Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập học kỳ chứng minh tính chất mở của liên kết khu vực asean (8 điểm)...

Tài liệu Bài tập học kỳ chứng minh tính chất mở của liên kết khu vực asean (8 điểm)

.DOCX
5
107
64

Mô tả:

A. Lời mở đầu. Quan hệ đối ngoại của ASEAN là một mảng lớn trong các hoạt động của Hiệp hội; được hình thành từ năm 1973 và đã phát triển mạnh trong hơn 40 năm qua. Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã được xác định là một khu vực mở, hướng ra bên ngoài. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất tháng 2 năm 1976, các quốc gia đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, chính thức khẳng định xu thế hợp tác mở rộng của ASEAN với các nước thứ ba. Tuy nhiên, khái niệm về một cấu trúc khu vực mở và vai trò của ASEAN trong cấu trúc đó thì có thể mới được nhắc đến chính thức trong Hiến chương ASEAN, tại điểm 15, điều 1 về các mục tiêu của ASEAN. Điểm này nêu rõ: « Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp ». Trong bài tập này, tôi xin chứng minh tính chất mở của liên kết khu vực ASEAN dưới hai phương diện là cơ sở pháp lý về triển khai quan hệ đối ngoại, các hoạt động thực tế và thành tựu đạt được trong hợp tác quốc tế của ASEAN. B. I. Nội dung. Định nghĩa liên kết khu vực mở. Từ luận đề được nêu trong Hiến chương ASEAN, có thể thấy, tính chất mở của cộng đồng ASEAN được hiểu là mở rộng hợp tác với các đối tác bên ngoài, mở cửa cho sự tham gia của các thực thể bên ngoài vào các tiến trình và các hoạt động hợp tác của cộng đồng ASEAN. Từ đó, chứng minh cộng đồng ASEAN là một liên kết khu vực mở là chứng minh trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, ASEAN đã đưa ra những phương hướng, cơ sở pháp lý, hành động tế nào nhằm mở rộng hợp tác và thực tế đạt được những thành quả ra sao. II. 1. Chứng minh cộng đồng ASEAN là một liên kết khu vực mở. Các cơ sở pháp lý về triển khai quan hệ đối ngoại của ASEAN. Đề cao tầm quan trọng của quan hệ đối ngoại, Hiến chương ASEAN đã có một chương (chương VII) quy định các vấn đề mục tiêu, nguyên tắc, định hướng, cơ chế nhằm đẩy mạnh quan hệ đối ngoại của ASEAN. Chương này quy định, đối 1 tượng hợp tác của ASEAN là toàn thể các quốc gia, các tổ chức, các tiểu khu vực, khu vực và quốc tế. Lĩnh vực hợp tác ngoại khối được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: an ninh - chính trị, kinh tế - thương mại, văn hóa – xã hội. Để điều phối hợp tác ngoại khối, Hiến chương ASEAN đưa ra các thiết chế có thẩm quyền chung nhằm điều phối toàn diện hoạt động hợp tác trong đó có hợp tác ngoại khối bao gồm: Cấp cao ASEAN, hội nghị ngoại trưởng ASEAN, Hội đồng điều phối ASEAN và Hội đồng cộng đồng ASEAN. Các thiết chế chuyên trách nhằm điều phối trực tiếp hợp tác ngoại khối bao gồm: Điều phối viên đối thoại, Ủy ban ASEAN ở bên thứ ba. Hiến chương cũng đưa ra các quy chế đối tác đa dạng, phù hợp với từng quan hệ hợp tác bao gồm: Đối thoại chính thức, Đối thoại theo lĩnh vực, đối tác phát triển, quan sát viên và khách mời. Tổng kết lại, Hiến chương đã quy định hoạt động hợp tác của ASEAN là trên tất cả lĩnh vực, với các chủ thể từ quốc gia, khu vực đến thế giới, dưới các quy chế đối tác đa dạng, có cơ chế điều phối và thúc đẩy quá trình hợp tác. Như vậy, có thể thấy, trong hiến chương của mình, ASEAN đã rất coi trọng vấn đề hợp tác quốc tế, coi đây là một hoạt động quan trọng nhằm thể hiện những nguyên tắc cơ bản cũng như những mục tiêu của liên kết ASEAN. Nói cách khác, đó là thể hiện tinh thần, phương hướng của một liên kết khu vực mở trên phương diện pháp lý. 2. Các hoạt động thực tế và thành tựu đạt được trong hợp tác quốc tế của ASEAN. Quan hệ đối ngoại của ASEAN bao gồm các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN. Với ASEAN +1, ASEAN hiện có quan hệ đối thoại và hợp tác với 10 nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Pakistan, Ôt-xtrây-lia, Niu Di lân, Nga, Hoa Kỳ và Canada), 1 tổ chức khu vực là Liên minh Châu Âu (EU) và 1 tổ chức quốc tế là Liên Hợp Quốc. Các kế hoạch được triển khai bao gồm thỏa thuận lập các Khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các đối tác. ASEAN đã lập các Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN – Trung Quốc nhằm thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch. 2 Với ASEAN +3, ASEAN hợp tác với ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn quốc trong một tiến trình bắt đầu từ năm 1997. ASEAN +3 đã hình thành 52 cơ chế hợp tác với các lĩnh vực bao gồm an ninh-chính trị, kinh tế, tài chính-tiền tệ, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, du lịch, công nghệ thông tin, y tế, lao động, văn hóa, tội phạm xuyên quốc gia và an sinh xã hội. Với Cấp cao Đông Á, bao gồm 16 thành viên, là diễn đàn nơi các Lãnh đạo đối thoại về xây dựng cộng đồng ở khu vực Đông Á; ASEAN giữ vai trò chủ đạo; bổ sung và hỗ trợ cho các diễn đàn khu vực khác hiện có, cuộc họp hàng năm do ASEAN chủ trì nhân dịp Cấp cao ASEAN. Với Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), có 27 thành viên, ASEAN đang tiến hành quá trình xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa nhằm tạo ra khuôn khổ thích hợp cho ASEAN và các đối tác tiến hành đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh ở Châu Á-TBD. Như vậy, qua các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN có thể thấy rằng, trên thực tế, ASEAN đã thể hiện vai trò một liên kết khu vực mở thông qua việc chủ động tiến hành và duy trì vai trò trung tâm, lấy đó làm động lực trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài. Nói cách khác, liên kết khu vực ASEAN đã thể hiện tính mở của mình ở chỗ, liên kết này không phải chỉ là để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác với nhau mà mục tiêu của nó còn là lấy liên kết ASEAN làm cơ sở, động lực để hợp tác với các đối tác bên ngoài. C. Kết luận. Trên đây, tôi đã chứng minh tính mở của liên kết khu vực ASEAN bao gồm hai nội dung là tính mở thể hiện trong cơ sở pháp lý về triển khai quan hệ đối ngoại thể hiện trong Hiến chương ASEAN và thực tế những thành tựu đạt được đã khẳng định tính mở của liên kết khu vực này. Hi vọng bài viết đã làm rõ được vấn đề nêu ra, thể hiện kiến thức đã học được về pháp luật cộng đồng ASEAN trong thời gian vừa qua. 3 Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Đại học Luật Hà Nội. Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN. Hà Nội, 2011. 2. Trường đại học luật Hà nội, Giáo trình công pháp quốc tế, nxb Công an nhân dân, năm 2008. 3. Hiến chương ASEAN. 4 Mục lục A. Lời mở đầu.........................................................................................1 B. Nội dung.............................................................................................1 I. Định nghĩa liên kết khu vực mở....................................................1 II. Chứng minh cộng đồng ASEAN là một liên kết khu vực mở.. 1 1. Các cơ sở pháp lý về triển khai quan hệ đối ngoại của ASEAN...............................................................................................1 2. Các hoạt động thực tế và thành tựu đạt được trong hợp tác quốc tế của ASEAN...........................................................................2 C. Kết luận..............................................................................................3 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan