Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài nhóm tm2 công ty hồng hà chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử. tháng 6 năm 2...

Tài liệu Bài nhóm tm2 công ty hồng hà chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử. tháng 6 năm 2013, công ty hồng hà ký hợp đồng giao đại lý số 18hđđl cho công ty sơ

.DOCX
17
156
109

Mô tả:

TÌNH HUỐNG TM2.NT1 - 5 Công ty Hồng Hà chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử. Tháng 6 năm 2013, Công ty Hồng Hà ký hợp đồng giao đại lý số 18/HĐĐL cho Công ty Sơn Tùng với một số điều khoản sau: - Công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán toàn bộ 10.000 tivi nhãn hiệu FTV cho công ty Hồng Hà với giá giao đại lý là 2.200.000 VNĐ/1 chiếc. - Công ty Sơn Tùng phải thanh toán 90% tiền hàng tại thời điểm nhận hàng. Công ty Sơn Tùng chốt giá bán sản phẩm trên thị trường; - Công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn Tùng; - Để thực hiện hoạt động bán hàng, công ty Hồng Hà tiến hành chương trình khuyến mại bốc thăm trúng thưởng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc trong đó có Hà Giang với tổng giá trị giải thưởng 10 tỷ đồng; Câu hỏi: a. Xác định các hình thức đại lý theo hợp đồng số 18/HĐĐL. b. Công ty Hồng Hà có thỏa thuận, quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa. Nhận xét về thỏa thuận trên. c. Sau khi bán được 5.000 tivi, do mưa bão, kho của công ty Sơn Tùng bị ngập, toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn. Xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp này. d. Để thực hiện chương trình khuyến mại, công ty Hồng Hà cần làm những thủ tục như thế nào. Xử lý trong trường hợp, sau khi kết thúc chương trình khuyến mại, số lượng giải thưởng có người bốc thăm trúng là 2 tỷ đồng. 1 MỞ ĐẦU Tổ chức Thương mại thế giới WTO phân loại thương mại dịch vụ ra thành 12 ngành và 155 tiểu ngành, chẳng hạn như: ngành dịch vụ kinh doanh (bao gồm các dịch vụ nghề nghiệp như pháp lý, kế toán kiểm toán, kiến trúc, tư vấn, cho thuê, quảng cáo…); ngành dịch vụ thông tin liên lạc (bao gồm các dịch vụ bưu chính viễn thông, nghe nhìn…); ngành dịch vụ xây dựng và kỹ thuật; ngành dịch vụ phân phối; dịch vụ tài chính; dịch vụ môi trường; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ thể thao- văn hóa - giải trí; dịch vụ y tế và xã hội; và dịch vụ khác. Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO và mở cửa thị trường dịch vụ. Nhưng, như chúng ta đã biết Luật Thương mại 2005 tiếp cận vấn đề thương mại theo nghĩa hẹp. Cho nên, chúng ta chỉ đề cập đến các dịch vụ thương mại được quy định trong luật. Và theo quy định hiện nay của Luật Thương mại 2005, bao gồm các dịch vụ thương mại sau: Xúc tiến thương mại; trung gian thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa dịch vụ; logistics; gia công trong thương mại khác và một số loại dịch vụ khác. Trong bài tập nhóm tháng số 1, chúng em xin lựa chọn đề bài số 5 trong bộ bài tập của Bộ môn Luật Thương mại – Trường ĐH Luật Hà Nội. Bài tập này có nội dung tập trung vào đại lý thương mại, một trong bốn hoạt động của dịch vụ ủy thác thương mại và một phần cuối có liên quan đến một hoat động xúc tiến thương mại là khuyến mại. 2 NỘI DUNG 1. Lý luận chung về đại lý thương mại và khuyến mại 1.1 Khuyến mại a. Khái niệm Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, do đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. b. Đặc điểm - Chủ thể: Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý. - Nội dung: Khi triển khai hoạt động, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hoặc hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách hàng. Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lý bán hàng); nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho 3 người bán (đại lý mua hàng). Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lý. - Hình thức: Quan hệ đại lí thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lí được giao kết giữa thương nhân giao đại lí và thương nhân làm đại lí. Hợp đồng đại lí phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương. 1.2 Khuyến mại a. Khái niệm Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. b. Đặc điểm - Chủ thể: chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh. - Cách thức: là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, tùy thuộc điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá… hoặc là lợi ích phi vật chất khác. - Mục đích: xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. 4 2. Giải quyết tình huống a. Xác định các hình thức đại lý theo hợp đồng số 18/HĐĐL. Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Theo Điều 169 Luật thương mại 2005 đại lý bao gồm các hình thức sau: “1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. 2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. 3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. 4. Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.” Căn cứ vào đề bài, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chủ thể tham gia kí kết hợp đồng giao đại lý số 18/HĐĐL: bên giao đại lý là công ty Hồng Hà và bên đại lý là công ty Sơn Tùng; theo đó, bên đại lí là công ty Sơn Tùng nhân danh chính mình bán tivi nhãn hiệu FTV cho khách hàng để hưởng thù lao từ bên giao đại lý là công ty Hồng Hà . 5 Dựa vào các điều khoản trong hợp đồng giao đại lý số 18/HĐĐL được ký kết giữa 2 bên là công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng có thể xác định các hình thức đại lý như sau: - Điều khoản hợp đồng “Công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán toàn bộ 10.000 tivi nhãn hiệu FTV cho công ty Hồng Hà với giá giao đại lý là 2.200.000 VNĐ/1 chiếc”: Đây là hình thức đại lý bao tiêu vì: Công ty Hồng Hà ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý Sơn Tùng là 2.200.000 VND/1 chiếc mà không ấn định giá bán ra. Như vậy, mức thù lao mà công ty Sơn Tùng có được trong giao dịch mua bán này chính là mức chênh lệch giữa giá ấn định của công ty Hồng Hà đối với công ty Sơn Tùng và mức giá bán ra giữa công ty Sơn Tùng và bên thứ 3 là khách hàng. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý (khoản 1 Điều 169 Luật Thương mại 2005). Bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý ấn định giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán thực tế với giá mua, giá bán bên giao đại lý quy định. Đối chiếu với điều khoản của hợp đồng số 18/HĐĐL, có thể xác định công ty Sơn Tùng thuộc hình thức đại lý bao tiêu. - Điều khoản hợp đồng “Công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn Tùng”: đây là hình thức đại lý độc quyền. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định (khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại 2005). Đối chiếu với điều khoản trong hợp đồng có ghi rõ, công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn 6 Tùng . Chúng ta có thể nhận thấy trên khu vực tỉnh Hà Giang bên giao đại lý là công ty Hồng Hà chỉ giao cho một đại lý duy nhất là công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán mặt hàng tivi FTV cho công ty Hồng Hà. Chính vì thế, hình thức đại lý đáp ứng được điều khoản này trong hợp đồng là hình thức đại lý độc quyền. Như vậy, xét trên các điều khoản trong hợp đồng giao đại lí số 18/HĐĐL được kí kết giữa bên giao đại lí là công ty Hồng Hà với bên đại lí là công ty Sơn Tùng, có hai hình thức đại lí như đã phân tích ở trên đó là: hình thức đại lí bao tiêu và hình thức đại lí độc quyền. b. Nhận xét về thỏa thuận quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa. Theo quan điểm của nhóm, thỏa thuận về việc quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa là thỏa thuận trái với quy định của Luật Thương mại 2005 về hợp đồng đại lí. Theo Điều 166 Luật thương mại 2005 thì đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Đặc điểm của hoạt động đại lí thương mại là việc chuyển giao hàng hóa từ bên giao đại lí sang bên nhận đại lí không đi kèm với việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa. Hàng hóa được bên giao đại lí giao cho bên đại lí vẫn thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lí, còn bên đại lí chỉ là bên bán hàng hóa thay cho bên giao đại lí để nhận thù lao mà thôi. Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý không phải bên mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng để tiếp tục bán cho người thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thức ba. Ghi nhận điều đó, Điều 170 quy định về quyền sở hữu trong đại lý thương mại như sau: “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý”. Đây là quy định 7 mang tính bắt buộc mà không phải là quy định cho phép hay mang tính tùy nghi của Luật thương mại 2005. Việc xác định ai là chủ sở hữu hàng hóa trong hợp đồng đại lí có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm chịu rủi ro của các bên đối với hàng hóa. Chẳng hạn theo đó vì là chủ sở hữu của hàng hóa trong hợp đồng đại lí nên bên giao đại lí có quyền ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng; phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của đại lý mua bán hàng hóa, dịch vụ. Còn bên đại lí phải mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định; phải bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; và chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do bên đại lí gây ra… Có thể xác định được hình thức đại lí theo hợp đồng giữa Công ty Hồng Hà và Công ty Sơn Tùng là hình thức đại lí bao tiêu. Theo đó bên đại lí thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa của bên giao đại lí. Lúc này bên giao đại lí ấn định giá giao đại lí còn bên đại lí được quyết định giá bán hàng hóa, thù lao mà bên đại lí được hưởng sẽ là mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán do bên giao đại lí quy định. Điều 176 Luật thương mại 2005 cho phép các bên có thể thỏa thuận về thời điểm hay phương thức thanh toán tiền hàng và thù lao đại lý. Trên thực tế có nhiều công ty thường thỏa thuận với bên đại lí thanh toán tiền hàng ngay khi hàng hóa được chuyển giao từ bên giao đại lí sang bên nhận đại lí. Điển hình như trong tình huống của đề bài, Công ty Sơn Tùng phải thanh toán 90% tiền hàng tại thời điểm nhận hàng. Điều đó có thể dẫn đến ngộ nhận hợp đồng đại lí là hợp đồng mua đứt bán đoạn, bên đại lí mua hàng hóa của bên giao đại lí với giá sỉ và bán ra cho người tiêu dùng với giá bán lẻ để kiếm lợi nhuận, khi công ty giao hàng cho bên đại lí và nhận tiền hàng thì hàng hóa đã thuộc sở hữu của bên đại lý. Họ cho rằng chẳng có đại lý nào bỏ 8 tiền ra mua hàng, đã giao tiền mà hàng hóa đó vẫn là của bên bán; ngược lại, cũng chẳng có bên bán nào đã nhận tiền bán hàng, giao hàng, mà vẫn cứ phải lãnh nhận trách nhiệm là chủ của món hàng mà mình đã bán. Nếu hiểu như vậy thì đó không còn là hợp đồng đại lí mà đã là hợp đồng mua bán hàng hóa. Đó là cách hiểu sai bản chất của hợp đồng đại lí theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực chất khoản tiền mà bên giao đại lí nhận từ bên đại lí khi giao hàng không phải là tiền mua bán hàng giữa hai bên mà là tiền hàng đáng lẽ “được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc bán một khối lượng hàng hoá … nhất định” nhưng do hai bên thỏa thuận nên được thực hiện ngay khi bên giao đại lí giao hàng cho bên nhận đại lí. Do vậy hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lí và bên đại lí chỉ là người bán hộ để nhận thù lao. Đây cũng là một nét đặc thù của hoạt động giao nhận đại lí. Nó giúp chúng ta phân biệt với trường hợp kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Trường hợp kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì mới chuyển quyền sở hữu hoàn toàn. Trở lại tình huống trên theo nhóm, nên bỏ thỏa thuận: quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa. Thay vào đó nên ghi nhận quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về Công ty Hoàng Hà, trên cơ sở đó ghi nhận cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lí, bên đại lí theo quy định của Luật thương mại 2005 về đại lí thương mại. c. Sau khi bán được 5.000 tivi, do mưa bão, kho của công ty Sơn Tùng bị ngập, toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn. Xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp này. Khi chuyển giao hàng hóa, bên giao đại lý không chuyển giao quyền sở hữu cho bên đại lý, do đó, chủ sở hữu của hàng hóa thường cũng là chủ thể chịu rủi ro về tài sản của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này, chủ sở hữu lại không phải là chủ thể đang nắm giữ hàng hóa, vậy trách nhiệm gánh chịu rủi ro sẽ thuộc về bên nào? Pháp luật về đại lý trong hoạt động trung gian thương mại không quy định cụ thể về vấn đề gánh chịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra nên thường là pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận. Nhưng trong tình huống, 9 các bên không có thỏa thuận trước, do vậy ta sẽ xem xét vấn đề trong các trường hợp có thể xảy ra sau đây: Trường hợp thứ nhất: Các bên có điều khoản thỏa thuận thì việc xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp rủi ro này sẽ được xác định theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Trách nhiệm của các bên trong trường hợp rủi ro này bao gồm cả, việc chuyển rủi ro giữa công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng cũng như trách nhiệm bảo quản hàng hóa của công ty Sơn Tùng đối với công ty Hồng Hà. Trường hợp thứ hai: trường hợp các bên không có thỏa thuận về trách nhiệm trong trường hợp rủi ro này, thì trách nhiệm của các bên sẽ được xác định theo Luật thương mại và Bộ luật dân sự. Theo Điều 170 Luật thương mại năm 2005 quy định về quyền sở hữu trong đại lý thương mại: “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đói với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý”. Vậy công ty Hồng Hà là chủ sở hữu đối với 5000 chiếc tivi bị ngập nước dẫn đến hỏng do mưa bão kia. Cùng với đó, Điều 166 Bộ luật dân sự 2005 thì công ty Hồng Hà là chủ sở hữu của 5000 chiếc tivi do mưa bão dẫn đến ngập nước và bị hỏng, hay nói cách khác 5000 chiếc tivi bị hỏng, phải chịu rủi ro này. Mặt khác Luật Thương mại 2005 có quy định tại Khoản 5 Điều 175 về trách nhiệm của bên đại lý khi các bên không có thỏa thuận: đó là trách nhiệm “Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; …”. Như vậy, công ty Sơn Tùng cũng có một phần trách nhiệm trong tình huống này khi đã được công ty Hồng Hà giao cho hàng hóa, với trách nhiệm bảo quản hàng hóa đối với bên giao đại lí. Đây là một nghĩa vụ của công ty Sơn Tùng. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 302 Bộ luật dân sự quy định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận 10 khác hay pháp luật có quy định khác.” Như vậy, xác định sự việc “do mưa bão” kia khiến 5000 tivi bị hư hỏng có phải là sự kiện bất khả kháng hay không sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định trách nhiệm của công ty Sơn Tùng trước công ty Hồng Hà. Vậy, như thế nào là sự kiện bất khả kháng? Bản chất của hợp đồng là một sự thỏa thuận tự nguyện. Một khi đã giao kết hợp đồng tự nguyện, các bên phải chịu trách nhiệm đối với những gì mình đã thỏa thuận. Do vậy hệ quả nếu một bên vi phạm hợp đồng sẽ bị chế tài. Nhưng trên thực tế, có những sự kiện mà các bên hoàn toàn không ngờ đến khi giao kết hợp đồng. Khi xảy ra sự kiện, họ đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể nào ngăn chặn được. Sự kiện này làm cho một bên trong hợp đồng không thực hiện được nghĩa vụ với bên kia. Hệ quả là một bên trong hợp đồng bị thiệt hại! Bên gây ra thiệt hại, sẽ phải chịu trách nhiệm với bên còn lại trong hợp đồng. Vì bên gây thiệt hại được xác định là có lỗi. Nguyên lí là như vậy. Nhưng trong trường hợp này, vấn đề đã trở nên khác một chút. Vì khi giao kết hợp đồng cả hai bên hoàn toàn không lường trước sẽ xảy ra một sự kiện như vậy. Đồng thời, họ đã thực hiện một cách để ngăn ngừa thiệt hại. Nói như thế để thấy rằng, cho dù là bất cứ ai ở trong hoàn cảnh như vậy cũng không thể khắc phục được. Hội tụ cả hai điều này, để thấy thiệt hại xảy ra là hoàn toàn ngoài ý muốn của các bên. Pháp luật ghi nhận các sự kiện như vậy dưới tên gọi “sự kiện bất khả kháng”. Theo Khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự 2005: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng thì không chịu trách nhiệm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 302 Bộ luật dân sự 2005). Việc miễn trách nhiệm này xuất phát từ nguyên lí công bằng, 11 ai ở vào trong hoàn cảnh bất khả kháng cũng đều không ngăn chặn được. Nhưng việc áp dụng bất khả kháng sẽ dẫn đến thiệt hại của một bên không đòi được. Nhằm tránh việc trục lợi và bảo đảm trật tự của hợp đồng, việc áp dụng qui định về bất khả kháng được cơ quan xét xử tiến hành một cách cẩn trọng. Theo đó, tòa án/trọng tài sẽ xác định bản chất của hành vi này: - Có phải là sự kiện không thể tiên liệu ? - Các bên đã làm mọi cách mà không khắc phục được ? Như vậy, dựa vào căn cứ trên ta cần phải xem xét một cách khách quan nhất sự kiện “do mưa bão, kho của công ty Sơn Tùng bị ngập, toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn” có phải là sự kiện bất khả kháng xảy ra ngoài ý muốn của công ty Sơn Tùng hay không? Hay nói cách khác, mức độ chịu trách nhiệm của công ty Sơn Tùng đối với rủi ro này lại phụ thuộc vào việc nhận thức về rủi ro (nhận thức về cơn bão đến sớm hay đến muộn, cơn bão là lớn hay nhỏ,…) và việc đã thực hiện các biện pháp bảo quản hàng hóa hay chưa, và đã bảo quản hàng hóa đó như thế nào. Trong tình huống trên, kho hàng của công ty Sơn Tùng do mưa bão nên bị ngập, dẫn tới toàn bộ số hàng còn lại bị hỏng. Bão là một loại thiên tai mà con người không thể điều khiển được, tuy nhiên nó luôn được các phương tiện truyền thông cảnh báo và thông tin trước để mọi người biết được diễn biến của nó, từ đó sẽ có các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra. Trong trường hợp này, hiển nhiên công ty Sơn Tùng phải biết trước rằng bão sắp đến và sẽ kéo theo mưa. Với vị trí của người có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa đã được giao đại lý, công ty phải chuẩn bị trước các phương án ứng phó với mưa bão, bảo quản hàng hóa của mình như gia cố nhà kho, đưa hàng hóa lên cao hoặc di dời hàng hóa đến nơi an toàn. Đồng thời cần xét đến việc dự báo về cơn bão, hay nói cách khác là nhận thức về cơn bão sắp đến là như thế nào. Có thể có việc dự báo sai, dự báo không sát, hay cơn bão đột ngột chuyển hướng dẫn đến tình huống bất ngờ không có khả năng dự đoán trước. Bởi vậy cần có các căn cứ 12 thực tiễn để xác định việc để hỏng 5000 chiếc tivi kia là do công ty Sơn Tùng không hề để tâm tới kho hàng, chủ quan, cẩu thả và không chú trọng trong việc bảo quản hàng hóa, hay thật sự rủi ro đó là nằm ngoài khả năng bảo quản của công ty Sơn Tùng,… Tùy thuộc vào mức độ lỗi trong bảo quản mà công ty Sơn Tùng phải chịu trách nhiệm về bảo quản hàng hóa trước công ty Hồng Hà với mức độ khác nhau. Tóm lại, trách nhiệm của các bên trong trường hợp này sẽ được xác định như sau: - Trường hợp thứ nhất: Các bên có điều khoản thỏa thuận thì việc xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp rủi ro này sẽ được xác định theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. - Trường hợp thứ hai: Các bên không có điều khoản thỏa thuận, căn cứ vào quy định của Luật Thương mại và Bộ luật dân sự. Công ty Hồng Hà với tư cách là chủ sở hữu hàng hóa sẽ phải chịu rủi ro trong trường hợp này. Tuy nhiên, công ty Sơn Tùng cũng phải chịu trách nhiệm nhất định trước công ty Hồng Hà tùy thuộc vào mức độ lỗi trong quá trình bảo quản hàng hóa trên cơ sở: khả năng nhận thức về thiệt hại ra sao và các biện pháp khắc phục đã tiến hành như thế nào? d. Những thủ tục mà công ty Hồng Hà cần làm để thực hiện chương trình khuyến mại. Xử lý trong trường hợp, sau khi kết thúc chương trình khuyến mại, số lượng giải thưởng có người bốc thăm trúng là 2 tỷ đồng. Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định : “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.” Việc công ty Hồng Hà tổ chức chương trình khuyến mại bốc thăm trúng thưởng là một hình thức khuyến mại hợp pháp theo quy định tại điều 92 Luật Thương mại. 13 Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 không quy định một cách cụ thể thủ tục, trình tự cụ thể để tiến hành một chương trình khuyến mại. Để thực hiện chương trình khuyến mại, công ty Hồng Hà cần làm những thủ tục theo quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại và Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06/07/2007 của Bộ Thương Mại và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại. Theo đó, Công ty Hồng Hà phải thực hiện các thủ tục sau: Thứ nhất, công ty Hồng Hà phải thông báo thực hiện khuyến mại chậm nhất 7 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, phải gửi thông báo bằng văn bản đến Sở thương mại nơi tổ chức khuyến mại. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm: a) Tên chương trình khuyến mại; b) Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại; c) Hình thức khuyến mại; d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; đ) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại; e) Khách hàng của chương trình khuyến mại; g) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại. Thứ hai, với hình thức khuyến mại là chương trình bốc thăm trúng thưởng, công ty Hồng Hà phải tiến hành đăng ký thực hiện. Công ty Hồng Hà 14 phải đăng ký các hình thức khuyến mại tại Bộ thương mại vì công ty Hồng Hà tiến hành chương trình khuyến mại bốc thăm trúng thưởng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Thứ ba, công ty Hồng Hà phải hoàn thành hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại. Hồ sơ bao gồm: a) Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại; b) Thể lệ chương trình khuyến mại; c) Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng; d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại; đ) Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng (nếu có); e) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có). Thứ tư, đối với hình thức khuyến mại mang tính may rủi, khi thực hiện việc đưa bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hoá hoặc mở thưởng chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, công ty Hồng Hà phải thông báo cho Sở Thương mại nơi tiến hành các hoạt động trên trước 07 ngày làm việc để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Thứ năm, công ty Hồng Hà có trách nhiệm thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại. Thứ sáu, trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, công ty Hồng Hà phải có văn bản báo cáo Bộ thương mại về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có). Ngoài ra, công ty 15 Hồng Hà còn có trách nhiệm báo cáo Sở Thương mại địa phương kết quả thực hiện khuyến mại tại địa phương nơi công ty thực hiện khuyến mại. Xử lý trong trường hợp, sau khi kết thúc chương trình khuyến mại, số lượng giải thưởng có người bốc thăm trúng là 2 tỷ đồng: Thứ nhất, giải quyết về việc trao giải thưởng với tổng giá trị là 2 tỷ đồng cho những khách trúng thưởng, công ty Hồng Hà mở chương trình trao giải thưởng cho khách hàng trúng thưởng trong thời hạn trao giải thưởng. Khi mở thưởng chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, công ty Hồng Hà phải thông báo cho Sở Thương mại nơi tiến hành các hoạt động trên trước 07 ngày làm việc để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Thứ hai, giải quyết về phần giải thưởng còn lại không có người trúng thưởng: Với tổng giá trị giải thưởng là 10 tỷ đồng nhưng giá trị giải thưởng mà khách hàng trúng thưởng chỉ có 2 tỷ đồng, như vậy có thể thấy còn 8 tỷ đồng còn lại không có người trúng thưởng. Theo quy định tại điều 11 mục II Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ – CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại về “Xử lý giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi” thì: - Trong thời hạn 8 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng, công ty Hồng hà có trách nhiệm báo cáo chi tiết cho cơ quan quản lý nhà nước về giải thưởng không có người trúng thưởng. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu nộp của cơ quan quản lý nhà nước, công ty Hồng hà có trách nhiệm nộp khoản tiền 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mãi (tương đương với 4 tỷ đồng) vào tài khoản của cơ 16 quan quản lý nhà nước đã xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại tại kho bạc nhà nước. - Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của công ty Hồng Hà, Sở thương mại kiểm tra, xác nhận và ra quyết định thu nộp 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại. - Công ty Hồng Hà hạch toán khoản nộp 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại vào chi phí giá thành của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Qua bài tập tình huống mà nhóm thống nhất chọn, chúng em rút ra được những hiểu biết nhất định về hoạt động đại lý thương mại và chương trình khuyến mại, như khái niệm, đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia… Tuy nhiên trong quá trình làm bài tập, chúng em vẫn còn hạn chế về mặt kiến thức và khả năng tổng hợp các vấn đề nên bài làm của nhóm còn nhiều thiếu xót. Mong thầy cô có những đóng góp để nhóm em hoàn thiện được kiến thức của mình. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan