Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài nhóm tư pháp quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế...

Tài liệu Bài nhóm tư pháp quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế

.DOC
7
198
55

Mô tả:

I. Khái quát về quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế 1, Khái niệm Hiện nay ở nước ta chưa có một văn bản pháp luật cụ thể nào nêu lên khái niệm quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, mà thông qua các văn bản quốc tế và thực tiễn áp dụng theo nghĩa thông thường nhất quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế được hiểu là quyền của quốc gia không bị xét xử bởi bất kì cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay quốc gia khác, nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó. 2, Cơ sở xác định quyền miễn trừ của quốc gia Cơ sở pháp lí quốc tế của quy chế pháp lí đặc biệt của quốc gia thể hiện ở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị pháp lí không thể tách rời của quốc gia, là cơ sở để lí giải về nguồn gốc và cơ chế vận hành của quyền lực chính trị, bao gồm hai nội dung cơ bản là quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế. Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện: phương diện quyền lực và phương diện quyền sở hữu. Hai phương diện quyền lực và quyền sở hữu có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong tổng thể quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế: Trên cơ sở bình đẳng giữa các quốc gia thì mỗi một quốc gia không thể thực hiện quyền lực của mình trong quan hệ với quốc gia khác: “ Không ai có quyền lực đối với người ngang hàng với mình”. Trong quan hệ quốc tế, mọi quốc gia đều độc lập và bình đẳng, không một quyền lực nào được đứng trên chủ quyền quốc gia, được đưa ra các mệnh lệnh buộc quốc gia phải phục tùng. Không một bộ máy nào được coi là “người” đại diện và thay mặt quốc gia thực hiện các quyền xuất phát từ chủ quyền. Việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa quốc gia với các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế không dựa trên cơ sở áp đặt ý chí mà thông qua con đường duy nhất là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Vì vậy, chủ quyền quốc gia chỉ có thể được thực hiện trọn vẹn khi quốc gia vừa đạt được lợi ích của mình mà không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Theo đó, quyễn miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế của một số nước trên thế giới bao gồm: quyền miễn trừ tài sản thuộc sở hữu của quốc gia và quyễn miễn trừ tư pháp của quốc gia. Trong đó, quyền miễn trừ tư pháp là một quyền quan trọng và hiện vẫn còn những quy định khác nhau giữa các quốc gia. II. Một số vấn đề lý luận về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong TPQT Việt Nam 1, Các quan điểm về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong TPQT Việt Nam Như ta đã biết, Quyền miễn trừ của quốc gia trong TPQT gồm quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Về mặt lý luận, quyền miễn trừ của quốc gia trong TPQT Việt Nam vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau đã được đưa ra. Có thể thấy được ở Việt Nam có hai quan điểm dưới đây: + Quyền miễn trừ đối với tài sàn của quốc gia ở nước ngoài không được đưa vào xem xét trong nội dung quyền miễn trừ của quốc gia. Nhuy vậy, trong quan điềm này quyền miễn trừ quốc gia bao gồm quyền miễn kiện, quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thi hành phán quyết của Toà án nước ngoài. Trong điều kiện pháp triển và hội nhập quốc tế hiện nay của nwocs ta thì quan điểm này không phù hợp bởi khi tham gia hội nhập quốc tế trong những trường hợp nhất định lợi ích hợp pháp liên quan đến tài sản của quốc gia sẽ không được bản vệ hữu hiệu. + Quyền miễn trừ tài sản thuộc sở hữu quốc gia là một nội dung cơ bản của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia. Quan điểm này xuất phát từ thực tiễn việc quốc gia tham gia vào đời sống dân sự quốc tế chủ yếu thông qua các quan hệ liên quan đến tài sản như các tài sản đầu tư nước ngoài. Do vậy quan điểm này được nhiều người đồng tình. Tuy nhiên lý luận về TPQT của Việt Nam không đề cập hoặc có đề câp thì cũng quy định mang tính khái quát chung. Ở Việt Nam hiện nay chưa có luật về quyền miễn trừ của quốc gia và pháp luật hiện hành cũng không có quy phạm nào quy định trực tiếp về quyền này. Trước đây Điều 84 – Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có quy định “Các vụ án dân sự liên quan đến nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao được hưởng quy chế ngoại giao được giải quyết bằng con đường ngoại giao, trừ...được hưởng quy chế ngoại giao đồng ý than gia tố tụng tại Việt Nam”. Tuy nhiên pháp lệnh này đã hết hiệu lực. Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2005 đã không quy định trực tiếp về quyền miễn trừ ngoại giao. Các văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ quy định quyền miễn trừ của nhân viên ngoại giao và lãnh sự. Theo khoản 1- điều 12 Pháp lệnh thì : “ Viên chức ngoại giai được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam, họ cũng được hưởng quyền miễn trừ về xét xử dân sự và xét xử hành chính. Ta thấy, chưa có quy định nào của Pháp lệnh cho thấy nhà nước nước ngoài có quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài sản ở Việt Nam. 2, Về phạm vi quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong TPQT Việt Nam. Trên thế giới hiện nay ở mỗi quốc gia lại có những quan điểm khác nhau về mức độ hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Về cơ bản có 2 quan điểm về vấn đề này đó là Thuyết quyền miễn trừ tương đối và Thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối của quốc gia. Đối với nước ta phần lớn quan điểm hiện nay đều tán đồng theo thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối của quốc gia và công khai thuyết miễn trừ tương đối. Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong các tài liệu về pháp luật Việt Nam cụ thể như: Trong Giáo trình ĐH Luật Hà Nội “nội dung quyền miễn trừ theo chức năng hoàn toàn trái với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế cũng như trong TPQT không có lợi cho việc thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế”. Còn theo quan điểm về thuyết miễn trừ tương đối điển hình là của tác giả Nguyễn Trường Giang nêu trong quyển“ Những phát triển của luật pháp quốc tế trong thế kỷ XXI” thì cho rằng trong bối cảnh kinh tế hiện nay học thuyết miễn trừ tuyệt đối không còn phù hợp và gây khó khăn cho sự phát triển của các hoạt động của nhà nước. Ngược lại, quyền miễn trừ dân sự tương đối sẽ bảo đảm vị trí bình đẳng trước tòa án quốc gia cho các tự nhiên nhân và pháp nhân của một quốc gia nước ngoài hoặc các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tham gia quan hệ với quốc gia đó. Hơn nữa, điều này tạo ra cho các doanh nghiệp tư nhân một vị thế công bằng khi tham gia các hoạt động kinh tế thương mại với Nhà nước, qua đó góp phần thúc đẩy thương mại trên thế giới. II. Thực tiễn của học thuyết quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong TPQT Việt Nam Tại Việt Nam chưa có luật về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia và trong các văn bản pháp luật hiện hành chuea có quy định chính thức về vấn đề này. Thực tiễn trong những năm hội nhập cho chúng ta thấy, với việc quy định về quyền miễn trừ tuyệt đối tư pháp của quốc gia đã tạo điều kiện cho nước ta có khá nhiều thuận lợi trong quá trình hội nhập nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, cụ thể như sau: 1, Ưu điểm Thứ nhất, khi tham gia vào quan hệ dân sự với một quốc gia, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không được phép đệ đơn kiện quốc gia đó tại bất kì tòa án nào, kể cả tòa án tại chính quốc gia đó, trừ khi quốc gia đó cho phép, các tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc bằng con đường ngoại giao giữa các quốc gia. Điều đó thể hiện sự hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia với nhau, tăng cường thêm sự bền chặt gắn kết cùng phát triển giữa các quốc gia. Thứ hai, Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừ này. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối ở mọi nơi, mọi lúc, trừ trường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ, bởi vì hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quyền của quốc gia chứ không phải nghĩa vụ. Bên cạnh đó, việc làm rõ nội dung của thuyết miễn trừ là rất quan trọng, bởi nếu hiểu một cách chính xác sẽ bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia khi tham gia các quan hệ dân sự quốc tế, hoặc tôn trọng lợi ích hợp pháp của quốc gia khác, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia. Thứ ba, trong điều kiện giao lưu kinh tế thương mại hiện nay cũng như cùng với sự phát triển của TPQT hiện đại, Việt Nam nên chấp nhận thuyết quyền miễn trừ tương đối của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, dân sự quốc tế để bảo vệ hiệu quả lợi ích của các công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ tài sản với quốc gia nước ngoài. Pháp luật Việt Nam cần có quy định về những trường hợp cụ thể nhà nước nước ngoài không được hưởng quyền miễn trừ tại Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Thứ tư, nội dung quyền miễn trừ của quốc gia đã được quy định thống nhất trong các văn bản của LHQ, các điều ước quốc tế có liên quan và được cụ thể hóa vào văn bản pháp luật của nhiều nước. Chính vì vậy, việc quy định một cách rõ ràng, cụ thể nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong pháp luật Việt Nam tiến gần hơn với các chuẩn mực của đời sống pháp lí quốc tế trong vấn đề này. 2, Nhược điểm Xu thế phát triển của TPQT là chấp nhận quyền miễn trừ của quốc gia với nội dung gồm quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc sở hữu của quốc gia ở nước ngoài và chấp nhận thuyết quyền miễn trừ tương đối của quốc gia. TPQT Việt Nam chưa phát triển cả về lý luận lẫn pháp luật thực định. Việt Nam chỉ chấp nhận Thuyết quyền miễn tuyệt đối, công khai bác bỏ Thuyết quyền miễn trừ tương đối của quốc gia. Đây là một hạn chế lớn bởi trước hết phải khẳng định rằng theo chủ nghĩa duy vật biện chứng Mac-Lênin thì mọi sự vật hiện tượng đều không có tính tuyệt đối mà chỉ tồn tại ở tính tương đối mà thôi. Hơn nữa đi vào thực tế thì nếu quy định quyền miễn trừ tuyệt đối cho các quốc gia nước ngoài thì sẽ không có lợi cho nhà nước Việt nam và đặc biệt là các thể nhân, pháp nhân Việt Nam trong quan hệ tư pháp quốc tế. Đây là cái cớ để Nhà nuớc nước ngoài không tuân thủ một số nghĩa vụ của họ. Thực tiễn đời sống pháp lý quốc tế cho thấy, nếu chấp nhận Thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối của quốc gia sẽ có những trường hợp không bảo vệ được một cách hữu hiệu lợi ích của các pháp nhân và thể nhân của quốc gia đó khi tham gia vào quan hệ dân sự với một quốc gia khác và ngược lại, quốc gia chấp nhận Thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối sẽ bất lợi khi tham gia vào mối quan hệ dân sự với quốc gia hay pháp nhân, thể nhân của quốc gia chấp nhận Thuyết quyền miễn trừ tương đối. Chính vì vậy, chấp nhận Thuyết quyền miễn trừ tương đối cả về lý luận lẫn quy định trong pháp luật thực định là xu thế không thể đảo ngược của TPQT. Thực tiễn đời sống pháp lý Việt Nam cũng cho thấy việc coi Thuyết miễn trừ tương đối là trái với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế hay của TPQT là thiếu thuyết phục. Năm 1999, một doanh nghiệp có tên là Mohamed Enterprises của Tanzania ký hợp đồng và thanh toán trước toàn bộ số tiền khoảng 1,4 triệu USD để mua 6.000 tấn gạo của Công ty Thanh Hòa ở Tiền Giang. Sau đó, Công ty Thanh Hòa đã thuê một tàu chở gạo để thực hiện hợp đồng trên. Nhưng con tàu mà Công ty Thanh Hòa thuê lại là một con tàu “ma”, trên đường chở gạo đã trốn bặt tăm. Không nhận được gạo, Công ty Mohamed Enterprises đã khởi kiện đối tác của Việt Nam… Sự việc cứ kéo dài không được xử lý dứt điểm. Bốn năm sau (2003), tàu Sài Gòn của Công ty SEA Saigon cập cảng Tanzania đã bị bắt giữ làm con tin nhằm tạo áp lực buộc phía Việt Nam thanh toán số nợ năm 1999. Ngày 22/7/2005, Tòa án Tanzania tuyên phạt phía Việt Nam gần 2 triệu USD bao gồm tiền bồi thường thiệt hại từ hợp đồng gạo với Công ty Mohamed Enterprises và tiền lãi phát sinh. Phán quyết ghi rõ, Chính phủ Việt Nam là bị đơn thứ 12 của vụ án. Theo tòa án, quyền miễn trừ tư pháp của nhà nước Việt Nam trong trường hợp này không tuyệt đối vì Chính phủ Việt Nam đã tham gia tích cực vào các giai đoạn của việc thực hiện hợp đồng. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam không được hưởng quyền miễn trừ xét xử3. Vụ việc trên cho thấy, nếu nhà nước Việt Nam tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với tư cách một bên chủ thể thì trong những trường hợp cụ thể nhất định sẽ không được hưởng quyền miễn trừ, nghĩa là nhà nước Việt Nam phải tham gia như một chủ thể bình thường khác. Như vậy, rõ ràng việc tuyệt đối hóa quyền miễn trừ tư pháp không có lợi cho nhà nước Việt Nam và đặc biệt là các cá nhân, pháp nhân Việt Nam trong các quan hệ TPQT. Đây sẽ là cơ sở để nhà nước nước ngoài không tuân thủ một số nghĩa vụ của họ bởi vì nhà nước nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối ở Việt Nam trong khi nhà nước Việt Nam không được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối ở nước ngoài. III. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong TPQT Việt Nam Theo lý luận trên ta có thể lập luận một cách lôgic rằng những người đại diện cho quốc gia được hưởng quyền miễn trừ thì bản thân quốc gia cũng được hưởng các quyền này. Tuy nhiên để tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án Việt Nam trong việc thụ lý và giải quyết các tranh chấp dân sự có liên quan đến nhà nước nước ngoài chúng ta nên quy định rõ ràng về quyền miễn trừ của quốc gia. Một số nước cũng đã có luật riêng để quy định về quyền miễn trừ quốc gia như Luật về quyền miễn trừ dành cho quốc gia nước ngoài 1976 ở Mỹ, Luật của Anh 1978, Singapore 1979, Pakistan 1981, Canada 1982, Úc 1985… Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam nên quy định quyền miễn trừ tương đối cho các quốc gia nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. Sự kiện này đã mở ra cánh cửa để Việt Nam bước ra và hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu. Việc hội nhập kinh tế quốc tế và làn sóng đầu tư ngày càng tăng cao đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới về pháp luật, trong đó có pháp luật về hợp đồng BOT. Hợp đồng được kí giữa Cơ quan Nhà nước và các doanh nhgiệp. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng BOT với hai tư cách: tư cách là một bên của hợp đồng và tư cách là một cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát hợp đồng. Do cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào quan hệ hợp đồng, nên cơ quan này phải từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia. Việc từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia này là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, mức độ từ bỏ và từ bỏ trong từng trường hợp cụ thể nào hiện đang phụ thuộc nhiều vào quá trình đàm phán và nhượng bộ của mỗi bên. Do đó, để khuyến khích đầu tư theo hợp đồng BOT và khẳng định rõ bản chất thương mại của hợp đồng BOT, cần quy định rõ trong pháp luật về hợp đồng BOT vấn đề khước từ quyền miễn trừ quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia ký kết hợp đồng BOT cũng như xác định mức độ và phạm vi việc khước từ quyền miễn trừ quốc gia đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan