Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của công thức bón kali (k20) đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng t...

Tài liệu ảnh hưởng của công thức bón kali (k20) đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh bột một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện lập thạch vĩnh phúc (lv02318)

.PDF
48
217
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ====== NGUYỄN THỊ SANG ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG THỨC BÓN KALI (K2O) ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƢỢNG TINH BỘT MỘT SỐ GIỐNG SẮN TRỒNG Ở VÙNG ĐỒI HUYỆN LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60.42.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Đính HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ. Trƣớc hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy hƣớng dẫn là PGS.TS.Nguyễn Văn Đính đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô trong Ban Giám hiệu trƣờng ĐHSP Hà Nội 2; Ban Chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2; Phòng Sau đại học trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện trong thời gian tôi học tập chƣơng trình thạc sĩ. Tôi xin đƣợc cảm ơn: Phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật trƣờng ĐHSP Hà Nội 2; Phòng thí nghiệm thực vật;. Tập thể cán bộ Viện Nghiên Cứu Khoa học Và Ứng dụng - trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi về thiết bị, phƣơng tiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này Trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thầy TS. La Việt Hồng – Khoa Sinh KTNN; cô Mai Thị Hồng – Phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật; sinh viên Nguyễn Diệu Linh – K40 sinh đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề tài khóa luận, nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè những ngƣời đã luôn động viên, góp ý cho tôi trong thời gian qua. Hà Nội, tháng 7 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Sang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Ảnh hưởng của công thức bón Kali (K2O) đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh bột một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của tôi và một số kết quả cùng cộng tác với cộng sự khác. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Sang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3 NỘI DUNG ....................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Nguồn gốc và phân bố cây sắn............................................................... 4 1.2. Khái quát vai trò diện tich sản lƣợng và năng suất của cây sắn ............ 5 1.3. Khái quát các kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của bón phân kali cho cây trồng .............................................................................................................. 6 1.3.1. Khái quát các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân kali cho cây trồng ............................................................................................. 6 1.3.2. Khái quát các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân kali đến cây sắn ................................................................................................ 7 1.4. Khái quát loại đất khu vực đồi ở huyện Lập Thạch – Tỉnh Vĩnh Phúc ......... 9 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG NÔI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 10 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 10 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 11 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 11 2.3.1. Bố trí thí nghiệm............................................................................ 11 2.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc........................................................... 12 2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ............................................. 12 2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu thí nghiệm .......................................... 15 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 16 3.1. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đến sinh trƣởng của một số giống sắn trổng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc ....................... 16 3.2. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đến diện tích lá và hàm lƣợng diệp lục trong lá của một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc .................................................................................................... 19 3.2.1. Ảnh hưởng của các công thức bón Kali đến hàm lượng diệp lục trong lá của một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 20 3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón Kali đến diện tích lá của một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc.................... 23 3.3. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc ................................................................................................. 27 3.4. Ảnh hƣởng của các công thức bón Kali đến một số chỉ tiêu về chất lƣợng củ một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc............. 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của giống sắn mới ................................................................... 16 Bảng 3.2. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của giống sắn bóng ................................................................. 17 Bảng 3.3. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của giống sắn lá tre ................................................................. 18 Bảng 3.4. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến hàm lƣợng diệp lục tổng số của giống sắn mới .......................................................................... 20 Bảng 3.5. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến hàm lƣợng diệp lục tổng số của giống sắn bóng......................................................................... 21 Bảng 3.6. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến hàm lƣợng diệp lục tổng số của giống sắn lá tre......................................................................... 22 Bảng 3.7. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến diện tích lá của giống sắn mới ...................................................................................................... 24 Bảng 3.8. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến diện tích lá của giống sắn bóng .................................................................................................... 25 Bảng 3.9. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến diện tích lá của giống sắn lá tre .................................................................................................... 26 Bảng 3.10. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến số củ/khóm của 3 giống sắn ....................................................................................................... 27 Bảng 3.11. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến khối lƣợng củ/khóm của 3 giống sắn ................................................................................... 28 Bảng 3.12. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến năng suất/ô và năng suất/360m2 của 3 giống sắn ................................................................ 29 Bảng 3.13. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến hàm lƣợng đƣờng và hàm lƣợng tinh bột của 3 giống sắn ................................................... 34 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến chiều cao và đƣờng kính gốc giống sắn mới ........................................................................... 17 Hình 3.2. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến chiều cao và đƣờng kính gốc giống sắn bóng .......................................................................... 18 Hình 3.3. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến chiều cao và đƣờng kính gốc giống sắn lá tre .......................................................................... 19 Hình 3.4. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến diện tích lá giống sắn mới ................................................................................................... 24 Hình 3.5. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến diện tích lá giống sắn bóng ................................................................................................. 25 Hình 3.6. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến diện tích lá giống sắn lá tre ..................................................................................................... 26 Hình 3.7. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến năng suất giống sắn mới ..... 31 Hình 3.8. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến năng suất giống sắn bóng .... 31 Hình 3.9. Ảnh hƣởng các công thức bón K đến năng suất giống sắn lá tre.... 32 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây lấy củ đƣợc trồng phổ biến trên toàn thế giới. Sắn là cây lƣơng thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu ngƣời trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc châu Phi, nơi cây sắn đƣợc coi là giải pháp an toàn lƣơng thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dƣỡng của con ngƣời. Dự kiến đến năm 2020, toàn thế giới có thể sản xuất 275,1 triệu tấn (176,3 triệu tấn dùng làm lƣơng thực; 53,4 triệu tấn để chăn nuôi). Ở Việt Nam theo số liệu thống kê 2007 diện tích trồng sắn là 496,8 nghìn ha; năng suất 16,07 tấn/ha; sản lƣợng 7.984.919 tấn. Do nhu cầu chăn nuôi ngày càng lớn, đặc biệt là sản xuất ethanol. Vì vậy, trong “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến 2015, tầm nhìn đến 2025” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007 (Nguyễn Hữu Hỷ và CS, 2012 [11]). Theo số liệu thống kê năm 2015, diện tích trồng sắn ở Việt Nam là 566,5 nghìn ha, sản lƣợng 10673,7 nghìn tấn, năng suất trung bình 18,84 tấn/ha (Nguồn http://www.gso.gov.vn/). Cũng theo số liệu thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, năng suất trung bình đạt 19,39 tấn/ha [30]. Sắn là cây dễ tính nên việc đầu tƣ thâm canh còn ít đƣợc quan tâm, đặc biệt là kỹ thuật bón phân hợp lý để vừa nâng cao năng suất vừa đảm bảo sự ổn định của đất trồng không đƣợc quan tâm đúng mức. Vì vậy, đối với đất trồng sắn, nguy cơ đất trở nên bị xói mòn ngày càng thể hiện rõ, ảnh hƣởng rất lớn không những đến năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của sắn mà còn biến đất thành những vùng không thể canh tác đƣợc. Do vậy, trong trồng sắn ngoài yếu tố giống có chất lƣợng thì cần có những nghiên cứu chế độ bón phân cho cây sắn để không những đảm bảo về năng suất mà còn giữ đƣợc khả năng canh tác của đất trồng một cách bền vững. 2 Kali là nguyên tố đa lƣợng cần thiết cho tất cả các loại cây trồng nói chung và cây sắn nói riêng, nguyên tố kali đƣợc bón cho cây trồng có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, bón kali kết hợp với phân chuồng và các phân khoáng khác nhƣ thế nào để phù hợp với cây sắn trồng trên vùng đồi, gò nhƣ huyện Lập Thạch, giúp cây sắn sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao.Lập Thạch là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, tại đây ngƣời dân đã và đang trồng hàng chục ha sắn trên các vùng đất đồi, gò chủ yếu theo phƣơng pháp quảng canh để thu hoạch củ sử dụng làm thức ăn cho ngƣời và gia súc. Tuy nhiên, ngƣời nông dân đa số không bón phân đúng cách nên đất trồng ngày càng thoái hóa, năng suất sắn không cao, trung bình 17,24 tấn/ha, dẫn đến thu nhập của ngƣời dân không đảm bảo, có nhiều hộ gia đình tuy có diện tích đất đồi khá lớn nhƣng chỉ trồng quảng canh hoặc bỏ hoang. Vì vậy, nếu có những kết quả nghiên cứu về cách bón phân có hiệu quả làm tăng năng suất cây sắn, đem lại thu nhập cho ngƣời nông dân thì thực sự có ý nghĩa trong việc góp phần xóa đói, giảm nghèo cho địa phƣơng. Xuất phát từ những lí do trên tôi đề xuất đề tài nghiên cứu: “Ảnh hƣởng của công thức bón Kali (K2O) đến sinh trƣởng, năng suất và hàm lƣợng tinh bột một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu đề tài Xác định đƣợc công thức bón phân K2O hợp lý có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng năng suất và hàm lƣợng tinh bột một số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Ảnh hƣởng của kali đến sinh trƣởng Kali đóng vai trò then chốt trong hàng loạt quá trình sinh lý sống còn đối với sinh trƣởng của cây trồng, từ tổng hợp protein đến duy trì cân bằng nƣớc. 3 3.2.Ảnh hƣởng của kali đến năng suất Phân kali đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng nhƣ tăng số lƣợng củ/cây, củ/khóm, năng suất thực thu. 3.2.Ảnh hƣởng của kali đến chất lƣợng Bón phân kali làm tăng chất lƣợng củ, chất lƣợng đƣờng, chất lƣợng tinh bột của sắn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1.Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm các dẫn liệu khoa học về ảnh hƣởng của các công thức bón phân kali đến sinh trƣởng, năng suất và hàm lƣợng tinh bột trong củ sắn. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định đƣợc công thức bón Kali phù hợp nhất với một số giống sắn hiện đang đƣợc trồng phổ biến ở địa phƣơng để khuyến cáo cho ngƣời trồng sắn nhằm nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là dẫn liệu phục vụ trong giảng dạy. 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc và phân bố cây sắn * Chi sắn (Manihot) có khoảng 100 loài có nguồn gốc ở Châu Mỹ từ bang Arizona ở Hoa Kỳ về phía nam tới Argentina. Thành viên đƣợc biết đến nhiều nhất trong chi này là loài sắn trồng (Manihot esculenta Crantz). * Loài sắn có thể đƣợc bắt nguồn từ phân loài sắn hoang dại Manihot esculenta subspecies flabellifo đƣợc tìm thấy ở phía tây của miền trung Braxin, nơi mà cây sắn trồng đã đƣợc thuần hóa trong khoảng 10.000 đến 6.600 năm Trƣớc Công nguyên. Các địa điểm khảo cổ ở vùng Vịnh Mexico và vùng núi San Andres đã tìm thấy phấn hoa của phân loài sắn hoang dại này. Sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Châu Mỹ La Tinh và đƣợc trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Trung tâm phát sinh cây sắn đƣợc giả thiết tại vùng Đông Bắc của nƣớc Braxin thuộc lƣu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng hoang dại (De Candolle 1886; Rogers,1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía Bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc cây sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm Trƣớc Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở vùng ven biển Peru khoảng 2000 năm Trƣớc Công nguyên, những lò nƣớng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm Trƣớc Công nguyên. Cây sắn đƣợc ngƣời Bồ Ðào Nha đƣa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Ở Châu Á, cây sắn đƣợc trồng sớm nhất ở Ấn Ðộ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn đƣợc trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nƣớc Châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Cây sắn đƣợc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 (Trần Văn Minh, 2003 [17]. 5 1.2. Khái quát vai trò, diện tích sản lƣợng và năng suất cây sắn Sắn là cây lƣơng thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu ngƣời trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc Châu Phi, nơi cây sắn đƣợc coi là giải pháp an toàn lƣơng thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dƣỡng của con ngƣời. Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích sắn trên toàn thế giới là 18,39 triệu ha; năng suất trung bình 12,16 tấn/ha, sản lƣợng 223,75 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2020, toàn thế giới có thể sản xuất 275,1 triệu tấn (176,3 triệu tấn dùng làm lƣơng thực; 53,4 triệu tấn để chăn nuôi). Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê 2007. Diện tích trồng sắn 496,8 nghìn ha; năng suất 16,07 tấn/ha; sản lƣợng 7.984.919 tấn. Do nhu cầu chăn nuôi ngày càng lớn, đặc biệt là sản xuất ethanol. Vì vậy, trong “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến 2015, tầm nhìn đến 2025” đã đƣợc Thủ tƣởng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/2007/QĐTT ngày 20 tháng 11 năm 2007 (Nguyễn Hữu Hỷ và CS, 2012 [12] ). Theo Nguyễn Hữu Hỷ và cộng sự (2012) [11]. Khi khảo nghiệm 12 giống sắn triển vọng tại Tây Ninh đã chọn ra 4 giống tối ƣu là: Giống KM316 đạt 37,4 tấn/ha, giống KM140 đạt 36,9 tấn/ha, giống KM505 đạt 36,2 tấn/ha và giống KM7 đạt 35,2 tấn/ha. Trong những năm gần đây, sản lƣợng sắn và năng suất trung bình trong cả nƣớc ngày càng tăng. Số liệu thống kê từ 2010 – 2015 đƣợc thể hiện ở bảng sau: Diện tích, sản lƣơng và năng suất trung bình của cây sắn từ 2010 – 2015 Nội dung Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diện tích (nghìn ha) 498 551,9 543,9 552,8 566,5 Sản lƣợng (nghìn tấn) 8595,5 9785,5 9757.3 10209,9 10673,7 Năng suất (tấn/ha) 17,26 17,62 17,92 18,51 18,84 Nguồn http://www.gso.gov.vn/ 6 1.3. Tình hình nghiên cứu vai trò của bón phân kali đối với cây trồng 1.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân kali cho cây trồng Ngày nay nông nghiệp nƣớc ta không chỉ chú trọng về năng suất mà chất lƣợng nông sản cũng đã đƣợc quan tâm, chính vì vậy việc bón kali cân đối cho cây trồng càng trở nên cấp thiết nhằm bù đắp phần thiếu hụt trong đất do cây trồng đã lấy đi hàng năm. Kali là một nguyên tố khoáng rất quan trong có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng và năng suất cây trồng nói chung và cây sắn nói riêng nên đã có nhiều tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài quan tâm nghiên cứu khá sớm. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đính và cộng sự[5],[6],[7],[8],[9] cho thấy: Phun bổ sung 2 g KCl/lít nƣớc cho cây khoai tây vào giai đoạn hình thành tia củ (30 ngày) có ảnh hƣởng tốt đến các chỉ tiêu sinh lí nhƣ trao đổi nƣớc, quang hợp và năng suất các giống khoai tây trồng tại Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc Theo Lê Văn Dang và công sự (2016) [3], khi nghiên cứu, “Ảnh hƣởng của bón lân phối chọn với dicacbonxylic axit polymer (DCAP) đến khoai lang, khoai mì và khoai mỡ trên đất phèn” cho thấy: Bón với liều lƣợng 30 kg/ha P2O5 phối chọn với DCAP cho năng suất khoai lang, khoai mì bằng với bón 60 kg/ha P2O5 không phối chôn DCAP. Lê Thị Thanh Hiền và công sự (2016) [15], đã nghiên cứu ảnh hƣởng của liệu lƣợng bón Kali kết hợp với đạm đến chất lƣợng củ khoai lang tím Nhật ở tỉnh Vĩnh Long, cũng cho thấy: Bón 200 kg K2O/ha + 100 kg N/ha + 80 kg P2O5/ha làm tăng đƣờng tổng số, tinh bột, anthocyamin cao nhất trong các công thức nghiên cứu, đồng thời tăng thời gian bảo quản củ khoai lang so với đối chứng. Phan Thị Thu Hiền và công sự (2016) [16], trong đề tài “Ảnh hƣởng của kali bón đến sinh trƣởng và năng suất một số giống đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An cũng khẳng định bón 60 kg K2O/ha + 30 kgN/ha + 7 60 kg P2O5 có tác dụng tăng sinh trƣởng, tăng số quả chắc/cây, số hạt/quả và năng suất tăng 29,1 – 42,4% so với đậu xanh chỉ bón đạm và lân. Theo Nguyễn Văn Ngòi và công sự (2015) [18], cho thấy bón cho một cây bƣởi Diễn với liều lƣợng 1,5 kg K2O + 50 kg phân chuồng hoại + 0,7 kgN + 0,5 kg P2O5 + 1 kg vôi bột cho năng suất và chất lƣợng quả tốt nhất. Năng suất đạt 90 kg/cây. Võ Minh Thứ (2015) [22], đã đánh giá ảnh hƣởng của KCl đến năng suất và phẩm chất cây hành hƣơng (Allium fistulosum L.), cũng đã khẳng định bón 190 kg KCl/ha là thích hợp nhất đối với cây hành hƣơng, làm tăng hàm lƣợng vitamin C, A và năng suất tăng 22% so với mức bón 170 kg KCl/ha. Theo Nguyễn Quốc Khƣơng và cộng sự (2015)[13], “Ảnh hƣởng của bón N, P, K và bã bùn mía đến sinh trƣởng và dinh dƣỡng khoáng của cây mía tơ và mía gốc trên đất phù sa ở Long Mỹ, Hậu Giang”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 13, số 6, trang 885 – 892, bón đầy đủ N,P, K và bã bùn mía sẽ làm tăng năng suất của cả 2 vụ và tăng năng suất hấp thu N và K nhiều hơn ở vụ mía gốc so với vụ mía tơ. Lê Thị Thanh Hiền và cộng sự (2015)[14], tiến hành đề tài“Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón Kali đến sinh trƣởng và năng suất hoa lang tím Nhật(Ipomoea batatas Lam.) trên đất phèn ở huyện Bình Tân, tỉnh Vinh Long”, kết quả nghiên cứu cho thấy bón kali ở mức 200kg K2O/ha kết hợp với 100kg N/ha và 80kg P2O5 /ha và tăng 31,2% so với tập quán bón kali của nông dân (bón 100kg K2O/ha). Theo Vũ Đình Chính và công sự (2011) [2], liều lƣợng kali bón hợp lí cho giống lạc L23 trên đật Gia Lâm – Hà Nội là 60 kg K2O trên nền bón 8 tấn phân chuồng + 500 kg bôi bột + 40 kg N + 120 kg P 2O5 làm cho cây lạc sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao. 1.3.2.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân kali đến cây sắn Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của bón kali đến cây sắn trên thế giới: 8 Theo Gomer J và công sự (1982)[26] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của bón phân kali cho cây sắn ở Braxin cho thấy kali có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng, năng suất củ của sắn. Amstrong và cộng sự (1998) [25] cũng đã khẳng định nguyên tố kali rất cần thiết cho nhiều loại cây trong nói chung và cây sắn nói riêng. Abd. El và công sự [23] cho thấy bón kali có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng và năng suất cây họ đậu và cây sắn. Các kết quả nghiên cứu của các tác giả nhƣ Agbaje (2014) [24]; D. F. Uwal và cộng sự (2013) [28]; Leo Mathias và công sự (2015) [27] và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bón phân kali cho cây sắn ở Nigeria cho thấy kali có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất củ sắn, ngoài ra kali còn ảnh hƣởng đến hàm lƣợng tinh bột trong củ. * Ở Việt Nam Theo Nguyễn Ngọc Bình (2014) [1], thực hiện đề tài “Nghiên cứu cấu trúc bộ phận trồng hom sắn nghiêng và một số yếu tố ảnh hƣởng đến độ nghiêng hom sắn sau khi trồng trong máy liên hợp cắt trồng hom sắn”, nhằm xác định nguyên lý cấu trúc bộ phận trồng hom sắn nghiêng trong liên hợp máy cắt và trông sắn, kết quả tính toán ứng suất nén theo điều kiện an toàn vào hom sắn khi trồng và các yếu tố ảnh hƣởng tới các góc nghiêng hom sắn khi trồng. Trần Văn Điền và cộng sự [4], “Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến sinh trƣởng , phát triển của giống sắn KM414 tại Tuyên Quang”, kết quả nghiên cứu cho thấy các công thức bón phân khác nhau có ảnh hƣởng rõ rệt đến năng suất sắn ở mức bón 90kg N + 40 P2O5 + 80 K2O giống sắn KM414 có năng suất của tƣơi cao nhất đạt 32,8 tấn/ha. Theo Lê Văn Luận và Trần Văn Minh (2009) [19], “Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân Kali đến khả năng sinh trƣởng , năng suất và hàm lƣợng tinh 9 bột của giống sắn KM94 trên đất cát”, mức kali bón từ 60-120 kg K2O/ha có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trƣởng. Lƣợng tinh bột tăng cao khi bón kali ở mức trên 80kg/ha. Theo Lê Thị Tuyết Nhung và cộng sự [20], “Thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên cây sắn ở Việt Nam”, bài viết cung cấp một số kết quả nghiên cứu trong các năm 2013-2015 về thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên cây sắn ở các vùng trồng tập chung. Nguyễn Thanh Phƣơng và Nguyễn Danh (2010)[21], với đề tài “Mô hình trồng đậu xanh xen sắn trên đất đồi gò cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trƣờng tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ”, mô hình trồng đậu xanh xen sắn có năng suất bình quân 31,9 tấn/ha, tang 25,2% so với sắn trồng thuần. Nhƣ vậy, việc bón kali có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng và năng suất nhiều loại cây trồng nói chung và cây sắn nói riêng. Tuy nhiên liều lƣợng bón phân kali cho cây sắn đƣợc trồng trên vùng đất đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc nhƣ thế nào cũng chƣa có tài liệu nghiên cứu. 1.4. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của Huyện Lập Thạch – Tỉnh Vĩnh Phúc Huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, đa số đất trồng sắn là đất đồi, gò khá đa dạng về các loại hình thổ nhƣỡng và phong phú về khả năng sử dụng. Nhƣng trở ngại nổi bật là do địa hình chia cắt, dốc, thiếu nƣớc nên dễ bị thoái hóa, canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đã kéo theo hàng loạt các vấn đề nhƣ kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống thấp kém... Có thể nói đây là vùng còn khó khăn nhất của Tỉnh Vĩnh Phúc. Tại huyện Lập Thạch ngƣời nông dân cũng đã có truyền thống trông sắn lâu đời để lấy củ dùng cho ngƣời và gia súc với diện tích hàng chục ha. 10 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Theo hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lập Thạch 2013 – 2014. * Đối tƣợng thực vật Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của công thức bón Kali (K2O) đến sinh trƣởng, năng suất và hàm lƣợng tinh bột 3 giống sắn KM94; KM140 và giống lá tre đây là những giống đƣợc trồng phổ biến ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc. Giống sắn KM94 (Ngƣời địa phƣơng gọi là giống sắn mới) Nguồn gốc: KM94 là giống lai của tổ hợp lai Rayong1 x Rayong90 giống đƣợc nhập nội vào Việt Nam trong nguồn gen khảo nghiệm liên Á. Trung tâm nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hƣng Lộc đã chọn dòng và khảo nghiệm DUS từ năm 1989 đến 1991, khảo nghiệm VCU từ 1991 đến 1994. Giống KM94 đƣợc công nhận giống quốc gia tại Quyết định số 97/NNQLCN/QĐ ngày 25/11/1995 [29]. Giống sắn KM140 (Ngƣời địa phƣơng gọi là giống sắn bóng) Nguồn gốc KM140 là giống lai của tổ hợp KM98-1 x KM36 từ năm 1998. Giống KM140 đƣợc Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn Quốc (quyết định số: 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tƣ số 65. 65/2010/TTBNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 0714-10-10-00 [29]. Giống sắn lá tre (Ngƣời địa phƣơng gọi là giống sắn tre) Giống sắn tre đã đƣợc ngƣời dân Lập Thạch – Vĩnh Phúc trồng nhiều năm ở địa phƣơng và thƣờng đƣợc gọi là giống sắn lá tre hay giống địa phƣơng. * Hóa chất và phân bón Các loại phân bón vô cơ: phân Ure, K2O, P2O5. 11 * Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm. Các loại cân kỹ thuật, cân phân tích Satorius (Đức), Máy đo hàm lƣợng diệp lục tổng số SPAD – 502( Nhật Bản). Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-VIS 2450( Nhật Bản) hiện có trong Phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật và Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hƣởng của công thức bón Kali (K2O) đến 3 số giống sắn trồng ở vùng đồi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc bao gồm các chỉ tiêu: - Các chỉ tiêu sinh trƣởng bao gồm: Chiều cao cây; chiều cao phân cành; đƣờng kính thân. - Các chỉ tiêu về quang hợp: Hàm lƣợng diệp lục tổng số; diện tích lá. - Các chỉ tiêu cấu thành năng suất: số củ/cây; khối lƣợng củ/khóm; năng năng suất thực thu (kg/khóm); năng suất kg/360m2. - Các chỉ tiêu liên quan đến chất lƣợng củ:hàm lƣợng đƣờng; tinh bột. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm ngoài đồng ruộng đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên, hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 20m2. Gồm các công thức sau: Lƣợng TT Lƣợng phân nón nền cho 1 ha 1 10 tấn phân chuồng: 80kg N + 40 kg P2O5 40 kg K2O 2 10 tấn phân chuồng: 80kg N + 40 kg P2O5 50 kg K2O CT2 3 10 tấn phân chuồng: 80kg N + 40 kg P2O5 60 kg K2O CT3 4 10 tấn phân chuồng: 80kg N + 40 kg P2O5 70 kg K2O CT4 5 10 tấn phân chuồng: 80kg N + 40 kg P2O5 80 kg K2O CT5 6 10 tấn phân chuồng: 80kg N + 40 kg P2O5 90 kg K2O CT6 K2O/ha Kí hiệu Đối chứng (CT1) 12 2.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc * Làm đất, khoảng cách trồng Đất đƣợc cày, bừa kỹ, trồng theo hàng dọc khoảng cách trồng hàng cách hàng 1m, cây cách cây 0,4 – 0,5m. * Thời vụ. Trồng từ tháng 3 dƣơng lịch. * Kỹ thuật chặt hom. Cây sắn sau khi thu hoạch về thân cây đƣợc bảo quản ở nơi râm mát (khoảng 60 – 70 ngày). Khi chuẩn bị trồng, chọn những cây tƣơi, loại bỏ những phần gốc già và phần ngọn non, chặt hom có chiều dài từ 18 – 20cm (mỗi hom trồng có từ 4 -5 mắt), sau khi chặt xong chấm một đầu hom vào tro bếp để hạn chế vi khuẩn và phát triển ở một đầu hom. * Kỹ thuật trồng Khi trồng đặt hom sắn nằm nghiêng so với mặt đất 15-200 chú ý hƣớng nằm ngủ của tất cả các hom về phía trên và cùng hƣớng để tiện cho chăm sóc và thu hoạch không để hom chạm vào phân bón sẽ bị mất nƣớc và bị nấm hoặc vi sinh vật gây thối hom. * Kỹ thuật chăm sóc. - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân. - Bón thúc lần 1: Khi sắn đƣợc 40 – 45 ngày, bón 1/2 lƣợng đạm và 1/2 kali kết hợp làm cỏ lần một. - Bón thúc lần 2: Khi sắn đƣợc 90 – 100 ngày, bón toàn bộ lƣợng phân còn lại kết hợp với làm cỏ và vun cao cho sắn. 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu (Theo mô tả Nguyễn Văn Mã và CS (2013) [10] 13 * Chiều cao cây: Chiều cao cây đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đo trực tiếp từ cổ rễ đến đỉnh ngọn của mỗi giống. Mỗi công thức đo 10 cây ngẫu nhiên của mỗi giống. * Chiều cao phân cành, tỷ lệ phân cành: Đo trực tiếp từ mặt đất đến khoảng cách cành tiếp theo. Mỗi công thức đo 10 cây ngẫu nhiên của mỗi giống. * Đƣờng kính thân cây: Đƣờng kính thân đƣợc đo bằng thƣớc kỹ thuật ở cổ rễ đầu tiên. Mỗi công thức đo 10 cây ngẫu nhiên của mỗi giống. * Xác định hàm lƣợng diệp lục tổng số bằng máy SPAD-502 Nguyên tắc thí nghiệm: Sử dụng máy đo hàm lƣợng diệp lục là phƣơng pháp xác định nhanh hàm lƣợng diệp lục mà không gây tổn thƣơng tới cây trồng. Máy dựa trên nguyên tắc đo mật độ quang tại hai bƣớc sóng 940nm và 660nm do đó xác định đƣợc hàm lƣợng diệp lục tổng số (diệp lục a và diệp lục b). Thiết bị và vật liệu: Sử dụng máy đo hàm lƣợng diệp lục tổng số SPAD-502, đơn vị đo mặc định của máy là SPAD, từ đơn vị này quy đổi sang mg/cm2. Mẫu lá: chọn các mẫu lá cùng tầng để đo (tốt nhất lá thứ 3 từ trên trở xuống vì những lá này có khả năng quang hợp tốt nhất). Diện tích lá của các mẫu đo phải có có chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 1cm vì buồng lá để đo của máy có hình tròn với diện tích 1cm2. Cách tiến hành: Bƣớc 1: Xoay nút Power mở nguồn lên phía ON để mở máy Sau khi mở nguồn chƣa đặt mẫu vào kẹp mà dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải đƣa kẹp vào trạng thái đóng - hoạt động, giữ khoảng 3-5 giây cho đến khi nghe tiếng kêu bíp là máy đã khởi động xong. Máy khởi động xong, trên màn hình xuất hiện hai dòng: n=0 (thể hiện số thứ tự của phép đo), và hàng dƣới là - - - (3 gạch ngang - thể hiện kết quả đo).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất