Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập học kỳ (8đ) khoảng 19 giờ ngày 0732009, nguyễn văn x (sn 1970) cùng đ...

Tài liệu Bài tập học kỳ (8đ) khoảng 19 giờ ngày 0732009, nguyễn văn x (sn 1970) cùng đinh văn x và một số người khác ngồi uống rượu tại nhà chị trần thị h

.DOCX
4
30
87

Mô tả:

ĐỀ BÀI Khoảng 19 giờ ngày 07/3/2009, Nguyễn Văn X (SN 1970) cung Đinh Văn X và một số người khác ngồi uống rượu tại nhà chị Trần Thị H. Trong lúc uống rượu, C và X xảy ra xô xát. X tức giận đánh 02 cái vào mặt C. Sau đó C và mọi người ra về còn X ngủ lại tại nhà H. Khoảng 21 giờ 30 phút cung ngày, C quay lại nhà H để yêu cầu X xin lỗi. Khi đến nhà H, C gọi cửa nhưng H không mở, C liền nhặt 01 đoạn gậy tre dài 70cm, đường kính 4cm rồi đạp cửa xông vào nhà. Thấy X đang nằm ngủ trên giường, C dung gậy đánh vào đầu X, X dung dậy chạy nhưng C vẫn đuổi theo, tiếp tục dung gậy đánh vào đầu và người X gây thương tích 8%. Ngày 17/4/2009, X làm đơn yêu cầu khởi tố C về việc đã đánh mình gây thương tích. C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104 BLHS. Hỏi: 1. Hãy phân tích các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm mà C đã thực hiện? 2. Hãy phân tích lỗi của C trong trường hợp này. 3. Giả sử C là người chưa thành niên thì C có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện hay không? BÀI LÀM 1. Hãy phân tích các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm mà C đã thực hiện? Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra, tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Biểu hiện: - Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội - Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,… - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả,… C bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104 BLHS “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30 % hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người.” - Hành vi mà C đã thực hiện: Dung 1 gậy tre dài 70cm có đường kính 04cm đánh vào đầu và người anh X. Đặc điểm của hành vi: + Hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội vì xâm hại đến khách thể được luật hình sự bảo vệ, đó là thân thể của X, X thiệt hại 8% sức khỏe. + Hành vi được thực hiện bởi người có ý thức và ý chí: C là người thực hiện hành vi và là người có ý thức và ý chí. Việc thực hiện hành vi này C thực hiện cố ý, tức là C nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích cho X nhưng C vẫn quyết tâm thực hiện đến cung, mặc cho hậu quả xảy ra với X. + Hành vi trái pháp luật hình sự: Do C dung gậy tre dài 70cm với đường kính 04cm đánh vào X gây thương tích, điều này trái với quy định của pháp luật hình sự, và hành vi này đã được quy định trong điểm a, khoản 1, điểm 104 BLHS “dung hung khí nguy hiểm…” Nhận biết một vật là hung khí nguy hiểm căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ) và những vật có sẵn trong tư nhiên, trong sinh hoạt của con người: gậy, gộc, đòn gánh, dao, kéo,... Hơn nữa, tính nguy hiểm của hung khí, trước hết phải được hiểu là khả năng thực tế, khả năng pháp lý gây ra nguy hại cho người bị tấn công, bị xâm hại, và còn cho cả xã hội nữa. - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Hành vi của C gây thiệt hại tới thân thể của X_ khách thể được luật hình sự bảo vệ. Hậu quả là X bị thương, sức khỏe thiệt hại 8%. Đó là sự biến đổi tình trạng bình thường của con người_ thiệt hại về chất. - Công cụ để C thực hiện tội phạm: Đó là đoạn gậy tre dài 70 cm với đường kính 04cm. Đây là dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ cho việc định tội của C. - Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Do, tội phạm C thực hiện có CTTP vật chất vì có hậu quả là dấu hiệu bắt buộc xảy ra (thương tích 8%) nên việc xác định mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả rất cần thiết. Vậy, mối QHNQ giữa hành vi và hậu quả là: Hành vi dung gậy đánh X của C là nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả nguy hiểm cho C_C bị thương tích 8%. 2. Hãy phân tích lỗi của C trong trường hợp này? Trong trường hợp này, lỗi của C là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Quy định trong Điều 9 BLHS: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;...” Hành vi của người phạm tội tác động đến thân thể của người khác làm họ bị thương, tổn hại đến sức khỏe như: Đâm, chém, đá, đánh,…về hình thức cũng giống như hành vi của tội giết người, nhưng tính chất và độ nguy hiểm thấp hơn nên chỉ làm cho nạn nhân bị thương, tổn hại đến sức khỏe chứ không làm nạn nhân chết. Tuy nhiên, căn cứ vào điều 9 BLHS: Về lí trí, C nhận thức rõ được hành vi dung gậy đánh vào đầu X là sẽ gây thương tích hay tổn hại đến sức khỏe, C có thể nhận thức được điều này qua việc lựa chọn công cụ thực hiện hành vi là đoạn gậy tre dài 70cm có đường kính 04cm mà không phải là công cụ khác không có tính nguy hiểm như gậy tre này hay không sử dụng công cụ nào cả. Điều này cho thấy, C nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho X thông qua việc C lựa chọn công cụ thực hiện hành vi mà không phải là những lựa chọn khác. Về ý chí: “Thấy X đang nằm ngủ trên giường, C dùng gậy đánh vào đầu X, X vùng dậy chạy nhưng C vẫn đuổi theo, tiếp tục dùng gậy đánh vào đầu và người X gây thương tích 8%”. Như vậy, sau khi X vung dậy chạy thì C vẫn tiếp tục thực hiện hành vi của mình là đuổi theo đánh X, điều này chứng minh rằng C mong muốn cho hậu quả xảy ra đối với X và hậu quả ở đây là X bị thương. Bởi vì nếu không mong muốn hậu quả đó xảy ra thì C sẽ không đuổi theo X để tiếp tục đánh vào đầu vào người X, mà C có thể bỏ về ngay sau đó. Mặc du, hành vi của C chỉ gây thương tích cho X, hậu quả không đến mức làm X phải chết, nhưng điều này vẫn cho thấy, C nhận thức rõ hành vi nguy hiểm của mình và hậu quả xảy ra cho X. Do đó, kết luận rằng, lỗi của C trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp. 3. Giả sử C là người chưa thành niên thì C có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện không? Trong tình huống trên, C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104 BLHS, nghĩa là C phạm tội ít nghiêm trọng. Mặt khác, chủ thể của tội này có thể là bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên (K1, 2-Đ 104 BLHS) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (K3,4 điều 104-BLHS) có năng lực TNHS. Căn cứ vào điều 12, BLHS_tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Trong luật HSVN quy định tuổi chịu TNHS là tuổi tròn, và người được coi là đã thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi 3, cần xét 2 trường hợp: TH1: Nếu C từ đủ 16 tuổi trở lên thì C phải chịu TNHS về mọi tội phạm, du C phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý cũng như lỗi vô ý. Mà hành vi trên cấu thành tội ít nghiêm trọng với lỗi cố ý. Do đó, C vẫn phải chịu TNHS đối với hành vi đã thực hiện TH2: Nếu C từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tội cố ý hoặc vô ý). Như vậy, C không phải chịu TNHS đối với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng cũng như tội rất nghiêm trọng với lỗi vô ý. Mà hành vi trên cấu thành tội ít nghiêm trọng do cố ý. Do đó, C không phải chịu TNHS về hành vi trên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1_NXB CAND_Hà Nội _2007 2. Bộ luật hình sự và 79 câu hỏi-trả lời_NXB LĐXH_Th.s Luật học: Hoàng Anh Tuyên. 3. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (phần các tội phạm_tập 1)_Th.s Đinh Văn Quế. 4. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn Giả thiết, nếu trong quá trình thực hiện hành vi cướp giật tải sản quy định tại điều 136 mà V chưa đủ 16 tuổi_người chưa thành niên phạm tội, và theo quy định tại khoản 6 điều 69: “ án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” thì tội cướp giật mà V thực hiện bị tuyên 3 năm tu trước đó, sẽ không thể dung để xác định cho tội mua bán trẻ em sau đó mà V thực hiện được, do đó, lần phạm tội mua bán trẻ em khoản 2 điều 120 của V không thuộc trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan