Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài nhóm hình sự 2 (8đ) để kiếm tiền tiêu xài nên nguyễn văn a đã dùng bột mỳ ...

Tài liệu Bài nhóm hình sự 2 (8đ) để kiếm tiền tiêu xài nên nguyễn văn a đã dùng bột mỳ ép thành bánh hêrôin có trọng lượng 350 gam rồi đem bán cho b với giá

.DOCX
15
178
92

Mô tả:

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày :………………………………Địa điểm:……………….……………………....... Nhóm số:……………Lớp:…….…...Khóa:…................................................................. Tổng số sinh viên của nhóm:………………sinh viên + Có mặt:…………sinh viên + Vắng mặt:………sinh viên. Có lí do:………… Không có lí do:……..…........ Nội dung:…………………………………………………………………..…...……...... Tên bài tập:………………………………………………………………….……........... Môn học:……………………………………………………………...…...……….......... Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số…….Kết quả như sau: Đánh giá Đánh giá của SV của GV SV ký STT Mã SV Họ và Tên GV tên Điểm Điểm A B C Ký (số) (chữ) tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 12 Hà Nội, ngày tháng năm 2012 TRƯỞNG NHÓM - Kết quả bài viết: + Giáo viên chấm thứ nhất:…………….. + Giáo viên chấm thứ hai:……………… - Kết quả điểm thuyết trình:……………. Giáo viên cho thuyết trình:....................... - Điểm kết luận cuối cùng:…………........ Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………... MỤC LỤC ĐỀ BÀI .................................................................................................................0 BÀI LÀM..............................................................................................................1 1. Hãy định tội danh cho A, B và C..............................................................1 2. Nếu chị H biết A làm giả ma túy để bán thì chị H có phải chịu trách nhiệm hình sự không?...............................................................................4 3. B và C có được coi là đồng phạm không? Vì sao?....................................6 4. Hãy xác định giai đoạn thực hiện tội phạm cho từng trường hợp phạm tội trong vụ án trên..........................................................................................7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................11 CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT BLHS CTTP TNHS Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 Cấu thành tội phạm Trách nhiệm hình sự ĐỀ BÀI Để kiếm tiền tiêu xài nên Nguyễn Văn A đã dùng bột mỳ ép thành bánh hêrôin có trọng lượng 350 gam rồi đem bán cho B với giá 200 triệu đồng và nói đó là hêrôin của người bạn nhờ bán hộ. Ngày hôm sau, B mang bánh hêrôin đó đi bán thì phát hiện đó là ma tuý giả nên đã gọi cho bạn là C đến, kể lại toàn bộ sự việc và rủ C đến nhà A để đòi lại tiền. Khi đến nhà A, chỉ có chị H là bạn gái của A đang ngồi chơi trong nhà nên cả hai xông vào đánh chị H và lấy đi 01 chiếc xe máy là tài sản của chị H (Chiếc xe có giá trị 15 triệu đồng). B và C ra đến cửa thì bị lực lượng công an bắt giữ. Hỏi: 1. Hãy định tội danh cho A, B và C? (3 điểm) 2. Nếu chị H biết A làm giả ma túy để bán thì chị H có phải chịu trách nhiệm hình sự không? (1 điểm) 3. B và C có được coi là đồng phạm không? Vì sao? (1 điểm) 4. Hãy xác định giai đoạn thực hiện tội phạm cho từng trường hợp phạm tội trong vụ án trên. (2 điểm) BÀI LÀM 1. Hãy định tội danh cho A, B và C a. Đối với hành vi “dùng bột mỳ ép thành bánh hêrôin có trọng lượng 350 gam rồi đem bán cho B với giá 200 triệu đồng và nói đó là hêrôin của người bạn nhờ bán hộ”, A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS Về khách thể: Hành vi của A đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu – một trong những khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ. Về mặt khách quan: A đã có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 200 triệu đồng của B bằng thủ đoạn gian dối “dùng bột mỳ ép thành bánh hêrôin”, A đã cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm B tin đó là bánh hêrôin. Trên thực tế người mua là B không thể biết được số bột mỳ đó không phải là hêrôin, bởi cả 2 đều có dạng bột, màu trắng, và không thể phân biệt được bằng mắt thường. Dẫn đến hậu quả: A bị chiếm đoạt 200 triệu đồng. Ta có thể dễ dàng thấy được quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng gian dối của A khi bán hêrôin giả cho B và hậu quả B bị thiệt hại 200 triệu đồng do hành vi gian dối đó gây nên.  Về chủ thể: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ yêu cầu là chủ thể thường, chỉ cần đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật và có năng lực hành vi đầy đủ đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Do đề bài không dề cập nên ta coi A đã thỏa mãn điều kiện về chủ thể.  Về mặt chủ quan: Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. A hoàn toàn biết rõ mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm đọa được tài sản của B. Điều đó được thể hiện ở việc A đã lựa chọn bột mì, vật liệu có giá thành rẻ, lại có cấu tạo bên ngoài giống với hêrôin nhất để thực hiện hành vi lừa đảo của mình chứ không phải chọn bừa vật liệu khác đem lừa B, như thế sẽ làm giảm khả năng thành công trong việc lừa cho B tin rằng đây là hêrôin hay chọn loại hêrôin rẻ hơn, hoặc chọn loại chất gây nghiện khác tương tự để lừa đảo B vì như thế sẽ làm số tiền A lãi được giảm đi, hơn nữa A còn tiếp tục lừa dối B khi nói đây là hêrôin mà “người bạn nhờ bán hộ”, qua đó nếu bị B phát hiện A có thể chối đẩy không nhận trách nhiệm về mình. Và A hoàn toàn mong muốn hậu quả xảy ra là B mua hêrôin giả và mình có được 200 triệu từ hành vi lừa đảo “để kiếm tiền tiêu xài”. Như vậy, hành vi của A đã thoả mãn mọi dấu hiệu CTTP tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS. Trên thực tế có ý kiến cho rằng hành vi của A cấu thành tội mua bán trái pháp chất ma tuý vì hành vi bán hêrôin giả cho B, điều này là không hợp lý. Bởi lẽ lỗi A cố ý phạm phải, mong muốn đạt được trong tình huống này chỉ là dùng thủ đoạn lừa dối để B tin rằng đó là hêrôin thật và mua nó nhằm mục đích kiếm tiền tiêu xài chứ A không hề hướng đến việc thực hiện hành vi mua bán ma tuý. Hơn nữa theo Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTCBTP 24/12/2007 cũng quy định “Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.” Do đó hành vi của A không thể là tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo Điều 194. Cũng lại có ý kiến khác cho rằng A phạm tội sản xuất hàng giả. Điều này cũng hoàn toàn không có cơ sở bởi lẽ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì “hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”. Mà ta không thể coi ma túy là một loại hàng hóa bởi nó bị cấm lưu thông (không thể trao đổi, mua bán được), nhà nước độc quyền và thống nhất quản lí (theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP). Vì vậy, việc làm giả hêrôin của A không thể là sản xuất hàng giả. b. Đối với hành vi mua ma tuý từ A và bán lại cho người khác, B phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý tại Điều 194 BLHS.  Về khách thể: B đã xâm phạm chế độ quản lí các chất ma tuy có hành vi mua bán chất ma tuý của Nhà nước. Đối tượng ở đây là bánh hêrôin có trọng lượng 350 gam (mà B không biết là giả) - một loại ma túy theo nghị định 67/2001/NĐ-CP  Về mặt khách quan: B đã có hành vi mua hêrôin từ A (B không biết là herôin giả) để bán lại cho ng khác chứ không phải để sử dụng.  Về chủ thể: Tội mua bán trái phép chất ma tuý chỉ yêu cầu là chủ thể thường, chỉ cần đạt độ tuổi chịu trách nhiện hình sự theo quy định của pháp luật và có năng lực hành vi đầy đủ đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Do đề bài không dề cập nên ta coi B đã thỏa mãn điều kiện về chủ thể. Về mặt chủ quan: Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp. B hoàn toàn nhận thức dc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Mục đích của việc B mua herôin là để bán kiếm lời. Trên thực tế, đối tượng mà B hướng đến là chất hêrôin, tuy nhiên thứ B mua được là bột mỳ do hành vi lừa đảo của A. B đã có sự sai lầm về đối tượng, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng gì đến trách nhiệm hình sự của B, vì mục đích của B khi thực hiện hành vi trên là gây nguy hiểm cho xã hội, sự sai lầm là do khách quan đem lại. Hơn nữa Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCAVKSNDTC-TANDTC-BTP 24/12/2007 cũng quy định “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”. Do đó hành vi của B vẫn cấu thành tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Điều 194 BLHS c. Đối với hành vi “xông vào đánh chị H và lấy đi 01 chiếc xe máy là tài sản của chị H (Chiếc xe có giá trị 15 triệu đồng)” B và C phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133.  Về khách thể: Hành vi đánh chị H để chiếm đoạt tài sản - ở đây là chiếc xe máy của chị H - của B và C đã đồng thời xâm phạm hai quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Bằng hành vi phạm tội của mình, B và C trước tiên xâm phạm quan hệ nhân thân – đánh chị H – để rồi sau đó thực hiện hành vi xâm phạm quan hệ tài sản – lấy đi chiếc xe máy trị giá 15 triệu đồng của chị H  Về mặt khách quan: Theo quy định của điều luật, ta thấy B và C đã có hành vi dùng vũ lực với H, cụ thể ở đây là “cả hai xông vào đánh chị H” nhằm đè bẹp khả năng chống cự của H, khiến H không thể chống lại mình được nữa, để sau đó có thể thực hiện hành vi lấy chiếc xe máy của H, hành vi này được mô tả trong CTTP tội cướp tài sản “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”. Và hậu quả là H bị mất chiếc xe máy trị giá 15 triệu đồng. Ta có thể dễ dàng thấy mỗi liên hệ giữa hành vi đánh H chiếm đoạt chiếc xe máy và hậu quả H mất đi chiếc xe máy này.  Về chủ thể: Tội cướp tài sản không yêu cầu chủ thể đặc biệt, do đó, chỉ cần B và C đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự là thoả mãn dấu hiệu này.  Về mặt chủ quan: Lỗi của B và C là lỗi cố ý trực tiếp. Về mặt lý trí, B và C nhận thức rõ hành vi đó của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó. B và C biết được phải đánh H trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mới khiến H không thể ngăn chặn được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình, B và C nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi đánh H sẽ khiến H bị thương, tổn hại về sức khoẻ cũng như tính chất nguy hiểm của hành vi lấy “lấy đi 01 chiếc xe máy là tài sản của chị H” là H sẽ mất đi quyền sở hữu đối với chiếc xe máy đó. Về mặt ý chí, B và C mong muốn hậu quả xảy ra. Để có tiền, B và C có thể thực hiện nhiều biện pháp khác không trái pháp luật nhưng cả hai vẫn chọn hình thức cướp tài sản của H để có được tài sản. B và C hoàn toàn tự do về mặt ý chí, không bị ai ép buộc, chi phối... nhưng vẫn không lựa chọn cách thức xử sự phù hợp với quy định của xã hội mà lựa chọn cách thức xử sự trái với pháp luật. Như vậy hành vi của B và C đã thoả mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật Hình sự Tóm lại, A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139, B phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý tại Điều 194 và tội cướp tài sản theo Điều 133, C phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật Hình sự. 2. Nếu chị H biết A làm giả ma tuy để bán thi chị H cco phải chịu trách nhiêm ̣ hinh ssư khhng? Nếu chị H biết A làm giả ma tuy để bán thì chị H có phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 314 BLHS. “Điều 314. Tội không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”  Về khách thể: H đã có hành vi gián tiếp gây nguy hiểm cho xã hội khi không tố giác hành vi phạm tội của A, như vậy đã khiến A không bị pháp luật ngăn chặn, trừng trị về hành vi phạm tội của mình và có thể tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội  Về mặt khách quan: H đã có hành vi được mô tả trong CTTP tội không tố giác tội phạm “người nào biết rõ mô ̣t trong các tô ̣i phạm được quy định tại Điều 313 của Bô ̣ luâ ̣t này đang được chuẩn bị, đang hoă ̣c đã được thực hiê ̣n mà không tố giác”. H đã có hành vi không tố giác, trình báo hành vi phạm tội mà A đã thực hiện với với cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hoặc kịp thời điều tra phát hiện tội phạm, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý phạm tội. Hành vi phạm tội của H được thực hiện dưới dạng không hành động phạm tội.  Về chủ thể : Vì tình huống không nói rõ tuổi của H là bao nhiêu nên cũng như năng lực hành vi của H tại thời điểm phạm tội do đó chúng ta thừa nhận H là người có năng lực trách nhiê ̣m hình sự và đạt độ tuổi luâ ̣t định Tuy rằng H là người yêu của A, có quan hệ gắn bó mật thiết với A, nhưng tại Khoản 2 Điều 314 BLHS quy định “Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội giết người”. H là người yêu của A không thuộc mối quan hệ được pháp luật bảo vệ nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.  Về mặt chủ quan: H thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. H phải biết và phải ý thức được rằng viê ̣c biết A làm ma túy giả để bán được coi là hành vi gây nguy hại cho xã hô ̣i, xâm phạm đến trâ ̣t tự xã hô ̣i (A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS). Hành vi của H như trên đã đủ các dấu hiê ̣u cấu thành tô ̣i không tố giác tô ̣i phạm theo Điều 314 BLHS. Có ý kiến cho rằng H phạm tô ̣i che dấu tô ̣i phạm theo Khoản 1 Điều 313. Tuy nhiên, đối với hành vi che dấu tô ̣i phạm, người phạm tô ̣i tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã chủ đô ̣ng, tích cực che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, tức là đã bằng hành đô ̣ng tích cực đã che dấu mô ̣t trong những tô ̣i phạm đã được liê ̣t kê tại Khoản 1 Điều 313. Nhâ ̣n thấy rằng, H không có những hành vi chủ đô ̣ng, tích cực nhằm che dấu người phạm tô ̣i, cũng như có ý thức để mă ̣c cho hành vi phạm tô ̣i của A tiếp tục được diễn ra (tức là không hành đô ̣ng phạm tô ̣i). Vì vâ ̣y, không thể định tô ̣i cho H là che dấu tô ̣i phạm được. Tóm lại, H phạm tô ̣i không tố giác tô ̣i phạm theo Điều 314 BLHS. 3. B và C cco được coi là đồng phạm khhng? Vi sao? B và C là đồng phạm đối với hành vi cướp tài sản của chị H. “Điều 20. Đồng phạm 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” Từ định nghĩa trên chúng ta có thể xác định một cách khái quát những dấu hiệu pháp lý của đồng phạm nói chung và dấu hiệu đồng phạm trong tình huông nói riêng như sau: - Về khách quan, đồng phạm đòi hỏi hai dấu hiệu: + Có từ 2 người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm; + Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý) - Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi ba dấu hiệu: + Lỗi cố ý + Động cơ phạm tội (nếu CTTP tương ứng quy định dấu hiệu động cơ); + Mục đích phạm tội (nếu CTTP tương ứng quy định dấu hiệu mục đích) Đối với tình huống đề bài đã cho, ta có những dấu hiệu sau:  Về mặt khách quan: - Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất 2 người và 2 người này phải có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đầu bài không nhắc tới độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự của B và C nên ta coi B và C đã đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm. Hơn nữa tội phạm này không đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt. - Những người này phải cùng thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Cả A và B cùng đến nhà A đánh chị H và lấy đi chiếc xe máy của chị H. Nên cả A và B đều là người thực hành theo điều 20 BLHS “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”  Về mặt chủ quan: Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. - Về lý trí Mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Ngoài ra mỗi người đồng pham còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. B và C cùng đến nhà A cùng thực hiện hành vi đánh chị H và lấy đi chiếc xe máy của chị như vậy cả B và C đều biết hành vi hành hung và lấy chiếc xe máy của mình là nguy hiểm xâm hại đến tính mạng sức khỏe và tài sản của chị H nhưng vẫn thực hiện. - Về ý chí Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùngcó ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. B kể lại toàn bộ sự việc mình bị lừa với C và rủ C đến nhà A, C hoàn toàn tự nguyện và đồng ý tới nhà A cùng B, không hề có sự khống chế hay đe dọa từ phía B vậy B và C hoàn toàn tự nguyện và cùng mong muốn có hoạt động chung với nhau cùng đến nhà A để đòi nợ cùng hành hung chị H và lấy đi chiếc xe máy của chị và cùng có ý thức để mặc hậu quả phát sinh. B và C cùng thỏa mãn các dấu hiệu của đồng phạm nên B và C là đồng phạm trong hành vi cướp tài sản của chị H. 4. Hãy xác định giai đoạn thsưc hiện tội phạm cho từng trường hợp phạm tội trong vụ án trên. Hành vi phạm tội của Nguyễn Văn A, B và C đều ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành. Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Chính vì vậy, Điều 17 BLHS quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương thức hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.” Như vậy, tất cả những hành vi chuẩn bị phạm tội đều chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tượng tắc động của tội phạm để gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của các tội định thực hiện. Giai đoạn tiếp theo của bước chuẩn bị phạm tội là phạm tội chưa đạt. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 18 BLHS). Có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt: - Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. - Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng (về mặt pháp lý), nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm. - Dấu hiệu thứ ba: Người phạm tội không thực hiên tội phạm đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Giai đoạn cuối cùng của tội phạm chính là tội phạm hoàn thành. Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Điều này có nghĩa khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đầy đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Khái niệm phạm tội hoàn thành không dùng để chỉ thời điểm kẻ phạm tội đạt được mục đích của mình. Tội phạm khi đã hoàn thành về mặt pháp lý, có thể cũng dừng lại không xảy ra nữa trong thực tế nhưng cũng có thể tiếp tục xảy ra. Ngược lại, tội phạm tuy đã dừng lại nhưng có thể chưa hoàn thành. Căn cứ vào định nghĩa chung về tội phạm hoàn thành và dựa vào đặc điểm cấu trúc của các loại cấu thành tội phạm, có thể rút ra được kết luận về thời điểm hoàn thành của các loại tội có cấu thành vật chất, cấu thành tội phạm hình thức và có cấu thành tội cắt xen như sau: - Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm. Ví dụ: Tội giết người là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên tội này hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra. - Tội phạm có cấu thành hình thức hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội, ở những loại tội này, dấu hiệu hành vi có thể chỉ là một hành vi như ở tội cướp tài sản (dùng vũ lực hoặc…) nhưng cũng có thể bao gồm nhiều hành vi khác như tội hiếp dâm (dùng vũ lực hoặc…và giao cấu…). Trong trường hợp dấu hiệu hành vi bao gồm nhiều hành vi khác nhau như vậy, tội phạm hoàn thành khi những hành vi đó đã xảy ra. - Tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hành động bất kỳ nhầm thực hiện hành vi phạm tội. Từ cơ sở lý luận về các giai đoạn thực hiện tội phạm trên, áp dùng vào trường hợp này thì có thể thấy: Đối với hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A, giai đoạn phạm tội của A là giai đoạn tội phạm hoàn thành. Bởi vì tài sản mà A chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản, mà hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Ở đây số tiền 200 triệu đồng thuộc sở hữu của B, nhưng do tin vào thông tin mà A cung cấp nên B đã giao số tiền 200 triệu đồng cho A để mua hêrôin. A đã đưa thông tin giả nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt được tài sản của B. Trong tình huống này A đã nhận được tài sản từ B thông qua việc B trả tiền cho A để mua “heroin” (mà B không biết là heroin giả do A dùng bột mì ép thàn), nghĩa là A đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt, đồng nghĩa với đó là B đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Như vậy, hành vi của Nguyễn Văn A được thực hiện một cách cố ý trực tiếp, hành vi này đã đủ các điều kiện (mặt khách quan cũng như mặt chủ quan, khách thể, chủ thể) để cấu thành hình thức tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều hay A đã hoàn thành việc phạm tội. Đối với hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý của B, ta cco thể thấy rằng giai đoạn phạm tội của B là giai đoạn tội phạm hoàn thành. B đã thực hiện được hành vi mua bán trái phép chất ma tuý của mình với A thông qua việc mua “hêrôin” với giá 200 triệu đồng với A. Sau đó B đã có hành vi bán lại ma tuý để kiếm lời. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, vì B mới mua “hêrôin” từ A mà chưa bán lại để kiếm lời (do B phát hiện là hêrôin giả) được nên chưa thể hoàn thành việc mua bán hêrôin, hay cũng có ý kiến khác cho rằng do không biết đây là ma túy giả nên B đã mang đi bán và đã phát hiện đó là ma túy giả, nên hậu quả nguy hiểm đã không xảy ra, việc B không biết bánh hêrôin đó là ma túy giả do tin tưởng vào thông tin mà A cung cấp, đây là nguyên nhân khách quan, nếu trường hợp này là ma túy thật thì B đã bán được số ma túy đó nhằm thu lời bất chính và hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra nên giai đoạn thực hiện tội phạm đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy (ma túy giả, được làm từ bột mỳ) của B là giai đoạn tội phạm chưa đạt. Những ý kiến này là không chính xác. Bởi lẽ tội mua bán trái phép chất ma túy tại Điều 194 BLHS là loại tội có CTTP hình thức, tức là dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hệu bắt buộc trong CTTP, mà tội phạm được hoàn thành khi người phạm tội đã thựchiện được hành vi phạm tội. Ở đây B có hành vi mua bán trái phép chất ma túy (ma túy giả, được làm từ bột mỳ) đối với A. Giao dịch này đã hoàn thành kể từ khi B trao số tiền 200 triệu đồng cho A, và A đã nhận lấy số tiền đó. Hơn nữa mục đích phạm tội của B là mua để bán kiếm lời chứ không phải chỉ mua để sử dụng, B thực hiện hành vi phạm tội với lý trí và ý chí đem lại nguy hiểm cho xã hội ở mức cao khi thực hiện hành vi mua bán, do đó B phải chịu TNHS về đúng mức độ lỗi của mình. Đối với hành vi cướp tài sản của B và C, hành vi phạm tội này ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. C và B xông vào nhà đánh chị H và lấy đi một chiếc xe máy (giá trị khoảng 15 triệu), như vậy này đã đủ cấu thành tội phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS, C đã hoàn thành việc thực hiện tội phạm. Trong tình huống này B cùng với C “xông vào đánh chị H và lấy đi một chiếc xe máy là tài sản của chị H (chiếc xe có giá trị 15 triệu đồng)”. Rõ ràng B và C đã “đánh chị H”, nghĩa là chúng đã có hành vi dùng vũ lực với chị H nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt ý chí kháng cự của chị H và lấy đi chiếc xe máy của chị. Như vậy hành vi phạm tội của B và C ở giai đoạn tội phạm hoàn thành Có ý kiến cho rằng giai đoạn thực hiện tội phạm của B và C đối với hành vi này là giai đoạn tội phạm chưa đạt vì B và C chưa thực sự chiếm đoạt được tài sản mà “B và C ra đến cửa thì bị lực lượng công an bắt giữ”. Tuy nhiên tội cướp tài sản là tội có CTTP hình thức, do đó chỉ cần B và C đã có hành vi dùng vũ lực với chị H nhằm chiếm đoạt tài sản thì tội phạm đã hoàn thành mà không phụ thuộc vào hậu quả thực tế là B và C đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa. Do đó hành vi phạm tội của B và C không thể là ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Vậy, Nguyễn Văn A, B và C đều đã hoàn thành việc phạm tội của các đối tượng hay phạm tội ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, II, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011 2. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (Phần chung), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005 3. Nguyễn Ngọc Hoà, Mô hình luật hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008 4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000; 5. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận chuyên sâu), Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 6. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi năm 2009); 7. Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP 24/12/2007 8. Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của hội đồng bộ trưởng 9. Nghị định 67/2001/NĐ-CP ban hành các danh mục chất ma tuý và tiền chất 10. http://toaan.gov.vn/ 11. http://luathinhsu.wordpress.com 12. http://thuvienphapluat.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan