Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập học kỳ dân sự giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và hậu ...

Tài liệu Bài tập học kỳ dân sự giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và hậu quả pháp lý của gdds vi phạm sự tự nguyện của chủ thể

.DOC
23
175
115

Mô tả:

BẢNG TỪ VIẾT TẮT 1. BLDS Bộ luật dân sự 2. GDDS Giao dịch dân sự 3. TAND Tòa án nhân dân 4. Nxb Nhà xuất bản 5. UBTP Ủy ban thành phố Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................... 0 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1 A. Khái quát về GDDS. GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và các quy định của pháp luật hiện hành về GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể....................................1 I. GDDS và GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể..................................................1 1. Khái niệm GDDS và phân loại GDDS..................................................................1 2, Khái niệm GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể............................................3 II, Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể........................................................................................................................... 3 1, Các loại GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể căn cứ theo nguyên nhân của sự vi phạm................................................................................................................. 3 2. Các loại GDDS vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể căn cứ vào mức độ của sự vi phạm........................................................................................................... 6 B. Hậu quả pháp lý của GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể...................................7 I. Khái quát chung về hậu quả pháp lý trong GDDS.....................................................7 II. Hậu quả pháp lý đối với GDDS vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể........8 1. Đối với GDDS vô hiệu do giả tạo..........................................................................8 2. Đối với GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hay do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.................................................8 3. Các hậu quả phát sinh khác...................................................................................9 III. Cách thức – thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử lý hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể.................................................................................9 1. Nếu nội dung thỏa thuận trong giao dịch chưa được các bên chủ thể thực hiện thì các bên không được phép thực hiện các nội dung đó..............................................10 2. Nếu nội dung thỏa thuận trong giao dịch đã thực hiện một phần hoặc đã thực hiện xong thì chấm dứt việc thực hiện và tiến hành xử lý tài sản....................................10 IV. Vấn đề bảo vệ người thứ ba ngay tình khi GDDS bị tuyên bố vô hiệu.................12 1. Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu...........................12 2. Giải quyết hậu quả pháp lý GDDS vô hiệu khi có người thứ ba ngay tình cần được bảo vệ.............................................................................................................12 C. Thực tiễn áp dụng pháp luật về GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và Kiến nghị hoàn thiện...............................................................................................................13 I. Thực tiến áp dụng pháp luật về GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể..............13 1. GDDS vô hiệu do nhầm lẫn theo quy định của pháp luật....................................13 2. GDDS vô hiệu do bị lừa dối theo quy định của pháp luật....................................14 3. GDDS vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật........................................16 4. GDDS vô hiệu do bị đe dọa theo quy định của pháp luật....................................16 II. Nguyên nhân tranh chấp về GDDS do vi phạm ý chí - kiến nghị hoàn thiện vấn đề vấn đề GDDS vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể..........................................17 1. Nguyên nhân tranh chấp về giao dịch dân sự do vi phạm ý chí của chủ thể........17 2. Một số kiến nghị - giải pháp hoàn thiện vấn đề GDDS vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể..................................................................................................18 KẾT THÚC VẤN ĐỀ........................................................................................................20 1 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương) của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước thời kì hội nhập, các GDDS cũng ngày càng đa dang, phong phú đồng thời cũng phức tạp hơn. Điều đó đòi hỏi pháp luật dân sự về GDDS cần hoàn thiện hơn để giải quyết các tranh chấp trong giao lưu dân sự. Ta đã biết, trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng dân sự, khó khăn lớn nhất là do các bên vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, trong đó có sự vi phạm về ý chí tự nguyện của các chủ thể mà GDDS phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em xin mạnh dạn chọn đề tài cho bài tiểu luận của mình là “Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và hậu quả pháp lý của GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể.”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. Khái quát về GDDS. GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và các quy định của pháp luật hiện hành về GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể I. GDDS và GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể 1. Khái niệm GDDS và phân loại GDDS 1.1. Khái niệm: Ở Việt Nam , trước khi có BLDS năm 2005, chúng ta chưa có quy định riêng về GDDS mà chỉ được đề cập dưới góc độ là Hợp đồng dân sự (pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991) hoặc ý chí đơn phương của chủ thể trong việc lập di chúc (Pháp lệnh thừa kế ngày 30/08/1990). BLDS năm 1995 đã chính thức đề cập đến GDDS với quy định cụ thể về khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch cũng như GDDS vô hiệu....BLDS năm 2005 ra đời đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định liên quan đến GDDS. Điều 121 BLDS năm 2005 quy định “GDDS là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”, phải nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định, chính là việc “làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Để được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện thì các quyền và nghĩa vụ đó phải được xác lập phù hợp với quy định pháp luật. 1.2. Đặc điểm: 2 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 GDDS là hành vi pháp lý hợp pháp, phải thể hiện được ý chí của các bên tham gia giao dịch. Khi tham gia GDDS, các chủ thể đều đạt được mục đích nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc sinh họat tiêu dùng. Để đạt được mục đích đó các chủ thể phải thể hiện được ý chí của mình và phải có sự thỏa thuận thống nhất những nội dung mà họ đã thể hiện. Sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong các GDDS nhằm hướng đến một hậu quả pháp lý nhất định. Không phải bất kỳ hành vi pháp lý nào dưới dạng hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương đều được coi là GDDS. Chỉ khi nào hành vi đó nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự với các chủ thể khác thì thì mới được coi là GDDS. Các bên tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện. Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình thiết lập giao dịch. GDDS là sự phản ánh tính thống nhất giữa ý chí và thể hiện ý chí của các chủ thể. Một GDDS vi phạm sự tự nguyện của các chủ thể có thể dẫn đến giao dịch đó bị vô hiệu. Như thế có thể hiểu, GDDS là sự thể hiện ý chí một cách tự nguyện của các chủ thể phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đân sự. Qua đó góp phần làm cho giao lưu dân sự phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội. 1.3. Điều kiện có hiệu lực của GDDS: quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005. “1. GDDS có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức GDDS là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.” 1.4 Phân loại GDDS: a. Căn cứ vào các bên tham gia giao dịch: có thể phân biệt GDDS thành 2 loại: hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương: Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên, nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: hợp đồng mua bán giữa công ty chế biến thủy sản với người nuôi trồng thủy sản. 3 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 Hành vi pháp lí đơn phương là giao dịch, trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: Di chúc, từ chối hưởng thừa kế, hứa thưởng... Thông thường hành vi pháp lí đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất, có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch ( hai cá nhân, tổ chức cùng tham gia, hứa thưởng ) b, Căn cứ vào hình thức của GDDS: có thể phân GDDS thành 3 loại: GDDS thể hiện bằng lời nói. GDDS thể hiện bằng văn bản. GDDS được xác lập thông qua hành vi nhất định. c, GDDS có điều kiện: GDDS có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ, phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch được phát sinh hoặc bị hủy bỏ. Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do chính người xác lập giao dịch định ra. Nó phải là sự kiện thuộc về tương lai, k phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong GDDS và phải hợp pháp. 2, Khái niệm GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể Trong GDDS, sự tự nguyện được hiểu là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thể. Khi tham gia GDDS thì sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí phải thống nhất với nhau như 2 mặt của một vấn đề. Pháp luật dân sự nước ta quy định, một trong các điều kiện có hiệu lực của GDDS là người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện. Vì vậy, hành vi vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể có thể dẫn đến giao dịch bị vô hiệu. Vi phạm sự tự nguyện về ý chí là sự không thống nhất giữa ý chí thực ( tự do ý chí) và biểu hiện của ý chí ( bày tỏ ý chí ) ra bên ngoài của chủ thể. Như vậy, ta có thể hiểu, GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là GDDS mà ý chí của các chủ thể trong giao dịch đó không có sự thống nhất giữa tự do ý chí và bày tỏ ý chí của một hoặc các bên tham gia giao dịch. Sự vi phạm đó có thể dẫn đến hậu quả pháp lí là làm vô hiệu GDDS. II, Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể 1, Các loại GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể căn cứ theo nguyên nhân của sự vi phạm 4 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 1.1, GDDS xác lập do nhầm lẫn * Các loại GDDS nhầm lẫn: Nhầm lẫn đơn phương là nhầm lẫn chỉ của một bên. Hầu hết các trường hợp mà trong đó sự nhầm lẫn đơn phương xảy ra khi các bên không thống nhất cách hiểu về một phần hay toàn bộ nội dung của GDDS. Nhầm lẫn chung: Các bên cùng nhầm lẫn về nội dung của GDDS. Nhầm lẫn tương hỗ: sự nhầm lẫn của hai bên chủ thể, mỗi bên nhầm lẫn về một vấn đề khác nhau mà dẫn đến xác lập giao dịch. Nhầm lẫn về luật: là sự hiểu sai luật đưa đến một cam kết không đúng với mong muốn của người cam kết. * Nhầm lẫn phải tồn tại ở thời điểm xác lập giao dịch, có nghĩa là nhận thức của bên nhầm lẫn về nội dung của giao dịch và sự thật về nội dung này phải được xác lập tại thời điểm giao kết. * Nhầm lẫn được xác định do lỗi vô ý. Theo Điều 131 BLDS “ Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của GDDS mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu ”. * Ví dụ: A mua một cái tivi mới nhưng chưa sử dụng. B thích nên đề nghị mua lại, A đồng ý. Khi B mang về sử dụng thì phát hiện không phải là tivi mới mà là tivi cũ được sơn sửa lại. Trong trường hợp này, A cũng không biết tivi đó là tivi cũ được sơn sửa lại nên mới mua về. Trong giao dịch này, cả A và B đều cùng nhầm lẫn ( hiểu sai ) về một vấn đề. 1.2. Giao dịch dân sự do lừa dối Theo Điều 132 BLDS năm 2005 “ Khi một bên tham gia GDDS do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của GDDS nên đã xác lập giao dịch đó.” Sự lừa dối là yếu tố quyết định đối với việc bên bị lừa dối xác lập GDDS. Tính chất quyết định thể hiện ở chỗ nếu không dùng các mánh khóe như vậy thì bên kia sẽ không xác lập giao dịch. Điều kiện để xác định hành vi có phải lừa dối trong giao kết là: + Phải có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên. 5 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 + Người bị xác lập giao dịch do lừa dối phải không biết đến sự sai lệch đó. Thực tế, không phải trường hợp nào diễn ra sự sai lệch về sự việc nhằm làm cho đối phương giao kết giao dịch cũng được coi là lừa dối. Nếu trong trường hợp nói sai về sự việc mà không ảnh hưởng đến việc quyết định tham gia giao dịch như người bán hàng nói nói giá quá cao hay giới thiệu không đúng sự thật về hàng hóa của mình thì không bị xem là lừa dối. Ví dụ: A muốn bán hết số ngô loại 2 trong kho đã có dấu hiệu bị mốc nên mang 1 bao ngô loại 1 ra giới thiệu với B khi anh này đến xem chất kượng ngô của A. Sau khi xem, B quyết định mua 1 tấn ngô với chất lượng như đã xem (ngô loại 1). A đồng ý. Sau khi ký hóa đơn và nhận hàng về, B phát hiện số ngô mình mua không phải ngô loại 1, mà ngô loại 2 đã có dấu hiệu ẩm mốc. Như vậy, A đã lừa dối B để B xác lập giao dịch với mình. 1.3, GDDS xác lập do bị đe dọa Điều 132 BLDS “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.” Như vậy, để hành vi đe dọa trở thành căn cứ xác định 1 GDDS vô hiệu cần các điều kiện: + Việc đe dọa có thể do một bên tham gia xác lập GDDS thực hiện hoặc cũng có thể do người thứ ba ngay tình thực hiện. + Sự đe dọa đó làm cho ý chí được tuyên bố của người bị đe dọa không phản ánh đúng ý chí của họ mà là bị đe dọa để tuân theo ý chí của đối phương. Ví dụ: A buộc B phải bán cho mình nông phẩm với giá rẻ hơn giá thị trường. B không chịu nhưng bị A đe dọa nếu không nếu không bán, A sẽ không cho B thuê ki ốt đang bán hàng hiện tại của B (do A là chủ sở hữu). Không muốn mất mặt bằng bán hàng vì hợp đồng thuê đã gần hết hạn nên B buộc phải bán nông phẩm cho A với giá rẻ. 1.4, GDDS xác lập giả tạo Điều 129 BLDS quy định “ Khi các bên xác lập GDDS một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhắm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”. 6 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 Bản chất của giao dịch giả tạo: giao dịch mang tính hình thức nhắm che giấu một hoạt động khác, nó được thiết lập không dựa trên ý chí đích thực của các bên. Thường nó được xác lập với mục đích nhắm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba (với Nhà nước) để che giấu một hành vi bất hợp pháp. Có 2 dạng giao dịch giả tạo: giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác (có 2 giao dịch: giao dịch giả tạo, giao dịch bị che giấu) và giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba (thực tế không có giao dịch nào). Ví dụ: A bị kê biên tài sản nhưng trước khi bị kê biên A đã thỏa thuận với B một số tài sản lớn của A là thuê của B, nhưng thực tế là của A. Hoặc A, B giao kết hợp đồng tặng cho tài sản nhằm che giấu hợp đồng gửi giữ một tài sản nào đó. 1.5, GDDS được thiết lập do người không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Điều 133 BLDS năm 2005 quy định “ Người có năng lực hành vi đân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS đó là vô hiệu”. Việc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được hiểu là người thực hiện hành vi có những biểu hiện bất hợp lý mà bất cứ một người có khả năng nhận thức bình thường nào trong một hoàn cảnh bình thường sẽ không hành động như vậy. Do việc xác lập GDDS của người đó ở một thời điểm này được coi là không dựa trên cơ sở của sự tự nguyện nên giao dịch được xác lập cũng không có hiệu lực. Ví dụ: A say rượu có xác lập hợp đồng với B với nội dung cho B chiếc xe tay ga Dylan mà mình là chủ sở hữu. Hôm sau tỉnh rượu. A nhận ra mình không tỉnh táo trong khi giao kết hợp đồng và những người trong bữa tiệc rượu cũng có thể chứng minh điều đó. Do vạy hợp đồng mà A đã xác lập với B sẽ không có hiệu lực. 2. Các loại GDDS vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể căn cứ vào mức độ của sự vi phạm 2.1. GDDS vô hiệu tuyệt đối do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể GDDS vô hiệu tuyệt đối là những giao dịch vi phạm ý chí của một hay cả hai bên chủ thể tham gia trong các trường hợp: + Giao dịch được xác lập giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. + Giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. 7 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 + Khi giao dịch của pháp nhân vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép đăng ký. + Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo cá quy định bắt buộc của pháp luật. + Khi giao dịch được xác lập bởi người mất năng lực hành vi dân sự, người không có năng lực hành vi dân sự. GDDS giả tạo là GDDS vô hiệu tuyệt đối. Nó bị vô hiệu ngay từ khi xác lập giao dịch và không bị giới hạn về thời hiệu tuyên bố GDDS vô hiệu. GDDS giả tạo không chống lại sự tự do lựa chọn của các bên nhưng giao dịch đó được xác lập nhằm tạo ra một hậu quả pháp lý giả dối, không đúng với sự thực về mối quan hệ giữa các bên, chống lại ý chí của nhà làm luật trong việc kiểm soát GDDS nhằm bảo vệ trật tự cộng đồng xuất phát từ nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giao lưu dân sự. Các giao dịch thiết lập trong trường hợp này mặc nhiên bị coi là vô hiệu và thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố là vô hiệu là không hạn chế như các trường hợp vô hiệu tương đối (trừ trường hợp giao dịch thực hiện không tuân thủ hình thức bắt buộc theo quy định vẫn có thời hiệu khởi kiện là 2 năm). GDDS vô hiệu tuyệt đối không cần có quyết định của Tòa án vẫn mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Quyết định của Tòa án trong trường hợp này chỉ mang tính hình thức, công nhận sự vô hiệu của giao dịch trên cơ sở luật định, xác định rõ hơn hậu quả pháp lý của vi phạm để các bên khắc phục. 2.3. GDDS vô hiệu tương đối do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể GDDS vô hiệu tương đối là giao dịch có sự vi phạm ý chí của một hoặc nhiều bên tham gia giao dịch trong các trường hợp sau: + Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn. + Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe dọa. + Khi người xác lập giao dịch không nhận thức, làm chủ được hành vi. Các giao dịch do những chủ thể trong các trường hợp nêu trên thực hiện giao dịch chỉ bị coi là vô hiệu khi hội đủ những điều kiện nhất định: + Khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan (bản thân họ hoặc người đại diện của họ). + Có quyết định của Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Theo đó, nếu không có đơn của người bị thiệt hại hoặc người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu thì 2 bên vẫn tiến hành thực hiện theo thỏa thuận của họ. 8 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 Các giao dịch vô hiệu tương đối quy định tại các điều luậtcó thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu là 2 năm kể từ ngày giao dịch được xác lập. (Theo Điều 136 BLDS năm 2005). B. Hậu quả pháp lý của GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể I. Khái quát chung về hậu quả pháp lý trong GDDS Khi GDDS vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể thì giao dịch đó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. GDDS vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể chính là vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của GDDS do pháp luật quy định. Chính vì thế, khi GDDS không đáp ứng được điều kiện về ý chí của chủ thể có thể dẫn tới bị vô hiệu. Khi đó, pháp luật sẽ không thừa nhận hiệu lực pháp lý của giao dịch và nó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể giao kết giao dịch. Trong khoa học pháp lý, hậu quả pháp lý là sự bất lợi cho các cá nhân, tổ chức khi hành vi của họ bị pháp luật xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Khi các chủ thể tham gia vào một quan hệ nhất định mà hành vi của họ là trái pháp luật thì, trong từng quan hệ cụ thể phải chịu những hậu quả pháp lý được điều chỉnh bởi những ngành luật khác nhau. Trong lĩnh vực dân sự thì hậu quả pháp lý xuất phát từ hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác hoặc khi GDDS bị vô hiệu. Khi một GDDS bị vô hiệu các chủ thể tham gia vào giao dịch phải gánh chịu những hậu quả nhất định do pháp luật quy định. Hậu quả pháp lý trong GDDS thường dẫn đến sự bất lợi về tài sản (lợi ích vật chất) nằm ngoài ý chí và sự mong muốn của chủ thể. Theo Điều 137 BLDS năm 2005, hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu “1. GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi GDDS vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” II. Hậu quả pháp lý đối với GDDS vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể 1. Đối với GDDS vô hiệu do giả tạo Giao dịch này đương nhiên bị vô hiệu kể từ thời điểm giao kết. Do đó, giao dịch này sẽ không phát sinh hiệu lực pháp lý. Nếu giao dịch chưa được thực hiện thì 9 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 các bên không được thực hiện giao dịch nữa. Trong trường hợp, giao dịch đang thực hiện thì các bên phải dừng ngay việc thực hiện, không tiếp tục thực hiện giao dịch đó nữa. 2. Đối với GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hay do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Người bị nhầm lẫn (lừa dối, đe dọa) hay không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu trong thời hạn luật định và Tòa án ra quyết định tuyên bố giao dịch đã ký kết vô hiệu thì lúc này giao dịch đã ký kết mới trở nên vô hiệu. Khi đó, giao dịch sẽ bị vô hiệu từ thời điểm các bên giao kết. Do đó, sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Trong trường hợp người xác lập giao dịch không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nên đã xác lập giao dịch nhưng họ không khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì giao dịch đã ký vẫn được pháp luật thừa nhận hiệu lực pháp lý và các bên chủ thể tham gia giao kết giao dịch vẫn tiếp tục phải thực hiện các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Hay nói cách khác, giao dịch mà các bên đã tham gia vẫn làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể. 3. Các hậu quả phát sinh khác Các bên chủ thể sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Nhà nước sẽ tiến hành tịch thu tài sản trong một số trường hợp quy định của pháp luật: Nếu các bên chủ thể lợi dụng tính tự do quá mức xâm phạm tới lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng và lợi ích của người thứ ba thì họ sẽ phải chịu những chế tài mà pháp luật đã quy định dự liệu trước, và tịch thu tài sản là một chế tài nghiêm khắc nhất mà pháp luật dân sự quy định đối với GDDS vô hiệu. Tài sản bị tịch thu là tài sản trong hợp đồng và có thể là hoa lợi, lợi tức thu được từ hợp đồng. Trong các trường hợp GDDS vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể, ta thấy hậu quả pháp lý này chỉ có thể được áp dụng đối với các trường hợp GDDS vô hiệu do bị lừa dối (đe dọa). Bởi lẽ, Trong các trường hợp này đều có lỗi cố ý của một (cả hai bên) chả thể tham gia và nó xâm phạm tới lợi ích của người thứ ba. Bên nào có lỗi gây thiệt hại sẽ phải bồi thường: 10 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 Như đã phân tích, ta thấy rằng vấn đề bồi thường chỉ đặt ra khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế do GDDS vô hiệu và bên nào có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho phía bên kia. Lỗi của các bên chủ thể có thể là lỗi cố ý (lỗi vô ý). III. Cách thức – thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử lý hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể 1. Nếu nội dung thỏa thuận trong giao dịch chưa được các bên chủ thể thực hiện thì các bên không được phép thực hiện các nội dung đó. Ta thấy, trong cả bốn trường hợp GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hay do người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình mà xác lập giao dịch thì người bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa có quyền yêu cầu phía chủ thể phía bên kia thay đổi lại nội dung giao dịch thì coi như giao dịch đó sẽ có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp vi phạm các điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch do pháp luật quy định. Trong trường hợp phía bên chủ thể kia không đồng ý thì giao dịch sẽ không được phép thực hiện. Đối với trường hợp GDDS xác lập giả tạo thì cả hai bên chủ thể đều thống nhất ý chí và cố ý vi phạm các quy định của pháp luật. Do đó, khi giao dịch vị tuyên bố vô hiệu, cả hai bên sẽ không được phép thực hiện giao dịch đó. 2. Nếu nội dung thỏa thuận trong giao dịch đã thực hiện một phần hoặc đã thực hiện xong thì chấm dứt việc thực hiện và tiến hành xử lý tài sản Việc xử lý tài sản được tiến hành theo Điều 137 BLDS năm 2005, các bên phải “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” Ví dụ: trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất rẫy cà phê giữa ông Hà Minh Đức và ông Tạ Lê Nhật đều ở xã Cươ knia, Buôn Đông, Đắc Lắc tại quyết định số 51/UBTP – DS ngày 13/09/1999, UBTP TAND tối cao quyết định: tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng rẫy cà phê giữa ông Đức và ông Nhật vô hiệu. Ông Đức phải trả cho ông Nhật 15 cây vàng 97 %. Ông Nhật phải giao trả cho ông Đức 6.030 m2 đất rẫy cà phê. Trong trường hợp tài sản còn nguyên vẹn thì việc buộc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, giao trả cho nhau những gì đã nhận là hiện thực và có khả năng thực hiện. Nhưng trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mà các bên chuyển giao 11 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 cho nhau không còn nguyên vẹn (không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu) thì phải hoàn trả bằng tiền. Đối với hợp đồng chuyển nhượng đất trong trường hợp này thông thường bên mua trả lại nhà cho bên bán, bên bán phải thanh toán cho bên mua khoản tiền đã bỏ ra để xây nhà kiên cố hoặc sửa chữa nhà. Theo Điều 137 BLDS, “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường “. Tuy nhiên, qua thực tế một số vụ án thì việc giải quyết hậu quả của GDDS vô hiệu là không thống nhất. + Có Tòa án lập luận GDDS vô hiệu thì không được pháp luật bảo vệ, nên bác yêu cầu bồi thường thiệt hại của một bên đương sự. + Có Tòa án chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng không có căn cứ làm chuẩn mà chỉ ước lượng thiệt hại + Có Tòa án chỉ buộc bên mua phải giao trả lại tài sản mà không buộc bên bán phải bồi thường thêm bất kỳ khoản tiền nào khác. Ví dụ: Quyết định giám đốc thẩm của Tòa dân sự TAND tối cao đã xử vụ tranh chấp hợp đồng cầm cố đất giữa ông Nguyễn Văn A và bà Lê Thị T ở tỉnh H. Năm 1993, ông A cầm cố cho vợ chồng anh trai – chị dâu là ông Nguyễn Văn S và bà T: 7500 m2 đất theo thỏa thuận ngày 27/05/1993, số tiền 6,1 chỉ vàng 24K và 240.000 đồng. Hai bên thỏa thuận từ ngày 27/05/1998 ông A có quyền chuộc lại đất. Năm 1997, ông A chuộc lại đất, bà T không đồng ý. Sau đó, bà T đồng ý nhưng buộc ông a chuộc với giá 8 chỉ vàng/ 1 công đất. Tòa dân sự xử: Hủy hợp đồng cầm cố đất giữa ông A và bà T. Buộc bà T giao trả cho ông A 7.500 m2 đất. Ông A trả lại cho bà T 6,1 chỉ vàng 24K và 240.000 đồng. + Có Tòa án xử buộc bên bán tài sản phải trả tiền cho bên mua và trả một khoản tiền lãi theo mức lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn từ ngày ký giao dịch cho đến khi xét xử sơ thẩm. Ví dụ: Bản án phúc thẩm TAND tỉnh T hủy hợp đồng mua bán nhà giữa anh Nguyễn Văn H và chị Trần Thị N, buộc bên bán: anh H trả lại cho bên mua số tiền đã nhận là 150.000.000 đồng và lãi suất từ khi ký hợp đồng đến ngày xét xử sơ thẩm: ngày 21/07/1998 đến ngày 17/09/1999 là 30.525.000 đồng. Tổng cộng anh H phải trả cho chị N số tiền là 180.525.000 đồng. + Có trường hợp tòa án xử hủy hợp đồng và buộc bên nhận tiền phải thanh toán lại cho bên giao tiền theo thời giá. 12 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 Ví dụ: Quyết định của UBTP TAND tối cao xử vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa ông Trần Xuân H và ông Trần Văn T, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N. UBTP TAND tối cao đã xử hủy phần bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND tỉnh D xét xử lại sơ thẩm theo hướng hủy hợp đồng mua bán vì vô hiệu và buộc bà N phải thanh toán cho ông H số tiền mua bán nhà năm 1990 theo thời giá Do có sự khác nhau đó nên vấn đề đặt ra là chọn giải pháp nào cho hợp tình hợp lý, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch và bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng pháp luật tại tất cả các Tòa án. IV. Vấn đề bảo vệ người thứ ba ngay tình khi GDDS bị tuyên bố vô hiệu 1. Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu Trước khi người thứ ba tham gia giao dịch, đối tượng của giao dịch này được xác lập bởi một giao dịch vô hiệu. Khi tham gia giao dịch, người thứ ba ngay tình là người không biết và pháp luật không quy định họ buộc phải biết, khi tham gia giao dịch họ chiếm giữ tài sản không có biểu hiện của người tiêu thụ tài sản bất minh. Người thứ ba tham gia giao dịch phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Nếu trong trường hợp mà họ không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện hoặc người giám hộ hợp pháp. Họ đã thực hiện nghĩa vụ và hưởng những quyền dân sự trong giao dịch do có xác lập, có nghĩa là họ đã nhận được tài sản từ giao dịch và mục đích của giao dịch đã đạt được. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của giao dịch là những tài sản không thuộc loại tài sản mà pháp luật cấm giao dịch. Trình tự xác lập giao dịch tuân thủ theo trình tự pháp luật quy định. Khi có tranh chấp xảy ra thì người thứ ba ngay tình phải có yêu cầu được hưởng tài sản hay yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu tài sản đã bị trả cho chủ sở hữu hoặc bị tịch thu sung công quỹ. 2. Giải quyết hậu quả pháp lý GDDS vô hiệu khi có người thứ ba ngay tình cần được bảo vệ Điều 147 BLDS năm 2005 quy định “ Trong trường hợp GDDS vô hiệu nhưng tài sản đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực; nếu tài sản giao dịch bị tịch thu 13 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 sung công quỹ Nhà nước hoặc trả lại cho người có quyền nhận được tài sản đó thì người thứ ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệt hại.” Ví dụ: Do bị ép buộc, ông A bán cho ông B 1 tấn thức ăn gia súc với giá rẻ. Sau đó, ông B bán lại cho ông C tấn thức ăn gia súc đó theo giá thị trường trên cơ sở tự nguyện, đầy đủ điều kiện theo pháp luật quy định, các bên đã thanh toán tiền cho nhau và ông C đã mang số thức ăn gia súc đó về chăn nuôi. Một tháng sau đó, ông A khởi kiện cho rằng ông B đã đe dọa và buộc ông phải bán số thức ăn gia súc đó. Ông A còn giữ hóa đơn bán hàng và có đủ bằng chứng chứng minh điều đó. Trong trường hợp này, Tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán giữa ông A và ông B vô hiệu, bởi ông B đã có hành vi ép buộc ông A phải bán thức ăn gia súc cho mình với giá rẻ và buộc ông B phải trả cho ông A một khoản tiền tương đương với khoản tiền mà ông B còn thiếu của ông A nếu bán theo giá thị trường. Không cần xem xét tới hợp đồng mua bán giữa ông B và ông C, vì ông C là người thứ ba ngay tình cần được bảo vệ, số thức ăn gia súc là tài sản thông thường đã được sử dụng nên không cần thiết phải trả lại cho ông A. C. Thực tiễn áp dụng pháp luật về GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và Kiến nghị hoàn thiện I. Thực tiến áp dụng pháp luật về GDDS vi phạm sự tự nguyện của chủ thể 1. GDDS vô hiệu do nhầm lẫn theo quy định của pháp luật Như đã phân tích ở trên, trong nhiều trường hợp sự nhầm lẫn có thể xảy ra do lỗi của bên đối tác. Khi một bên có lỗi làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó. Nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Ví dụ: Tháng 4/2001, ông Trần Văn Lưỡng có mua một chiếc otô tải hiệu IFA trị giá 140.000.000 đồng. Khi mua có giấy chứng nhận xe otô nhập khẩu. Sau đó ông và công ty bảo hiểm Bắc Ninh có thiết lập một hợp đồng bảo hiểm. Theo giấy yêu cầu của ông Lưỡng thì công ty bảo hiểm có bán cho ông bảo hiểm otô với số tiền 1.429.100 đồng, đối với 3 loại hình bảo hiểm: + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba là 12.000.000 đồng/người. Tài sản là 30.000.000 đồng. + Bảo hiểm vật chất xe otô toàn bộ là 52.500.000 đồng. + Bảo hiểm tai nạn của lái xe, phụ xe: 30.000.000 đồng. 14 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 Ngày 02/05/2001, otô của ông Lưỡng gây tai nạn làm chết 1 người, bị thương 2 người, xe hư hỏng nặng. Sau đó ông đến công ty bảo hiểm làm thủ tục thanh toán. Công ty bảo hiểm Bắc Ninh từ chối thanh toán với lý do: xe otô của ông Lưỡng chưa có giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.(đây là trường hợp loại trừ bảo hiểm). Tại bản án sơ thẩm 03/DSST ngày 31/12/2003 của TAND thị xã Bắc Ninh buộc công ty bảo hiểm trả ông Lưỡng số tiền bảo hiểm là: 66.483.000 đồng. Lãi suất chậm thi hành án khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong. Bác yêu cầu của ông Lưỡng về số tiền yêu cầu công ty bảo hiểm chi trả cho lái, phụ xe 30.000.000 đồng và lãi suất của số tiền và lãi suất của số tiền từ khi tai nạn xảy ra. Sau đó, công ty bảo hiểm Bắc Ninh kháng cáo. Bản án phúc thẩm số 12/DSPT ngày 22/03/2004 của TAND tỉnh Bắc Ninh xử nguyên án sơ thẩm. Qua vụ việc này cho thấy, hợp đồng mà ông Lưỡng đã ký kết với công ty bảo hiểm Bắc Ninh là hợp đồng theo mẫu in sẵn. Công ty bảo hiểm Bắc Ninh không in các trường hợp loại trừ bảo hiểm trên hợp đồng đã ký kết cũng không nêu việc loại trừ bảo hiểm được quy định ở đâu. Nhưng đến khi ông Lưỡng yêu cầu bảo hiểm thì lại đưa ra lý do xe của ông Lưỡng không có chứng nhận an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường quy định tại các Điều 12 khoản 4, Điều 13 khoản 2 , Điều 14 và khoản 1 Điều 50 của Luật kinh doanh bảo hiểm để từ chối chi trả bảo hiểm là không đúng. Giả sử không có những thông tin loại trừ bảo hiểm trong hợp đồng mẫu mà nhân viên bán bảo hiểm kiểm tra kỹ các giấy tờ xe của ông Lưỡng và giải thích việc xe otô của ông không có giấy kiểm dịch an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì không nên mua vì sẽ không được chi trả bảo hiểm khi có sự cố xảy ra thì có lẽ vụ kiện đã không xảy ra. Nhưng nhân viên bán bảo hiểm do vô ý đã không lý giải điều đó dẫn đến việc ký kết hợp đồng, mà các điều khoản không rõ ràng do mẫu của công ty bảo hiểm đưa ra nên hậu quả công ty phải chấp nhận. Qua ví dụ này cho thấy không phải mọi sự nhầm lẫn đều dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng. Ở đây, có sự nhầm lẫn của nhân viên bảo hiểm nên không giải thích cho ông Lưỡng dẫn đến việc hợp đồng được ký kết. Nếu nhân viên bán bảo hiểm có giải thích thì chưa chắc ông Lưỡng đã ký kết hợp đồng hoặc có ý thì khi ông khởi kiện yêu cầu của ông cũng bị bác bỏ. Chính sự nhầm lẫn này dẫn đến việc công ty bảo hiểm phải bồi thường bảo hiểm cho ông Lưỡng khi tai nạn xảy ra. 15 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 2. GDDS vô hiệu do bị lừa dối theo quy định của pháp luật Khi giao dịch đã có hiệu lực thì trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch vi phạm ý chí thỏa thuận khi giao kết hợp đồng hoặc sẽ tuân theo thỏa thuận của các bên hoặc sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật nếu các bên không tự thỏa thuận được cách giải quyết khi có vi phạm xảy ra. Ví dụ: Vụ mua bán nhà đất giữa vợ chồng anh Huỳnh Ngọc An chị Võ Thị Lan Mai và ông Phạm Như Thanh. Khoảng tháng 3/1997, vợ chồng anh An chị Mai thấy ông Thanh đăng biển bán nhà. Vợ chồng anh chị đã thỏa thuận mua căn nhà 358/18B của ông Thanh với giá 60.000.000 đồng, với diện tích là 70 m 2.. Vợ chồng anh chị nhận giấy tờ nhà, làm các thủ tục hợp pháp hóa chủ quyền đất. Ngày 01/08/1997, ông Thanh có ký giấy bán nhà và vợ chồng anh An chị Mai đã giao đủ 60.000.000 đồng theo thỏa thuận. Vợ chồng anh An chị Mai đã làm các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận ngày 06/11/1997. Nhung ông Thanh không chịu giao nhà. Phia ông Thanh trình bày, ông có vay nợ nhiều lần của anh An chị Mai. Tính đến năm 1996 ông còn nợ anh chị 30.000.000 đồng. Anh An có nói với ông giúp hợp thức hóa chủ quyền để bán căn nhà có giá cao. Khi làm xong chủ quyền, bán được căn nhà, ông sẽ trả nợ cho anh An và toàn bộ chi phí anh An đã làm thủ tục giúp ông. Ông đã đưa toàn bộ giấy tờ nhà đất cho anh An. Khoảng 7 ngày sau anh An dẫn người đến đo đạc , ông và hàng xóm có ký vào giấy tờ xác minh nhà đất. Sau một thời gian anh An gặp ông và nói hồ sơ trước ký nhầm phải ký lại. Ông tin tưởng anh An nên ký lại theo yêu cầu của anh An mà không đọc lại giấy tờ. Tháng 11/1997 anh An cho ông xem giấy chúng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh và đòi ông Thanh phải giao nhà. Ông ra Ban tư pháp phường mới biết bị lừa ký vào các giấy tờ mua bán nhà. Ông yêu cầu hủy bỏ các giấy tờ mà ông bị lừa ký vào hợp đồng. Tại bán án số 76/ DSST ngày 29/04/1998, TAND thị xã Long Xuyên, An Giang quyết định: + Bác yêu cầu của anh An và chị Mai + Hủy hợp đồng ký ngày 01/08/1997 về mua bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại căn nhà 358/18B nêu trên vì “vô hiệu do bị lừa dối” + Kiến nghị UBND tỉnh An Giang hủy quyết định chúng nhận quyền sử dụng đất ngày 06/11/1997 đối với anh An và chị Mai, khôi phục quyền sử dụng đất cho ông Thanh theo giấy chúng nhận ngày 19/07/1997. 16 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 Ngày 08/05/1998 anh An kháng cáo Tại án số 25/DSPT ngày 30/06/1998, TAND tỉnh An Giang quyết định: công nhận hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất giữa ông Thanh Và anh An Sau quyết định phúc thẩm. ông Thanh có đơn khiếu nại. + Tại quyết định số 149/KN – DS ngày 20/11/1999, Phó Chánh án TAND tối cao kháng nghị đối với bản án phúc thẩm nêu trên. + Tại quyết định số 45/ GD – DS ngày 24/02/1999, Tòa dân sự TAND tối cao quyết định hủy án phúc dân sự số 253/DSPT ngày 30/06/1998 của TAND tỉnh An Giang, xét xử lại từ giai đoạn phúc thẩm. Tòa dân sự TAND tối cao nhận định: án sơ thẩm xác định giao dịch chuyển nhượng quyền nhà đất giữa ông Thanh và anh An là “ GDDS vô hiệu do bị lừa dối” theo Điều 142 BLDS là đúng. 3. GDDS vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật Trong trường hợp này, các bên “tự nguyện” tham gia giao dịch nhưng mục đích giao dịch được thể hiện không phù hợp với mục đích các bên thực sự quan tâm. Do đó. Giao dịch này sẽ bị vô hiệu ngay từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên để xác định hành vi giao kết giao dịch là giả tạo trong thực tế là vô cùng phức tạp. Do đó, cần căn cứ vào từng vụ việc cụ thể để có thể có kết luận chính xác nhất. Ví dụ: Vụ tranh chấp mua bán nhà giữa bà Lã Thị Yết và bà Hoàng Thị Nghễ tại Bình Định. Nội dung vụ việc: Ngày 03/10/1989, bà Nghễ bán nhà cho bà Yết căn nhà ở khu An Dương, thị trấn Ngô Mây tỉnh Bình Định với giá 4 chỉ vàng. Bà Yết đã nhận nhà đất sử dụng, bà Nghễ nhận 4 chỉ vàng tiền bán nhà. Vì căn nhà nằm trong diện giải tỏa nên cùng ngày 03/10/1989 bà Yết và bà Nghễ lại ký giấy với nội dung: bà Nghễ gửi bà Yết nhà (căn nhà đã bán cho bà Yết), mục đích của việc viết giấy gửi nhà là để bảo vệ quyền lợi cho bà Nghễ, nếu nhà bị giải tỏa thì bà Nghễ được nhận tiền đền bù. Do vậy, việc bà Yết và bà Nghễ ký giấy gửi nhà là giao dịch giả tạo, nên không có giá trị pháp lý. Giao dịch mà các bên thiết lập chỉ nhằm che giấu giao dịch mua bán nhà trước cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì nhà là đối tượng mua bán của giao dịch này nằm trong diện giải tỏa. Khi giải quyết vụ việc này, Tòa án cấp huyệnđã tuyên bố, giao dịch ký kết về việc bà Nghễ gửi nhà bà Yết là vô hiệu, thực tế là hợp đồng mua bán nhà. Việc áp dụng hậu quả pháp lý đối với GDDS vô hiệu do giả tạo trong trường hợp này là có cơ sở pháp lý. Ngoài ý nghĩa thực tế, nó còn có tác dụng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho công dân. 4. GDDS vô hiệu do bị đe dọa theo quy định của pháp luật 17 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 Trong thực tế do đặc thù của các trường hợp vô hiệu do vi phạm điều kiện về ý chí là ý chí chủ quan bên trong của con người nên rất khó đưa ra được các chứng cứ chứng minh rằng một bên bị đe dọa nên bắt buộc phải ký kết hợp đồng. Trong thực tiễn xét xử tại tòa án cũng đã gặp rất nhiều trường hợp yêu cầu yêu cầu hủy GDDS vô hiệu, đương sự nêu lý do là mình bị đe dọa nên mới giao kết hợp đồng nhưng lại không thể đưa ra được chứng cứ chứng minh điều đó. Vì vậy Tòa án không thể có căn cứ pháp luật để xác định yếu tố đe dọa để tuyên bó giao dịch vô hiệu. Ví dụ: Vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa nguyên đơn bà Phạm Thị Loan và bị đơn là bà Nguyễn Thị Lịch. Nội dung vụ việc: Theo bà Loan trình bày, ngày 10/03/1999, bà Lịch viết giấy bán nhà cho bà Loan căn nhà cấp 4 tại xã Hợp Minh với giá là 30.000.000 đồng. Bà Lịch đã nhận đủ số tiền và làm thủ tục theo quy định. Bà Loan được cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất năm 2001 nhưng bà Lịch không chịu giao nhà nên bà Loan yêu cầu bà Lịch phải trả lại nhà theo hợp đồng. Phía bà Lịch cho rằng, bà có vay của bà Loan 10.000.000 đồng với lãi suất 10%/ tháng. Tính từ tháng 6-1997 đến tháng 3-1999, bà Lịch nợ bà Loan 30.000.000 đồng nhưng vì không có tiền trả nên bà Loan đã bắt bà Lịch nhốt vào tầng 2 của nhà bà Loan, ép bà phải viết giấy bán nhà. Vì sợ nên bà Lịch đã kí vào giấy bán nhà. Sau đó bà có báo cáo chính quyền địa phương. Tại UBND xã, chính con rể bà Loan thừa nhận có ép bà Lịch phải kí vào giấy mua bán nhà cho bà Loan. Do vậy, bà Lịch yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà với bà Loan. Tại bản án sơ thẩm số 03/DSST ngày 31-3-2004, TAND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái công nhận hợp đồng mua bán nhà giữa bà Loan và bà Lịch. Vì cho rằng việc mua bán này hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc. Bà Lịch kháng cáo. Tại bản án số 12/DSPT ngày 21-6-2004, TAND tỉnh Yên Bái tuyên bố, hợp đồng mua bán nhà giữa bà Loan và bà Lịch vô hiệu do bị đe dọa, ép buộc. Thực tế, vụ việc cho thấy việc xác định hành vi bị đe dọa (ép buộc) là rất phức tạp. Ta cần đánh giá lời khai của con rể bà Loan là khách quan hay không. Vì thời điểm lấy lời khai vợ chồng con gái bà Loan đã ly hôn. Mặt khác, ngay sau khi kí hợp đồng, bà Lịch không thông báo ngay với chính quyền địa phương. Tại biên bản xác minh ngày 26-5-2004, ông Chí Phó Chủ Tịch xã Hợp Minh xác nhận có giải quyết tranh chấp 4 lần nhưng không thấy đề cập việc bà Lịch bị ép buộc bán nhà. Do vậy, không có căn cứ để xác định bà Loan có hành vi đe dọa đạt tới mức làm cho bà Lịch 18 Bài tập lớn học kì – Môn luật dân sự module 1 khiếp sợ mà kí vào hợp đồng. Như vậy, bản án phúc thẩm xét xử hợp đồng mua bán nhà vô hiệu do bị đe dọa là không có cơ sở. II. Nguyên nhân tranh chấp về GDDS do vi phạm ý chí - kiến nghị hoàn thiện vấn đề vấn đề GDDS vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể 1. Nguyên nhân tranh chấp về giao dịch dân sự do vi phạm ý chí của chủ thể Nguyên nhân của những tranh chấp xảy ra là do quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch hoặc quyền lợi của cộng đồng bị ảnh hưởng do việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết theo sự thỏa thuận ban đầu của các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng. Tức là có sự vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia giao dịch, vi phạm ý chí đã thỏa thuận của các bên trong giao dịch, vi phạm ý chí của Nhà nước. Hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng chưa đầy đủ: Cơ chế thị trường có những mặt tiêu cực nhất định như vì lợi nhuận các cá nhân, Doanh Nghiệp bất chấp pháp luật, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, hàng giả lừa dối người tiêu dùng. Mặt khác, người tiêu dùng không thể khởi kiện vì việc chứng minh khó khăn, án phí, tiền dịch vụ pháp lý tốn kém. Hơn nữa, pháp luật nước ta chưa có luật bảo vệ người tiêu dùng mà mới có Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng. Một vấn đề nữa là thủ tục phức tạp, kinh phí dùng cho Hội bảo vệ người tiêu dùng rất hạn chế, nên việc hoạt động chưa thu được nhiều kết quả. Do hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế và thiếu thông tin thị trường nên dẫn đến việc các bên thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng không được chặt chẽ. Do lợi dụng sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế bên đưa ra hợp đồng theo mẫu có nội dung không rõ ràng, gây bất lợi cho bên kia, dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng. Mặt khác người tiêu dùng không có những thông tin cần thiết về hàng hóa cần mua nên một số trường hợp mua phải hàng hóa kém chất lượng. Giá cả trên thị trường không ổn định, tăng giảm thất thường, đặc biệt giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng nhiều đến mức chóng mặt. Một nguyên nhân nữa là vì ích kỷ cá nhân, một số cá nhân tổ chức cố ý lừa dối khách hàng để trục lợi cho mình. 2. Một số kiến nghị - giải pháp hoàn thiện vấn đề GDDS vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan