Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập lớn (tình huống) môn luật đất đai....

Tài liệu Bài tập lớn (tình huống) môn luật đất đai.

.DOC
9
58
85

Mô tả:

Danh mục chữ viết tắt BLDS TAND UBND Bộ luật dân sự Tòa án nhân dân Ủy ban nhân dân Đề bài 1 Bài tập số 10 Năm 1959, ông Hà cho gia đình chị gái, anh rể là bà Thảo và ông Vũ mượn 5 sào ruộng để canh tác tại xã Trung Tiến huyện Yên Hưng. Năm 1968, bà Thảo chết. Năm 1979, ông Vũ lấy bà Hòa, đến năm 1981 thì sinh được anh Ngọc. Năm 2000 ông Vũ chết. Sau khi ông Vũ chết, bà Hòa và anh Ngọc tiếp tục canh tác trên toàn bộ diện tích đó. Trong suốt thời gian từ năm 1959 đến năm 2007 không xảy ra bất kì tranh chấp nào liên quan đến thửa đất này. Nhưng đến 7/2007, do đã có nhiều con cháu nên ông Hà đến yêu cầu mẹ con bà Hòa, anh Ngọc trả lại diện tích đất mà ông đã cho bà Thảo và ông Vũ mượn canh tác từ năm 1959. Hiện nay, diện tích đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên mẹ con bà Hòa cho rằng đây là tài sản mà ông Vũ để lại thừa kế, mẹ con bà không biết việc ông Vũ mợn đất của ông Hà, nên không có nghĩa vụ phải trả lại đất cho ông Hà. Không thỏa thuận được, ông Hà làm đơn khởi kiện đòi lại đất. Hỏi: Cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết và hướng giải quyết như thế nào? Bài làm 2 A – Mở đầu Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội tồn tại phổ biến. Nó là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai để lại các hệ lụy xấu phá vỡ sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, là nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và là điều kiện để các thế lực thù địch tuyên truyền kích động, xuyên tạc, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam v.v... Để ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị và duy trì khối đại đoàn kết toàn dân, vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề bài số 10 để hoàn thành bài tập lớn học kì, cũng như mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về vấn đề tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. B – Nội dung I. Lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai 1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai Theo Luật Đất đai năm 2003: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” (khoản 26 Điều 4). Tranh chấp đất đai có một số đặc trưng cơ bản sau: - Tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Tranh chấp đất đai không phải là tranh chấp về quyền sở hữu đất đai mà chỉ là các tranh chấp về quyền chiếm hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng đất giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ với các bên liên quan trong quan hệ đất đai; - Đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là đất đai (vật) mà là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (quyền và nghĩa vụ sử dụng vật); 3 - Tranh chấp đất đai có nội hàm rất đa dạng và phức tạp. Nó phong phú về thể loại và đa dạng về chủ thể tranh chấp; - Tranh chấp đất đai dễ gây ra sự mất ổn định về chính trị và làm đảo lộn trật tự các quan hệ xã hội đã được xác lập; - Tranh chấp đất đai lôi kéo rất đông người tham gia. 1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai Việc giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm phạm đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra. 2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Theo Điều 136 Luật Đất đai 2003 tranh chấp đất đai sau khi đã được hòa giải tại UBND cấp xã, nếu một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: Đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50, Luật Đất đai 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 thì do UBND các cấp giải quyết (khoản 1, 2 Điều 136 Luật Đất đai 2003). II. Giải quyết vấn đề tình huống 1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND huyện Yên Hưng Tranh chấp đất đai thực chất là những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa những người sử dụng đất với nhau do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà họ cho rằng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân là phải giải quyết các mâu thuẫn đó một cách có lý, có tình và đúng pháp luật để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp và truy cứu trách nhiệm đối với người vi phạm. 4 Khi có tranh chấp đất đai xảy ra trong nội bộ nhân dân, cộng đồng dân cư, nhà nước khuyến khích việc hoà giải tranh chấp với sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để bình ổn các quan hệ đất đai. Theo Luật Đất đai 2003, việc hoà giải trong giải quyết tranh chấp về đất đai là bắt buộc như là một thủ tục tiền tố tụng trước khi được cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính nhà nước giải quyết theo thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là, các bên đương sự nếu chưa hoà giải tại cơ sở, chưa thực hiện đúng các quy định tại Điều 135 Luật đất đai 2003 thì các cơ quan nhà nước sẽ không giải quyết. Họ phải được hoà giải công khai tại trụ sở UBND cấp xã, có biên bản hoà giải ghi nhận ý kiến của các bên trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp này, ông Hà và mẹ con bà Hòa không thỏa thuận cũng như tự hòa giải được thì Chủ tịch UBND xã Trung Tiến không ban hành quyết định giải quyết tranh chấp nhưng có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức hòa giải, hướng dẫn, thuyết phục, để các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên tranh chấp. Tuy nhiên, vấn đề hòa giải ở cơ sở chỉ là vấn đề thủ tục trong trường hợp này, tính khả thi ban đầu là không hề có, bởi lẽ đây là tranh chấp đất đai chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thêm nữa, việc bà Thảo và ông Vũ mượn 5 sào ruộng của ông Hà để canh tác chỉ có ba người này biết, mẹ con bà Hòa không hề biết chuyện mà chỉ nghĩ đây là tài sản mà ông Vũ để lại thừa kế. Khi Chủ tịch UBND xã Trung Tiến hòa giải không thành, do trong trường hợp này các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 thì hướng dẫn đương sự gửi đơn đến UBND huyện Yên Hưng giải quyết theo khoản 2 Điều 136 Luật đất đai 2003 và cụ thể tại khoản 1 Điều 160 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ: “Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì các bên tranh chấp 5 gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết. Cơ quan hành chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau: 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. …” Do đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Hà và mẹ con bà Hòa thuộc về Chủ tịch UBND huyện Yên Hưng. 2. Hướng giải quyết Khi nhận được đơn khởi kiện của ông Hà, Chủ tịch UBND sẽ giải quyết trường hợp này thông qua các căn cứ quy định tại Điều 161 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ do đây là tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Cụ thể, trong trường hợp này, Chủ tịch UBND sẽ tiếp nhận chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra cũng như ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai xã Trung Tiến. Theo đó, diện tích đất này được gia đình ông Vũ sữ dụng từ năm 1959 và trong suốt thời gian từ năm 1959 đến năm 2007 không xảy ra bất kì tranh chấp nào liên quan đến thửa đất này. Trước thời điểm năm 1959, thửa đất này do ông Hà canh tác và sử dụng sau đó thì cho bà Thảo và ông Vũ mượn để canh tác, diện tích đất này được ông Vũ sử dụng đến năm 2000 và trong thời gian này cũng không có bất kì tranh chấp nào liên quan đến diện tích đất này, từ đó có thể thấy ông Vũ đã sử dụng ổn định hơn 40 năm. Khoản 1 Điều 247 BLDS có quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Tuy nhiên, do mảnh đất này là do ông Vũ và bà Thảo mượn của ông Hà, đề bài không nói rõ là ông Hà cho ông Vũ và bà Thảo mượn đất có giấy tờ hay chỉ là mượn bằng lời nói với nhau. 6 Nhưng về bản chất ông Vũ là người mượn đất thì tất yếu phải trả cho ông Hà, việc chiếm hữu đối với mảnh đất này của ông Vũ là không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Để giải quyết tình huống này, trước hết, nếu ông Hà có chứng cứ chứng minh được là quyền sử dụng diện tích đất đó là thuộc về mình và cũng có các giấy tờ về việc ông cho bà Thảo và ông Vũ mượn mảnh đất đó để canh tác; cũng như có sự làm chứng của hàng xóm chứng mình rằng mảnh đất trước năm 1959 là thuộc quyền sử dụng của mình thì ông Hà hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý để yêu cầu mẹ con bà Hòa trả lại đất. Như vậy, Chủ tịch UBND phải bảo vệ quyền sở hữu tài sản này của ông Hà, yêu cầu mẹ con bà Hòa trả lại đất cho ông Hà bởi vì việc chiếm hữu diện tích đất này của ông Vũ trước đó là không có căn cứ pháp luật không ngay tình mặc dù ông Vũ đã sử dụng liên tục, công khai hơn 40 năm mà không có bất kì tranh chấp nào. Trường hợp nếu ông Hà không thể chứng minh được rằng quyền sử dụng diện tích đất đó là của mình và các giấy tờ liên quan đến mảnh đất, cũng như không có giấy tờ về việc mượn đất. Trong khi đó, ông Vũ và bà Thảo đều đã chết, việc xác định đây là đất của ông Hà cho mượn là rất khó khăn. Chính vì vậy, Chủ tịch UBND có thể xem xét các điều kiện theo quy định của pháp luật để chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về mẹ con bà Hòa, bởi lẽ mảnh đất này đã được ông Vũ sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Đây coi như là tài sản mà ông Vũ để lại thừa kế. Tuy nhiên, do tình huống đề bài là chưa cụ thể và rõ ràng, nên nếu trên thực tế phát sinh các tình tiết về nguồn gốc của diện tích đất cũng như các chứng cứ khác liên quan đến diện tích đất này thì Chủ tịch UBND sẽ căn cứ vào đó để giải quyết cho ổn thỏa. Sau đó, Chủ tịch UBND huyện Yên Hưng ra quyết định giải quyết tranh chấp, nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì có thể gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định tại khoản 1 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. C – Kết luận 7 Tranh chấp đất đai là một đề tài nóng, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Trong nhiều trường hợp, tuy đã giải quyết thỏa đáng và theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn xảy ra bất đồng trong quần chúng nhân dân thì cơ quan chức năng phải tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại với công dân để khi giải quyết đảm bảo chính xác, khách quan có tình, có lý và có tính thuyết phục cao. Danh mục tài liệu tham khảo 8 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, GIÁO TRÌNH LUẬT ĐẤT ĐAI, Nxb Công an nhân dân, năm 2012. 2. LUẬT ĐẤT ĐAI – ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2009 – 2010, Nxb Lao động, năm 2012. 3. BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – BỘ LUẬT DÂN SỰ SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14/06/2005 CỦA QUỐC HỘI, Nxb Hồng Đức, năm 2013. 4. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp: moj.gov.vn, NGHỊ ĐỊNH: Về thi hành Luật Đất đai Số: 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ. 5. Thư viện pháp luật online: thuvienphapluat.vn, THÔNG TƯ: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 181/2004/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI. 6. Lưu Quốc Thái - ThS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, BÀN VỀ KHÁI NIÊM “TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI” TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003, Tạp chí KHPL số 2(33)/2006. 7. Thạc sy, Luâ ̣t sư Phạm Thanh Bình - Công ty Luật Bảo Ngọc, Hai địa chỉ giải quyết tranh chấp đất đai, Báo diện tử vnexpress.net, Thứ bảy, 4/5/2013. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan