Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Án treo trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)...

Tài liệu Án treo trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

.DOCX
133
1
110

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bẩt kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tẩt cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Lý MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỤ VIỆT NAM VỀ ÁN TREO.........................6 1.1. Một số vấn đề lý luận về án treo..........................................................6 1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của án treo.............................................6 1.1.2. Phân biệt án treo với các hình phạt: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và tha tù trước thời hạn có điều kiện............10 1.1.3. Mục đích khi áp dụng án treo...............................................................13 1.2. Quy định của pháp luật hìnhsự Việt Nam về án treo.....................19 1.2.1. Căn cứ áp dụng án treo.........................................................................19 1.2.2. Các quyết định của Tòa án khi áp dụng án treo..................................29 Kết luận chương 1............................................................................................ 50 Chương 2: THựC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC KIẾN NGHỊ, ĐÈ XUẤT.....................51 2.1. Thực tiễn áp dụng án treo tại tỉnh Đắk Lắk.....................................51 2.1.1. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng án treo.............................51 2.1.2. Hạn chế, sai lầm trong việc áp dụng án treo.........................................55 2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, sai lầm.............................................64 2.2. Các kiến nghị, đề xuất khi áp dụng án treo.....................................68 2.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về án treo...............................68 2.2.2. Ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về án treo..........71 2.2.3. Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân................................................................................................ 74 Kết luận chương 2............................................................................................ 81 KẾT LUẬN....................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................85 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BLHS BÔ luât hình sư ••• 2 CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 3 HĐXX Hội đồng xét xử 4 HTND Hôi thẩm nhân dân • 5 NQ Nghị quyết 6 PLHS Pháp luật hình sự 7 TAND Toà án nhân dân 8 TANDTC Toà án nhân dân tối cao 9 TGTT Thời gian thử thách 10 TNHS Trách nhiêm hình sư •• 11 TTGN Tình tiết giảm nhẹ TTTN Tình tiết tăng nặng 12 13 XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BANG C1 Ả 1 • yy So niêu • Tên bảng Bảng 2.1 Thống kê tình hình xét xử sơ thẩm bị cáo được hưởng án Trang treo của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 Bảng 2.2 52 Thống kê tình hình xét xử bị cáo được hưởng án treo của các Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 Bảng 2.3 Bảng 2.4 53 Tổng số bị cáo được hưởng án treo của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 theo nhóm tôi • Thống kê số bị cáo bị chuyển từ cho hưởng án treo sang 54 hình phạt tù và chuyển từ hình phạt tù sang cho hưởng án treo trong giải quyết các vụ án hình sự phúc thẩm tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 56 MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Chế định án treo trong Luật hình sự nước ta ra đời từ rất sớm, qua nhiều lần pháp điển hóa Luật hình sự, chế định án treo ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Điều đó thể hiện án treo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động cải tạo dưới sự giám sát của xã hội, sự giúp đỡ khuyến khích của cộng đồng, người thân, tạo cho họ có cơ hội trở thành người có ích mà không nhất thiết bắt buộc cách ly họ ra khỏi xã hội; đồng thời thể hiện rõ bản chất nhân đạo, sự khoan hồng trong chính sách hình sự của nước ta. Tuy nhiên, việc áp dụng, thi hành chế định án treo của các Tòa án hiện nay đã gặp những vướng mắc nhất định như việc áp dụng chế định án treo không có căn cứ, không đúng pháp luật; một số người phạm tội không đủ điều kiện cho hưởng án treo nhưng Tòa án lại cho hưởng án treo, có trường hợp đủ điều kiện hưởng án treo lại không được hưởng; không tuyên cụ thể thời gian thử thách tính từ thời gian nào; không quy định cách xử lý thời gian bị tạm giam khi tính thời gian thử thách án treo cho bị cáo; áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ không chính xác dẫn đến cho hưởng án treo sai, việc phối hợp giữa Tòa án với cơ quan thực hiện việc giám sát, giáo dục và gia đình người được hưởng án treo còn lỏng lẻo, mang tính hình thức dẫn tới việc quản lý, giám sát, giáo dục chưa hiệu quả, do vậy vẫn còn trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách điều đó đã làm mất đi ý nghĩa của án treo; mục đích răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng kém hiệu quả, giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. Đắk Lắk là một trong những địa phương có số lượng các vụ việc phải giải quyêt hàng năm nhiêu nhât các tỉnh khu vực duyên hải miên Trung Tây Nguyên. Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội, sự phát triển của kinh tế dẫn đến tình hình tội phạm gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ nguy hiểm do vậy việc áp dụng đúng các loại hình phạt đều được chú trọng nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thực tiễn phạt tù nhưng cho hưởng án treo tại Đắk Lắk trong thời gian qua cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong pháp luật thực định và trong quá trình áp dụng các quy định về án treo. Từ những phân tích trên thì việc nghiên cứu về chế định án treo nhằm góp phần tìm ra nguyên nhân áp dụng chế định án treo không chính xác, không thống nhất, đồng thời hoàn thiện các quy định về án treo, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Án treo trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)'' làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Án treo là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đối với đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Án treo không chỉ 2 được thể chế hoá sớm trong pháp luật hình sự thực định nước ta mà còn là vấn đề được các nhà khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật hình sự nói riêng quan tâm nghiên cứu. Từ trước đến nay đã nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về áp dụng án treo đã được công bố. Các bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như: Lê Văn Dũng, Sự cần thiết của việc áp dụng án treo đổi với người phạm tội, Tạp chí TAND số 6/1994; Nguyễn Văn Tùng, Áp dụng hình phạt bô sung đối với người được hưởng án treo, Tạp chí TAND số 11/1995; Đoàn Đức Lương, Án treo và thực tiễn áp dụng, Tạp chí TAND số 5/1996; Phạm Bá Thát, Một số suy nghĩ về nghị định 61/2000/NĐ-CP thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Tạp chí TAND số 3/2001; Tô Quốc Kỳ, Thời gian thứ thách đối với người được hưởng án treo và chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Tạp chí TAND số 4/2002; Lê Văn Luật, Việc áp dụng các quy định về án treo và thời gian thử thách của án treo Lỵ luận và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Kiểm sát, số 6/2004; Trịnh Quốc Toản, Bàn về án treo từ góc nhìn so sánh, Tạp chí Khoa học & Tổ Quốc, số 22-2004 (ra ngày 20/11/2004); Lê Văn Luật, Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách, Tạp chí Kiểm sát số 03/2005; .... Luận văn thạc sỹ luật học có các luận văn: Phạm Thị Học (1996), Chế 3 định án treo trong luật hình sự Việt Nam', Trương Đức Thuận (2003), Án treo và nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trong xét xử của các Toà án quân sự', Lê Văn Luật (2005), Chế định án treo trong Luật hình sự Việt Nam một số vẩn đề lý luận và thực tiễn', Phạm Thanh Phương (2014), Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương .... Trong giáo trình của các trường đại học như: Giáo trình Luật hình sự của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội ... . Các bình luận khoa học, phân tích chuyên sâu như: “Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự”, của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, “Hĩnh phạt trong luật hình sự Việt Nam” (sách chuyên khảo của tập thể nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995; sách chuyên khảo như “Án treo trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Học, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 1996, “Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Văn Luật do Nhà xuất bản Tư pháp phát hành năm 2007. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm sảng tỏ những vân đê lý luận và thực tiễn về án treo trong luật hình sụ Việt Nam. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu án treo và thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu. 4 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận của án treo trong luật hình sự Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng án treo trên địa tỉnh Đắk Lắk từ đó xây dựng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện chế định án treo trong Bộ luật hình sự và các biện pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xừ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định pháp luật về án treo trong Bộ luật hình sự Việt Nam và các văn bản có liên quan đến án treo. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật liên quan đến chế định án treo và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về án treo tại Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020 để đề ra hướng hoàn thiện về pháp luật. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là dựa trên chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điếm của Đảng, chính sách của Nhà Nước về Nhà nước và Pháp luật. Luận văn trình bày dựa trên sự nghiên cứu các quy định pháp luật về chế định án treo, các văn bản hướng dẫn áp dụng thi hành án treo. Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đánh giá; 5 phương pháp thống kê; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời, luận văn còn sử dụng một số phương pháp của các ngành khoa học khác như: phương pháp thống kê xã hội, phương pháp logic học, phương pháp lịch sử. 5. Những đóng góp và ý nghĩa cũa luận văn Luận văn nghiên cứu về “Án treo trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đẳk Lak)”, đây là một công trình khoa học dưới hình thức là một luận văn thạc sĩ luật học. Luận văn nghiên cứu một cách có hệ • • • • • • S-X • • thống về chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam cùng những vấn đề liên quan, từ đó nâng cao nhận thức về án treo, tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Đồng thời định hướng cho việc áp dụng án treo được chính xác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng án treo nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng, từ đó góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Luận văn bảo vệ thành công sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, có thế làm tư liệu tham khảo có giá trị trong việc xây dựng pháp luật hình sự, góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng án treo nhằm nâng cao hiệu quả của chế định này. 6. Bố cục luận văn •• Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt 6 Nam về án treo. Chương 2\ Thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các kiến nghị, đề xuất. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM VỀ ÁN TREO 1.1. Một sô vân đê lý luận vê án treo 1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của án treo Nhân đạo luôn là niềm khát vọng của con người cùng với những giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, dân chủ, pháp luật ... Án treo là chế định hình sự ra đời từ rất sớm, thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng và hướng thiện trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta. Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài của khoa học hình sự Việt Nam, trong mồi một giai đoạn lịch sử có rất nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về chế án treo. Tuy có nhiều quan điếm khác nhau nhưng án treo chưa bao giờ được coi là hình phạt trong hệ thống hình phạt ở nước ta. Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “An treo là án tù không phải thi hành án ngay, nhưng sẽ thi hành ngay nếu trong thời gian quy định người bị kết án lại 7 phạm tội và bị xử án lần nữa” [64, tr. 56]. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: Án treo là chế định pháp lý hình sự liên quan đến việc chấp hành hình phạt. Án treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ 2 tình tiết trở lên), và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại. Theo cuôn từ điên Luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thì: “Án treo là biện pháp miền chấp hành hình phạt tù có điểu kiện Theo tác giả Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao thì: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bất họ phải chấp hành hình phạt tù [27, tr. 372], Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Văn Cảm: 8 Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định [4, tr. 810], BLHS năm 2015 không đưa ra khái niệm về án treo mà tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018 ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS đưa ra khái niệm về án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù [59], Từ các quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về án treo như sau: “An treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá ba năm, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định nhằm khuyến khích họ cải tạo đê trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo họ là nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó”. Một người bị phạt tù được hưởng án treo là khi xử phạt tù không quá ba 9 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách. Việc xem xét cho hưởng án treo là một bước của hoạt động quyết định hình phạt, Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội khi bị phạt tù từ 3 năm trở xuống, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo. Vậy, án treo không phải là hình phạt mà là một biện pháp không bắt người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù mặc dù họ đã bị xử phạt tù, từ đó cũng đưa ra quy định người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới. Neu người phạm tội cải tạo tốt mà không phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ không phải chấp hành hình phạt tù mà được miễn chấp hành hình phạt tù. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phạm tội mới và bị xét xử thì người đó không được hưởng án treo nữa và phải chấp hành hình phạt đã tuyên. Như vậy, bản chất pháp lý của án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Qua đó, án treo có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Thứ nhất, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. 10 Trong các loại hình phạt được quy định tại Điều 32 BLHS không có quy định án treo, như vậy án treo không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều đó có nghĩa là người được hưởng án treo là người phạm tội phải chịu hình phạt tù có thời hạn nhưng được miễn việc chấp hành hình phạt tù tại trại giam. Người chịu hình phạt tù có thời hạn có thể được hưởng án treo khi đáp ứng được một số điều kiện do pháp luật hình sự quy định. Việc cho người phạm tội hưởng án treo là cho phép họ tự cải tạo mà không phải cách ly ra khỏi đời sông xã hội dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương để họ tích cực cải tạo và tránh được những hình vi sai trái. - Thứ hai, án treo là biện pháp giáo dục trong trường hợp không cần cách ly người phạm tội khỏi cộng đồng khi bị xử phạt tù tương đối nhẹ đồng thời là một chế định pháp lý độc lập thể hiện nguyên tắc nhân đạo và phương châm xử lý trong chính sách hình sự của Nhà nước ta là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục. - Thứ ba, người được hưởng án treo phải tự cải tạo, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương trong một thời gian thử thách nhất định do Tòa án ấn định. Thời gian thử thách là khoảng thời gian nhất định do Tòa án ấn định để kiểm tra, đánh giá việc tự cải tạo của người phạm tội. 11 Trong trường hợp người phạm tội không phạm tội mới trong thời gian thừ thách và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì không phải chấp hành hình phạt đã tuyên. Ngược lại, đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định buộc chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy định của pháp luật. Như vậy, án treo là một chế định thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Nó thể thiện được vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động, cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. Với phương châm giáo dục kết hợp với khoan hồng, án treo không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội một thời gian mà tạo điều kiện cho họ được hòa nhập cùng cộng đồng, họ vẫn được làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, theo dõi, giáo dục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 1.1.2. Phân biệt án treo với các hình phạt: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và tha tù trước thời hạn có điều kiện Án treo so với các hình phạt cành cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự Việt Nam có những điểm cần phân biệt như: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan