Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của phật giáo trong xã hội việt nam từ 1945 đến nay...

Tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong xã hội việt nam từ 1945 đến nay

.PDF
55
20
93

Mô tả:

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ********** BÙI CẨM PHƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI - 2010 Bïi CÈm Ph­îng 1 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ********** BÙI CẨM PHƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Người hướng dẫn khoa học ThS.GVC. Vũ Ngọc Doanh HÀ NỘI - 2010 Bïi CÈm Ph­îng 2 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: “Ảnh hởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay”, tác giả khóa luận đã thờng xuyên nhận đợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và đặc biệt là của ThS. GVC. Vũ Ngọc Doanh - ngời hớng dẫn trực tiếp. Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo đã giúp tác giả hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010. Tác giả khóa luận Bùi Cẩm Phợng Bïi CÈm Ph­îng 3 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dới sự hớng dẫn của ThS.GVC. Vũ Ngọc Doanh. Kết quả thu đợc là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010. Tác giả khóa luận Bùi Cẩm Phợng Bïi CÈm Ph­îng 4 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Bïi CÈm Ph­îng Khãa luËn tèt nghiÖp 5 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Nguyên nghĩa Th.S Thạc sĩ GVC Giảng viên chính Tr.CN Trớc công nguyên Nxb Nhà xuất bản WTO World Trade Organization: Tổ chức thơng mại thế giới Acquired Immunode Ficiency HIV/AIDS Syndrome: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải Bïi CÈm Ph­îng 6 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 2 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 5. Phơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 3 7. Bố cục ........................................................................................................ 3 NỘI DUNG CHƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................... 4 1.1. Khái niệm tôn giáo ................................................................................ 4 1.2. Khái niệm đạo Phật ............................................................................... 6 1.3. Khái niệm Phật giáo ............................................................................. 7 1.4. T tởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ........................................................... 9 1.4.1. Các giai đoạn hình thành t tởng về tôn giáo, tín ngỡng của Hồ Chí Minh .................................................................................................. 9 1.4.2. Nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về tín ngỡng, tôn giáo ................... .11 Bïi CÈm Ph­îng 7 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp 1.5. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nớc ta hiện nay ............................ 16 1.5.1. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nớc ta hiện nay ............................ 17 1.5.2. Một số chính sách cụ thể đối với các tôn giáo ...................................... 18 CHƠNG 2: ẢNH HỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY ................................................................. 21 2.1. Lợc sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến năm 1945.................. 21 2.1.1. Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ II đến thế kỷ V: Thời kỳ Du nhập và hình thành Phật giáo Việt Nam ...................................... 22 2.1.2. Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ VI đến hết thế kỷ IX: Thời kỳ Phát triển.......................................................................................... 23 2.1.3. Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIII: Thời kỳ Cực thịnh .......................................................................................... 25 2.1.4. Phật giáo Việt Nam từ thời Lê sơ đến nhà Nguyễn (thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX) Thời kỳ Suy tàn ............................................ 26 2.1.5. Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX: Thời kỳ phục hng ........................ 27 2.2. Đặc điểm và ảnh hởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay ............................................................................................. 28 2.2.1. Đặc điểm .............................................................................................. 28 2.2.2. Ảnh hởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam Bïi CÈm Ph­îng 8 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp từ 1945 đến nay ............................................................................................. 33 CHƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP ..................................... 41 3.1. Trong quan hệ Phật giáo với chính trị ................................................. 41 3.2 .Thế tục hóa Phật giáo ............................................................................ 42 3.3. Đạo đức Phật giáo và vai trò của Phật giáo đối với văn hóa dân tộc ............................................................................... 42 3.4. Đất đai và cơ sở thờ tự của Phật giáo ................................................... 43 KẾT LUẬN ................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 47 PHỤ LỤC Bïi CÈm Ph­îng 9 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo là một tôn giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI (Tr.CN). Và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Từ khi du nhập cho đến nay, Phật giáo đã tồn tại gần 2.000 năm ở nước ta. Cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo khi truyền bá vào Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng từ những biến cố trong lịch sử. Đã có thời kỳ Phật giáo hưng thịnh và trở thành quốc đạo (dưới triều Lý - Trần) nhưng cũng có thời kỳ suy tàn (từ thời hậu Lê đến thời Nguyễn). Tuy nhiên, với truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc cùng với những giáo lý, chủ trương gần gũi với nhân dân Phật giáo vẫn duy trì được những ảnh hưởng của mình trong lòng dân tộc. Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo đã mở ra một thời kỳ mới cho Phật giáo Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng với nhân dân các tăng ni, phật tử cũng đã tham gia vào phong trào cách mạng, đấu tranh sôi nổi, quyết liệt để giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1975, đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất đã tạo cơ duyên rất thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện một Phật sự lớn đã đặt ra từ rất lâu, đó là việc thống nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong một tổ chức chung. Tháng 11 năm 1981 Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xây dựng với đường hướng hoạt động: “Đạo Pháp - Dân Tộc - Xã hội chủ nghĩa”. Kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời cho đến nay (2009) đã 28 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc và trở thành một ban trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phật giáo từ năm 1945 đến nay có nhiều ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội Việt Nam từ tư tưởng chính trị, phong tục, đạo đức, lối sống đến văn hóa, nghệ thuật tất cả điều đó để “Hộ trì hoằng dương Phật pháp, phục vụ tổ quốc xã hội chủ nghĩa góp phần đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới”. Bïi CÈm Ph­îng 10 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Với tổ chức thống nhất, chặt chẽ cùng với những hoạt động thiết thực của Phật giáo trong thời đại ngày nay đã khiến tôi quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu và chọn cho mình đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Phật giáo là một đề tài lớn nên thu hút rất nhiều học giả, tác giả quan tâm tìm hiểu và có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo như: Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Nguyễn Lang (1992), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 1, 2, 3). Nguyễn Khắc Thuần (2005, tái bản), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam (tập 2). Thích Mật Thể (1960), Việt Nam Phật giáo sử lược. Và còn nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Nhưng nghiên cứu về “Ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay” thì chưa có hoặc nếu có thì cũng chỉ đề cập đến một khía cạnh rất nhỏ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Như đã nói ở trên, Phật giáo là một tôn giáo lớn và tồn tại ở nước ta từ lâu đời. Từ năm 1945 đến nay là thời kỳ Phật giáo phục hưng trong xã hội Việt Nam lại cũng là thời kỳ mà đất nước ta có nhiều đổi thay. Vì vậy, Phật giáo có rất nhiều ảnh hưởng trong lòng dân tộc. Nên mục đích khi làm đề tài này của tôi là nêu lên tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, qua đó thấy được đặc điểm của Phật giáo và những ảnh hưởng của nó trong lòng dân tộc Việt Nam từ 1945 đến nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Xác định cơ sở lý luận và thực trạng của việc nghiên cứu.  Phân tích đặc điểm, ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Bïi CÈm Ph­îng 11 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp  Đề xuất các giải pháp để Phật giáo ngày càng đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Phật giáo Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phật giáo Từ năm 1945 đến nay ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu  Hệ thống hóa lý thuyết  Tổng hợp và phân tích các tư liệu  Điền dã 6. Đóng góp của khóa luận  Bổ sung nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay.  Đề xuất các giải pháp để Phật giáo Việt Nam ngày càng đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay. Chương 3: Một số đề xuất và giải pháp. Bïi CÈm Ph­îng 12 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm tôn giáo Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khác nhau. Do cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau nên các cách hiểu về tôn giáo rất khác nhau: Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Với các đại biểu như Platôn (427 - 347 Tr.CN), Ph.Hêghen (1770 - 1831) cho rằng tôn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan với các đại biểu như: G.Béccơli (1685 1753), Đ.Hium (1711 - 1776) lại cho rằng tôn giáo là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan. Một số nhà thần học như: Tômát Đacanh (1225 - 1274), Phôntilích (1886 - 1965)… Xem tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng liêng, huyền bí, ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên có thể giúp con người thoát khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Niềm tin vào cái thiêng liêng, cái siêu nhiên ở đây chính là niềm tin vào thượng đế. Như vậy niềm tin vào cái “tối thượng” (thượng đế) chính là tôn giáo . Triết học duy vật trước Mác: L.Phoiơbắc (1804 - 1872) cho rằng không phải thượng đế sáng tạo ra con người mà ngược lại chính con người là người sáng tạo ra thượng đế theo mẫu hình của mình. Theo quan điểm này của L.Phoiơbắc thì có nghĩa là con người sinh ra tôn giáo chứ tôn giáo không sinh ra con người, tôn giáo chỉ là sự phản ánh sai lầm của ý thức con người về thế giới bên ngoài, bằng sự phổ biến tri thức đúng đắn cho nhân dân và vạch trần Bïi CÈm Ph­îng 13 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp sự lừa dối của tôn giáo con người hoàn toàn có thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào các tín điều tôn giáo… Tuy nhiên, L.Phoiơbắc do chưa được soi sáng bởi thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng nên quan niệm về tôn giáo của ông còn có hạn chế bởi nhiều khía cạnh về bản chất, chức năng và nguồn gốc của tôn giáo còn chưa được nhận thức đúng đắn, con đường khắc phục tôn giáo chưa được chỉ ra một cách khoa học. Nhà xã hội học tư sản M.Weber (1864 -1920) xem tôn giáo như là cách nhìn của con người về thế giới, hơn nữa còn là thái độ ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội, đặc biệt là thái độ đối với kinh tế. Tôn giáo là “một dạng đặc biệt của hoạt động trong cộng đồng” gắn với “các thế lực siêu nhiên”. Nhà văn hoá học Christopher Đawson (1889 - 1970) xem tôn giáo không phải là một hình thái ý thức trừu tượng mà là một truyền thống văn hoá hay tập tục văn hoá. Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Theo quan điểm của Mác - Lênin thì tôn giáo chẳng qua là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội. Tôn giáo không có lịch sử riêng, không có nội dung riêng, mà chẳng qua chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội một cách hư ảo, hoang đường. Nội dung của tôn giáo có nguồn gốc là đời sống hiện thực của con người và lịch sử của tôn giáo phản ánh lịch sử của đời sống xã hội con người. Vì vậy, mà tôn giáo trở nên là một hình thái đặc biệt của ý thức. Trên cơ sở nhận thức khoa học về bản chất và nguồn gốc của tôn giáo, C.Mác và Ph.Ănghen luôn gắn liền với việc chỉ ra những thuộc tính bản chất và những quy luật vận động của tôn giáo với việc chỉ ra con đường khắc phục những biểu hiện tiêu cực của tôn giáo và con đường hình thành thế giới quan khoa học. Trong thời đại ngày nay, chúng ta vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa có những khó khăn to lớn. Khoa học kỹ thuật phát triển, trình độ dân trí nâng cao, đời sống của người dân được cải thiện… là những thuận lợi cơ bản. Nhưng bên Bïi CÈm Ph­îng 14 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp cạnh đó những khó khăn cũng vô cùng to lớn, những điều kiện làm nảy sinh tôn giáo vẫn chưa được khắc phục. Sự áp bức, bóc lột, sự bất công, sự đe dọa của thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… vẫn đang khiến con người đau khổ về vật chất, hụt hẫng về tinh thần tất cả những điều đó là nguyên nhân mở đường cho niềm tin tôn giáo. Vì vậy, những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo cũng như những quan niệm cơ bản của Đảng và chính sách của Nhà nước về tôn giáo đã và sẽ luôn luôn là cơ sở lí luận và thực tiễn cho tôn giáo học Mác - Xít. 1.2. Khái niệm Đạo Phật Theo Bhikkhu Shravasiti Dhammika: Danh từ Đạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ “Budhi” nghĩa là “Thức tỉnh” và như vậy Đạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên là một kinh nghiệm thực chứng của ngài Sĩ-Đạt-Đa Cồ-Đàm, được biết như một vị Phật, đã tự mình giác ngộ ở tuổi 36. Đến nay Đạo Phật đã có mặt trên 2.500 năm và có khoảng 30 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Hàng trăm năm về trước, đạo Phật đã chính thức là nền triết học của Á châu, tuy nhiên ngày nay đã phát triển và có tín đồ ở khắp châu Âu và châu Mỹ. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam 1 - 1995: Đạo Phật là tôn giáo ra đời vào cuối thế kỷ VI (Tr.CN) ở Ấn Độ. Phát triển thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới (đạo KiTô và đạo Hồi). Người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni. Đạo Phật xuất hiện với tư cách là một tôn giáo đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, coi nhẹ hình thức nghi lễ, đặc biệt là nghi lễ của đạo Bà La Môn, bác bỏ quyền uy, thần khải của sách Vê Đa là thánh kinh của đạo Bà La Môn xem như là một thiết chế thiêng liêng. Giáo lí của Thích Ca Mâu Ni vốn là một triết lí không thừa nhận Brahman và Atman thế giới tự nó tồn tại, không do ai tạo ra cả. Vạn vật vô thường, luôn luôn biến đổi theo luật nhân quả, sinh ra (thành sắc) diệt đi (thành không) tuần hoàn không ngừng. Bốn chân lý lớn: 1, cuộc sống là bể khổ ( sinh, lão, bệnh, tử) 2, nguyên nhân của khổ là lòng tham, sự tức giận, sự ngu si (vô Bïi CÈm Ph­îng 15 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp minh) 3, diệt khổ tức là diệt những nguyên nhân ấy, chấm dứt vòng luân hồi, đến cõi Niết Bàn. 4, con đường giải thoát là tu luyện theo bát chính đạo, xa lánh cuộc đời trần tục. Đạo Phật đặt vấn đề số phận con người là do bản thân con người tạo ra và tự mình chịu trách nhiệm, không do thần thánh định đoạt. Chủ trương bình đẳng (ai cũng có khổ và đều có thể được giải thoát) đề cao lòng từ bi (yêu thương mọi loài, chống lại điều ác, làm mọi điều lành). Sau khi Phật tịch diệt, Đạo Phật trở thành một tôn giáo. Thế kỷ III (Tr.CN), là quốc giáo của Ấn Độ. Thế kỷ II, xuất hiện hai giáo phái: 1, Phái Tiểu thừa, phát triển ở phía Nam (Nam tông, ở XrilanCa, MyanMa, Lào) theo sát chữ nghĩa kinh điển (viết bằng chữ Pali) chủ trương chủ yếu tu cho bản thân giác ngộ thành La Hán, chỉ tôn sùng Thích Ca Mâu Ni. 2, phái Đại thừa, phát triển ở phía Bắc (Bắc tông, ở Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản) không cố chấp kinh điển (viết chữ Sanskrit) chủ trương tu hạnh Bồ Tát, tự giác ngộ và giác ngộ chúng sinh. Tôn sùng nhiều Phật và Bồ Tát (Phật Thích Ca, Phật ADiĐà, Quan Âm Bồ Tát). Đạo Phật phát triển ra ngoài Ấn Độ, Nê Pan, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản (theo phái Đại thừa) còn ở Ấn Độ thì bị đạo Hồi, đạo Hinđu lấn át và mất dần vị trí vào thế kỷ VIII, IX. Tín đồ trên thế giới hiện nay gần 300 triệu người (Việt Nam có khoảng 10 triệu). 1.3. Khái niệm Phật giáo Theo từ điển Các nền văn minh tôn giáo: Phật giáo một trong ba tôn giáo phổ biến nhất trên thế giới. Xuất hiện tại Ấn Độ vào thiên niên kỷ thứ nhất (Tr. CN), sau đó truyền sang các nước Đông Nam Á, Trung Á và vùng Viễn Đông. Những tín đồ của Phật giáo theo giáo lý của đức Thích Ca Mâu Ni. Thực ra, đạo Phật xuất hiện do các thay đổi quan trọng bên trong xã hội Ấn Độ, do sự sụp đổ của các quan hệ và tập tục bộ lạc, ách áp bức của xã hội có giai cấp tăng lên và sự xuất hiện một chế độ chiếm hữu nô lệ. Các tôn giáo bộ lạc trước đó không đáp ứng được các nhu cầu xã hội. Nhiều nhóm tôn giáo tách khỏi đạo Bà La Môn và tìm con đường riêng để cứu độ vào thế kỷ III (Tr.CN) đã thống nhất và hợp thành tổ chức Phật giáo, giáo lý của nó được giới cầm quyền ủng hộ Bïi CÈm Ph­îng 16 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp (như vua AshoKa). Phật giáo cho rằng mọi sinh vật, mọi cuộc đời trong các hình thức thể hiện của nó đều có tội lỗi, mang lại khổ đau cho quảng đại chúng sinh. Nguồn gốc của tội lỗi, và khổ đau mà con người và chúng sinh chịu đựng trên thế gian này đều bắt nguồn từ những nhận thức về thế giới qua các giác quan, thực tế là chu kỳ luân hồi. Mọi xúc cảm, dục vọng của con người đều đem đến khổ đau. Nhằm thoát khỏi vòng luân hồi, con người phải vượt qua ngu muội, hiểu rõ bản thân của thế giới, từ bỏ mọi dục vọng trong cuộc đời này, mọi ham muốn, quyền lực, của cải vật chất thì mới đi vào được con đường cứu độ chúng sinh, con đường này mà thực chất của nó là từ bỏ và đoạn tuyệt mọi dục vọng cá nhân, không có hạnh phúc và cực lạc trên con đường này. Con đường cứu độ trải qua từ Samsara đến Niết Bàn (cõi cực lạc và hư vô). Thời kỳ sơ khởi chỉ có các nhà tu hành khổ hạnh theo con đường này, phải tránh xa tội lỗi, không làm điều ác, không nói dối, không ăn cắp, bỏ dục vọng, không uống rượu. Giáo lý của đạo Phật tạo thuận lợi cho giai cấp cầm quyền vì nó giải thích mọi tội lỗi trên thế giới kể cả áp bức bóc lột và tội lỗi của cá nhân gây ra, họ phải chịu các tội lỗi do kiếp trước để lại, nó đưa đến một ảo tưởng là các đức hạnh quan trọng nhất của con người đều nhằm đưa họ thoát khỏi khổ đau trong thế giới thực tại. Dưới triều vua KuShan (Thế kỷ thứ nhất) Phật giáo thịnh hành tại Ấn Độ, nhưng sau đó yếu dần và nhường chỗ cho đạo Hinđu, đến thế kỷ XII hầu như mất khỏi Ấn Độ, trong khi đó nó lại hình thành tại các nước khác. Trong nội tại, Phật giáo có rất nhiều mâu thuẫn giữa các dòng và các trường phái khác nhau. Phật giáo Tiểu thừa được coi là Phật giáo nguyên thuỷ, còn Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh bên ngoài biên giới Ấn Độ. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI đạo Lạt Ma thịnh hành tại Tây Tạng. Lúc đầu Phật giáo xuất hiện tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ V dưới hình thức thiền. Hiện nay các tổ chức Phật giáo tại các nước châu Á đang giữ một vai trò xã hội đáng kể, nhiều tổ chức Phật giáo đã được thành lập. Bïi CÈm Ph­îng 17 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp 1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau những di sản tư tưởng quý báu, trong đó có tư tưởng về tín ngưỡng, tôn giáo. Những lời di huấn, các bài viết, những cử chỉ, hành động cũng như phong cách ứng xử của Người đối với các tôn giáo nói chung và đối với các tín đồ, giáo sĩ, nhà tu hành nói riêng là những bài học quí báu. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc và tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng là nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. 1.4.1. Các giai đoạn hình thành tư tưởng về tôn giáo, tín ngưỡng của Hồ Chí Minh Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo chia thành hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Trước năm 1945, Hồ Chí Minh với tư cách là nhà cách mạng chuyên nghiệp. Ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh chủ yếu viết các bài báo và một số tác phẩm vạch trần bản chất bóc lột của liên minh chủ nghĩa thực dân và giáo hội như: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tình cảnh giai cấp nông dân Việt Nam”… Đồng thời người tiến hành chắt lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý trong tín ngưỡng, tôn giáo nội sinh và tôn giáo du nhập vào Việt Nam. Trước tiên, Hồ Chí Minh lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân và giáo hội đối với người Việt Nam “Các nhà truyền giáo đã dùng nhiều thủ đoạn để cưỡng đoạt ruộng đất của người nông dân bản xứ như cho vay nặng lãi, buộc họ cầm cố ruộng đất, đến hạn không trả được, ăn cắp những văn bản chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân biến thành của nhà thờ, lừa đảo những người “tứ cố vô thân” đi khai khẩn đất mới, hứa rằng khai khẩn xong sẽ chia họ để rồi chiếm đoạt…” [1, tr.180] Tuy nhiên, bên cạnh việc lên án tội ác chủ nghĩa thực dân và giáo hội đối với người Việt Nam, giai đoạn này Hồ Chí Minh còn chú ý đến những yếu tố hợp lí trong tín ngưỡng, tôn giáo. Xuất thân từ một gia đình nhà Nho ở một nước mà hàng ngàn năm có sự dung hợp giữa Nho - Phật - Đạo trong cả tư Bïi CÈm Ph­îng 18 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp tưởng và thực tiễn, Hồ Chí Minh vừa chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng, nề nếp gia phong Nho giáo vừa chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác như Phật giáo… Điều đặc biệt, Hồ Chí Minh đã nhận thấy cái chung là tính hướng thiện, một giá trị đích thực của các tôn giáo. Người nói: “Phật Thích Ca dạy đạo đức là từ bi Khổng Tử dạy đạo đức là nhân nghĩa” [3, tr.225] Chính vì nhận thức trên mà Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương hết sức quan trọng. Đó là liên kết toàn dân, không phân biệt trẻ, già, tôn giáo, giàu, nghèo cùng đoàn kết, chung sức, chung lòng đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và thực hiện quyền bình đẳng, tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Những bài viết của Hồ Chí Minh trước 1945 về tín ngưỡng, tôn giáo tuy chưa nhiều, song là những phác thảo quan trọng, tạo điều kiện cơ cở cho quan điểm của Người về tín ngưỡng, tôn giáo ở giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Giai đoạn sau 1945, Hồ chí Minh với tư cách là người đứng đầu Đảng, Nhà nước. Ngay sau khi giành được chính quyền, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời (3/9/1945) Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết. Trong hiến pháp năm 1946 đã thể hiện rõ tư tưởng của Người về tự do tín ngưỡng là: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”. Ngày 14 tháng 6 năm 1955, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 234/SL về tôn giáo gồm 5 chương và 16 điều nhằm cụ thể hoá quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, theo đó công dân có thể tự theo hoặc không theo một tôn giáo nào, có quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, Đảng và Chính phủ phải có chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, đảm bảo các hoạt động tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh luôn nhận thức Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, có lịch sử hình thành, phát triển và có bản sắc riêng. Song Bïi CÈm Ph­îng 19 K32G - ViÖt Nam häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Người nhận rõ đồng bào các tôn giáo, các dân tộc ở Việt Nam đều là công dân Việt Nam, do đó mà lợi ích các tôn giáo thường gắn liền với lợi ích của cả quốc gia, dân tộc. Cho nên Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác tôn giáo là công tác quần chúng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Người thường xuyên thăm hỏi, động viên đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo, hướng hoạt động của họ theo phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “Dân tộc - Đạo pháp và Chủ nghĩa xã hội”. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo song Hồ Chí Minh luôn có thái độ kiên quyết vạch trần và đấu tranh với những âm mưu của kẻ xấu lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng được hình thành qua hai giai đoạn. Chủ yếu là từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Tư tưởng về tín ngưỡng, tôn giáo của Người được thể hiện ở đường lối, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà Nước. 1.4.2. Nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Lương Giáo, hoà hợp dân tộc: Tư tưởng này nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Người. Năm 1955, phát biểu trong hội nghị mặt trận Liên Việt, Người khẳng định: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ" [4, tr.438]. Đoàn kết là một tư tưởng lớn, bao trùm của Hồ Chí Minh, chính nhờ vậy mà Người đã quy tụ, tập hợp được toàn dân tham gia kháng chiến và kiến quốc thắng lợi. Trong đó, đoàn kết giữa những người cộng sản với những người có tín ngưỡng tôn giáo, giữa những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác với nhau và giữa những người có tôn giáo và không có tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Bïi CÈm Ph­îng 20 K32G - ViÖt Nam häc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất