Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm 2 môn luật hình sự module 2 (7 điểm)...

Tài liệu Bài tập nhóm 2 môn luật hình sự module 2 (7 điểm)

.DOC
13
78
132

Mô tả:

MỤC LỤC ĐỀ BÀI 1. Hãy định tội danh cho A, B và C? 2. Nếu chị H biết A làm giả ma túy để bán thì chị H có phải chịu Trang 1 2 5 trách nhiệm hình sự không? 3. B và C có được coi là đồng phạm không? Vì sao? 4. Hãy xác định giai đoạn thực hiện tội phạm cho từng trường hợp 7 10 phạm tội trong vụ án trên TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 ĐỀ BÀI Để kiếm tiền tiêu xài nên Nguyễn Văn A đã dùng bột mỳ ép thành bánh hêrôin có trọng lượng 350 gam rồi đem bán cho B với giá 200 triệu đồng và nói đó là hêrôin của người bạn nhờ bán hộ. Ngày hôm sau, B mang bánh hêrôin đó đi bán thì phát hiện đó là ma tuý giả nên đã gọi cho bạn là C đến, kể lại toàn bộ sự việc và rủ C đến nhà A để đòi lại tiền. Khi đến nhà A, chỉ có chị H là bạn gái của A đang ngồi chơi trong nhà nên cả hai xông vào đánh chị H và lấy đi 01 chiếc xe máy là tài sản của chị H (Chiếc xe có giá trị 15 triệu đồng). B và C ra đến cửa thì bị lực lượng công an bắt giữ. Hỏi: 1. Hãy định tội danh cho A, B và C? (3 điểm) 2. Nếu chị H biết A làm giả ma túy để bán thì chị H có phải chịu trách nhiệm hình sự không? (1 điểm) 3. B và C có được coi là đồng phạm không? Vì sao? (1 điểm) 4. Hãy xác định giai đoạn thực hiện tội phạm cho từng trường hợp phạm tội trong vụ án trên. (2 điểm) 1. Hãy định tội danh cho A, B và C? 1 +) A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Xét về cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Khách thể của tội phạm: Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản. Ở đây A lừa đảo để chiếm đoạt số tiền 200 triệu thuộc quyền sở hữu của B Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Giữa hai hành vi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối. Hành vi gian dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng với sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Hành vi gian dối là dấu hiệu đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nó là dấu hiệu cho phép chung ta phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội chiếm đoạt khác. Hành vi gian dối của A là: “dùng bột mỳ ép thành bánh hêrôin có trọng lượng 350 gam rồi đem bán cho B với giá 200 triệu đồng và nói đó là hêrôin của người bạn nhờ bán hộ”. Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Do tài sản bị chiếm đoạt là 200 triệu đồng đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận 200 triệu đồng của Nguyễn Văn A từ người bị lừa dối là B. Điều kiện truy cứu TNHS của tội phạm này là: - Giá trị tài sản mà người có hành vi chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên. 2 - Trường hợp dưới 2 triệu đồng thì phải thỏa mãn một trong các yếu tố sau: gây hậu quả nghiêm trọng ; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. A lừa đảo chiếm đoạt tài sản của B với giá trị 200 triệu đồng nên thỏa mãn điều kiện truy cứu TNHS. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Trong tình huống này, A biết mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi đó có kết quả để có tiền tiêu xài. +) B phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 và tội cướp tài sản theo Điều 133. Về tội mua bán trái phép chất ma túy của B : Xét về cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi mua bán chất ma túy có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dưới hình thức hành vi mua bán theo nghĩa thông thường, hành vi xin, cất giữ, vận chuyển để bán hoặc hành vi trao đổi, thanh toán bằng chất ma túy.... Ở đây, B mua chất ma túy của A nhằm bán trái phép cho người khác. Mặc dù đây là ma túy giả, nhưng ý thức chủ quan của B vẫn coi đó là ma túy thật, chỉ đến khi mang đi bán B mới phát hiện là ma túy giả, nên hành vi của B vẫn đủ điều kiện trong mặt khách quan của tội này. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức được hành vi mua bán chất ma túy của mình là trái phép nhưng vẫn thực hiện. 3 Ngoài ra, tại tiều mục 1.4 mục 1 Phần I của thông tư liên tịch số 17/2007 hướng dẫn áp dụng một số qui định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 qui định: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”. Từ lý luận về cấu thành tội phạm và thông tư liên tịch hướng dẫn, có thể khẳng định B phạm tội mua bán chất ma túy theo Điều 194 BLHS. +) B, C phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS. Xét về cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản: Khách thể của tội phạm: Tội phạm cướp tài sản xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản, ngoài ra còn xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm vào tính mạng, sức khỏe của công dân. Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi sau: Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản; Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản; Hành vi khác làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Ở đây, B và C đã dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là B, C đã đánh chị H và lấy đi một chiếc xe máy của chị H (trị giá 15 triệu đồng). Mặc dù có thể ban đầu có thể B, C chỉ định đến đòi nợ mà không định cướp tài sản của chị H 4 nhưng sau đó B, C đã dùng vũ lực và lấy đi tài sản của chị H nên vẫn thỏa mãn mặt khách quan của tội này. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội thì B, C nhận biết hành vi đánh chị H là xâm phạm thân thể của chị H và việc chiếm đoạt tài sản của chị H là xâm phạm quyền sở hữu của chị H nhưng vẫn thực hiện. Mục đích là chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội cướp tài sản. Ở đây, có thể B, C với mục đích ban đầu là đòi lại tiền của A, nhưng khi đến nhà A lại thực hiện các hành vi trên tức là A đã thể hiện mục đích chiếm đoạt tài sản của chị H. 2. Nếu chị H biết A làm giả ma túy để bán thì chị H có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Như đã phân tích ở trên, A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 139 BLHS, cụ thể: Điều 139 BLHS,Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;” Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 BLHS thì tội của A là tội rất nghiêm trọng vì vậy khi một người biết rõ về hành vi phạm tội của A mà không khai báo hay tố giác hành vi phạm pháp của A thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không chúng ta phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau mới có thể làm rõ được vấn đề. Áp dụng vào tình huống này ta thấy, do đề bài cho H là người yêu của A, H biết A làm giả ma túy để bán mà không tố giác hành vi phạm tội của A thì có thể khẳng định H phạm tội theo Điều 314 BLHS: 5 “Điều 314. Tội không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.” Thật vậy, H là người yêu của A nên H không thuộc các đối tượng tại khoản 2 Điều 314 và do không nhắc tới H có hành động can ngăn A hay không nên ta mặc nhiên coi H không có những hành động như mô tả tại khoản 3. Do đó, hành vi phạm tội của H thỏa mãn mô tả tại khoản 1 Điều 314 BLHS. Tuy nhiên, để xác định H có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì chúng ta phải căn cứ theo độ tuổi của H khi thực hiện hành vi phạm tội. Nếu H dưới 14 tuổi, theo BLHS, H sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu H từ đủ 14 tuổi trở lên, sẽ xuất hiện 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Độ tuổi của H là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. - Trường hợp 2: Độ tuổi của H là từ đủ 16 tuổi. Căn cứ Điều 12 BLHS về tuổi chịu TNHS quy định: “1. Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” 6 +) Trường hợp 1: Nếu H dưới 14 tuổi thì H sẽ không phải chịu trách nhiệm về bất cứ tội phạm nào, tuổi của H thuộc từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì H không phải chịu TNHS về tội không tố giác tội phạm theo Điều 314 vì: Mức cao nhất của khung hình phạt mà H phải chịu là ba năm tù. Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì loại tội phạm H thực hiện là loại tội ít nghiêm trọng. căn cứ theo khoản 2 Điều 12 thì H không phải chịu TNHS. +) Trường hợp 2: H đã đủ 16 tuổi thì chị H phải chịu TNHS về hành vi của mình vì nếu H đã đủ 16 tuổi thì H phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Do đó, H phải chịu TNHS về tội không tố giác tội phạm theo Điều 314 BLHS. Kết luận, nếu H đã đủ 16 tuổi thì H phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình. Còn nếu H chưa đủ 16 tuổi thì H không phải chịu TNHS về tội không tố giác tội phạm tại Điều 314 BLHS. 3. B và C có được coi là đồng phạm không? Vì sao? Trước hết cần khẳng định: B và C là đồng phạm tội cướp tài sản. Theo khoản 1 Điều 20 BLHS quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Những dấu hiệu thể hiện C và B là “đồng phạm” là: Thứ nhất, căn cứ vào những dấu hiệu về mặt khách quan: - Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. B và C thỏa mãn điều kiện hai người. Hơn nữa đề bài không đề cập tới độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự của B và C nên có thể mặc nhiên hiểu 7 rằng B và C có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. - Những người này phải cùng thực hiện tội phạm: có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau: * Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người thực hành; * Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người tổ chức; * Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (xúi giục người khác thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người xúi giục; * Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (giúp sức người khác thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người giúp sức. Ở đây, B kể lại toàn bộ sự việc và rủ C đến nhà A để đòi lại tiền. Khi đến nhà A, chỉ có chị H là bạn gái của A đang ngồi chơi trong nhà nên cả hai xông vào đánh chị H và lấy đi 01 chiếc xe máy là tài sản của chị H. Theo chứng minh ở câu 1, B và C đều phạm tội cướp tài sản nên B, C đều là người thực hành. Như vậy, B và C cùng thực hiện tội phạm. Thứ hai, căn cứ vào những dấu hiệu về mặt chủ quan: 8 Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý (bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp). Như đã phân tích ở câu 1 thì lỗi của A và B khi thực hiện tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai mặt lí trí và ý trí.  Về lí trí. Mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Cụ thể là trong tình huống trên đây thì B và C đã có sự bàn bạc, tính toán với nhau, điều đó thể hiện rõ trong việc B rủ C đến nhà A để đòi lại tiền, cả hai xông vào đánh chị H và lấy đi 01 chiếc xe máy là tài sản của chị H.… Như vậy cho thấy cả B và C đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết hành vi của người cùng thực hiện với mình là nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi của họ.  Về ý chí. Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. 9 Áp dụng vào tình huống trên ta thấy, B và C cùng có hoạt động chung và cùng có mong muốn hành vi của mình đạt được kết quả nhằm lấy được tiền, cướp được tài sản. Như vậy, A và B là đồng phạm. 4. Xác định giai đoạn thực hiêṇ tô ̣i phạm cho tưng trương hợp phạm tô ̣i trong vu án trên. Trong vụ án trên, ta có thể thấy, trong từng trường hợp phạm tô ̣i đều đã hoàn thành tô ̣i phạm. Tô ̣i phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tô ̣i đã thoả mãn hết các dấu hiê ̣u được mô tả trong CTTP. Trong trường hợp của Nguyễn Văn A, A đã phạm tô ̣i lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tô ̣i lừa đảo chiếm đoạt là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác băng thủ đoạn gian dối. Trong tình huống, A đã lừa dối B bằng cách đưa hêrôin bằng bô ̣t mỳ nhằm làm cho B tưởng là hêrôin thâ ̣t để có thể bán cho B. Và B đã tưởng thâ ̣t nên đã giao nhầm tài sản, cụ thể là 200 triê ̣u đồng cho A. Lúc A nhâ ̣n được 200 triê ̣u đồng cũng là lúc A đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt (200 triê ̣u đồng) và B đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Đây cũng là thời điểm tô ̣i lừa đảo coi là hoàn thành, khi A chiếm đoạt được 200 triê ̣u đồng. Đối với B và C, 2 người này đã phạm tô ̣i cướp tài sản. Tô ̣i cướp tài sản là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức kh́c hoă ̣c có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhăm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, B và C đã có hành vi dùng vũ lực, tức là dùng sức mạnh vâ ̣t chất nhằm đè bẹp hoă ̣c làm tê liê ̣t sự chống cự của chị H và lấy đi xe máy. Tại thời điểm này, B và C đã hoàn thành hành vi chiếm đoạt của mình, làm 10 chủ được tài sản bị chiếm đoạt (chiếc xe máy). Đây cũng là lúc, tô ̣i cướp tài sản hoàn thành. Ngoài ra, tên B còn phạm vào tô ̣i mua bán trái phép chất ma tuý. Tô ̣i mua bán trái phép ma tuý là mô ̣t tô ̣i phạm có cấu thành hình thức. Tô ̣i phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tô ̣i thực hiê ̣n hành vi mua bán trái phép ma tuý. Trong tình huống, cho dù B đã mua phải ma tuý giả, tuy nhiên, ở ý thức chủ quan của B, B mong muốn mua ma tuý. B thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt vô hiệu Bổ sung: Xác định giai đoạn phạm tội của H 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập I và tập II), Nxb. CAND, Hà Nội, 2009; 2. Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (phần các tội phạm), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2007. 3. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000; 4. Nguyễn Ngọc Hoà, Mô hình luật hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009; 5. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận chuyên sâu), Tập 1 - 10, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 6. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan