Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán Bài giảng kế toán ngân hàng thương mại đh kinh tế luật ( www.sites.google.co...

Tài liệu Bài giảng kế toán ngân hàng thương mại đh kinh tế luật ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
169
312
86

Mô tả:

8/31/2012 Bài giảng môn KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khoa Tài chính Ngân hàng Trương Đại học Kinh tế - Luật Tháng 9/2012 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 2 1 8/31/2012 Khái niệm kế toán ngân hàng • Luật kế toán Kế toán là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Kế toán ngân hàng: Hoạt động kế toán trong một ngân hàng 3 Đối tượng của KTNH – Vốn (Tài sản và Nguồn vốn) – Sự vận động của vốn – Kết quả của sự vận động đó Đặc điểm: – Chủ yếu tồn tại dưới hình thái giá trị – Có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với đối tượng kế toán các doanh nghiệp, TCKT, cá nhân… – Quy mô, phạm vi rất lớn, có sự luận chuyển phức tạp và có sự tuần hoàn thường xuyên liên tục 4 2 8/31/2012 Khoản 3 Điều 9 Luật kế toán Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm: a. Tài sản cố định, tài sản lưu động; b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; c. Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập; d. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; đ. Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; e. Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán. 5 Khoản 4 Điều 9 Luật kế toán Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, ngoài quy định tại khoản 3 Điều này còn có: a. Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng; b. Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; c. Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá. 6 3 8/31/2012 Đặc điểm của KTNH • KTNH có tính giao dịch và xử lý NVNH • Phản ánh chi tiết tình hình tạo lập và sử dụng vốn • Có tính cập nhật và chính xác cao độ • KTNH có số lượng chứng từ lớn và phức tạp • KTNH có tính tập trung và thống nhất cao • Sử dụng tiền tệ làm đơn vị đo lường chủ yếu 7 Nhiệm vụ của KTNH • Ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo đúng pháp luật, chuẩn mực kế toán • Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu, chi tài chính • Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh ngân hàng • Cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý • Tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng, góp phần thực hiện tốt chiến lược khách hàng 8 4 8/31/2012 Nguyên tắc KTNH • Nguyên tắc cơ sở dồn tích: thời điểm ghi nhận • Nguyên tắc thận trọng: dự phòng, thu nhập, chi phí; phải thu, phải trả • Nguyên tắc hoạt động liên tục • Nguyên tắc giá gốc: giá trị ghi sổ ban đầu • Nguyên tắc phù hợp: thu nhập – chi phí • Nguyên tắc nhất quán: chế độ kế toán • Nguyên tắc trọng yếu: thông tin trọng yếu 9 • Nguyên tắc cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền • Áp dụng: Thực hiện tính lãi dự thu đối với tiền cho vay và dự trả đối với lãi tiền gửi 10 5 8/31/2012 Nguyên tắc thận trọng • Phải xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết khi thiết lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn • Phải lập dự phòng nhưng không lập quá lớn • Không đánh giá cao hơn giá trị tài sản và thu nhập • Không đánh giá thấp hơn nợ phải trả và chi phí • Doanh thu được ghi nhận khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế và chi phí phải được ghi nhận khi có khả năng phát sinh chi phí 11 • Nguyên tắc hoạt động liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần 12 6 8/31/2012 Nguyên tắc giá gốc • Mọi tài sản trong các khoản mục của BCTC phải theo nguyên giá • Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm được ghi nhận Áp dụng: • Giá gốc của tài sản là giá trị tiền tệ mà NH huy động được, cho vay, đầu tư tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ 13 • Nguyên tắc phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. • Áp dụng: Việc ghi nhận thu nhập và chi phí tương ứng xét theo kỳ kế toán 14 7 8/31/2012 • Nguyên tắc nhất quán Kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán đã chọn ít nhất trong một kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) 15 • Nguyên tắc trọng yếu Thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kế BCTC 16 8 8/31/2012 Tài khoản KTNH • Tài khoản kế toán NH là một hình thức ghi chép, dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế phục vụ cho quản lý và kiểm tra • Mỗi TK KTNH là phương tiện để lưu trữ cho một loại số liệu kế toán cụ thể, phản ánh tình hình hoạt động của từng khoản mục thuộc phương trình kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các khoản mục của thu nhập, chi phí. 17 Phân loại TK KTNH • Theo nội dung kinh tế (đối tượng kế toán) • Theo mức độ tổng hợp hay chi tiết • Theo quan hệ với báo cáo tài chính (tính chất hạch toán) 18 9 8/31/2012 Hệ thống TK KTNH • Là danh mục các tài khoản được sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. • Trong danh mục này, mỗi tài khoản có tên gọi, số hiệu riêng phù hợp với nội dung mà nó phản ánh • Các tài khoản được sắp xếp theo một trật tự nhất định để đáp ứng yêu cầu hạch toán, tổng hợp thông tin 19 • Yêu cầu của hệ thống TK KTNH – Phải phù hợp với luật NHNN, luật các TCTD – Phải phản ánh được một cách rõ ràng, toàn diện và đầy đủ các loại tài sản, nguồn vốn, phù hợp với các chỉ tiêu trên BCTC của NH – Phải sử dụng được lâu dài – Phải thuận tiện cho việc hạch toán, xử lý và thu nhập thông tin… 20 10 8/31/2012 Kết cấu của TK KTNH • • • • • • • • • Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư Loại 2: Hoạt động tín dụng Loại 3: Tài sản cố định và các tài sản có khác Loại 4: Các khoản phải trả Loại 5: Hoạt động thanh toán Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu Loại 7: Thu nhập Loại 8: Chi phí Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng 21 NGHIỆP VỤ SỔ CÁI • Asset (Tài sản có): gồm các TK loại 1, 2, 3, 5 • Liability (Tài sản nợ): gồm các TK loại 4 • Capital (Nguồn vốn): gồm các TK loại 6 • Profit (Thu nhập): gồm các TK loại 7 • Expense (Chi phí): gồm các TK loại 8 • Footnotes (Ngoại bảng): gồm các TK loại 9 22 11 8/31/2012 Hệ thống TK KTNH hiện hành • Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN • Quyết định 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/06/2005 của Thống đốc NHNN • Quyết định 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006 của Thống đốc NHNN • Quyết định 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của Thống đốc NHNN 23 Chứng từ KTNH • Chứng từ KTNH là những giấy tờ hoặc vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán • Chứng từ kế toán NH có ảnh hưởng quyết định đến tính trung thực, chính xác và phù hợp của thông tin kế toán, là công cụ quan trọng trong bảo vệ tài sản khách hàng và ngân hàng 24 12 8/31/2012 Phân loại chứng từ KTNH • Căn cứ vào trình tự lập chứng từ – Chứng từ gốc – Chứng từ ghi sổ • Căn cứ vào địa điểm lập chứng từ – Chứng từ nội bộ – Chứng từ do KH lập • Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế – Chứng từ tiền mặt – Chứng từ chuyển khoản • Căn cứ vào hình thái chứng từ 25 Lập chứng từ KTNH • Phải lập ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh • Sử dụng đúng mẫu quy định • Chứng từ có nhiều liên phải lập lồng các liên • Đảm bảo các nội dung trên chứng từ 26 13 8/31/2012 Kiểm soát chứng từ • Kiểm soát trước: do cán bộ nghiệp vụ thực hiện – Kiểm soát tính rõ ràng trung thực đầy đủ của các yếu tố ghi trên chứng từ – Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh – Kiểm soát khả năng chi trả… • Kiểm soát sau: do kiểm soát viên, kế toán trưởng thực hiện – Kiểm soát chữ ký của thanh toán viên – Kiểm soát tính đúng đắn của việc hạch toán – Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ quy chế nội bộ 27 Luân chuyển chứng từ KTNH • Là trật tự các giai đoạn mà chứng từ kế toán phải trải qua kể từ khi phát sinh đến khi hoàn thành ghi sổ sách kế toán, được chuyển đi bảo quản lưu trữ • Ý nghĩa: – Việc tổ chức hạch toán sẽ an toàn, nhanh chóng, chính xác, khoa học – Cung cấp thông tin kịp thời – Góp phần tăng cường kỷ luật tài chính 28 14 8/31/2012 Nguyên tắc luân chuyển chứng từ KTNH • • • • Đảm bảo nhanh nhất Thu tiền trước ghi sổ sau Ghi sổ trước chi tiền sau Ghi Nợ trước, ghi Có sau hoặc ghi Nợ Có đồng thời. Ghi Có trước thì thì phải đảm bảo chức chắn co thể ghi Nợ • Đảm bảo luân chuyển chỉ trong nội bộ ngân hàng 29 NGHIỆP VỤ SỔ CÁI SỔ SÁCH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG TÍN DỤNG CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC... TIỀN GỬI NGÂN QUỸ SỔ CÁI TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ KDOANH NGOẠI HỐI THANH TOÁN HỒ SƠ KHÁCH HÀNG 30 15 8/31/2012 Tổ chức công việc KTNH Kế toán giao dịch Công việc Tiếp xúc khách hàng, lập chứng từ, thực hiện hạch toán, quản lý sổ kế toán chi tiết… Kết quả Bảng liệt kê chứng từ, sổ kế toán chi tiết, các báo cáo sao kê tình hình hoạt động Kế toán tổng hợp Kiểm soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu giao dịch, quản lý sổ kế toán tổng hợp… Các báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu. 31 Câu hỏi thảo luận • Sự khác nhau giữa kế toán NH và kế toán DN • Tại sao khoản mục tài sản trên BCĐKT của NH không phân thành TS ngắn hạn và TS dài hạn? • Nguyên nhân kế toán tài chính cần tuân thủ các chuẩn mực kế toán • Vì sao các NH phải áp dụng nguyên tắc ''Dự thu-Dự chi''? 32 16 8/31/2012 Chương 2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN MẶT 33 Nội dung • • • • Nguyên tắc kế toán Tài khoản sử dụng Chứng từ kế toán Phương pháp hạch toán 34 17 8/31/2012 Nguyên tắc kế toán • Ngân hàng chỉ phản ánh vào tài khoản tiền mặt số tiền thực tế khi phát sinh nghiệp vụ thu – chi tiền mặt • Phần chênh lệch phải được hạch toán và xử lý kịp thời • Phải có chứng từ thu – chi và phải có đầy đủ chữ ký theo quy định • Kiểm đếm tiền đầy đủ 35 Tài khoản sử dụng • Tài khoản 1011: Tiền mặt tại đơn vị Bên Nợ ghi: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ Bên Có ghi: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ Số dư Nợ: Phản ảnh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD Hạch toán chi tiết: Mở 2 TK chi tiết: – Tiền mặt đã kiểm đếm – Tiền mặt thu theo túi niêm phong 36 18 8/31/2012 Tài khoản 1014: Tiền mặt tại máy ATM • Bên Nợ ghi: – Số tiền mặt tiếp quỹ cho máy ATM – Các khoản thu tiền mặt trực tiếp tại máy ATM • Bên Có ghi: – Số tiền mặt từ máy ATM nộp về quỹ tiền mặt đơn vị – Các khoản chi tiền mặt tại máy ATM Số dư Nợ: Số tiền mặt còn tồn tại máy ATM • Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết cho từng máy ATM 37 Tài khoản 1019: Tiền mặt đang vận chuyển • Bên Nợ ghi: - Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền. • Bên Có ghi: - Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền) . • Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường. • Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền vận chuyển đến. 38 19 8/31/2012 • Tài khoản 3614:Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý • Bên Nợ ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng phải thu. • Bên Có ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng thu được. - Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác. • Số dư Nợ: - Số tiền thiếu quỹ chưa xử lý • Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân liên quan 39 • Tài khoản 3615: Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên TCTD • Bên Nợ ghi: - CBCNV phải bồi thường • Bên Có ghi: - CBCNV đã nộp tiền bồi thường • Số dư Nợ: - Số tiền CBCNV chưa bồi thường • Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có liên quan 40 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan