Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập cá nhân số 1 công pháp 9 điểm trợ giúp nhân đạo...

Tài liệu Bài tập cá nhân số 1 công pháp 9 điểm trợ giúp nhân đạo

.DOCX
4
129
115

Mô tả:

A TÌNH HUỐNG Ngày 2/6/1997, hàng nghìn người dân đã tiến hành biểu tình tại thủ đô của Svanlia nhằm phản đối chính sách văn hóa và tôn giáo của Chính phủ này. Để trấn áp biểu tình, Chính phủ Svanlia đã điều động các phương tiện quân sự, kể cả máy bay chiến đấu bắn vào những người biểu tình, đồng thời thực hiện chính sách đàn áp văn hóa, tôn giáo. Quyết định của Chính phủ Svanlia đã khiến cuộc biểu tình trở thành xung đột vũ trang khi phe đối lập cũng huy động xetăng, máy bay chống lại chính phủ cầm quyền. Nhiều người bị chết và bị thương. Các dòng người bỏ chạy khỏi Svanlia sang các nước láng giếng đã ảnh hưởng tới an ninh của các nước trong khu vực. Trước tình hình bất ổn tại Svanlia, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một Nghị quyết cho phép các quốc gia thành viên Liên hợp quốc (UN) được triển khai lực lượng nhằm gìn giữ hòa bình ở nước này. Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng bảo an, 5 nước Ủy viên thường trực và một số quốc gia thành viên đã cử lực lượng quân đội tham gia và lực lượng của liên quân của UN để tới Svanlia. Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cũng ký kết một thỏa thuận với Liên hợp quốc để triển khai các hoạt động nhân đạo tại Svanlia. Hãy cho biết: - Thỏa thuận được ký kết giữa Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế và UN về trợ giúp nhân đạo tại Svanlia có là điều ước quốc tế không? Tại sao? - Việc thông qua nghị quyết của Hội đồng bảo an và sự có mặt của lực lượng liên quân tại Svanlia có phù hợp với luật quốc tế hay không? Vì sao? B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Khái quát chung - Điều ước quốc tế Khái niệm: Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó. (theo điểm a khoản 1 Điều 2 – Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế) Đặc điểm: theo khái niệm nêu trên về điều ước quốc tế có thể nhận thấy những đặc điểm sau. Thứ nhất: điều ước quốc tế luôn phải được thể hiện dưới hình thức là văn bản, nhưng không nhất thiết là trong một văn bản; thứ hai: chủ thể của điều ước quốc tế là quốc gia và cac chủ thể luật quốc tế khác được luật quốc tế thừ nhận; thứ ba: bản chất của điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế; thứ tư: luật điều chỉnh việc kí kết và thực hiện điều ước quốc tế là luật quốc tế. - Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an là một trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc, được Liên hợp quốc trao cho trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các hành động xâm lược. Theo quy định của Hiến chương thì Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế, và các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. Từ những vấn đề mang tính lí luận được nêu trên, chúng ta có thể đi vào tìm hiểu và trả lời các vấn đề dưới đây. 2 Trả lời câu hỏi 2.1 Thỏa thuận được ký kết giữa Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế và UN về trợ giúp nhân đạo tại Svanlia có là điều ước quốc tế không? Tại sao?  Có thể khẳng định rằng, thỏa thuận được kí kết giữa Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế và UN về trợ giúp nhân đạo tại Svanlia không là điều ước quốc tế, bởi lẽ: Thứ nhất: chủ thể tham gia kí kết thỏa thuận này chỉ một bên là chủ thể của luật quốc tế, đó là Liên hợp quốc, còn Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế không phải là chủ thể của luật quốc tế, mà chỉ là một tổ chức quốc tế phi chính phủ. Mà theo quy định của luật quốc tế thì các chủ thể kí kết Điều ước quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế như: quốc gia; các tổ chức liên chính phủ; các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết và một số chủ thể khác như tòa thánh Vanticang, Hồng Kong, Đài Loan… Việc kí kết các thỏa thuận giữa các tổ chức, pháp nhân nước ngoài với quốc gia, giữa các địa phương thuộc các quốc gia khác nhau, giữa các tổ chức phi chính phủ với nhau hoặc với quốc gia thì không phải là điều ước quốc tế. Thứ hai: về bản chất, đây là thỏa thuận có tính chất là thỏa thuận quốc tế - là những cam kết hợp tác quốc tế, biểu hiện ở nội dung thỏa thuận về vấn đề trợ giúp nhân đạo của Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế dành cho quốc gia Svanlia, khi mà tình hình ở Svanlia đang lâm vào sự khủng hoảng chính trị, người dân gặp nạn, cuộc sống hòa bình và ổn định bị đe dọa nghiêm trọng. Theo thỏa thuận, thì Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế sẽ được triển khai các hoạt động trợ giúp nhân đạo tại Svanlia theo thỏa thuận và cam kết với Liên hợp quốc. Như vậy, có thể thấy thỏa thuận được kí kết giữa Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế với Liên hợp quốc chỉ mang tính chất là một thỏa thuận quốc tế chứ không phải là điều ước quốc tế, vì thỏa thuận đó và việc kí kết thỏa thuận đó chưa đáp ứng nhứng yêu cầu để trở thành một điều ước quốc tế. Việc thông qua nghị quyết của Hội đồng bảo an và sự có mặt của lực lượng liên quân tại Svanlia có phù hợp với luật quốc tế hay không? Vì sao?  Việc thông qua nghị quyết của Hội đồng bảo an và sự có mặt của lực lượng liên quân tại Svanlia là phù hợp với luật quốc tế, vì: Trước tình hình bất ổn tại Svanlia: xuất phát từ mâu thuẫn tôn giáo, giáo dục mà xảy ra xung đột vũ trang giữa nhà nước và các phe đối lập, khiến nhiều người chết và bị thương, người dân Svanlia ồ ạt chạy sang các nước láng giềng, tình hình này gây nên sự bất ổn về hòa bình và an ninh trong đất nước Svanlia và đối với các nước xung quanh. Như vậy, tính chất của vụ việc này đã vượt ra khỏi pham vi của Svanlia không còn là công việc nội bộ nữa. Hội đồng bảo an với tư cách là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có vai trò giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế đã thông qua nghị quyết cho phép các quốc gia thành viên Liên hợp quốc được triển khai lực lượng nhằm giữ gìn hòa bình ở nước này. Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng bảo an, 5 nước Ủy viên thường trực và một số quốc gia thành viên đã cử lực lượng quân đội tham gia và lực lượng của liên quân của UN để tới Svanlia. Như vậy, theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, việc thông qua nghị quyết này của Hội đồng bảo an là hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế. Cụ thể, Theo Điều 39 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42. Đó là Hội đồng bảo an có thể quyết định các biện pháp không dùng đến vũ lực…nhưng nếu các biện pháp này tỏ ra không hiệu quả hoặc không thích hợp, Hội đồng bảo an có thể thi hành bằng các lực lượng hải, lục, không quân cho việc duy trì và khôi phục an ninh quốc tế. Hành động này có thể gồm những cuộc thi uy, những biện pháp phong tỏa và các cuộc hành binh khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của những hội viên Liên hợp quốc thực hiện để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Và cũng theo quy định của Hiến chương, các quyết định hay nghị quyết của Hội đồng bảo an phải được tôn trọng và thi hành, chính vì vậy, viêc có mặt của các lực lượng liên quân tại Svanlia là hoàn toàn phù hợp, tuân theo nghị quyết của Hội đồng bảo an. Việc làm này của Hội đồng bảo an không thể coi là vi phạm nguyên tắc trong luật quốc tế là “cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực” và nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” được.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan