Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập lớn học kì luật người khuyết tật...

Tài liệu Bài tập lớn học kì luật người khuyết tật

.DOCX
13
28
125

Mô tả:

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU............................................................................................................1 B. NỘI DUNG........................................................................................................1 I. Khái quát chung về người khuyết tật (NKT):.............................................1 1. Định nghĩa:..................................................................................................1 2. Đặc điểm của NKT:......................................................................................1 II. Nguyên tắc tham vấn NKT, đối tác xã hội và tổ chức xã hội:.................2 1. Cơ sở của nguyên tắc...................................................................................2 2. Nội dung của nguyên tắc.............................................................................3 3. Ý nghĩa của nguyên tắc...............................................................................6 4. Sự cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội trong Pháp luật về Người khuyết tật...................................................7 III. THỰC TẾ ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THAM VẤN NKT, ĐỐI TÁC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI..........................................................................8 C. KẾT LUẬN......................................................................................................11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................12 0 A. MỞ ĐẦU Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật NKT Việt Nam 2010, Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Việc tạo ra môi trường bình đẳng để NKT hòa nhập với cộng đồng đòi hỏi nỗ lực của toàn xã hội. Và trước hết phải thực hiện thật tốt nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội liên quan. B. NỘI DUNG I. Khái quát chung về người khuyết tật (NKT): 1. Định nghĩa: Định nghĩa NKT được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, xã hội, pháp lý…xem xét dưới góc độ pháp lý là cách định nghĩa có ý nghĩa quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của NKT. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật NKT Việt Nam 2010, Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Theo định nghĩa trong "Luật NKT Mĩ năm 1990", NKT là người bị khiếm khuyết về cơ thể hoặc tinh thần, bị hạn chế cơ bản trong một hoặc nhiều mặt sinh hoạt. Một người được coi là NKT nếu đã có một khiếm khuyết nào đó từ trước. Những khiếm khuyết ấy có thể bao gồm khiếm khuyết về cơ thể, giác quan, nhận thức hoặc trí tuệ. Những người bị rối loạn tâm thần và mắc các loại bệnh kinh niên khác nhau cũng có thể được coi là NKT. Theo đó, việc bị hạn chế “cơ bản” trong các hoạt động sống được xem là tiêu chí xác định NKT. 2. Đặc điểm của NKT: 1 NKT gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là trong các hoạt động như học tập, lao động…và các nhu cầu cơ bản như đi lại, giao tiếp xã hội…Do những khiếm khuyết về mặt cơ thể, cộng thêm những mặc cảm, định kiến của xã hội, cuộc sống của NKT càng trở nên vất vả hơn, yếu thế hơn. Do đó, nhà nước bằng các công cụ của mình, phải tạo cho NKT những điều kiện, những phương tiện để họ có thể hòa nhập tốt hơn với cuộc sống. Sự ra đời của Luật NKT 2010 là một trong những bước khởi đầu, những viên gạch đầu tiên để mang lại niềm hi vọng cho NKT về cuộc sống dễ dàng hơn. II. Nguyên tắc tham vấn NKT, đối tác xã hội và tổ chức xã hội: Mục đích của hoạt động tham vấn:  Giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn.  Tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của chính  Giải quyết được vấn đề tâm lý đang tồn tại.  Nâng cao sự tự tin, biết cách đưa ra những quyết định lành mình. mạnh và thực hiện các quyết định.  Tăng cường khả năng ứng phó với hoàn cảnh có vấn đề trong hiện tại cũng như tương lai. Đối với NKT thì việc tham vấn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, hoạt động này giúp NKT có thế vượt qua được sự mặc cảm, dám đưa ra những ý kiến, nguyện vọng của mình, dám đóng góp vào các hoạt động ban hành pháp luật của Nhà nước. 1. Cơ sở của nguyên tắc Trong Công ước về quyền của người khuyết tật có quy định: " trong việc xây dựng và thực thi pháp luật và chính sách để thực hiện công ước này và quá trình ra quyết định về những vấn đề có liên quan tới người khuyết tật, các quốc gia 2 thành viên cần có sự tham vấn và tham gia chặt chẽ, tích cực của người khuyết tật, bao gồm cả trẻ em khuyết tật, hoặc thông qua các tổ chức đại diện của họ". ( Khoản 3 Điều 4) Các nhà lập pháp và hoạch định chính sách cần tham vấn rộng rãi công chúng khi tiến hành soạn thảo hay chỉnh sửa luật với mục tiêu tăng cường việc làm cho người khuyết tật cũng như khi soạn thảo các chính sách để thực hiện các luật liên quan đến quyền của người khuyết tật. Khi tổ chức lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của công chúng, các nhà lập pháp và hoạch định chính sách sẽ quy tụ được những đóng góp chuyên môn của cộng đồng và điều này giúp đảm bảo hiệu quả thành công cho việc thực hiện bất kỳ luật hay chính sách nào. 2. Nội dung của nguyên tắc. Nội dung của nguyên tắc này được hiểu là khi ban hành, xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách về người khuyết tật, các nhà lập pháp, các nhà xây dựng chính sách cần tham vấn mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật, các tổ chức đại diện của người khuyết tật, các tổ chức xã hội liên quan. Các tổ chức, cá nhân trên cơ sở hoàn cảnh và sự hiểu biết của mình sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau, cách tiếp cận khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề trên cơ sở hài hòa lợi ích của người khuyết tật với lợi ích chung của cả cộng đồng, xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị cụ thể. * Tham vấn tổ chức của người khuyết tật Trước hết, cần tham vấn các tổ chức của người khuyết tật hoặc vì người khuyết tật. Những tổ chức này phải đại diện cho cộng đồng người khuyết tật. Họ cũng cần được khuyến khích để xem xét cả những vấn đề về phụ nữ, những nhóm yếu thế khác và những nhóm người khuyết tật ít được đại diện khác. Cần luôn luôn có quan điểm rằng người khuyết tật hoàn toàn có khả năng đại diện cho chính họ 3 và không cần những người không khuyết tật khác đại diện cho quyền lợi của họ. Tuy vậy, cũng có những người khuyết tật không thể tự đại diện được cho mình vì họ còn quá ít tuổi, hoặc có vấn đề nặng về trí tuệ. Trong trường hợp đó, những thành viên trong gia đình hoặc tổ chức luật sư có thể đại diện cho họ, nhưng ngay cả trong những trường hợp đó, cũng phải nỗ lực lắng nghe ý kiến của người khuyết tật khi họ có ý kiến muốn bày tỏ. Cộng đồng người khuyết tật bao gồm nhiều loại người khác nhau. Tổ chức của họ cũng đa dạng đại diện cho quyền lợi của những nhóm người mang các loại tật khác nhau. Trong trường hợp đó, cần tổ chức tham vấn với tất cả những tổ chức có quy mô lớn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc tham vấn này nên tranh thủ sự hỗ trợ của một tổ chức như ủy ban quốc gia về người khuyết tật hay một mạng lưới các tổ chức quốc gia về người khuyết tật. * Tham vấn người lao động và công đoàn. Cũng giống như với các tổ chức của chủ sử dụng lao động, việc tham vấn phải được tiến hành với cả các tổ chức công đoàn ở cấp trung ương cũng như công đoàn thuộc các ngành nghề khác nhau. Các nhà lập pháp và hoạch định chính sách cần lưu tâm về mức độ ủng hộ của công đoàn trong vấn đề việc làm cho người khuyết tật. Một số công đoàn có thể có quan niệm rằng thành viên của họ chỉ gồm những người không khuyết tật vì thế có thể sẽ cảm thấy bị “đe dọa” nếu những nỗ lực tạo việc làm được dành nhiều cho người khuyết tật. Trong khi đó, có một số công đoàn lại đã thực sự vào cuộc ủng hộ việc làm cho người khuyết tật và hoàn toàn có đủ năng lực cung cấp kinh nghiệm giải quyết các trường hợp liên quan cũng như việc thực hiện chính sách một cách có hiệu quả. * Tham vấn chủ sử dụng lao động Phần lớn những nghĩa vụ, trách nhiệm nêu trong các văn bản pháp luật và chính sách nhằm khuyến khích tạo việc làm cho người khuyết tật được đặt lên 4 vai của chủ sử dụng lao động. Vì vậy việc tìm hiểu và lấy ý kiến của họ, hoặc nếu có thể tranh thủ sự tham gia hợp tác của họ trước khi phê duyệt hoặc sửa đổi chính sách và luật pháp là hết sức quan trọng. Ở nhiều nước có thành lập những tổ chức trung ương đại diện cho nhiều chủ sử dụng lao động. Việc tham vấn với tổ chức của chủ sử dụng lao động không nhất thiết chỉ bó gọn trong khuôn khổ một tổ chức như vậy. Tham vấn có thể được mở rộng với các tổ chức đại diện cho những chủ sử dụng lao động chuyên ngành trong những lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, hoặc những ngành khác, với chủ sử dụng lao động trên quy mô lớn, hoặc quy mô nhỏ. Lý do là mỗi lĩnh vực, ngành khác nhau có khả năng khác nhau trong cung cấp cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Để tham vấn với tổ chức của người khuyết tật, một bài viết nêu rõ mục đích công việc, kêu gọi ý kiến đóng góp sẽ có thể có tác dụng giúp nhiều người nhận được thông tin và phản hồi dựa trên những thông tin đó. * Tham vấn các nhà cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật Quá trình tham vấn cần được tiến hành với cả các cơ quan cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho người khuyết tật, như các cơ quan đào tạo, phục hồi chức năng và cung cấp dịch vụ tại công sở. Khi tham vấn, các nhà hoạch định chính sách và luật pháp cần xem xét và áp dụng những kinh nghiệm của những cơ quan đó để thúc đẩy một môi trường sử dụng lao động cởi mở hơn. Một thực tế không thể bỏ qua là một số nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt sẽ nhìn nhận rằng việc người khuyết tật được tham gia thị trường việc làm cởi mở hơn đồng nghĩa với nhu cầu về dịch vụ của họ sẽ giảm xuống và điều này dẫn đến họ phải thích ứng và có những điều chỉnh. Một số nhà cung cấp dịch vụ khác lại có thể thực sự đã có những ủng hộ tích cực trong lĩnh vực việc làm cho người khuyết tật trong một thị trường lao động cởi mở, ví dụ, thông qua chính sách tạo việc làm hoặc chính sách hỗ trong thời gian tuyển dụng. Những nhà cung cấp dịch vụ này có thể trỏ thành nơi cung cấp tư vấn có giá 5 trị về tính phù hợp và hiệu quả của chính sách, cũng như bản thân họ có thể làm mô hình tốt cho các cơ sở khác học tập. 3. Ý nghĩa của nguyên tắc. Tham vấn ý kiến người khuyết tật tạo điều kiện cho "người trong cuộc" tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, đó là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng luật. Hoạt động tham vấn là hoạt động xây dựng chính sách pháp luật hai chiều. Hoạt động này hướng đến đối tượng mà pháp luật sẽ trực tiếp điều chỉnh, tức người khuyết tật khi ban hành Luật NKT 2010. Qua đó, giúp cho chính sách pháp luật khi được ban hành sát với cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Khi phê chuẩn hay sửa đổi một chính sách hay văn bản pháp luật về người khuyết tật, các nhà xây dựng luật pháp và chính sách cần tham vấn rộng rãi mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức đại diện cho họ, các tổ chức công đoàn và chủ sử dụng lao động, tất cả họ đều có những kinh nghiệm quý báu về những vấn đề thường gặp và những biện pháp thuộc về chính sách để giải quyết các vấn đề đó. Ngoài ra, các chuyên gia tư vấn độc lập cũng có thể đóng vai trò nhất định, giống như vai trò của các cơ sở đã trực tiếp tham gia quản lý các chính sách định mức hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách không phân biệt đối xử với người khuyết tật. Bằng cách đó, mọi vấn đề có thể được phát hiện và kịp thời giải quyết. Để đưa được tổ chức của người khuyết tật tham gia và góp ý chính sách đòi hỏi các biện pháp thông tin tuyên truyền đa dạng giúp cho kinh nghiệm và kiến thức của những người này được ghi nhận khi tiến hành soạn thảo hoặc sửa đổi luật pháp hoặc các chính sách có liên quan. Các cơ quan chức năng của nhà nước cần 6 nỗ lực áp dụng những kinh nghiệm và hiểu biết của các thành phần xã hội khác nhau vào công tác xây dựng chính sách và pháp luật phù hợp Việc tham vấn, dù được tổ chức dưới hình thức chính quy hay không chính quy, đều là một cơ hội có một không hai cho mọi thành phần có những lợi ích khác nhau và bị ảnh hưởng theo những cách khác nhau được gặp gỡ trao đổi quan điểm về các chính sách và pháp luật liên quan đến người khuyết tật. Quá trình tham vấn như vậy với sự tham gia của đại diện của chính phủ, của tổ chức của chủ sử dụng lao động, của tổ chức người khuyết tật cũng như các tổ chức có quan tâm khác, sẽ là một bước tiến dàiđảm bảo việc luật pháp được ban hành sẽ phản ảnh đúng mức quyền lợi của của các bên. Thực tế đã chứng minh tác dụng tốt của việc tổ chức hội thảo để chỉnh sửa lần cuối dự thảo luật với sự tham gia đông đảo của các thành phần liên quan. Các nhà xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách cần nỗ lực cao nhất để tranh thủ được ý kiến đóng góp không chỉ với các đối tác xã hội mà còn của cả các tổ chức khác nữa. 4. Sự cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội trong Pháp luật về Người khuyết tật. Trong vấn đề lập pháp, ở nước ta việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Điều 4 của luật quy định về tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để 7 các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo." Do đó khi ban hành các văn bản pháp luật về người khuyết tật, hoặc có nội dung liên quan đến người khuyết tật thì việc tham vấn ý kiến NKT là một điều quan trọng và không thể bỏ qua. Mặt khác trong Luật người khuyết tật 2010 cũng có quy định cụ thể tại Điều 9 " Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lâ ̣p và hoạt đô ̣ng theo quy định của pháp luâ ̣t để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật. Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt đô ̣ng theo quy định của pháp luâ ̣t để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật.". Bên cạnh đó, Luật dạy nghề 2006 cũng có những quy định cụ thể trong việc hỗ trợ chính sách đối với người khuyết tật. Chính sách này cũng đã được đưa ra và tham vấn người khuyết tật " Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp". 8 III. THỰC TẾ ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THAM VẤN NKT, ĐỐI TÁC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI. Hội thảo tham vấn Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015. Ngày 15/9/2011, tại Khách sạn Green Plaza đã diễn ra Hội thảo tham vấn Kế hoạch trợ giúp NKT trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015. Tham dự hội thảo còn có đại diên lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường, các tổ chức quốc tế và PCPNN có hoạt động trong lĩnh vực người khuyết tật như UNICEF, USAID, COV, EMWF, VNAH… Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe dự thảo Kế hoạch thực hiện chương trình hành động trợ giúp NKT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 do đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trình bày, trong đó đã nêu rõ tình hình NKT và kết quả công tác hỗ trợ, giúp đỡ NKT giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn thành phố cũng như các mục tiêu, nội dung hoạt động và giải pháp thực hiện Chương trình trợ giúp NKT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015. Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu tham dự đã chia làm 5 nhóm thảo luận về các vấn đề gồm: Xây dựng phần mềm quản lý, bảo trợ xã hội, dạy nghề, việc làm cho NKT; Tiếp cận giáo dục; Tiếp cận y tế; Xây dựng giao thông vận tải; Văn hóa thể thao- du lịch và công nghệ thông tin truyền thông. Qua đó, các nhóm đã cùng nhau trình bày các kết quả thảo luận, và đề xuấ các kiến nghị nhằm hoàn chỉnh kế hoạch trợ giúp NKT trên địa bàn thành phố. Hội vì sự phát triển của người khuyết tật Quảng Bình (AEPD) 9 AEPD đã tổ chức buổi tham vấn ý kiến của NKT về chương trình phát triển toàn cầu sau 2015 với sự có mặt của đại diện những NKT tỉnh Quảng Bình và tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại diện NKT ở các độ tuổi khác nhau, đồng đều về giới và đến từ các vùng miền và dân tộc khác nhau trong tỉnh. Thông qua các hoạt động nhằm lấy các ý kiến của NKT, các đại biểu đã đánh giá kết quả việc thực hiện 8 mục tiêu phát triển toàn cầu giai đoạn từ 2000 – 2013 ở từng địa phương nơi cư trú của NKT, trong đó các vấn đề về trợ cấp xã hội và việc làm được NKT ghi nhận là đã đạt được tuy vẫn chưa cao (chỉ có 40% NKT tham dự ghi nhận là đạt được), một số vấn đề về vốn làm ăn và giao thông tiếp cận ở một số vùng miền núi và nông thôn chưa đạt hoặc đạt rất thấp. NKT cũng đã thảo luận đưa ra các ý kiến, nguyện vọng của NKT tập trung vào các nhu cầu ưu tiên của NKT là việc làm và tiếp cận giao thông, tiếp cận thông tin và các dịch vụ y tế; đồng thời bày tỏ sự mong muốn các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến NKT nhằm nâng cao chất lượng đời sống kinh tế xã hội của người khuyết tật. Nhu cầu lớn nhất của NKT là việc làm và đào tạo nghề tại địa phương giúp NKT dễ dàng tiếp cận các chương trình học nghề tạo việc làm; 100% NKT có thẻ BHYT và được khám chữa bệnh miễn phí và đẩy mạnh hơn nữa chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật, bao gồm cả trợ cấp học phí cho trẻ khuyết tật. Được biết, hoạt động tham vấn này được LHQ chủ trì thực hiện rộng rãi ở các khu vực trên thế giới nhằm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân và qua đó, nhu cầu nguyện vọng của họ sẽ được phản ánh một cách đầy đủ vào báo cáo tham vấn cấp quốc gia và kết quả của báo cáo này sẽ được tổng hợp đưa vào báo cáo của Liên hợp quốc cấp toàn cầu, góp phần vào việc xây dựng khung chiến lược phát triển toàn cầu sau năm 2015. 10 Tham vấn đồng cảnh: Tham vấn đồng cảnh là một trong những hoạt động và là mô hình cần thiết, gắn liền với chương trình sống độc lập của người khuyết tật. Mô hình này được thực hiện thành công tại Mỹ, Nhật và đang được mở rộng sang các nước khác. Đây là phương pháp hỗ trợ về mặt tâm lý giữa những người khuyết tật để giúp nhau tìm lại sự tự tin, phát hiện những khả năng của bản thân để sống độc lập hơn, hòa nhập hơn. Những yếu tố cơ bản của tham vấn đồng cảnh như: thái độ chăm chú lắng nghe, bảo vệ bí mật, không phủ nhận, không phê phán, không được để bị cuốn vào vấn đề của khách hàng…Hàng loạt các hoạt động tham vấn đồng cảnh đã được tổ chức tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng… các hoạt động như thế giúp ích rất nhiều cho NKT trong việc đưa ra ý kiến, nguyện vọng của mình đồng thời tự tin hơn trong giao tiếp xã hội. Những NKT cần phải hiểu nhau trước khi đòi hỏi sự cảm thông của toàn xã hội. C. KẾT LUẬN Để thực sự có hiệu quả Luật NKT 2010, việc tham vấn về các chính sách và pháp luật về người khuyết tật cần thu hút được đông đảo các thành phần xã hội tham gia – gồm cả đại diện các tổ chức của chủ sử dụng lao động và người lao động – cũng như đại diện của người khuyết tật. Có như vậy thì NKT mới sớm có thể hòa nhập cộng đồng và tham gia vào việc xây dựng và phát triển đất nước. 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật người khuyết tật - Trường Đại học Luật Hà Nội. 2. Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam 2005. 3. Luật Dạy Nghề 2006. 4. Hướng tới bình đẳng việc làm cho người Khuyết tật - Tài liệu của ILO. 5. thongtinphapluatdansu.wordpress.com 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan