Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài tập nhóm dân sự 2

.DOCX
16
91
127

Mô tả:

ĐỀ SỐ 1. Ông K có ký kết hợp đồng chở phân đạm cho Ông M. Để đảm bảo an toàn và tránh đi rủi ro cho mình anh K đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo hiểm Trà Vinh bao gồm hai nội dung là bảo hiểm thân tàu và TNDS của chủ tàu. Khi đang lưu thông trên khu vực ấp Hội An – Sông Hậu thì tàu bị lốc nhấn chìm. Thiệt hại xảy ra, ông K có yêu cầu Công ty bảo hiểm thực hiện việc chi trả bảo hiểm cho anh. Tuy nhiên, Công ty bảo hiểm Trà Vinh căn cứ vào nội dung thứ nhất đã chi trả cho ông K, nhưng nội dung thứ hai không chi trả vì lý do đây là “sự kiện bất khả kháng – gió lốc đã nhấn chìm tàu”. Không thỏa thuận được, ông K đã kiện Công ty bảo hiểm Trà Vinh với yêu cầu Công ty Trà Vinh phải chi trả bảo hiểm cho chủ thể thứ ba (ông M). TAND thị xã Trà Vinh xét xử sơ thẩm đã bác đơn của ông K. Ông K kháng cáo, tại bản án phúc thẩm - Tòa án cấp phúc thẩm nhận định đây là trường hợp bất khả kháng vì tai nạn do thiên tai gây ra. Do đó, theo quy định của pháp luật, anh K không phải BTTH cho ông M và Công ty bảo hiểm Trà Vinh cũng không phải chi trả bảo hiểm cho ông M. Hỏi: 1. Xác định sự kiện “gió lốc đã nhấn chìm tàu” có phải là sự kiện bất khả kháng hay không? Giải thích vì sao? 2. Quyết định của Tòa án cấp Phúc thẩm nhận định như vậy về sự kiện bất khả kháng đã đúng chưa? Quan điểm của nhóm về nhận định này? 3. Giả định rằng: Kể từ sau ngày “gió lốc nhấn chìm tàu” 2 năm, anh K mới khởi kiện yêu cầu Công ty bảo hiểm Trà Vinh chi trả khoản tiền bảo hiểm. Hỏi: Tòa án có thụ lý giải quyết vụ việc này hay không? Vì sao? Giả định ở vị trí của K, nhóm hãy nêu quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích của mình? 4. Nhóm hãy đưa ra bình luận, đánh giá về những bất cập đồng thời kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật liên quan tới tình huống nói trên? 1 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Xác định sự kiện “gió lốc đã nhấn chìm tàu” có phải là sự kiện bất khả kháng hay không? Giải thích vì sao? Sự kiện “gió lốc đã nhấn chìm tàu” là sự kiện bất khả kháng. Bởi vì: Theo nghĩa Hán-Việt thì” bất khả kháng” là không thể chống cự được. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện mà không thể chống cự được. Khoản 1 Điều 161 BLDS quy định:“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Tuy nhiên trong phần liên quan đến hợp đồng, BLDS không định nghĩa thế nào là sự kiện bất khả kháng. Ngược lại, theo Khoản 2 Điều 77 Luật thương mại năm 1997, “Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục”. Một số văn bản khác cũng có định nghĩa thế nào là sự kiện bất khả kháng. Ví dụ Khoản 1 Điều 4 quyết định số 42/2002/QĐ-BCN Quyết định Bộ Công nghiêp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện cũng quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hơp khác theo quy định của pháp luật”. Như vậy, ta có thể thấy, một sự kiện là sự kiện bất khả kháng khi: - Thứ nhất, là sự kiện xảy ra một cách khách quan. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai (lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, song thần…) nhưng cũng có thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. 2 - Thứ hai, đây là sự kiện không thể lường trước được nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Có nghĩa là không thể đoán trước được nó sẽ diễn ra ở đâu, vào thời gian nào… Sự kiện này phải không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm giao kết. Các bên có thể không lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời điểm giao kết. - Thứ ba, sự kiện bất khả kháng phải là không tránh được và không thể chống đỡ được, hay đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà thiệt hại vẫn xảy ra.  Trong tình huống trên, sự kiện “gió lốc đã nhấn chìm tàu” là sự kiện khách quan bởi vì nó thỏa mãn các yều cầu về sự kiện bất khả kháng, đó là: - Sự kiện gió lốc nhấn chìm tàu là sự kiện xảy ra một cách khách quan, tàu bị nhấn chim do gió lốc - hiện tượng tự nhiên gây ra không phải do lỗi của bất kỳ chủ thể nào của hợp đồng. - Mặt khác, trong tình huống trên khi ký kết hợp đồng với ông M anh K đã không lường trước được sẽ có gió lốc xảy ra nhấn chìm tàu khi tàu đang lưu thông trên khu vực ấp Hội An – Sông Hậu và sự kiện gió lốc nhấn chìm tàu xảy ra trong quá trình vận chuyển phân đạm tức là sau khi ký kết hợp đồng. - Mặt khác, gió lốc là hiện tượng tự nhiên nên con người rất khó có thể ngăn chặn cũng như khắc phục được những thiệt hại mà nó gây ra nếu không lường trước được. Khi chìm tàu phân đạm dính nước sẽ bị ẩm ướt một là sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của phân đạm nghiêm trọng hơn nữa là phân đạm sẽ tan hết cho nên thiệt hại này sẽ không thể khắc phục được. Như vậy, sự kiện “gió lốc đã nhấn chìm tàu” là sự kiện bất khả kháng. 2. Quyết định của Tòa án cấp Phúc thẩm nhận định như vậy về sự kiện bất khả kháng đã đúng chưa? Quan điểm của nhóm về nhận định này? “Tòa án cấp phúc thẩm nhận định đây “gió lốc đã nhấn chìm tàu” là trường hợp bất khả kháng vì tai nạn do thiên tai gây ra. Do đó, theo quy định của 3 pháp luật, anh K không phải BTTH cho ông M và Công ty bảo hiểm Trà Vinh cũng không phải chi trả bảo hiểm cho ông M.” Theo quan điểm của nhóm thì Tòa án phúc thẩm nhận định như thế là hợp lý. Nhưng nhóm xin được bổ sung nhằm làm rõ hơn quan điểm này.  Thứ nhất về sự kiện gió lốc nhấn chìm tàu Như đã nêu ở ý thứ nhất, sự kiện “gió lốc đã nhấn chìm tàu” là sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, Tòa án cần phải giải thích rõ về những căn cứ để chứng minh sự kiện gió lốc nhấn chìm tàu trong trường hợp này là sự kiện bất khả kháng. Vì thế, nhóm xin đi bổ sung làm rõ: Theo khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2005 thì có ba điều kiện để một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không, xét vào tình huống trên ta thấy: - Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Trong vụ việc trên, điều kiện này hoàn toàn được thỏa mãn bởi việc cản trở thực hiện hợp đồng là mưa to, gió bão, gió lốc – là những sự kiện thuộc về tự nhiên.. - Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Ví dụ, Công ty A nhận vận chuyển một lô hàng cho Công ty B bằng tàu C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, tàu C đang được sử dụng ở ngoài khơi và bị đắm chìm nhưng việc này chưa được thông báo về Công ty. Như vậy, các bên không lường được sự kiện làm cản trở thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tại thời điểm giao kết. Trong vụ việc trên, mưa to, gió bão, gió lốc xảy ra sau khi hợp đồng được giao kết nhưng có thực sự không thể lường trước được hay không? Đây là điều cần phải được xác định rõ ràng. Nếu thông tin đại chúng đã cho biết là sẽ có mưa to, gió bão, gió lốc vào thời điểm này thì dường như điều kiện này không thỏa mãn. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm thì điều kiện này thỏa mãn bởi: gió lốc trong trường hợp này xảy ra trên sông, vì vậy cho dù khi có gió bão thì tâm lý của người đi tàu vận chuyển hàng hóa trên sông cũng nghĩ không đến mức quá mạnh như là người đi biển. Nên trong tình huống, có thể anh K có nghe nói đến tin dự báo nhưng đã dùng các biện pháp đề phòng như đề nghị những thuyền viên 4 mang theo thuyền nhỏ, phao, gia cố lại tàu và trong tình trạng khẩn cấp sẽ cho tàu cập bến nhưng vẫn không thể lường trước được diễn biến quá xấu của gió lốc và đã nhấn chìm tàu. - Thứ ba, sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Sẽ có những câu hỏi được đặt ra: Việc chìm tàu và tàu va vào cầu trên có thực sự “không thể khắc phục được” không? Nếu trước khi có giông bão và sau thời điểm hợp đồng được giao kết, thông tin đại chúng đã cho biết là có giông bão mà chủ tàu vẫn không đề phòng, vẫn cho tàu vào sử dụng thì điều kiện này dường như không được thỏa mãn. Bởi, chủ tàu đã không “áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Điều này rất khó nói vì không hề có người ở tại tàu vào thời điểm xảy ra sự kiện gió lốc để làm chứng hay chứng minh anh K đã có hay không làm mọi biện pháp chống đỡ có thể. Nếu như anh K đã sử dụng mọi biện pháp có thể nhưng vẫn không thể chống đỡ lạ gió lốc thì điều kiện này cũng hoàn toàn thỏa mãn. - Ngoài ra, nhóm xin nêu thêm: sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng phải có mối quan hệ nhân quả. Trong đó, sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân, còn hành vi vi phạm là kết quả. Bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải chứng minh được sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng. Nếu không chứng minh được thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự. Nghĩa vụ chứng minh của bên vi phạm hợp đồng nhằm bảo đảm lợi ích cho bên có quyền, tránh trường hợp bên có nghĩa vụ lợi dụng sự kiện bất khả kháng để thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên có quyền. Cả ba điều kiện này đều rất khó chứng minh. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm tâm lý của mỗi người thì không ai muốn “đương đầu với gió bão” bởi vì đó là việc làm nguy hiểm, thiệt hại trước hết phải kể đến tính mạng, sức khỏe của những người trên tàu rồi mới đến hợp đồng mà anh K đã kí với ông M và cả con tàu đang hoạt động. Nếu như anh K bất chấp nguy hiểm trong thời tiết xấu để đi tàu 5 vận chuyển mà chưa có sự chuẩn bị từ trước hay đã đề phòng dự liệu những tình huống xấu xảy ra để đi giao hàng và mặc kệ tàu và những người trên tàu phải chịu gió lốc đến mức nhấn chìm tàu để lấy được số tiền bảo hiểm thì có vẻ như không hợp lý. Theo quan điểm của nhóm thì Tòa án cần tìm hiểu, chứng mình, giải thích rõ về các lý do khó chứng minh mà nhóm đưa ra ở trên và anh K có nghĩa vụ phải chứng mình những điều kiện phù hợp.  Thứ hai về bồi thường thiệt hại trong tình huống này: - Thứ nhất, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của anh K cho ông M. Về nguyên tắc khi có sự kiện bất khả kháng, bên không thực hiện hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, đối với nghĩa vụ vận chuyển tài sản Căn cứ Điều 237 và Điều 294, Luật Thương mại 2005. Tương tự, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ trong “trường hợp bất khả kháng” thì bên gửi tài sản không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 561 BLDS 2005. Một số văn bản pháp luật khác cũng quy định việc miễn trách nhiệm bồi thường này. Ví dụ theo khoản 3, Điều 31 và khoản 4, Điều 56, Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “bên tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật” và “các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật”. Việc tai nạn xảy ra có thiệt hại đến tài sản hàng hóa mà ông K hợp đồng chở thuê, nhưng trong việc tai nạn của hợp đồng vận chuyển hàng hóa nêu trên giữa ông K với chủ hàng, tàu của ông K bị tai nạn làm thiệt hại hàng hóa chở thuê không phải do lỗi cố ý hay vô ý của ông K gây ra. Tai nạn xảy ra là do thiên tai gió lốc nhấn chìm tàu, đây là trường hợp bất khả kháng . 6 Tại khoản 3 Điều 549 BLDS 2005 quy định: “trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Trong trường hợp này anh K không có lỗi nên ông không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các chủ hàng. Như vậy, mặc dù có thiệt hại do việc không thực hiện đúng hợp đồng, bên có nghĩa vụ không phải bồi thường khi việc này do sự kiện bất khả kháng gây ra. - Thứ hai, việc bồi thường thiệt hại này có thể được các bên thỏa thuận khác. Bởi theo khoản 2 Điều 302 BLDS 2005: “trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Tương tự, theo khoản 3, Điều 546 BLDS 2005 “trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Trong thực tế, không hiếm trường hợp các bên thỏa thuận là bên có nghĩa vụ bồi thường cho bên có quyền khi sự kiện bất khả kháng đã xảy ra và thỏa thuận này được Tòa án thừa nhận. Một số văn bản còn khuyến cáo các bên thỏa thuận chia sẻ rủi ro này. Ví dụ, liên quan đến hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa, theo Điều 4, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, “doanh nghiệp và người sản xuất có trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng; bên nào không thực hiện đúng nội dung đã ký mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thỏa thuận xử lý các rủi ro do thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật”. 7 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ và bên có quyền tự nguyện bồi thường thiệt hại thì có thể yêu cầu thực hiện hợp đồng bảo hiểm hay không? Trong vụ việc trên , anh K có mua hai bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm trà vinh, một bảo hiểm thân tàu và một bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Theo Điều 15, về quy tắc bảo hiểm của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam quy định: “trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra tổn thất cho người thứ ba mà có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Bảo Việt thì người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Bảo Việt và cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng từ thông tin cần thiết và các tình tiết liên quan đến việc khiếu nại của họ, đồng thời phải làm theo sự chỉ dẫn của Bảo Việt hoặc đại diện do Bảo Việt chỉ định”. Như vậy, việc gây thiệt hại cho các chủ hàng là sự kiện bất khả kháng. Do đó, về nguyên tắc, anh K không có nghĩa vụ bồi thường cho ông M. Ở đây, Tòa án đã dựa vào Điều 15 về quy tắc bảo hiểm của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Đây có thể coi là một nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhưng quy định này chỉ nêu thủ tục yêu cầu thực hiện hợp đồng bảo hiểm chứ không cho biết rõ về vấn đề pháp lý đang xem xét. - Thứ ba, về việc đồng ý công ty bảo hiểm Trà Vinh không phải trả tiền bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho anh K. Khoản 8 Điều 409 BLDS cho rằng “trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế” và tinh thần là pháp luật khuyến khích doanh nghiệp chia sẻ thiệt hại. Hợp đồng bảo hiểm cũng tuân theo cách giải thích này. Bởi theo Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, “trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”. Tòa án đã dựa vào hợp đồng (không rõ ràng về việc có bảo hiểm trong trường hợp bất khả kháng hay không), cụ thể là phần phạm vi bảo hiểm và phần loại trừ bảo hiểm để kết luật rằng sự kiện xảy ra không 8 thuộc trường hợp loại trừ. Do đó, công ty bảo hiểm Trà Vinh phải có trách nhiệm bảo hiểm cho anh K. Bên có ưu thế mạnh ở đây là công ty bảo hiểm và nội dung của hợp đồng nhất là phần loại trừ bảo hiểm do Bảo Việt soạn thảo. Việc giải thích trên là bất lợi cho bên mạnh và phù hợp với khoản 8 Điều 409 nêu trên. 3. Giả định rằng: Kể từ sau ngày “gió lốc nhấn chìm tàu” 2 năm, anh K mới khởi kiện yêu cầu Công ty bảo hiểm Trà Vinh chi trả khoản tiền bảo hiểm. Hỏi: Tòa án có thụ lý giải quyết vụ việc này hay không? Vì sao? Giả định ở vị trí của K, nhóm hãy nêu quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích của mình? Trước hết nhóm xin khẳng định Tòa án có thụ lý giả quyết vụ việc này. Điều 154 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Hợp đồng bảo hiểm là một trong những hợp đồng dân sự, vì vậy thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này sẽ được căn cứ vào các quy định sau: Căn cứ vào Điều 427 Bộ luật dân sự 2005- thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự thì: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”. Căn cứ vào Điều 156 Bộ luật dân sự 2005: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Khoản3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau: 9 a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.” Nghị quyết 01 HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn chương 3, 4, 6, 9, 11 BLDS 2005 tại Điểm 2 Về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS “2.1. Việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện như sau: a. Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. Ví dụ 1 : Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp….” Mặt khác, Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm: “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sịnh tranh chấp.” Như vậy, căn cứ vào vụ án thì sau khi xảy ra sự kiện tàu bị lốc nhấn chìm, anh K yêu cầu công ty bảo hiểm Trà Vinh chi trả tiền bảo hiểm nhưng không được chấp nhận, lúc này thì quyền và lợi ích hợp pháp của anh K đã bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện sẽ được tính từ thời điểm phát sinh tranh chấp giữa anh K và công ty bảo hiểm Trà Vinh. Vì vậy, nếu sau 2 năm anh K mới làm đơn khởi kiện thì vẫn được chấp nhận vì vẫn nằm trong khoảng thời gian được yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Quan điểm của nhóm đưa ra trong trường hợp này nếu ở vị trí của K thì sẽ khởi kiện Công ty bảo hiểm Trà vinh và yêu cầu công ty này bồi thường thiệt hại cho mình. 10 Anh K ký hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm Trà Vinh vì muốn bảo đảm an toàn và tránh rủi ro khi chở phân đạm cho ông M. Anh K đã ký với công ty bảo hiểm Trà Vinh hợp đồng bảo hiểm với 2 nội dung là bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, nhưng khi sự kiện gió lốc nhấn chìm tàu xảy ra công ty bảo hiểm Trà Vinh chỉ trả cho anh K phần nội dung thứ nhất là bảo hiểm thân tàu, còn phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu thì không trả, như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của anh K đã bị xâm phạm. Bởi vì: - Thứ nhất, Bảo hiểm là hình thức khắc phục thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khi gặp những sự kiện rủi ro mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản cho cá nhân, tài sản cho tập thể. Khi xảy ra rủi ro thì người tham gia bảo hiểm sẽ được tổ chức bảo hiểm bổi thường thiệt hại nhằm khắc phục hậu quả xảy ra. Như vậy, anh K có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm Trà Vinh bồi thường thiệt hại cho mình và công ty bảo hiểm Trà Vinh có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho anh K. - Thứ hai, Điều 580 quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì: “Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảm hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.” Theo dữ liệu của tình huống, để đảm bảo an toàn và tránh đi rủi ro cho mình anh K đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo hiểm Trà Vinh bao gồm hai nội dung là bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Trong tình huống trên, tàu của K đã bị gió lốc nhấn chìm. Sự kiện “gió lốc nhấn chìm tàu” là sự kiện bất khả kháng nhưng trong tình huống này sẽ xảy ra hai trường hợp là sự kiện này đã được K và công ty bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc là sự kiện này không được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đối với trường hợp giữa hai bên có thỏa thuận thì bên công ty bảo hiểm phải bồi thường các thiệt hại xảy ra đối với thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu. 11 Trước tiên, về trách nhiệm dân sự của chủ tàu là K, khi sự kiện chìm tàu xảy ra sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường của K với M (đối tác mà K chở phân đạm đến) do tàu chìm thì đương nhiên kéo theo việc lượng phân đạm K giao cho ông M không đến đúng hạn, hay nói cách khác, K vi phạm hợp đồng với M. Trong trường hợp này, nếu như M đòi K bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì công ty bảo hiểm phải chi trả theo hợp đồng bảo đã ký trước đó. Đối với lượng phân đạm bị mất đi do chìm tàu cũng được bồi thường theo hợp đồng. Ngoài ra, các thiệt hại do việc chìm tàu gây ra như: thiệt hại về người, chi phí kéo xác tàu, vớt tàu... cũng sẽ do công ty bảo hiểm chi trả. Đối với thiệt hại về thân tàu, công ty bảo hiểm phải chi trả chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tàu theo như hợp đồng bảo hiểm thân tàu đã mua trước đó. 4. Bình luận, đánh giá về những bất cập đồng thời kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 3.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật về sự kiên bất khả kháng - Thứ nhất, quy định của pháp luật về sự kiện bất khả kháng Bất khả kháng là một vấn đề vô cùng quan trọng liên quan đến quyền, nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, nhưng đã không được quy định trong Bộ luật Dân sự. Hay nói đúng hơn, có định nghĩa “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” nhưng chi được quy định tại Điều 161 BLDS. Như vậy, việc xác định sự kiện bất khả kháng sẽ được nhìn nhận trong từng hoàn cảnh cụ thể. Cần phải thấy rằng, việc xác định này hoàn toàn không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận về bất khả kháng hay không. Cho dù các bên thỏa thuận các sự kiện 1, 2... là sự kiện bất khả kháng thì không có nghĩa là sự kiện đó sẽ được coi là sự kiện bất khả kháng mà cơ quan xét xử sẽ coi sự kiện các bên thỏa thuận có đáp ứng hai tiêu chí của một sự kiện bất khả kháng hay không. Cũng như trong trường hợp các bên hoàn toàn không thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng, thì 12 tòa án vẫn xem xét cho hưởng miễn trách nhiệm nếu sự kiện gây ra thiệt hại đáp ứng tiêu chí của bất khả kháng. - Thứ hai, về thời hiện khởi kiện “Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự” quy định trong chương “Thời hiệu” của Bộ luật Dân sự. Như vậy, không đương nhiên mang áp dụng cho các quan hệ hợp đồng, giao dịch dân sự. Vì vậy đòi hỏi phải có quy định bất khả kháng để áp dụng cho mọi quan hệ dân sự và quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn, để đảm bảo sự kiện bất khả kháng chính xác chư không phải như tắc đường, cấm đường, quy định của pháp luật, trái ngược với bản chất của sự kiện bất khả kháng. - Thứ ba, về miễn trách nhiệm cho các thiệt hại xảy ra khi có sự kiện bất khả kháng Kết quả của bất khả kháng là sẽ miễn trách nhiệm cho các thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, nêu như trường hợp một hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng cho bên mua trong thời hạn một tháng. Nhưng vì tàu chở hàng của bên bán gặp bão, chìm tàu cùng với hàng hóa. Kết quả bên bán không thể giao hàng cho bên mua. Sự kiện chìm tàu là bất khả kháng. Việc chậm giao hàng sẽ không truy cứu trách nhiệm. Nhưng bên bán có phải tiếp tục giao hàng không? Quy định về sự kiện bất khả kháng là nhằm miễn trách nhiệm cho bên gây thiệt hại trong hợp đồng về việc không thực hiện hợp đồng. Nhưng luật hợp đồng không coi bất khả kháng là căn cứ chấm dứt hợp đồng. Do vậy, cần phân biệt bất khả kháng với góc độ là căn cứ miễn trách nhiệm và căn cứ chấm dứt hợp đồng. Pháp luật chia sẻ với bên vi phạm hợp đồng vì lí do đặc biệt của hoàn cảnh. Nhưng pháp luật cũng tôn trọng thỏa thuận của các bên. Vì vậy, khi sự kiện này đã qua, bên vi phạm phải thực hiện hợp đồng với bên còn lại. a. Những kiến nghị hoàn thiện 13 Nhóm xin đưa ra những kiến nghị để là rõ sự kiện bất khả kháng và để được miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng cần những điều kiện để áp dụng “sự kiện bất khả kháng” khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. 1) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể dự liệu trước được và nằm ngoài ý chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Đó có thể là các hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần,… cũng có thể là các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách chính phủ,… Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên tham gia giao kết hợp đồng còn có thể đưa ra những sự kiện khác là những sự kiện bất khả kháng làm căn cứ để miễn trách nhiệm dân sự (hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng) như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… Những sự kiện này, về mặt lý luận thì không được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không có thỏa thuận; trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì pháp luật ghi nhận và tôn trọng các thỏa thuận đó. 2) Sự kiện bất khả kháng phải xảy ra sau khi các bên giao kết hợp đồng; 3) Các bên trong quan hệ hợp đồng đã dùng hết khả năng để khắc phục hậu quả nhưng không thể khắc phục được. Hợp đồng được giao kết bởi lợi ích mà các bên hướng tới, để bảo đảm cho lợi ích đó, các bên phải tận tâm, thiện chí thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu bên có nghĩa vụ có khả năng khắc phục, hạn chế thiệt hại xảy ra mà lại không thực hiện, để mặc cho hậu quả xảy ra thì cho dù có sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng cũng không được miễn trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vì sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh được mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng sẵn có để khắc phục hậu quả xảy ra mà vẫn không thể khắc phục được và do việc không khắc phục được đó mà dẫn đến vi phạm hợp đồng. Quy định này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. 14 4) Các bên tham gia giao kết hợp đồng không có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Tự do, bình đẳng, thỏa thuận là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, do đó, thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng không trái với pháp luật, đạo đức xã hội luôn được Nhà nước tôn trọng. Chính vì vậy, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải chịu trách nhiệm dân sự kể cả trong trường hợp sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng không được miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Thứ hai, nếu khi ký kết hợp đồng, các bên đã tiên liệu trước các sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra thì khi bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng đó cũng sẽ không được miễn trừ trách nhiệm dân sự. Bởi nếu đã biết trước sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra mà vẫn giao kết hợp đồng nghĩa là các bên đã có biện pháp bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện hoặc là bên có nghĩa vụ chấp nhận rủi ro. Thứ ba, cần phải có quy định cụ thể về việc bên vi phạm có nghĩa vụ phải thông báo cho bên bị vi phạm hợp đồng biết về sự kiện bất khả kháng. Việc thông báo về sự kiện bất khả kháng cho bên bị vi phạm cũng đã là một trong những căn cứ để chứng minh bên vi phạm thực sự gặp phải sự kiện bất khả kháng đó. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, trường Đại học Luật Hà Nội; NXB Công an nhân dân 2009; 15 2. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, Lê Đình Nghị chủ biên, NXB Giáo dục; 3. Bộ Luật dân sự năm 2005; 4. Bộ Luật tố tụng dân sự ; 5. http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/81827-Su-kien-bat-khakhang 6. http://dddn.com.vn/phap-luat/thoa-thuan-dieu-khoan-bat-kha-khang20121122030736135.htm 7. “Bình luận Báo cáo rà soát Bộ luật Dân sự năm 2005” - Luật sư Trương Thanh Đức, Tham luận Hội thảo Báo cáo Rà soát Bộ luật Dân sự, VCCI, 14-9-2011. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan