Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bai hs

.DOCX
4
528
130

Mô tả:

BÀI 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG Câu 1: Kiểu khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc là A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh . C. cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm. D. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Câu 2: Trong đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta, có bao nhiêu tháng nhiệt độ dưới 180C? A. 1-2 tháng. B. 2-3 tháng. C. 3-4 tháng. D. 4-5 tháng. Câu 3: Cảnh quan tiêu biểu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam là đới rừng A. nhiệt đới gió mùa. B. cận xích đạo gió mùa. C. xích đạo gió mùa. D. nhiệt đới khô. Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về thành phần loài của phần lãnh thổ phía Bắc? A. Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. B. Có các loại cây cận nhiệt đới như dẻ, re… C. Có các loài thú lông dày như: gấu, chồn, sóc… D. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo.. Câu 5: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều bắc - nam là A. sông ngòi. B. sinh vật. C. gió mùa. D. đất. Câu 6: Kiểu khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Nam là A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh . C. cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm. D. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Câu 7: Ranh giới phân chia phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta nằm ở vĩ độ: A. 140B. B. 150B. C. 160B. D. 170B. Câu 8: Ở nước ta, khu vực có khí hậu phân chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt nhất là từ vĩ độ: A. 140B trở vào. B. 150B trở vào. C. 160B trở vào. D. 170B trở vào. Câu 9: Thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải rõ rệt: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo A. độ cao. B. Bắc – Nam. C. Đông – Tây. D. Tây – Đông. 0 Câu 10: Ở phần lãnh thổ phía Nam, số tháng có nhiệt độ dưới 20 C là A. 0 tháng. B. 1 tháng. C. 2 tháng. D. 3 tháng. Câu 11: Ranh giới tự nhiên phân chia vùng lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam là A. dãy Tam Điệp. B. dãy Hoành Sơn. C. dãy Bạch Mã. D. dãy Con Voi. Câu 12: Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc là A. dưới 250C. B. trên 200C. C. dưới 180C. D. trên 250C. Câu 13: Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Nam là A. dưới 250C. B. trên 200C. C. dưới 180C. D. trên 250C. Câu 14. Khí hậu ở phần lãnh thổ phía Nam có sự phân chia thành A. mùa mưa và mùa khô. B. mùa đông và mùa hạ. C. bốn mùa rõ rệt. D. mùa nóng và mùa lạnh. Câu 15. Loại rừng thưa nhiệt đới khô hình thành ở Tây Nguyên do A. mùa khô dài, thiếu nước. B. khí hậu mát mẻ, mưa nhiều. C. ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. D. mùa khô kéo dài, khí hậu mát mẻ. Câu 16 Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển A. nhiệt đới. B. cận xích đạo. C. nhiệt đới gió mùa. D. cận xích đạo gió mùa. Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc? A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. D. Có 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C. Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam? A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. D. Với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C Câu 19. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của A. chế độ gió mùa và hướng dãy núi. B. chế độ gió thay đổi theo mùa. C. hướng của các dãy núi. D. vị trí gần hay xa biển. Câu 20. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi nhiệt độ theo chiều Bắc - Nam nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Biên độ nhiệt tăng dần từ Bắc vào Nam. C. Tổng nhiệt độ trong năm càng về phía nam càng tăng. D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam. Câu 21. Khối khí lạnh bị suy yếu và biến tính khi di chuyển sang vùng Tây Bắc nước ta là do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng A. bắc – nam. B. vòng cung. C. đông – tây. D. tây bắc - đông nam. Câu 22. Sự khác biệt giữa thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam được thể hiện rõ qua các yếu tố A. khí hậu và cảnh quan. B. khí hậu và thực vật. C. cảnh quan và địa hình. C. đất và thực vật. Câu 23. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc có đặc điểm A. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn. B. mùa đông bớt lạnh nhưng khô. C. khí hậu lạnh do ảnh hưởng của độ cao địa hình. D. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió phơn khô nóng. Câu 24. Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm thiên nhiên của ĐB.ven biển? A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn, xen kẽ nhau. C. Giàu tiềm năng du lịch, thuận lợi phát triển kinh tế biển. D. Thiên nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ. Câu 25. Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở A. đồng bằng Bắc Bộ. B. Đông Bắc C. Tây Bắc. D. Bắc trung Bộ Câu 26. Gió mùa mùa đông không còn ảnh hưởng mạnh ở A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. vùng núi phía Bắc. C. đồng bằng Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 27. Mùa mưa ở vùng ven biển miền Trung gắn với mùa A. đông – xuân. B. xuân – hè. C. hè – thu. D. thu - đông. Câu 28. Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ? A. Mở rộng với các bãi triều thấp và bằng phẳng. B. Phong cảnh thiên nhiên trù phú xanh tốt. C. Đất đai kém màu mỡ, thuận lợi phát triển du lịch. D. Được bồi tụ từ phù sa sông trên các vịnh biển nông. Câu 29. Vào đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên có mưa lớn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thì Đông Trường Sơn A. nhận gió đông bắc thổi từ biển vào gây mưa. B. nhiều nơi chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. C. cũng bắt đầu bước vào mùa mưa. D. chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nóng ẩm. Câu 30. Đồng bằng ven biển miền Trung có đất nghèo dinh dưỡng, chủ yếu là đất cát nên thuận lợi cho phát triển A. cây lương thực. B. cây ăn quả. C. cây công nghiệp hàng năm. D. cây công nghiệp lâu năm. Câu 31 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên phần lãnh thổ phía bắc. A.Toàn bộ miền bắc có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng . B.Về phía nam số tháng lạnh giảm còn 1 đến hai tháng ở Huế chỉ còn thời tiết lạnh C.Thời kì bắt đầu mùa mưa chậm dần về phía nam. D.Tính bất ổn cao trong thời tiết và khí hậu. Câu 32 : Vùng phía Tây bắc bộ là nơi: A. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc trực tiếp và mạnh nhất . B. Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió biển thổi vào . C. Có cây chịu lạnh ở cả nơi địa hình thấp . D. Có một mùa đông lạnh không quá khô. Câu 33: Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo: A. Bắc – Nam B. Đông – Tây C. Độ cao D. Tây Bắc – Đông Nam Câu 34: Vùng phía Tây Bắc là nơi: A. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc trực tiếp và mạnh nhất . B. Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió đông bắc. C. Mùa đông đến sớm, kết thúc muộn. D. Có một mùa đông lạnh không quá khô. Câu 35: Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc –Nam là do: A. Tác động của gió mùa, vị trí địa lý B. Hướng núi và hướng thổi của gió C. Đất nước hẹp ngang D. Đồng bằng ở ven biển, đồi núi tạp trung chủ yếu ở phía Tây Câu 36: Sườn Đông Trường Sơn (duyên hải Nam Trung Bộ) mưa chủ yếu vào mùa nào trong năm: A. Mùa thu đông B. Mùa hè C. Mùa xuân hè D. Mùa hè thu Câu 37: Sườn Tây Trường Sơn (Tây Nguyên và Nam Bộ) mưa chủ yếu vào mùa nào trong năm: A. Mùa thu đông B. Mùa hè C. Mùa xuân hè D. Mùa hè thu Câu 38: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta . A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. B. Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông mở rộng C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng . D. Thềm lục địa miền trung thu hẹp tiếp giáp với vùng biển nước sâu. Câu 39: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam: A. Thú lớn (voi, hổ, báo ) B. Thú có lông dày ( gấu, chồn...) C. Thú có móng vuốt D. Trăn, rắn cá sấu ..... Câu 40. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo vì miền này: A. Nằm gần xích đạo B. Không chiu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc . C. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn . D. Chủ yếu có địa hình thấp . Câu 41: Loại gió gây mưa cho vùng ven biển Bắc Trung Bộ vào mùa đông: A. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu nam . B. Gió mùa Tây nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương C. Gió Mậu dịch (Tín phong) xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu bắc. D. Gió mùa đông bắc xuất phát từ cao áp Xibia Câu 42. Nhiệt độ trung bình năm từ bắc vào nam : A. càng giảm mạnh B. càng tăng mạnh C. tăng dần D. giảm dần Câu 43. Từ Đông sang Tây đia hình nước ta thay đổi như sau : A. biển, thềm lục địa; đồng bằng ven biển; đồi núi. B. biển, thềm lục địa; đồi núi; đồng bằng ven biển C. đồng bằng ven biển; biển, thềm lục địa; đồi núi. D. đồi núi; đồng bằng ven biển; biển và thểm lục địa. Câu 44. Cảnh quan tiêu biểu của thiên nhiên phía Bắc là A. hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thay đổi theo mùa B. hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa C. hệ sinh thái lá rộng và lá kim D. hệ sinh thái cận xích đạo gió mùa Câu 45. Sự phân hóa địa hình : vùng biển- thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên: A. theo độ cao B. từ Bắc vào Nam C. từ Đông sang Tây. D. từ Tây sang Đông Câu 46: Sự phân hóa thiên nhiên Bắc – Nam chủ yếu là sự phân hóa về: A. địa hình và cảnh quan. B. khí hậu và cảnh quan. C. khí hậu và địa hình D. cảnh quan và khoáng sản Câu 47. Càng vào nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng, biên độ dao động nhiệt năm càng nhỏ là do: A. phía nam có hoạt động của gió tín phong và gió mùa B. phía Bắc có hoạt động của gió mùa mùa đông, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. C. phía Nam nằm gần với xích đạo, phía Bắc có hoạt động của gió mùa mùa đông, gió thổi đến dãy Bạch Mã thì bị chăn lại. D. phía Nam nằm gần với xích đạo, phía Bắc có hoạt động của gió mùa mùa đông và gió tín phong nửa cầu Bắc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan