Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài cá nhân thương mại 1

.DOC
4
59
74

Mô tả:

ĐỀ BÀI TM1.T1 - 6. Nêu nhận xét về các khẳng định sau: a. Tổ chức không thể trở thành thành viên của công ty hợp danh. b. Thành viên góp vốn công ty hợp danh có thể thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề về quản lý và điều hành công ty. BÀI LÀM a. Tổ chức không thể trở thành thành viên của công ty hợp danh Khẳng định trên là sai Điều 130 khoản 1 điểm b luật doanh nghiệp quy định: “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”. Theo quy định trên có thể thấy thành viên hợp danh của công ty hợp danh không thể là tổ chức bởi : - Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Tức là khi công ty kinh doanh thua lỗ, phần tài sản của công ty không đủ trả nợ thì các thành viên hợp danh có trách nhiệm dùng tất cả tài sản của mình có để trả nợ, nếu phần tài sản hiện tại vẫn không đủ để trả nợ thì sẽ phải tiếp tục lao động để trả nợ. Nếu thành viên hợp danh là tổ chức thì sẽ không đáp ứng được điều kiện này bởi tổ chức thì sẽ chỉ có 1 phần tài sản nhất định được các thành viên trong tổ chức đó cam kết góp vốn, phần tài sản còn lại của các thành viên trong tổ chức sẽ không có nghĩa vụ trả nợ khi thua lỗ. Điều này không đáp ứng được yêu cầu về tài sản 1 của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh nên tổ chức không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh. - Thành viên hợp danh là người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty về cả mặt pháp lí và thực tế. Do đặc điểm về vấn đề chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của công ty nên các thành viên hợp danh luôn phải cẩn trọng trong các quyết định kinh doanh của mình, chính đặc điểm này cũng khiến công ty hợp danh có sự tín nhiệm trong các hoạt động kinh doanh và dễ dàng kí kết được các hợp đồng kinh doanh. Nếu thành viên hợp danh là tổ chức (không có khả năng chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản) thì khi đại diện kí kết các hợp đồng cho công ty sẽ không có được sự đảm bảo như đặc điểm riêng biệt của công ti hợp danh. Vậy tổ chức không thể trở thành thành viên của công ty hợp danh. b. Thành viên góp vốn công ty hợp danh có thể thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề về quản lý và điều hành công ty. Khẳng định trên là sai. Theo điều 140 khoản 1 điểm a luật doanh nghiệp quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn: “1. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây: a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;…..” Theo quy định trên thành viên góp vốn chỉ có thể “Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ” còn những vấn đề khác như quản lí, điều hành, kiểm soát 2 công ty thành viên góp vốn không có quyền tham gia hay nói cách khác thành viên góp vốn không được tham gia quản lí công ty , không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Do thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với công ty tức là chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Được hưởng thuận lợi này nên thanh viên góp vốn phải chịu hạn chế về quyền hạn trong điều hành và quản lí công ty như đã nêu trên. Vậy thành viên góp vốn công ty hợp danh không thể thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề về quản lý và điều hành công ty. Mà chỉ có thể thào luận và biểu quyết về 1 số vấn đề nhất định như việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật thương mại (tập 1), Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006. 2. Luật doanh nghiệp 2005. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan