Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập học kỳ luật sở hữu trí tuệ đăng kí bảo hộ nhãn hiệu rau đà lạt đề số...

Tài liệu Bài tập học kỳ luật sở hữu trí tuệ đăng kí bảo hộ nhãn hiệu rau đà lạt đề số 6

.DOCX
14
121
105

Mô tả:

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI --------------------------- MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Đề bài số 06 Họ và tên : NGUYỄN THỊ MINH MSSV : 341108 Lớp : NO2- Nhóm 6 Hà Nội, 2012 Đề số 06 0 Đà Lạt là địa phương nổi tiếng với sản phẩm rau quả do có điều kiện khí hậu, địa lý thuận lợi. Ở đây có 38 doanh nghiệp chuyên trồng trọt rau quả để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.Các doanh nghiệp này và UBND thành phố Đà Lạt muốn đăng ký bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” để sử dụng độc quyền cho sản phẩm rau quả do Đà Lạt sản xuất. Dựa vào những kiến thức đã học , anh (chị) hãy phân tích các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ thích hợp cho “Rau Đà Lạt”, ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức bảo hộ. MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 2 NỘI DUNG............................................................................................ 3 I. Các hình thức bảo hộ mà 38 doanh nghiệp và UBND thành phố có thể lựa chọn để bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt”, ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức bảo hộ................................................................................................ 3 1. “Rau Đà Lạt” được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể......................4 1.1 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể..........................................4 1.2 Quyền đối với nhãn hiệu tập thể....................................................4 1.3 Thời gian bảo hộ nhãn hiệu tập thể...............................................5 Ưu điểm và hạn chế của hình thức bảo hộ này.........................................5 2. “Rau Đà Lạt” được bảo hộ dưới dang nhãn hiệu chứng nhận...............6 2.1 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận...................................6 2.2 Quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận.............................................6 2.3 Thời gian bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận........................................7 Ưu điểm và hạn chế của hình thức bảo hộ này.........................................7 3. “Rau Đà Lạt” được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý...........................8 3.1 Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý...............................................8 3.2 Quyền đối với chỉ dẫn địa lý.........................................................9 3.3 Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý...................................................11 Ưu điểm và hạn chế của hình thức bảo hộ này.......................................11 LỜI KẾT.............................................................................................. 12 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước nông nghiệp, với thuận lợi về khí hậu, điều kiện địa lý nước ta có rất nhiều các mặt hàng nông sản đặc trưng với chất lượng cao. Để có thể bảo vệ hàng nông sản 2 trong nước và nâng cao giá trị của hàng nông sản thì việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp cần căn cứ vào từng trường hợp. Bài viết là một trường hợp 38 doanh nghiệp và UBND thành phố Đà Lạt mong muốn đăng ký bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt”, với những phân tích ưu điểm và hạn chế của từng hình thức bảo hộ mong muốn có thể tư vấn giúp các doanh nghiệp lựa chọn được hình thức bảo hộ phù hợp cho “Rau Đà Lạt” I. NỘI DUNG Các hình thức bảo hộ mà 38 doanh nghiệp và UBND thành phố có thể lựa chọn để bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt”, ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức bảo hộ. Trong trường hợp, cần xác định các nội dung cơ bản Đối tượng của bảo hộ sở hữu trí tuệ: “Rau Đà Lạt” Thứ nhất: “Rau Đà Lạt” là một loại hàng hóa, cụ thể đó là hàng nông sản bao gồm các loại rau quả. Mục đích của các doanh nghiệp và UBND khi muốn bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” đó là bảo hộ dấu hiệu náy để phân biệt các sản phẩm rau quả chuyên trồng trọt tại Đà Lạt với sản phẩm rau quả được trồng tại các vùng, địa lý khác. Đây có thể coi là một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa của các tổ chức, cá nhân khác nhau.Theo Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau” Để có thể bảo hộ một dấu hiệu với danh nghĩa là nhãn hiệu cần phải thỏa mãn các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu quy định tại các điều 72,73,74,75 Luật SHTT. Nhãn hiệu để có thể được bảo hộ cần các điều kiện: phải là dấu hiệu nhìn thấy được; nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. “Đà Lạt” là tên một địa danh ở Việt Nam đó là thành phố Đà Lạt. Vì vậy, dấu hiệu này chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm, để có thể bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” căn cứ theo Điểm đ, Khoản 2 Điều 74 Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu: “ Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.” 3 Với các căn cứ trên, để có thể bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức bảo hộ đó là bảo hộ “Rau Đà Lạt” dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứ'ng nhận. Thứ hai: “Rau Đà Lạt” dùng để chỉ sản phẩm rau quả được trồng tại Thành phố Đà Lạt. Do đặc điểm thuận lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu mà sản phẩm có đặc thù riêng và được nhiều người biết đến.Vì vậy, “Rau Đà Lạt” là một dấu hiệu chỉ dẫn địa lý. Theo quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT “Chỉ dấn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” Vì vậy, dấu hiệu “Rau Đà Lạt” cũng có thể được bảo hộ dưới dạng một chỉ dẫn địa lý. Chủ thể muốn đăng ký bảo hộ dấu hiệu “Rau Đà Lạt” là tất cả các doanh nghiệp chuyên trồng rau quả trên địa bàn (38 doanh nghiệp) và UBND thành phố Đà Lạt. Với điều kiện chủ thể như trên, dấu hiệu “Rau Đà Lạt” có thể được bảo hộ dưới một trong các hình thữ đó là: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý. 1. “Rau Đà Lạt” được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó ( Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT). 1.1 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể - Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể Chủ thể đăng ký nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể. Như vậy, muốn đăng ký bảo hộ “ Rau Đà Lạt” dưới dạng nhãn hiệu tập thể thì 38 doanh nghiệp phải thành lập nên một tổ chức tập thể ví dụ như một hợp tác xã. Do “ rau Đà Lạt” là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa nên tổ chức đăng ký phải là tổ chức tập thể của các cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. - Điều kiện riêng đối với nhãn hiệu tập thể được bảo hộ Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, tổ chức đại diện phải bắt buộc gửi kèm quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Quy chế là căn cứ, cơ sở pháp lý để tổ chức tập thể là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể tiến hành các hoạt động quản lý đối với nhãn hiệu tập thể, kiểm soát sự tuân thủ tuyệt đối các quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể của các thành viên. 4 Đây cũng là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể khi chủ thể của nhãn hiệu tập thể không kiểm soát được hoặc kiểm soát không có hiệu quản việc thực hiện quy chế. 1.2 Quyền đối với nhãn hiệu tập thể - Quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể. Quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể phát sinh khi có hành vi của chủ thể có quyền xác lập quyền với Cục sở hữu trí tuệ để nhãn hiệu tập thể đó được đăng ký vào đang bạ quốc gia. - Quyền sử dụng đối với nhãn hiệu tập thể Tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu cho phép các thành viên sử dụng nhãn hiệu theo quy chế chung. Các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể nếu họ tuân thủ những yêu cầu trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể và phải được sự đồng ý của tổ chức tập thể và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu tập thể, ngoài các thành viên bản thân tổ chức tập thể cũng có thể sử dụng nhãn hiệu đó nếu tổ chức này có chức năng kinh doanh. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể có thể chuyển giao cho cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức tập thể. - Quyền quản lý đối với nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể thuộc quyền quản lý của tổ chức tập thể. 1.3 Thời gian bảo hộ nhãn hiệu tập thể Theo quy định tại Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm” Để gia hạn hiệu lực của “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” chủ văn bằng phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Ưu điểm và hạn chế của hình thức bảo hộ này - Ưu điểm Nếu so với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hay chỉ dẫn địa lý thì việc đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể dễ dàng và nhanh chóng hơn. 38 doanh nghiệp chỉ cần thành lập tổ chức tập thể và có đơn xin bảo hộ nhãn hiệu tập thể và thỏa mãn các điều 5 kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không phải thông qua việc kiểm tra, thẩm định về chất lượng hay đặc tính của sản phẩm. Các doanh nghiệp thành viên để có thể giữ được uy tín đã tự đặt ra quy chế riêng cho tỏ chức của mình. Quy chế này chính là các yêu cầu về chất lượng sản phẩm . Cơ chế tự kiểm soát lẫn nhau cũng trở nên tích cực và thúc đẩy các doanh nghiệp cùng nhau hợp tác khi các thành viên tự giác tuân theo quy chế. Khác với chỉ dẫn địa lý thì nhãn hiệu tập thể có thể chuyển giao quyền sử dụng cho các thành viên .Đây là ưu điểm mở rộng các chủ thể được sử dụng nhãn hiệu tập thể. - Hạn chế Có thể nhận thấy ngay hạn chế của hình thức bảo hộ này đó là vấn đề uy tín. Nếu như nhãn hiệu chứng nhận hay chỉ dẫn địa lý đều phải thông qua các điều kiện về chất lượng sản phẩm, đặc tính riêng hay có danh tiếng nhất định, có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nhãn hiệu tập thể không có điều này. Điều này dẫn đến uy tín của nhãn hiệu tập thể phải trải qua quá trình dài có sự xác nhận của người tiêu dùng. Ngoài ra, so với chỉ dẫn địa lý, thời hạn bảo hộ bị giới hạn cũng là một hạn chế. 2. “Rau Đà Lạt” được bảo hộ dưới dang nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT). 2.1 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận - Chủ thể đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Theo quy định tại Khoản 4 Điều 87 thì chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó. Như vậy, các doanh nghiệp không có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Các doanh nghiệp muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải xin cấp phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận từ tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận. - Chủ thể muốn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cần nộp kèm theo quy chế chứng nhận. Quy chế chứng nhận là một tiêu chí chất lượng cụ thể . 6 2.2 Quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận - Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính. Trong trường hợp bảo hộ dấu hiệu “ Rau Đà Lạt” thì tổ chức có chức năng chứng nhân chất lượng của sản phẩm có thể là Cục quản lý chất lượng hàng hóa, tổ chức chuyên chứng nhận chất lượng hàng hóa ( VinaCert ,…) - Quyền sử dụng đối với nhãn hiệu chứng nhận: các doanh nghiệp khi có đầy đủ các tiêu chuẩn do tổ chức sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra có thể xin cấp phép để có thể sử dụng nhãn hiệu này. 2.3 Thời gian bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận là 10 năm kể từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ, có thể được gia hạn thêm nhiều lần. Ưu điểm và hạn chế của hình thức bảo hộ này - Ưu điểm Nếu như nhãn hiệu tập thể chỉ có khả năng phân biệt sản phẩm của các thành viên tổ chức thì nhãn hiệu chứng nhận giúp người tiêu dùng phân biệt được chất lượng sản phẩm. Với bản quy chế về chất lượng sản phẩm người mua có thể biết rõ được nguồn gốc cụ thể, nguyên liệu, quá trình tạo ra sản phẩm. Trong cả 3 hình thức bảo hộ thì đây là hình thức tao ra sư tin cậy nhất đối với người tiêu dùng, vì vậy mà khả năng sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sẽ được nhiều người biết đến và có khả năng tiêu thụ hơn cả. Nhãn hiệu chứng nhận thuộc quyền sở hữu của một tổ chức có khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm, khả năng chuyên môn của tổ chức này sẽ giúp cho việc xác định chính xác chất lượng các sản phẩm của các doanh nghiệp khi xin cấp phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Phạm vi các doanh nghiệp được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này rất rộng, không chỉ là các doanh nghiệp thuộc cùng một khu vực, các doanh nghiệp thuộc cùng một tổ chức mà là bất kể doanh nghiệp nào đáp ứng đủ các tiêu chí chất lượng cũng như nguồn gốc hàng hóa, … Trong tình huống, không chỉ 38 doanh nghiệp trên địa bàn Đà Lạt mà có thể là các doanh nghiệp ở các vùng lân cận cũng có thể sử dụng nhãn hiêu chứng nhận. 7 Thời hạn bảo hộ cũng là một ưu điểm của hình thức bảo hộ này. - Hạn chế Việc chứng nhận chất lượng sản phẩm mất chi phí khá lớn, trong khi hiện nay các doanh nghiệp trồng rau quả chủ yêu là các doanh nghiệp nhỏ và đối với một số cá nhân, hộ gia đình. 3. “Rau Đà Lạt” được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT) Chỉ nhứng dấu hiệu có chức năng thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mới có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý. 3.1 Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được xác lập một cách tự động mà phải thông qua quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. - Chủ thể có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý: Điều 88 Luật SHTT 2005 quy định quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước nhưng Nhà nước không trực tiếp thực hiện quyền mà cho phép chủ thể nhất định thực hiện . Trong tình huống, có 2 chủ thể có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “ Rau Đà Lạt” đó là : Thứ nhất: 38 doanh nghiệp chuyên trồng trọt rau quả sẽ thành lập nên Hiệp hội các doanh nghiệp chuyên trồng trọt rau quả và Hiệp đội này sẽ đại diện cho tập thể đứng ra đăng ký. Tuy nhiên, hiện nay việc thành lập các Hiệp hội còn khá khó khăn và các Hiệp hội không có đủ các điều kiện nghiên cứu, đánh giá tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm để làm hồ sơ pháp lý khoa học đăng ký chỉ dẫn địa lý. Thứ hai: Cơ quan hành chính địa phương cụ thể là UBND thành phố Đà Lạt. Đây là chủ thể có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý và là chủ thể có điều kiện và thuận lợi nhất để thực hiện các thủ tục, hồ sơ đăng ký. - Điều kiện để được đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quy định tại điều 79 Luật SHTT, để có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý thì các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có những tính chất, chất lượng hoặc các đặc tính riêng do điều kiện địa 8 lý quyết định. Một chỉ dẫn địa lý có được đăng ký hay không phụ thuộc vào việc chứng minh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó có tính chất, đặc trưng riêng do điều kiện địa lý. Trong tình huống, muốn đăng ký chỉ dẫn địa lý cho “rau Đà Lạt” cần chứng minh được các vấn đề sau Thứ nhất: Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: quy định tại Thông tư 01/2007 quy định “Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, do điều kiện địa lý quyết định – được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm một cách rộng rãi trng giới tiêu dùng liên quan và có khả năng kiểm chứng đươc” Việc kiểm chứng danh tiếng “Rau Đà Lạt” có thể thông qua con số về lượng hàng hòa tiêu thụ trong nước và ngoài nước của các doanh nghiệp; sự phân phối hàng hóa trên hầu hết các siêu thị, cửa hàng;… đây có thể là những căn cứ giúp các doanh nghiệp địa phương chứng minh được danh tiếng của sản phẩm. Thứ hai: chất lương, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “rau Đà Lạt” là sản phẩm rau quả nên có thể kiểm tra chất lượng dựa vào các báo cáo kiểm tra chất lượng. Thứ ba: các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý Đối với đăng ký chỉ dẫn địa lý thì điều kiện về tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Trong tình huống, sản phẩm “Rau Đà Lạt” nổi tiếng bới chất lượng của sản phẩm mà chất lượng này phụ thuộc lớn vào các yếu tố tự nhiên tại Đà Lạt. Đó là điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau quả, một số yếu tố về độ ẩm, địa chât cũng ảnh hưởng đến chât lượng của rau quả. - Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý Theo quy định chung về cách thức nộp đơn xác lập quyền SHCN tại điều 89 Luật SHTT. Khi đại diện của các doanh nghiệp hoặc UBND thành phố Đà Lạt có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý và đồng thời cũng có đầy đủ các căn cứ chứng minh theo quy định và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng kí thì sẽ được Cục SHTT ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. 3.2 Quyền đối với chỉ dẫn địa lý - Quyền sở hữu đối với chỉ dần địa lý 9 Quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước chứ không thuộc về chủ thể thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý (Điều 121 Luật SHTT). Vì vậy, có thể coi đây là một loại tài sản đặc biệt- tài sản công. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình như sau Thứ nhất: Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý thông qua các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý như các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND,.. Được sự cho phép của cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức đại diện quyền lợi của những người sản xuất có thể được trao quyền quản lý. Thứ hai: Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường dưới sự giám sát của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý. 1 Do chỉ dẫn địa lý là một tài sản công nên không thể chuyển giao quyền sỏ hữu cho chủ thể khác. (khoản 2 Điều 139 luật SHTT) - Quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý Theo quy định tại Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn đia lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm ra thị trường . Như vậy, không phải mọi cá nhân, tổ chức sản xuất nào nằm trong vùng địa lý được chỉ dẫn cũng đều được sử dụng chỉ dẫn địa lý mà các sản phẩm của họ phải đáp ứng được các điều kiện về tính chất, đặc thù thì mới được sử dụng chỉ dẫn địa lý. Và quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng không được chuyển giao cho người khác. - Quyền quản lý đối với chỉ dẫn địa lý Theo quy định thì Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho các cơ quan quản lý, căn cứ Điều 19, Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Trong trường hợp “Rau Đà Lạt” thì cơ quan có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý là UBND tỉnh Lâm Đồng UBND tỉnh Lâm Đồng có các quyền sau Thứ nhất: Quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, các tổ chức, cá nhân trong vùng địa lý được chỉ dẫn muốn được sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình phải được sự đồng ý của UBND tỉnh Lâm Đồng. Việc có 1 Nguyễn Đức Lâm, Luận Văn Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế- KLTN 2011 10 chấp nhận cho phép các cá nhân, tổ chức sử dụng chỉ dẫn địa lý phải dựa trên thực tế việc cá nhân, tổ chức đó có đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chất lượng sản phẩm,đặc tính sản phẩm,.. theo quy định hay không. Thứ hai: quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý Khi đã được bảo hộ thì chủ thể quản lý có quyền ngăn không cho các chủ thể không đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý. 3.3 Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn, chừng nào mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý vẫn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật. Ưu điểm và hạn chế của hình thức bảo hộ này Với những phân tích trên có thể thấy những ưu điểm và hạn chế của hình thức bảo hộ này với dấu hiệu “Rau Đà Lạt” - Ưu điểm Về chủ thể: như đã phân tích, cả 2 chủ thể là tổ chức các doanh nghiệp và UBND thành phố Đà Lạt đều có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đối tượng của bảo hộ là “ Rau Đà Lạt” một mặt hàng nông sản vì vậy có thể thấy các yếu tố về điều kiện tự nhiên, khí hậu, là yếu tố quyết định chính đến chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, các chủ thể có thể dễ dàng chứng minh để thỏa mãn các điều kiện bảo hộ. Về quyền đối với chỉ dẫn địa lý thì khá bị hạn chế, tuy nhiên hạn chế này lại là ưu điểm khi có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tạo uy tín với người tiêu dùng. Về thời hạn bảo hộ: thời hạn bảo hộ là vô thời hạn. Đây là một ưu điểm lớn đối với bảo hộ chỉ dẫn địa lý. - Hạn chế Chủ thể có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý phải là tổ chức đại diện cho doanh nghiệp . Vì vậy, 38 doanh nghiệp phải thành lập nên một tổ chức tập thể đại diện cho mình. Việc thành lập tốn thời gian và phải trải qua nhiều thủ tục. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý bị hạn chế: các tổ chức, cá nhân muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý đều phải có sự cho phép của chủ thể có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý. Đối với những cá nhân đơn lẻ, các hộ gia đình sản xuất rau quả với quy mô nhỏ thì việc xin phép khá phức tạp và tốn thời gian. 11 38 doanh nghiệp muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý cần xin phép chủ thể có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý, các doanh nghiệp này chỉ được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và không có quyền chuyển giao cho chủ thể khác. Việc quản lý chỉ dẫn địa lý của chủ thể có quyền, hiện nay chủ thể có quyền này chủ yếu là UBND , đây là một cơ quan hành chính nhà nước, vì vậy trong việc xác nhận các điều kiện bảo hộ sẽ không có đầy đủ chuyên môn cũng như các điều kiện vật chất. Với phân tích trên, trong trường hợp của 38 doanh nghiệp và UBND thành phố Đà Lạt với mong muôn bảo hộ sản phẩm “ rau Đà Lạt” có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức bảo hộ trên. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân của người viết hình thức bảo hộ đem lại nhiều thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp , đảm bảo chất lượng sản phẩm và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng nhất đó là bảo hộ dấu hiệu “ Rau Đà Lạt” dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. LỜI KẾT Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng nông sản như “ Rau Đà Lạt” có ý nghĩa rất lớn đối với ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời ký hội nhập hiện nay. Thực tế hiện nay, một số hàng nhâp khẩu không rõ xuất xứ được nhập khẩu vào nước ta một cách ồ ạt, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước và người tiêu dùng dù muốn sử dụng các sản phẩm nội địa cũng rất khó, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp người sản xuất có thể bảo vệ sản phẩm, tạo ra thương hiệu riêng và thúc đẩy tiêu thụ góp phần phát triển kinh tế- xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. 2. Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên), Giáo trình luật SHTT, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009. 3. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 4. Luật SHTT năm 2005. 5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 6. Nguyễn Đức Lâm, Bảo hộ quyền SHTT đối với hàng nông sản Việt Nam trong điều 12 kiện hội nhập kinh tế quốc tê- KLTN 2011 7. Văn Thanh Hương, Bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam, một só vấn đề lý luận và thực tiễn- KLTN 04/2012. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan