Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập học kỳ môn khoa học điều tra hình sự...

Tài liệu Bài tập học kỳ môn khoa học điều tra hình sự

.DOC
10
27
110

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì tình hình tội phạm diễn ra ngày càng nhiều, số lượng các vụ án về giết người, hiếp dâm, ma túy… và trong đó các tội phạm cướp giật chiếm một số lượng rất lớn và đang có xu hướng ngày càng ra tăng đặc biệt trong thời gian gần đây cơ quan công an đã phá được rất nhiều các vụ án, bắt được nhiều băng nhóm, tịch thu nhiều tang vật . Nó đã trở thành vấn đề “nóng” được người dân quan tâm. Để phá được các vụ án đó thì cơ quan điều tra phải tiến hành rất nhiều bước và qua nhiều giai đoạn. Nhằm đề cao vai trò và tìm hiểu vấn đề em quyết định chọn đề tài làm bài tập lớn học kì. “ Nêu một ví dụ về một vụ án với những tình huống mà khi tiến hành điều tra cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành các hoạt động điều tra sau ( cần lập luận về sự cần thiết phải tiến hành hoạt động điều tra đó): - Lấy lời khai người làm chứng hoặc người bị hại - Nhân dạng - Thực nghiệm điều tra ( 1, 2, 5 )” Do kiến thức còn nhiều hạn chế, không thể tránh khỏi nhữnh sai sót, mong thầy cô góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài tốt hơn. Em xin cảm ơn! NỘI DUNG CHÍNH 1. Khái quát tình tiết vụ án. Khoảng 18 giờ 30 ngày ngày 7 tháng 7 năm 2010, chị Nguyễn Thị Anh Hoa ( sinh năm 1987, trú tại Xã Chiềng Khoong, Huyện Sông Mã, Thành phố Sơn La) đang điều khiển xe máy trên đoạn đường Lê Hồng Phong ( Huyện Sông Mã ) thì bị hai thanh niên đi trên một xe máy bám theo giật túi sách và dây chuyền ở cổ đồng thời đẩy chị ngã và tẩu thoát. Chị Hoa hô cướp, người dân xung quanh chạy ra thì hung thủ đã chạy mất. Chị Hoa bị xô ngã và bị chày xước ở chân, sau khi được xơ cứu chị đã đến ngay công an huyện Sông Mã để trình báo. Tại trụ sở công an, cơ quan điều tra đã tiến hành lấy lời khai của chị Hoa. Chị Hoa đã tường thuật lại vụ việc như sau: khoảng 18 giờ 30 phút ngày hôm nay (7/7/2010) tôi đi thu nợ tại nhà bà Lê Thị Thúy về và đang đi trên đoạn đường Lê Hồng Phong thì bị giật mất đồ bao gồm có: một dây chuyền vàng và 45 triệu tiền mặt. Tổng thiệt hại là 51 triệu. Hung thủ có hai tên, đầu đội mũ lưỡi trai đen và tôi nhớ thoáng thoáng người ngồi sau và vì trời tối nên chị chỉ nhìn thấy số cuối của biển số xe là 008. Sauk hi nghe chị Hoa trình báo, cơ quan công an Huyện Sông Mã đã tiến hành lập hồ sơ và thụ lý vụ án. Trong thời gian này, trên địa bàn huyện Sông Mã thường xuyên xẩy ra những vụ cướp đồ đặc biệt là vào khoảng thời gian từ 18 giờ đến 23 giờ tối. Sau khi nhận được nhiều lời phản ánh từ những người dân, Lãnh đạo công an Huyện Sông Mã đã cử nhiều tổ TS bám sát các địa bàn trọng điểm, nhất là ở các tuyến đường vắng và các tụ điểm giải trí trên địa bàn để nắm tình hình. Sau khi đi trinh sát và lần theo dấu vết và sang lọc các đối tượng cơ quan công an đã bắt được hai đối tượng tình nghi và thu gữ chiếc xe máy mang biển kiểm soát 26 F4 1008. Nhận thấy có nhiều tình tiết trùng hợp, Cơ quan công an Huyện Sông Mã đã cho mời chị Nguyễn Thị Anh Hoa lên để hợp tác điều tra . Hai đối tượng bị bắt tình nghi là Nguyễn Cao Thắng sinh năm 1990 trú tại xã chiềng sơ Huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La và Vừ A Phóng sinh năm 1992 trú tại tổ 2 Thị trấn Sông Mã. Sáng ngày 17 tháng 9 chị Hoa đến trụ sở cơ quan công an huyện Sông Mã. Cơ quan điều tra đã đưa vào phòng nhận dạng, mỗi lượt 4 người vào trong đó có đối tượng nhận dạng chính và những đối tượng tượng tự giống nhau về bề ngoài và đều đội mũ và sau đó chị Hoa – Người bị hại được mời vào phòng nhận dạng và hỏi xem chị có nhận ra ai không. Sau nhiều lần xem chị đã chỉ ra một người, và lại cho đối tượng ra ăn mặc khác rồi vào, kết quả cho thấy cả hai lần chị nhìn trực tiếp chị đều nhận một người và sau đó cơ quan điều tra xác định người đó chính là Nguyễn Cao Tháng sinh năm 1992 là một trong hai đối tượng tình ghi. Đã thực hiện nhận dạng với nhiều người chị vẫn chỉ một người nên có thể thấy lời khai của chị là đúng. Sau khi lấy lời khai của chị Hoa, lời khai của người bị tạm giữ cơ quan công an nhận thấy cần phải tiến hành thực nghiệm điều tra để kiểm tra khả năng nhìn của chị Hoa. Cơ quan công an đã dựng lại hiện trường giống như khi vụ án sẩy ra đưa người vào đóng thế vai hai đối tượng cướp giật còn ba người cũng tầm tuổi như chị Hoa với thị lực 10 trên 10 cùng đóng bị giật túi và cùng bị đẩy ngã vào khoảng thời gian tương tự nhá nhem tối thì sau ba lần thu được kết quả là hai người nhìn thấy rõ ba số cuối còn một người nhìn thấy lờ mờ, sau nhiều lần đổi biểm số xe vẫn thu được kết quả vậy thì xác định lời khai của chị Hoa là có căn cứ. Cơ quan công an qua đó đã tiến hành biện pháp nghiệp vụ, tiếp tục thu thập chứng cứ và tiến hành hỏi cung … Thắng và phóng đã nhận tội và khi đó công an tiếp tục bắt khẩn cấp thêm ba đối tượng thuộc băng cướp nguy hiểm này để triệt phá băng cướp nguy hiểm. 2. Các hoạt động điều tra được triển khai trong vụ án Từ vụ án trên, phân tích vụ việc chúng ta có thể thấy rằng có các sự kiện sảy ra đó là có hành vi cướp giật diễn ra, có người bị hại trình báo, cơ quan công an đã bắt được các ghi phạm của vụ án … chính vì vậy để đạt được kết quả và phá được vụ án, cơ quan công an phải tiến hành rất nhiều các hoạt động điều tra và trong vụ án trên thì có các hoạt động điều tra rất quan trọng và không thể thiếu mà khi tiến hành điều tra cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành các hoạt động điều tra sau: 2.1. Lấy lời khai của người bị hại. Theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “ Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra” . Theo khoản 1 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “ Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến để làm chứng”. Như vậy, trong vụ án trên chị Nguyễn Thị Anh Hoa vừa là người làm chứng vùa là người bị hại vì trong vụ án này chị là người bị thiệt hại về thể chất ( bị chầy xước ở chân ), tinh thần và tái sản (trị giá 51 triệu) do tội phạm gây ra đồng thời chị cũng là người biết rõ nhất các tình tiết liên quan đến vụ án. Trong vụ án trên, khi chị Hoa đến trụ sở công an huyện Sông Mã để trình báo vụ cướp thì cơ quan điều tra đã thực hiện ngay hoạt động lấy lời khai của người bị hại. Đây là hoạt động rất cần thiết và cần phải được thực hiện ngay tại vì đây là tiền đề đầu tiên tiên để biết được có vụ án sẩy ra, người bị hại là người biết rõ tình tiết vụ án nên khi lấy lời khai của người bị hại cơ quan điều tra sẽ thu được những thông tin chính xác, đầy đủ khách quan về tình tiết của vụ án mà họ đã được biết. Đi vào vụ án cụ thể chúng ta có thể thấy chị Hoa đến trụ sở công an huyện để trình bày, thông qua lời khai của chị Hoa, cơ quan điều tra biết được các tình tiết cụ thể về vụ án đó là: biết được nơi sảy ra vụ án( trên đoạn đường Lê Hồng Phong), thời gian lúc sảy ra vụ án, đối tượng gây án là nam giới với đặc điểm của đối tượng là hai người, đi xe máy và đội mũ lưỡi trai, biển số xe, tài sản mà chị bị thiệt hại bao gồm những gì ( dây chuyền vàng và tiền) tổng giá trị là bao nhiêu(51 triệu). Đây đều là những thông tin rất quan trọng để có thể giải quyết được vụ án nên khi thực hiện lấy lời khai cơ quan công an đã lựa chọn cách thức để chị tường thuật lại sự việc đã diến ra ( vì chị là người đi trình báo, biết rất rõ về vụ án), cho nào chưa rõ thì đặt câu hỏi để chị làm rõ thêm, ví dụ chị có nhớ được biển số xe của hung thủ không? Nếu gặp lại hung thủ chị có thể nhận ra không?... để hiểu rõ về vụ án và khơi dậy cho người bị hại nhớ lại các tình tiết vụ án. Lấy lời khai người bị hại giữ một vai trò rất lớn trong quá giải quyết vụ án, từ những thông tin thu thập được các cơ quan điều tra trước hết sẽ lập biên bản ghi nhận những thông tin mà chị Hoa cung cấp vào hồ sơ vụ án và tiến hành thụ lý vụ án. Ngoài ra lấy lời khai người làm chứng có vai trò rất to lớn nữ đó là trong quá trình đó có thể có những tài liệu mới, những chi tiết quan trọng như trong vụ án người dân chỉ phản ánh sảy ra hiện tượng cướp giật trên đoạn đường Lê Hồng Phong còn chị Hoa đã cung cấp được biển số xe ( tuy không rõ ràng) nhưng cũng giúp cho thu hẹp phạm vi tìm ra đối tượng và khi bắt được đối tượng tình ghi thấy có điểm giống cơ quan điều tra đã triệu tập chị để phối hợp điều tra nhanh chóng tìm ra tội phạm. Vì vậy, lấy lời khai người làm chứng phải được tiến hành nhanh chóng, cẩn thận đúng trình tự thủ tục và cần phải chuyên môn, áp dụng các biện pháp hợpl ý để hoạt động lấy lời khai người bị hại thu được hiệu quả cao nhất. 2.2. Nhận dạng Nhận dạng là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tổ chức cho một người quan sát, so sánh, nhận lại đối tượng hiện tại với một đối tượng mà họ đã tri giác trước đây nhằm làm rõ sự đồng nhất, sự tương đồng hay sự khác biệt giữa đối tượng nhận dạng với đối tượng có liên quan đến vụ án . Nó được quy định cụ thể tại Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự. Nhận dạng nhằm mục đích cho người nhận dạng nhớ lại hoặc tri giác lại những đặc điểm của người mà trước kia họ đã từng tri giác, so sánh đối tượng hiện tại xem họ có những điểm tương đồng không hay là có sự khác biệt… thông qua việc nhận dạng cơ quan điều tra có thể xác định lời khai trước kia của người bị hại có căn cứ hay không, đồng thời cũng là biện pháp giúp nhanh chóng tìm ra hung thủ. Trong vụ án trên thì nhận dạng là một hoạt động bắt buộc không thể thiếu trong quá trình thực hiện điều tra, Theo như lời khai của chị Hoa chị có thể nhớ được thoáng thoáng người ngồi sau nên khi bắt được hai đối tượng tình nghi có những đặc điểm tương đồng với lời khai của chị Hoa thì cơ quan điều tra đã triệu tập chị Hoa đến trụ sở để phối hợ điều tra. Trong tình huống, căn cứ vào đặc điểm tiếp xúc giữa người nhận dạng và đối tượng nhận dạng trong quá trình nhận dạng, cơ quan điều tra đã cho chị Hoa nhận dạng qua cả hai hình thức là nhận dạng trực tiếp: nhận dạng người thông qua những đặc điểm vết tích bên ngoài. Cơ quan điều tra đã đưa vào phòng nhận dạng, mỗi lượt 4 người vào trong đó có đối tượng nhận dạng chính và những đối tượng tượng tự giống nhau về bề ngoài và đều đội mũ và sau đó chị Hoa – Người bị hại được mời vào phòng nhận dạng và hỏi xem chị có nhận ra ai không. Sau khi quan sát thật kĩ các đối tượng nhận dạng , Chị Hoa sẽ đưa ra ý kiến của mình, thấy rằng có những điểm tương đồng đối với đối tượng mà chị đã tri giác trước kia như dàng người, cử chỉ, nét mặt, chị nói rằng lúc đấy mới nhá nhem tối lên chị có thể thấy được thoang thoáng khuôn mặt của người gối sau và khi nhìn các đối tượng chị thấy một người đứng ở vị trí số 2 có những điểm tương đồng giống với đối tượng mà chị đã tri giác trước đây. Sau nhiều lần xem chị đã chỉ ra một người, và cho dù đối tượng ra ăn mặc khác rồi vào, kết quả cho thấy cả hai lần chị nhìn trực tiếp chị đều nhận một người. trong quá trình chị Hoa quan sát đối tượng điều tra viên chú ý quan sát, theo dõi những biểu hiện của người nhận dạng cũng như đối tượng nhận dạng và không được giục người nhận dạng. Trong vụ án này điều tra viên nhận thấy đối tượng nhận giác có những lúc tỏ ra lung túng khong tự nhiên, cong người nhận dạng thì chú ý nhìn, quan sát các đối tượng khi vào phòng nhưng đến vị trí người đúng thứ hai thì chị Hoa tổ ra rất chăm chú, ngac nhiên mắt mở to rồi chuyển thành tức giận… nên khi chị Hoa đưa ra nhận kiểm sát viên đã cân nhác và khi xác định người đó đối tượng nghi phạm chính - điều tra xác định người đó chính là Nguyễn Cao Tháng sinh năm 1992 là một trong hai đối tượng tình ghi. Đã thực hiện nhận dạng với nhiều người chị vẫn chỉ một người nên có thể thấy lời khai của chị là đúng. Qua việc nhận dạng đã khẳng định lời khai của chị Hoa là có cơ sở, qua đây tạo lên các chứng cứ để cơ quan điều tra tiến hành dấu trnh với tội phạm, xác định được đối tượng mình bắt được là đúng nghi phạm giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng. 2.3. Thực nghiệm điều tra Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện hành vi, sự việc hiện tượng cần kiểm tra , xác minh diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi , sự việc, hiện tượng đó phục vụ công tác điều tra, xử lý án hình sự. Mục đích của thực nghiệm điều tra là kiểm tra, xác minh những tài liệu chúng ta đã thu thập được xem đúng hay sai Cơ sở tiến hành là thông qua lời khai của đối tượng, thông tin tài liệu vụ án. Trong tình huống đối tượng khai là không cướp của chị Hoa, biển số xe chị Hoa nhìn thấy là không chính xác và lúc đó trời nhá nhem tối có thể chị Hoa nhìn nhầm. còn trong hồ sơ vụ án thì chị Hoa có khai là lúc ngã xướng xe đi một đoạn chị vẫn nhìn thấy ba số cuối của xe. Từ thự tế trên cơ quan công an đã quyết định thực hiện thực nghiệm điều tra để xác định lời khai của ai chính xác. Loại thực nghiệm điều tra mà cơ quan công an thục hiện trong tình huống này là loại tực nghiệm điều tra thứ nhất : “Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác một sự việc, hiện tượng nhất định”. Khả năng tri giác là khả năng nghe, nhìn và cảm nhận, đây là loại thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng nghe, nhìn của một người tham gia tố tụng – cụ thể trong tình huống là khả năng nhìn của Chị Hoa ( người bị hại). vì vậy nên khi tiến hành thực nghiệm phải được diễn ra trong môi trường , điều kiện tương tự như trong lời khai của chị Hoa đó là đường vắng, thời gian khoảng 18 giờ 30 phút chị đang lái xe, vai đeo túi sách… Cơ sở để tiến hành điều tra đó chính là lời khai của người bị hại – chị Hoa. Để thực hiện hoạt động thực nghiệm điều tra thứ nhất này cơ quan điều tra đã tiến hành các hoạt động là cho ba người ( trong đó có chị Hoa và hai người có cùng tưởi và có thị lực 10 trên 10 như chị Hoa) cùng trong tư thế bị đẩy ngã : Lần thứ nhất, cho dứng cách xa 7 mét thì kết quả thu được là cả ba người cùng nhìn thấy biển số xe Lần thứ hai, cho đứng xa 10 mét thì kết quả thu được là hai người nhìn thấy biển số xe còn một người chỉ nhìn thấy những số bên trái, chị hoa vẫn nhìn rõ được biển số xe. Lần ba, cho cả ba người cùng đứng xa 13 mét thì mootj nguwowig không nhìn thấy gì còn chị hoa và người cong lại còn lại nhìn thấy mấy số cuối. Trong lời khai của chị ?Hoa thì khoảng cách chỉ tầm 10 mét thôi. Như vậy có đủ cơ sở để khảng định lời khai của chị hoa là đúng. Sau khi tiến hành các hoạt động trên, cung với việc đẩy mạnh đấu tranh, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ thì hai đối tượng đã cúi đầu nhận tội, sau đó cơ quan điều tra mở rộng vụ án điều tra truy bắt thêm nhiều đối tượng triệt phá được nhiều băng cướp nguy hiểm. Qua vụ án, chúng ta có thể thấy để phá được một vụ án, cơ quan điều tra phải tiến hành rất nhiều các hoạt đọng khác nhau, các hoạt động này mỗi cái đều có vai trò quan trọng riêng nhưng chúng có vai trò liên kết chặt chễ với nhau để thực hiện thành công và nhanh chóng phá án cần phải tìm hiểu kĩ về các hoạt động này để kết hợp có hiệu quả nhất, phòng ngừa và giảm bớt tội phạm. KẾT BÀI Trong giai đoạn hiện nay vấn đề cướp giật đang có xu hướng tăng, dặc biệt có những vụ cướp là cho người bị hại bị chấn thương nghiêm trọng, nên rất cần có ý thức của mọi người, đề cao cảnh giác tự bảo quản tài sản của mình .. đồng thời cần có sự gia quân mạnh mẽ của các cơ quan có thẩm quyền tang cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, thúc đẩy giải quyết nhanh các vụ án, nâng cao trình độ chuyên môn để các vụ án được giải quyết nhanh chóng, giảm tình hình tội phạm, thúc đẩy xã hội phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự . Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2008 2. Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 3. ĐinhVăn Quế, Bình (NXB.TPHCM.2004-2006) 4. một số trang websize luận khoa học BLHS Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan