Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài 04 nêu các cách phân loại thuế và ý nghĩa của phân loại đó...

Tài liệu Bài 04 nêu các cách phân loại thuế và ý nghĩa của phân loại đó

.DOC
4
148
107

Mô tả:

Trong thực tế có nhiều tiêu thức phân loại thuế, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh và yêu cầu quản lý thuế của mỗi nước mà có sự lựa chọn cách phân loại thuế khác nhau (dựa vào phương thức đánh thuế, dựa vào cơ sở tính thuế, dựa theo phạm vi điều chỉnh của sắc thuế, dựa theo tên gọi của sắc thuế, theo tính chất thuế suất...). Dưới đây là một số tiêu thức phân loại thuế cơ bản thường được áp dụng: I. CÁC CÁCH PHÂN LOẠI THUẾ. 1. Phân loại theo phương thức đánh thuế Căn cứ vào phương thức đánh thuế là đánh thuế một cách trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập, có thể chia hệ thống thuế thành hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu. 1.1. Thuế trực thu Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Theo đó, đối tượng nộp thuế theo luật quy định đồng nhất với người phải chịu thuế. Về nguyên tắc, loại thuế này mang tính chất thuế luỹ tiến, vì nó tính đến khả năng của người nộp thuế, người có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn, còn người có thu nhập thấp thì nộp thuế ít hơn. Ở Việt Nam, các sắc thuế trực thu bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà, đất... 1.2. Thuế gián thu Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Theo đó, người nộp thuế theo luật và người chịu thuế không đồng nhất với nhau, người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chính là người chịu thuế. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá, dịch vụ, trong giá hàng hoá, dịch vụ người tiêu dùng mua đã bao gồm cả thuế. người sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẽ “nộp thay” người tiêu dùng số thuế này vào NSNN. Về nguyên tắc, thuế gián thu mang tính chất luỹ thoái vì nó không tính đến khả năng thu nhập của người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế như nhau nếu cùng mua một loại hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, nếu so với tổng thu nhập trong kỳ thì tỷ lệ thu nhập nộp thuế của những người có thu nhập thấp sẽ cao hơn tỷ lệ nộp thuế của người có thu nhập cao. Ở Việt Nam, các sắc thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... 2. Phân loại theo cơ sở tính thuế 2.1. Thuế thu nhập 1 Thuế thu nhập là loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được. Thu nhập kiếm được hình thàn từ nhiều nguồn: từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần... do đó thuế thu nhập cũng có nhiều dạng: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài... 2.2. Thuế tiêu dùng Thuế tiêu dùng là là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được mang ra tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng... 2.3. Thuế tài sản Thuế tài sản là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản. Tài sản có nhiều hình thức biểu hiện: - Tài sản tài chính gồm có tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, thương phiếu.... - Tài sản cố định gồm nhà cửa, đất đai, máy móc, nhà máy, xe cộ... - Tài sản vô hình như nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật ... Thuộc loại thuế tài sản là các sắc thuế như thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp... 3. Phân loại theo mức thuế 3.1. Thuế đánh theo tỷ lệ % Thuế đánh theo tỷ lệ % là loại thuế đánh theo hình thức áp dụng một tỷ lệ hoặc phần trăm, hoặc lần trên các cơ sở tính thuế. Đây là hình thức áp dụng phổ biến trong các loại thuế hiện nay. Trong thuế tỷ lệ có thể phân ra thành 3 loại cụ thể như sau: - Thuế lũy tiến: là loại thuế áp dụng tỷ lệ tăng dần theo các mức tăng của cơ sở tính thuế. Cơ sở tính thuế càng tăng thì mức thuế suất càng cao. Trong thuế lũy tiến có hai hình thức: thuế lũy tiến từng phần và thuế lũy tiến toàn phần. - Thuế lũy thoái: là loại thuế mà mức thuế suất giảm dần trong khi cơ sở đánh thuế lại tăng dần. Cơ sở tính thuế càng tăng thì mức thuế suất càng giảm. Tương tự với thuế lũy tiến, thuế lũy thoái cũng có hai hình thức: lũy thoái toàn phần và lũy thoái từng phần. - Thuế tỷ lệ cố định: là loại thuế áp dụng một thuế suất cố định trên cơ sở tính thuế mà không phụ thuộc vào quy mô cũng như sự tăng, giảm của cơ sở tính thuế. Thuế tỷ lệ cố định thường được áp dụng để các cơ sở kinh doanh dễ hạch toán và tính toán trong quá trình kinh doanh. 2 3.2. Thuế đánh trên mức tuyệt đối Thuế đánh trên mức tuyệt đối là loại thuế được xác định bằng cách ấn định một số thu bằng tiền trên một đơn vị tính thuế như trọng lượng, khối lượng, diện tích, đơn vị sản phẩm... của đối tượng chịu thuế. 4. Phân loại theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách Dựa vào tiêu thức này, thuế được phân thành: thuế trung ương và thuế địa phương. 4.1. Thuế trung ương Thuế Trung ương là loại thuế được Nhà nước ban hành luật pháp và điều tiết 100% vào NSNN ở Trung ương. 4.2. Thuế địa phương Thuế địa phương là loại thuế được Nhà nước quy định thu trên phạm vi lãnh thổ được phân công quản lý và được điều tiết vào NSNN ở địa phương 100%. II. Ý nghĩa của việc phân loại thuế Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu phân loại theo phương thức đánh thuế gồm thuế trực thu và thuế gián thu nên tôi xinh trình bày trong bài ý nghĩa của việc phân loại này. II.1. Đối với hoạt động lập pháp: Việc phân loại thuế giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xác định được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được các phạm vi tác động của các sắc thuế đó. Để đảm bảo được tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thu. Vấn đề là phải làm sao để cân bằng được lợi ích của nhà nước và người nộp thuế. II.2. Công tác tổ chức hành thu: Có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế. Với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế,… từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó xác định được thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế và có biện pháp thu thuế hiệu quả. II.3. Nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế: Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế. Còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng về thuế, việc nộp thuế sẽ như một phần tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. 3 MỤC LỤC I. Các cách phân loại thuế …………………….……..……….…. 1 1. Phân loại theo phương thức đánh thuế ………….….……. 1 1.1.Thuế trực thu ………………..………………….……….. 1 1.2.Thuế gián thu …………………………………..……….. 1 2. Phân loại theo cơ sở tính thuế ………………….…..………1 2.1. Thuế thu nhập …………….…….……………………… 2 2.2. Thuế tiêu dung ………………….……………………… 2 2.3. Thuế tài sản ……………….…………………………… 2 3. Phân loại theo mức thuế …………………………………. 2 3.1. Thuế đánh theo tỷ lệ % ………………………..……… 2 3.2. Thuế đánh trên mức tuyệt đối ……………..……….. 3 4. Phân loại theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách .. 3 4.1. Thuế trung ương …………………………..………….. 3 4.2. Thuế địa phương …………………………….…………3 II. Ý nghĩa của việc phân loại thuế ……………….……….. 3 II.1. Đối với hoạt động lập pháp …………………………...……. 3 II.2. Công tác tổ chức hành thu …………………………….……. 3 II.3. Nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế .… 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình môn Luật thuế Việt Nam – Trường ĐH Luật HN 2. www.Google.com 3. www.Tailieu.vn 4. www.wattpad.com/ 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan