Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Asean – việt nam hoạt động, thách thức cho việt nam và giải pháp...

Tài liệu Asean – việt nam hoạt động, thách thức cho việt nam và giải pháp

.PDF
38
416
148

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI –DU LỊCH –MARKETING MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ASEAN – VIỆT NAM: HOẠT ĐỘNG, THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NHÓM 5: 1. Lê Huy Hiếu 2. Đặng Thanh Thủy Tiên 3. Huỳnh Thị Thùy Dương 4. Hà Chí Phú 5. Đào Thị Hồng Hạnh 6. Trầm Vinh Phước GIẢNG VIÊN:THS. TRỊNH XUÂN ÁNH PHẦN MỞ ĐẦU Trong 15 năm qua, Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong ngôi nhà chung ASEAN. Trong các bước phát triển của ASEAN thời gian qua luôn có sự đồng hành và đóng góp tích cực và xây dựng của Việt Nam. Việt Nam gia nhập ASEAN đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của ASEAN, mở đầu quá trình mở rộng ASEAN, tạo điều kiện để các nước Campuchia, Lào và Myanmar gia nhập Hiệp hội, hoàn tất mục tiêu của Tuyên bố Bangkok về một ASEAN bao gồm tất cả các nước Đông Nam Á. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tổ chức này đã có những chuyển biến quan trọng về cả lượng và chất, trở thành nhân tố thiết yếu cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở Đông Nam Á, Đông Á Thái Bình Dương và thế giới. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng là kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động tích cực hội nhập khu vực và thế giới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra. 2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – ASEAN I. Giới thiệu khái quát về khu vực thương mại tự do Asean (AFTA) Hiệp định thương mại tự do (FTA viết tắt của chữ tiếng Anh Free trade agreement) về cơ bản, là hiệp định trong đó các nước tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi, đó là các hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều được loại bỏ, song mỗi nước thành viên vẫn được tự do quyết định những chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không phải thành viên của hiệp định. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh Asean họp tại đã quyết định thành lập một khu vực thương mại tự do Asean (Asean Free Trade Area) gọi tắt là AFTA. Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff – CEPT). Về thực chất CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc cắt giảm thuế quan trong nội bộ xuống còn 0 – 5% thông qua những kế hoạch cắt giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác. Để thực hiện hiệp định CEPT các quốc gia tham gia phải triển khai các nội dung sau: 1. Về thuế quan: * Bước 1: Các nước lập 4 loại Danh mục sản phẩm hàng hoá trong biểu thuế quan của mình để xác định các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng thực hiện CEPT: - Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (IL). - Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL). - Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SEL) - Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL) * Bước 2 : Xây dựng lộ trình tổng thể cắt giảm thuế 10 năm ( toàn bộ thời gian thực hiện Hiệp định): Việc thực hiện Hiệp định chính là các nước thành viên phải xây dựng lộ trình tổng thể cho việc cắt giảm thuế đối với 2 Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay( IL) và Danh mục tạm thời chưa giảm thuế (TEL): * Bước 3 : Ban hành văn bản pháp lý xác định hiệu lực thực hiện việc cắt giảm thuế hàng 3 năm : Trên cơ sở Lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng năm các nước thành viên phải ban hành văn bản pháp lý để công bố hiệu lực thi hành thuế suất CEPT của năm đó. Văn bản này phải được gửi cho Ban Thư ký ASEAN để thông báo cho các nước thành viên. 2. Về loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế quan khác (NTBs) Để thiết lập được khu vực mậu dịch tự do, việc cắt giảm thuế quan cần phải được tiến hành đồng thời với việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn ngạch, giấy phép,...) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ thu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,...) Các hạn chế về số lượng có thể được xác định một cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối với các mặt hàng trong Chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên khác. Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xác định và loại bỏ phức tạp hơn rất nhiều. Hiệp định CEPT quy định về vấn đề này như sau: * Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó; cụ thể: những mặt hàng đã được đưa vào Danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ phải bỏ các hạn chế về số lượng. * Các hàng rào phi quan thuế khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi; * Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT; * Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau; * Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu. 3. Về ngoại hối: Các quốc gia thành viên sẽ miễn trừ các hạn chế ngoại hối liên quan tới việc thanh toán cho các sản phẩm trong chương trình CEPT cũng như đối với việc chuyển các khoản thanh toán đó về nước mà không gây phương hại tới các quyền của mình theo quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và các quy định có liên quan theo Điều khoản thỏa thuận của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). 4 FTA ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích kinh tế mà nó mang lại, nhất là trong bối cảnh bế tắc của các vòng đàm phán do WTO chủ trương, khiến các nước đã phải chuyển hướng sang hợp tác song phương và liên kết khu vực nhằm tìm giải pháp cho phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ. Điều này lại tiếp tục dẫn tới việc những nước không tham gia FTA hoặc tham gia chậm sẽ bị gạt khỏi cuộc chơi, nên dường như FTA trở thành một xu hướng chung. Ngoài ra, tham gia FTA còn tạo cho các nước một sự “yên tâm” hơn khi có những bất ổn trong kinh tế, thương mại toàn cầu, cũng như đem lại lợi ích chính trị cho các nước tham gia qua việc nâng cao vị thế của họ trong đàm phán. Tính đến nay, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 3 FTA là Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN Hàn Quốc (AKFTA). Gần đây các hiệp định khác như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Niu Di-lân, ASEAN - Ấn Độ... cũng đều đã hoàn tất. Về FTA song phương, cuối năm 2008 Việt Nam đã đàm phán với Chi-lê và đã tiến hành được đến vòng đàm phán thứ 3, dự kiến sắp tới sẽ ký kết nhằm đẩy nhanh thương mại song phương giữa hai nước. Nhìn chung mục đích ký kết FTA của Việt Nam cũng giống như các nước khác là mong muốn tăng cường xuất khẩu, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường vị thế và gây dựng hình ảnh đất nước trên trường quốc tế. FTA còn có tác dụng gia tăng các sức ép để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sự đa dạng và phức tạp của quy tắc xuất xứ trong các FTA có thể sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện FTA. Sự tương đồng về lợi thế cạnh tranh, cũng như chênh lệch về trình độ phát triển của các nước tham gia cũng dễ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hoặc là có các rào cản lớn để các bên đàm phán được một FTA toàn diện. 5 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ CỦA ASEAN VÀO VIỆT NAM Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành đổi mới kinh tế, phù hợp với xu thế hóa nên kinh tế thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN từ ngày 28/07/1995, tham gia Diễn đàn Châu á – Thái Bình Dương APEC từ ngày 17/11/1998 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có 10 quốc gia: Brunay, Camphuchia, Mianma, Lào, Mailaixia, Phipippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia và Việt Nam. Việc gia nhập ASEAN và khối mậu dịch tự do ASEAN (The Free Trade Area – AFTA) là một cố gắng của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó cải thiện môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 6 I. Hoạt động thương mại: Các hoạt động thượng mại từ các nước Asian tăng trưởng đều qua các năm, tuy nhiên mức tăng trưởng có sự gián đoạn qua 2 thời kỳ khủng hoản 2008 và giai đoạn sa sút kinh tế toàn cầu 2010-2011. Tuy nhiên nếu so sánh với các khu vực khác thì mối quan 7 hệ giữa Việt Nam và Asian vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khi chỉ có Cambodia và Malaisia có cán cân dương so với Việt Nam. Nhìn nhận một cách khách quan, hiện nay Việt Nam vẫn chủ yếu là nhập siêu, trong quá trình tham gia vào các khu vực mậu dịch tư do nói chung và Asian nói riêng, Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào nhập khẩu từ các khu vực nói trên là chủ yếu 8 Biểu đồ hàng hoá vào Việt Nam từ các nước Asian 9 Số liệu chi tiết theo từng quốc gia trong khu vực asian Singapore là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu vào Việt Nam tính trên bình diện khu vực Asian, trên bảng số liệu tuy có giảm vào năm 2009 nhưng lại tiếp tục tăng qua các năm sau. Tiếp sau đó là Thái Lan và Malaisia 10 Xuất khẩu từ Việt Nam vào các nước Asian và khu vực Số liệu chi tiết 11 12 Như vậy cán cân giữa nhập và xuất vẫn tồn tại khoảng cách theo bảng số liệu sau: Đây cũng chưa hẳn là tín hiệu xấu, vì so sánh giữa xuất khẩu và nhập khẩu với các khu vực và các quốc gia khác ngoài khu vực Asian, tỷ lệ xuất khẩu của chúng ta với các khu vực khác vẫn lớn hơn, ở đây có thể chỉ ra nhập khẩu trong khối theo để lấy ưu đãi thuế và xuất khẩu các đi các khu vực khác. 13 II. Quan Hệ Đầu Tư: Giai đoạn 1998-2012: Theo báo cáo của cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH & ĐT), ước tính đến cuối năm 2012, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực với tổng số 2046 dự án còn hiệu lực, chiếm 14,3% về số dự án đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 46,5 tỷ USD, chiếm 22,3% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Đặn biệt hạn tầng của Việt Nam không tập trung, rải rac từ Bắc vào Nam khiến hoạt động vận chuyển các mặt hàng tươi sống bị ảnh hưởng. Chi phí sản xuất (điện, nước, viễn thông) còn cao. Thủ tục hành chính nhiêu khê, quan liêu mất thời gian và chi phí phát sinh. Rủi ro của nhà đầu tư đa phần liên quan đến thủ tục hành chính, thuế, đất đai, luật lao động, hải quan, môi trường… Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có góp vốn to lớn vào phát triển kinh tế Việt Nam, chiếm 22,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001 – 2011, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng dần từ 2% năm 1992 lên 12,7% năm 2000 và đạt 18,9% năm 2011, tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động trực tiếp và khoản 3-4 triệu lao động gián tiếp. Dòng vốn FDI vào VN thời gian quan, dòng vốn FDI của ASEAN có vai trò hết sức quan trọng. Các nhà đầu tư ASEAN là một trong những nhà đầu tư sớm nhất khi VN bắt đầu tiến trình mở cửa hội nhập. Ước tính đến cuối năm 2012 các nước ASEAN đã đầu tư vào VN trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế - xã hội với tổng số 2046 dự án còn hiệu lực, chiếm 14,3% về số dự án FDI vào VN. Tổng số vốn đầu tư đăng ký 46,5 tỷ USD, chiếm 22,3% tổng vốn FDI vào VN. Các dự án FDI của ASEAN đã có mặt tại 56/63 tỉnh, thành cả nước với mức vi61n trung bình một dự án đạt 22,7 triệu USD. Hầu hết các nước ASEAN đã có dự án FDI tại VN, trừ Mayanma. Dẫn đầu là Singapo với 1080 dự án 23,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Malaysia 430 dự án, 11,3 tỷ USD… Tuy nhiên Việt Nam vẫn chỉ xếp thứ 6 trong khu vực nếu xét riêng trong khối 14 Các ngành nghề thu hút các doanh nghiệp ASEAN đầu tư vào VN tập trung vào các ngành kinh doanh bất động sản (39,8%), công nghiệp chế biến/ chế tạo (30,6%), tiếp theo là xây dựng, xử lý nước thải, dịch vụ lưu trú, ăn uống….. 15 16 CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP VÀO TỔ CHỨC ASEAN 1. Về kinh tế: Sau 19 năm tham gia ASEAN, quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam ASEAN đã có sự phát triển vượt bậc, cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Về thương mại, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN hiện đạt 22 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và gấp gần 2 lần tổng giá trị thương mại của Việt Nam với bên ngoài ở thời điểm trước năm 1995. Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với ASEAN đạt trung bình 15-16%/ năm trong suốt 15 năm qua. Nhiều mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp thuộc thế mạnh của Việt Nam đã trở nên quen thuộc tại nhiều nước ASEAN. Về đầu tư, ASEAN liên tục nằm trong số các nhà đầu tư lớn nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến hết năm 6/2010, Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho 1449 dự án của các nước ASEAN với vốn đăng ký xấp xỉ 44 nghìn tỷ USD, trong đó, vốn thực hiện đạt trên 12 nghìn tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam sang các nước ASEAN, tuy còn khiêm tốn, song đang có chiều hướng gia tăng trong những năm tới, đặc biệt tại các thị trường Lào, Campuchia và Myanmar. Mặc dù là một nước thành viên mới, tham gia sau với trình độ phát triển kinh tế còn chênh lệch lớn so với các nước bạn trong Hiệp hội, song với quyết tâm và ý thức trách nhiệm cao, Việt Nam đã tham gia tích cực vào hầu hết các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính-tiền tệ, nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện viễn thông, năng lượng, du lịch, hải quan v.v… Trong khuôn khổ CEPT/AFTA, đến 1/1/2010, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5%, chiếm 97,8% số dòng thuế trong biểu thuế, đó có 5488 dòng thuế ở mức thuế suất 0%. Trong điều kiện sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam với hầu hết các nước thành viên ASEAN còn lớn như hiện nay, những nỗ lực thực hiện các cam kết trong AFTA của Việt Nam như vậy được các bạn rất hoan nghênh. Song song với chương trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam còn phối hợp với các nước ASEAN triển khai các chương trình công tác nhằm xác định, phân loại và tiến tới dỡ bỏ các hàng rào phí thuế quan. Việt Nam cũng đã cùng các nước ASEAN hòan tất 8 Gói cam kết dịch vụ. Các cam kết hiện nay được tiến hành chủ yếu trong 7 ngành ưu 17 tiên là: tài chính, viễn thông, vận tải hàng hải, hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ xây dựng. Cụ thể, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng các ngành kinh tế khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm đáng kể, năm 2004 còn 21,76%; khu vực II (công nghiệp, xây dựng) 40,09%; khu vực III (thương mại, dịch vụ) 38,15%. Đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt; chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo đã được những thành tựu đáng kể và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường ASEAN trong sáu tháng đầu năm 2012 đạt hơn 7,86 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (tương ứng tăng 1,59 tỷ USD). Ở chiều ngược lại, tổng giá trị hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này trong 06 tháng đầu năm 2012 là hơn 10.27 tỷ USD, giảm 1,2% so với 06 tháng/2011 và chiếm 20,7% tỷ USD tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới. (các nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN là gạo, dầu thô, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 18,47 tỷ USD , tăng 4,4 % so với năm 2012, mặc dù nhóm hàng điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch 4,42 tỷ USD và tăng khá ấn tượng 47,2% (tương ứng tăng 1,42 tỷ USD). ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn thứ ba của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và EU. (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) 18 Bảng 1: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013 Xuất khẩu Trị giá Thị trường (Tỷ USD) Nhập khẩu So 2012 với Trị giá (%) (Tỷ USD) Xuất nhập khẩu So 2012 (%) với Trị giá (Tỷ USD) So 2012 (%) Châu Á 68,57 11,5 108,20 17,8 176,77 15,3 - ASEAN 18,47 4,4 21,64 2,7 40,10 3,5 - Trung Quốc 13,26 7,0 36,95 28,4 50,21 22,0 - Nhật Bản 13,65 4,5 11,61 0,1 25,26 2,4 - Hàn Quốc 6,63 18,8 20,70 33,2 27,33 29,4 Châu Mỹ 28,85 22,4 8,98 10,6 37,84 19,4 - Hoa Kỳ 23,87 21,4 5,23 8,4 29,10 18,8 Châu Âu 28,11 19,2 11,43 7,9 39,55 15,7 - EU (27) 24,33 19,8 9,45 7,5 33,78 16,1 Châu Phi 2,87 16,0 1,42 37,7 4,29 22,4 9,9 2,09 -5,3 5,82 3,9 Châu Dương Đại 3,73 với (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Và không chỉ hội nhập kinh tế với ASEAN, Việt Nam cùng các nước này mở rộng không gian hợp tác kinh tế với các nước Đông Á (ASEAN+3), với các nước EU trong khuôn khổ ASEM, với các nước Châu Á-Thái Bình Dương trong khuôn khổ APEC. 19 2. Về Hợp tác chính trị - an ninh: Kết quả lớn nhất là đã góp phần quan trọng triển khai tốt chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta; giúp tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho an ninh và phát triển cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của nước ta. 3. Về Hợp tác Văn hoá – Xã hội: 3.1 Trong lĩnh vực lao động và việc làm: Hợp tác trong ASEAN: Việt Nam đã đăng cai thành công Hội nghị Bộ trưởng Lao động lần thứ 21 vào tháng 5/2010 và đã đưa ra và thực hiện được ba sáng kiến bao gồm: dự án nghiên cứu so sánh luật lao động giữa các nước ASEAN, Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về thanh tra lao động trong ASEAN; tổ chức Hội nghị nguồn nhân lực ASEAN; tổ chức Hội nghị khu vực lần thứ 5 về Quan hệ lao động trong ASEAN với chủ đề “Đối thoại lao động và sửa đổi Luật lao động về khuôn khổ pháp lý và quy tắc liên quan tới quan hệ việc làm” (2013); và Hội thảo về An sinh xã hội và chế độ thai sản cho lao động nữ (2013). Về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động di cư: Đây được coi là một trong những hoạt động quan trọng song cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến quản lý lao động nước ngoài tại các nước. Việt Nam đã tham gia tích cực hoạt động của Nhóm soạn thảo Văn kiện thực hiện Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN về Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư (ACMW-DT), hướng tới sớm hoàn thành vào năm 2014. Về phát triển nguồn nhân lực: Thông qua các hoạt động hợp tác với ASEAN trong phát triển nguồn nhân lực, bước đầu Việt Nam đã hình thành và luật hoá việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động trong Luật dạy nghề. Nhằm hướng tới việc công nhận kỹ năng và chứng chỉ nghề lẫn nhau trong khu vực ASEAN, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án Khung trình độ quốc gia. Hợp tác trong ASEAN với các đối tác: Các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực lao động việc làm trong khuôn khổ này được triển khai trong các vấn đề phát triển nhân lực; an toàn vệ sinh lao động, lao động di cư, phát triền tay nghề; bảo hiểm xã hội, thống kê lao động và nghiên cứu về tác động của quá trình hội nhập ASEAN đối với thị trường lao động. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan