Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài nhóm 1 hình sự 1

.DOCX
6
27
139

Mô tả:

ĐỀ BÀI Nghi ngờ vợ có con với người tnh, H đã giếết chếết đứa con mà vợ vừa sinh được 3 ngày. H bị tòa án xử phạt 12 năm tù vếề tội giếết ng ười theo quy đ ịnh t ại Điếều 93 BLHS. HỎI: 1. Căn cứ vào khoản 3 Điếều 8 BLHS, hãy phân loại đốếi với tội giếết ng ười theo quy định tại Điếều 93 BLHS. 2. Có thể dựa vào hình phạt 12 năm tù Tòa án đã tuyến đốếi với H để xác định loại tội phạm mà H đã thực hiện khống? Tại sao? 3. Giả sử H là người Hàn Quốếc sang Việt Nam lâếy vợ thì H có ph ải ch ịu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam khống? Tại sao? 4. Xác định khách thể, đốếi tượng tác động của tội phạm mà H đã thực hiện? 1. Phân loại tội phạm đối với tội giết người ( Điều 93 BLHS) căn cứ theo khoản 3 Điều 8 BLHS. Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 BLHS mọi hành vi giết người đều là tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trước hết, tội phạm theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 là “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội quan trọng mà pháp luật hình sự bảo vệ. Mọi hành vi được coi là tội phạm đều được đặc trưng bởi bốn dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt. Tuy nhiên các hành vi phạm tội cụ thể lại có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội là khác nhau. Do đó vấn đề về nguyên tắc phân hóa tội phạm trong luật Hình sự được đặt ra để tạo cơ sở cho việc xác định hình phạt tương ứng với tội danh, cũng như cụ thể hóa trách nhiệm hình sự khi áp dụng Luật hình sự trong thực tiến. BLHS đã cụ thể hóa nguyên tắc này tại khoản 3 Điều 8 khi phân loại tội phạm thành 4 loại: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của 1 khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Như vậy, việc phân loại tội phạm được dựa trên cả hai cơ sở đó là nội dung chính trị xã hội (mức độ nguy hại của hành vi phạm tội gây ra cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí (mức cao nhất của khung hình phạt), trong đó nội dung chính trị xã hội quyết định dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí. Nhưng khi đã được xác định thì khung hình phạt lại trở thành yếu tố có tính độc lập tương đối để phân biệt các loại tội phạm khác nhau. Giết người là một trong những tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn bởi nó xâm hại đến quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền được sống. Vì mức độ nguy hiểm như vậy mà tội giết người được quy định ngay tại Điều 93, điều luật đầu tiên trong chương XII “Các tội xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người”. Tuy hành vi giết người bản thân nó đã hàm chứa tính nguy hiểm cao cho xã hội, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của những hành vi giết người trong thực tế lại có mức độ nguy hiểm khác nhau bởi tính nguy hiểm của hành vi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan (như đối tượng bị xâm hại, động cơ, mục đích, phương tiện, thủ đoạn…) Vì vậy, tại Điều 93, căn cứ vào mức độ nguy hại của từng hành vi dựa theo các yếu tố trên, các nhà lập pháp đã quy định tội phạm giết người thành hai khoản: -Khoản 1, quy định tội phạm giết người với khách thể bị xâm hại là nhân thân của các đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ (phụ nữ có thai, trẻ em, người thi hành công vụ), hành vi có tính chất vô luân, dã man (giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, giáo viên của mình, để lấy bộ phận cơ thể, sát hại một cách man rợ) hay có các dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm khác (có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, vì động cơ đê hèn…) Khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm thuộc khoản 1 Điều 93 đó là tử hình. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, tội phạm giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bởi hình phạt cao nhất theo quy định của BLHS với tội phạm này là tử hình. - Khoản 2, quy định tội phạm giết người không thuộc các trường hợp ở khoản 1 phải chịu hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù. Như vậy căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, tội phạm giết người theo khoản 2 Điều 93 là tội phạm rất nghiêm trọng bởi mức cao nhất cửa khung hình phạt mà tội này phải chịu theo quy định của BLHS là 15 năm tù. Đối với khoản 3 của điều 93, nhà làm luật quy định các hình phạt bổ sung (như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú và phạt quản chế) không có ý nghĩa trong việc phân loại tội phạm. Dựa vào sự phân loại trên ta có thể thấy, mọi hành vi giết người đều là tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, và đều phải chịu những chế tài đặc biệt nghiêm khắc của nhà nước. Sở dĩ tội phạm giết người 2 được phân loại và có đặc điểm như vậy bởi bản thân hành vi giết người đã có tính chất rất nguy hiểm cho xã hội. Việc quy định như trên cho thấy các nhà lập pháp Việt Nam trong khi xây dựng BLHS đã đặc biệt quan tâm bảo vệ quyền con người, mà trong những quyền ấy, quyền được sống là quyền cơ bản nhất. 2.Không thể căn cứ vào hình phạt 12 năm tù mà Tòa án tuyên với H để xác định loại tội phạm mà H đã phạm. Như đã trình bày ở trên, việc phân loại tội phạm theo khoản 3 Điều 8 của BLHS dựa trên 2 yếu tố đó là mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội gây ra cho xã hội (nội dung chính trị-xã hội) và mức cao nhất của khung hình phạt mà tội phạm đó phải chịu (dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí). Dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý tuy có tính độc lập trong việc xác định loại tội phạm, nhưng tính độc lập này chỉ là tương đối bởi khung hình phạt được xác định cho tội phạm dựa trên mức độ nguy hiểm mà tội phạm gây ra hay đe dọa gây ra cho xã hội. Như vậy, không thể tách biệt dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí với nội dung chính trị xã hội của tội phạm để phân loại tội phạm. Hơn nữa, tại khoản 3 Điều 8 BLHS khi xác định tiêu chí phân loại tội phạm, các nhà lập pháp đã nhấn mạnh cụm từ “mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy”. Như vậy, nhà làm luật đã xác định khi phân loại tội phạm phải căn cứ vào tội danh và mức cao nhất của khung hình phạt với tội danh ấy để xem xét tội phạm thuộc loại nào. Việc ghi nhận như vậy cũng loại trừ khả năng lấy mức hình phạt cụ thể đã được áp dụng để phân biệt loại tội phạm. Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể khẳng định không thể dựa vào hình phạt 12 năm tù mà tòa án đã tuyên với H để xác định loại tội phạm mà A đã phạm. 3. Trong trường hợp H mang quốc tịch Hàn Quốc, H vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà H đã gây ra trên lãnh thổ Việt Nam. Hiệu lực thi hành của Luật hình sự là giá trị thi hành của Luật hình sự đối với người phạm tội. Hiệu lực của Luật hình sự có hai nội dung cơ bản, đó là hiệu lực về mặt không gian và hiệu lực về mặt thời gian. Trong đó, hiệu lực về mặt không gian của luật hình sự có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó trả lời cho hai câu hỏi: Luật hình sự có giá trị thi hành với tội phạm xảy ra ở đâu và do ai thực hiện. Để giải quyết vấn đề này, ngành luật hình sự dựa trên 2 nguyên tắc chung đó: -Nguyên tắc lãnh thổ: luật hình sự của mỗi quốc gia có hiệu lực với mọi tội phạm xảy ra trên lãnh thổ quốc gia đó, bất kể người thực hiện tội phạm đó là công dân của quốc gia, người có quốc tịch nước ngoài hay người không có quốc tịch. 3 - Nguyên tắc quốc tịch: luật hình sự của các nước nào thì có hiệu lực với mọi công dân của nước ấy, bất kể tội phạm họ thực hiện là ở trong hay ngoài lãnh thổ quốc gia ấy. Trong Luật hình sự Việt Nam, các nguyên tắc này được cụ thể hóa thành các điều luật tại Chương II Hiệu lực của Bộ luật Hình sự, trong đó nguyên tắc lãnh thổ được ghi nhận tại Điều 5: Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 1 Điều 5 BLHS quy định “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Như vậy, theo quy định này thì mọi tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, bất kể người thực hiện hành vi ấy là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không có quốc tịch. Tuy nhiên để phù hợp với thông lệ quốc tế, Điều 5 cũng quy định thêm tại khoản 2 rằng: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.” Vậy chỉ những đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hay ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự, mới không phải chịu trách nhiệm đối với tội phạm mà họ gây ra theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam và tội phạm mà họ phạm sẽ được xử lý theo con đường ngoại giao. Quay trở lại trường hợp của H, nếu H là người Hàn Quốc sang Việt Nam lấy vợ, và hành vi phạm tội của H gây ra trên lãnh thổ Việt Nam thì H hoàn toàn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình theo luật hình sự Việt Nam, theo quy định của khoản 1 điều 5 BLHS. Trong trường hợp H là nhân viên của sứ quán, lãnh sự quán Hàn Quốc ở Việt Nam, nhân viên ngoại giao Hàn Quốc công tác tại Việt Nam thì hành vi của H sẽ bị xử lý theo con đường ngoại giao theo khoản 2 Điều 5 BLHS. Mặt khác, khoản 2 Điều 6 BLHS quy định”Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia.” Nhưng theo Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc ký kết năm 2003 thì không có quy định nào về chuyển giao việc truy cứu trách nhiệm hình sự (theo điều 4 Hiệp định). 4 Từ những trình bày ở trên, ta có thể khẳng định, nếu H là công dân Hàn Quốc không được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao thì H hoàn toàn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà H gây ra trên lãnh thổ Việt Nam. 4. Khách thể và đối tượng của tội phạm mà H thực hiện. Khách thể của tội phạm mà H thực hiện là quan hệ nhân thân, cụ thể hơn là quyền sống của đứa con 3 tuổi của H và đối tượng tác động ở đây chính con người, cụ thể hơn là đứa bé 3 tuổi con của H. Khách thể của tội phạm trong khoa học luật hình sự được hiểu là các quan hệ xã hội quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ và bị hành vi tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa làm thiệt hại. Khách thể của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam được xác định trong khoản 1 Điều 8 của Bộ luật hình sự khi định nghĩa về tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” Khách thể là một trong 4 yếu tố cơ bản trong cấu thành tội phạm, là một trong những căn cứ để xác định tính nguy hiểm của tội phạm, và là căn cứ quan trọng trong truy cứu trách nhiệm hình sự. Để có thể gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho một quan hệ xã hội nào đó, tội phạm phải tác động đến một bộ phận, yếu tố trong quan hệ xã hội ấy, và thông qua đó tác động đến quan hệ xã hội mà tội phạm muốn xâm hại. Những bộ phận, yếu tố trong quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội trực tiếp tác động tới được gọi là đối tượng của tội phạm. Mọi tội phạm đều có khách thể, tức quan hệ xã hội mà nó xâm hại hay đe dọa xâm hại, nên tội phạm nào cũng có đối tượng tác động trên thực tiễn. Đối với tội phạm giết người, theo khoa học luật Hình sự thì khách thể mà nó xâm hại là quan hệ nhân thân, hay cụ thể hơn là quyền sống của con người. Sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Quyền này được luôn được pháp luật ưu tiên bảo vệ và đã có cơ sở pháp lý được ghi nhận trong Hiến pháp: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.” Chính vì vậy mà mọi tội phạm giết người đều được luật Hình sự Việt Nam quy định là thuộc loại tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Do có khách thể là quan hệ nhân than (quyền sống của con người) nên đối tượng tác động của tội phạm giết người chính là con người. 5 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan