Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài lớn học kỳ (8đ) m và n rủ nhau trộm cắp tài sản tại nhà của k. hai tên đợi...

Tài liệu Bài lớn học kỳ (8đ) m và n rủ nhau trộm cắp tài sản tại nhà của k. hai tên đợi cho k đi làm rồi bí mật cắt khóa mở cửa. sau khi lọt vào nhà, m và n

.DOCX
9
21
86

Mô tả:

MỤC LỤC Trang A. MỤC LỤC................................................................................................1 B. ĐỀ BÀI.....................................................................................................2 C. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người à tội cướp tài sản do N thực hiện không? Tại sao?...........................................................................3-4 2. Giả sử M, N chưa kịp ra khỏi nhà K đã bị phát hiện và bắt giữ thì hành vi phạm tội của M, N dừng lại ở giai đoạn nào?..............................................4-6 3. Xác định lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của P?.7-8 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................9 1 ĐỀ BÀI M và N rủ nhau trộm cắp tài sản tại nhà của K. Hai tên đợi cho K đi làm rồi bí mật cắt khóa mở cửa. Sau khi lọt vào nhà, M và N chia nhau đi các phòng tìm kiếm tài sản. M phá tủ và lấy được 10 triệu. N sang một phòng khác và bất ngờ và gặp P (là người nhà của K mới ở quê ra lên chơi nhưng M và N không biết). P chưa kịp phản ứng gì đã bị N dùng một tay bịt chặt mồm và tay kia với bình hoa bằng thủy tinh phang mạnh vào đầu. Sau khi P ngã ra, N còn tiếp tục dùng chiếc bình đó phang thêm vào đầu P mấy nhát cho đến khi P bất động. Sau đó P chết, N lấy 1 điện thoại di động (trị giá 5 triệu đồng) giấu vào người rồi điềm nhiên quay ra như không có chuyện gì xảy ra. Hành vi của N đã cấu thành tội giết người và tội cướp tài sản. M không hề biết gì về hành vi đã thực hiện của N. Hỏi: 1. M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội cướp tài sản do N thực hiện không? Tại sao? 2. Giả sử M, N chưa kịp ra khỏi nhà K đã bị phát hiện và bắt giữ thì hành vi phạm tội của M và N dừng lại ở giai đoạn nào? 3. Xác định lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của P. 2 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội cướp tài sản do N thực hiện không? Tại sao? Trả lời: M không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội cướp tài sản do N thực hiện. Trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề lí luận phức tạp. Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Thuật ngữ “trách nhiệm” ở đây không dùng để chỉ nghĩa vụ mà công dân phải có với Nhà nước và xã hội mà nó được dùng để chỉ hậu quả pháp lí bất lợi mà một người phải gánh chịu trước Nhà nước và xã hội vì họ đã thực hiện những hành động mà pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Trách nhiệm hình sự được hiểu là “Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình”. Theo Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 thì cơ sở của trách nhiệm hình sự là “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Để kết luận hành vi đã được thực hiện của người nào đó có phải là tội phạm không và tội đó là tội gì, hình phạt áp dụng đối với họ ra sao, cần phải xác định hành vi đó đã thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể chưa? Nếu thỏa mãn tức là người ấy đã thực hiện tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự và người thực hiện hành vi này phải chịu 3 trách nhiệm hình sự. Như vậy, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự. Trong tình huống này, M không hề biết hành vi N đã thực hiện cho dù là M đi cùng N. M và N đi cùng nhau nhưng M không là đồng phạm của N, hai người không hề bàn kế hoạch trước về việc N giết P và cướp tài sản của P. Điều 20 Bộ luật hình sự đã quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. M và N trong trường hợp này không có đầy đủ những dấu hiệu của đồng phạm. Có hai người (M và N), hai người có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm nhưng M không cùng thực hiện tội phạm với N, không hề có một trong bốn hành vi: thực hiện tội phạm, tổ chức thực hiện tội phạm, xúi giục người khác thực hiện tội phạm, giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Nếu không có một trong bốn hành vi này thì không thể coi là người đồng phạm được. Hơn nữa, về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó. Tuy nhiên, M không hề có lỗi cũng như không hề biết mục đích hành vi mà N gây ra nên M không là đồng phạm với N.  Do đó, M không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội cướp tài sản do N thực hiện. 2. Giả sử M, N chưa kịp ra khỏi nhà K đã bị phát hiện và bắt giữ thì hành vi phạm tội của M và N dừng lại ở giai đoạn nào? Trả lời: M, N chưa kịp ra khỏi nhà K đã bị phát hiện và bắt giữ thì hành vi phạm tội của M và N dừng lại ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. 4 Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Luật hình sự Việt Nam chỉ coi là có hành vi phạm tội và lúc đó trách nhiệm hình sự mới có thể được đặt ra khi người phạm tội đã bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Điều đó có nghĩa: Khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đủ dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Với quan niệm về tội phạm hoàn thành như vậy, luật hình sự Việt Nam khẳng định: Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Khái niệm tội phạm hoàn thành không dùng để chỉ thời điểm người phạm tội đạt được mục đích của mình, khi tội phạm hoàn thành thì cũng có thể người phạm tội đã đạt được mục đích của mình nhưng cũng có thể chưa đạt được mục đích đó. Nói tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lí – tức tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Trong thực tiễn áp dụng, khi xác định trường hợp phạm tội cố ý cụ thể là đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa. Sẽ là trường hợp tội phạm hoàn thành nếu hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và ngược lại sẽ là trường hợp tội phạm chưa hoàn thành nếu hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (khách quan) của cấu thành tội phạm. Như vậy việc quy định thời điểm hoàn thành của từng tội phạm được thực hiện qua việc xây dựng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Căn cứ vào định nghĩa chung về tội phạm hoàn thành và dựa vào đặc điểm cấu trúc của các loại cấu thành tội phạm, có thể rút ra được kết luận về thời điểm hoàn thành của các loại tội có cấu thành 5 tội phạm vật chất, có cấu thành tội phạm hình thức và có cấu thành tội phạm cắt xén như sau:  Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm.  Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội. Ở những loại tội này, dấu hiệu hành vi có thể chỉ là một hành vi như ở tội cướp tài sản (dùng vũ lực hoặc...) nhưng cũng có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau như tội hiếp dâm (dùng vũ lực hoặc... và giao cấu...). Trong trường hợp dấu hiệu hành vi bao gồm nhiều hành vi khác nhau như vậy, tội phạm hoàn thành khi những hành vi đó đều đã xảy ra.  Tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kì nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Trong tình huống này, hành vi phạm tội của M và N đều đã thỏa mãn hết các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm: dấu hiệu hành vi (M và N có hành vi lén lút vào nhà K, N dùng tay bịt chặt mồm P và tay kia với bình hoa bằng thủy tinh phang mạnh vào đầu P cho đến khi P bất động, lấy điện thoại của P); dấu hiệu lỗi (M cố ý trộm tài sản trong tủ của K và N cố ý giết P, lấy điện thoại của P giấu vào người); dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi. Hơn nữa, hành vi của N đã cấu thành tội giết người và tội cướp tài sản mà tội giết người là tội có cấu thành vật chất, tội này hoàn thành khi hậu quả chết người đã xảy ra mà P đã chết. Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà N đã thực hiện hành vi phạm tội của mình đó là lấy 1 điện thoại di động (trị giá 5 triệu đồng) giấu vào người. Do vậy ở tình huống này, hành vi phạm tội của N dừng lại ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. 3. Xác định lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của P? 6 Trả lời: Lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của P là lỗi cố ý trực tiếp. Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này đã có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hởi của xã hội. Lỗi trong luật hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của con người cụ thể khi thực hiện hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội. Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong từng tội cố ý, lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc là cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.( Điều 9 Bộ luật hình sự). Phân tích định nghĩa này có thể rút ra những dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp:  Về lí trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó.  Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Ở trường hợp này, ta có thể phân tích hành vi của N về lí trí và về ý chí như sau: 7  Về lí trí: N nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. N đã dùng một tay bịt chặt mồm và tay kia với bình hoa bằng thủy tinh phang mạnh vào đầu P. Sau khi P ngã ra, N còn tiếp tục dùng chiếc bình đó phang thêm vào đầu P mấy nhát cho đến khi P bất động. N cũng đã thấy trước được hậu quả của hành vi đó. Tội giêt người là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên hậu quả của tội phạm là dấu giệu bắt buộc cho nên người cố ý trực tiếp phạm tội không những nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà ngay khi thực hiện hành vi cũng đã thấy trước được hậu quả của nó.  Về ý chí: N đã lấy 1 điện thoại di động của P trị giá 5 triệu đồng giấu vào người rồi điềm nhiên quay ra như không có chuyện gì. Như vậy, hậu quả của hành vi phạm tội mà N đã thấy trước (P chết) hoàn toàn phàu hợp với mục đích, mong muốn của N (cướp tài sản).  Như vậy, lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của N là lỗi cố ý trực tiếp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb.CAND, Hà Nội, 2009. 2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). 3. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận chuyên sâu), tập 1, Nxb.TPHCM, 2002. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan