉ đạo, hay can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức xã hội này. - Tính chất tự quản trong hoạt động cũng được thể hiện thông qua hoạt động xây dựng điều lệ của tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. Điều lệ của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước do chính các thành viên trong tổ chức xã hội đó xây dựng. Ví dụ: Điều 45 Điều lệ đoàn luât sư thành phố Hà Nội quy định về việc sửa đổi bổ sung điều lệ như sau: “Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ này phải được Đại hội nhất trí thông qua và phải được UBND thành phố phê chuẩn mới có giá trị thực hiện”. Tuy nhiên điều lệ của các tổ chức này không được trái pháp luật và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Việc nhà nước phê chuẩn điều lệ hoạt động của tổ chức xã hội là kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các điều lệ đó, cho phép các tổ chức xã hội đó tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ điều lệ. Điều lệ của các tổ chức xã hội này cũng giống như điều lệ của tổ chức xã hội nói chung, chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ tổ chức và chỉ có hiệu lực đối với các thành viên trong tổ chức. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức xã hội tự xử lý và giải quyết các công việc nội bộ của mình, Nhà nước sẽ không can thiệp nếu hoạt động của tổ chức không trái pháp luật. - Tính chất tự quản còn thể hiện thông qua việc các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước có quyền nhân dân có quyền nhân danh chính mình để tham gia vào các quan hệ xã hội. Điều đó cho phép các tổ chức này có quyền tự chủ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó. Ví dụ: Quy định cho Đoàn luật sư, Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân. Hay khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, các tổ chức này được nhân danh chính mình như: Trung tâm trọng tài có quyền nhân danh tổ chức mình trong việc tiến hành giải quyết các tranh chấp…Như vậy, dựa trên các quy định của pháp luât, trên cơ sở điều lệ mà các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước 6 được quyền tự nhân danh chính mình để tham gia vào các quan hệ xã hội cũng như tự chịu trách nhiệm từ những hoạt động của mình trước nhà nước. 3. Thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này. 3.1 Mặt tích cực. Trong quá trình hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước đã cơ bản thực hiện được mục đích hoạt động của các tổ chức này. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã thực sự là một tổ chức cho những người có chung dấu hiệu đặc điểm về nghề nghiệp sinh hoạt và hoạt động, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau cùng hoạt động tốt, tạo nên tính đoàn kết, tương ái, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động, tránh những biểu hiện cạnh tranh, giành giật trong hoạt động tạo nên sự ổn định trong xã hội. Đồng thời, các tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập theo sáng kiến của nhà nước cũng góp phần tích cực giúp đỡ các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình quản lý hành chính, quản lý xã hội. Góp phần giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong xã hội. Quản lý thành viên của mình, góp phần tuyên truyền pháp luật, đưa chính sách pháp luật vào trong đời sống xã hội. Các tổ chức tự quản vừa là cánh tay đắc lực của chính quyền vừa là tổ chức của nhân dân, là hình thức để nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước. 3.2. Một số vấn đề cần khắc phục. Từ khi được thành lập, các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước đã phát huy được hiệu quả hoạt động tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Thứ nhất: Hiệu quả hoạt động của một số tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước chưa cao. Số lượng các vụ tranh chấp mà các trung tâm trọng tài giải quyết vẫn còn khiêm tốn. Nếu so sánh với hệ thống tòa án thì số lượng vụ tranh chấp được giải quyết tại các trung tâm trọng tài ở VN hiện nay vẫn là con số khiêm tốn. Hàng năm, chỉ tính riêng số lượng vụ việc được giải quyết tại Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã lên tới hàng trăm vụ, trong khi đó, 6 Trung tâm trọng tài, trong đó chủ yếu là VIAC, cũng chỉ giải quyết được khoảng 60-70 vụ/năm 1. Ở nhiều nơi, hoạt động của các tổ chức tự quản như Ban thanh tra nhân dân, hay Tổ hòa giải hoạt động chưa thực sự hiệu quả, mang tính hình thức, chưa tạo được dấu ấn, còn mờ nhạt trong hoạt động ở địa phương. 1 http://dddn.com.vn/2009123003322638cat81/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong-tai-la-cong-cu-huu-hieu.htm 7 Thứ hai: Công tác tự quản còn chưa được thực hiện tốt trong các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. Trong hoạt động của đoàn luật sư thì chưa thực hiện tốt vai trò tự quản của mình, chưa có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời đối với những luật sư có biểu hiện sa sút về đạo đức, phẩm chất chính trị, tinh thần yêu nước. Trong hoạt động của các tổ chức tự quản thì nhiều khi còn bị chi phối bởi các cơ quan nhà nước dẫn đến làm giảm sút tính tự nguyện tự quản trong hoạt động của các tổ chức tự quản. 3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. Cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. Đối với các trung tâm trọng tài thì vừa qua Luật trọng tài thương mại 2010 đã có hiệu lực thi hành thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 là một bước chuyển mới trong tổ chức và hoạt động của tổ chức này. Đồng thời các Trung tâm trọng tài cần quan tâm và chú ý hơn nữa đến chất lượng, trình độ, chuyên môn của trọn tài viên nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Đối với các Đoàn luật sư thì cần nâng cao công tác tự quản trong tổ chức và hoạt động. Thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức cho các thành viên, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những biểu hiện sai lầm, lệch lạc trong tư tưởng cũng như thực tế hoạt động. Nêu cao tinh thần tương thân, tương trợ giữa các thành viên của tổ chức. Đối với Hiệp hội công chứng, trước hết là phải thành lập tại từng địa phương rồi tiến tới thành lập ở phạm vi toàn quốc, tránh việc thành lập tràn lan, theo phong trào. Đối với các tổ chức tự quản, cần mở rộng sự tham gia và sự quan tâm, chú ý của nhân dân hơn nữa, cũng cần hạn chế tối đa sự can thiệp bằng chỉ thị của các cơ quan nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức này. Đồng thời, nhà nước cũng cần có sự hỗ trợ về mặt nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên của các tổ chức tự quản. Có như vậy, hoạt động của các tổ chức này mới thực sự có hiệu quả. 4. Kết luận. Các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước đã phát huy được vai trò tích cực của mình trong hoạt động. Tuy nhiên trong tình hình và điều kiện mới, các tổ chức này cần có những bước hoàn thiện thêm để nâng cao tính tự nguyện, tự chủ cả trong tổ chức và hoạt động nhằm phát huy hơn nữa vai trò của mình. 8 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001); 2. Luật trọng tài thương mại 2010 ; 3. Luật thanh tra 2010 ; 4. Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam năm 1999; 5. Luật công đoàn năm 1990; 5. Luật luật sư năm 2006. 6. Pháp lệnh quy chế dân chủ cơ sở ; 7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011 ; 8. Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lí hội; 9. Điều lệ đoàn luật sư thành phố Hà Nội. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan