Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng việt và tiếng anh) ...

Tài liệu ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng việt và tiếng anh)

.PDF
260
4
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THẾ HƯNG ẨN DỤ DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN (TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THẾ HƯNG ẨN DỤ DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN (TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG DŨNG PGS. TS. BÙI MẠNH HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận án là kết quả tự nghiên cứu của bản thân, không sao chép từ bất kỳ công trình nào có trước cùa người khác. Người viết luận án. Phan Thế Hưng 3 MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Các bảng biểu và hình vẽ sơ đồ minh họa được đánh số thứ tự không theo đề mục mà theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong toàn bộ luận án. 2. Các ví dụ ngữ liệu minh họa in bằng kiểu chữ in nghiêng với kích thước phông chữ nhỏ hơn so với kích thước phông chữ chung của luận án. 3. Để tiện trình bày và theo dõi, các ví dụ được đánh số thứ tự không theo đề mục mà theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong tòan bộ luận án. 4. Trong khi đối chiếu ngữ liệu Anh và Việt, dấu ngoặc vuông [ ] để chỉ dịch sát nghĩa để đối chiếu, không phải là dịch Anh- Việt hay Việt-Anh. 5. Từ viết tắt: NNHTN= ngôn ngữ học tri nhận, CMA = critical metaphor analysis 6. Đối với một số thuật ngữ tiếng Việt có chua thêm tiếng Anh trong ngoặc đơn để người đọc tham khảo. 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ 3 MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ........................................................................................... 4 MỤC LỤC .................................................................................................................................... 5 DẪN NHẬP .................................................................................................................................. 9 0.1. Giới thiệu chung về đề tài ................................................................................................. 9 0.1.1. Ngữ nghĩa học tri nhận ............................................................................................... 9 0.1.2. Ẩn dụ trong ngữ nghĩa học tri nhận ......................................................................... 11 0.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 14 0.3. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................ 15 0.4. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................ 16 0.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 16 0.5.1. Phân tích ẩn dụ phê phán (Critical Metaphor Analysis-CMA)................................ 16 0.5.2. Phân tích đối chiếu (contrastive analysis) ............................................................... 19 0.5.3. Một sổ thủ pháp cơ bản trong phương pháp nghiên cứu ......................................... 20 0.7. Cấu trúc của luận án ...................................................................................................... 21 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ẨN DỤ VÀ ẨN DỤ Ý NIỆM .................................. 23 1.1. Một số quan điểm cỗ điển cơ bản về ẩn dụ .................................................................... 23 1.1.1. Quan điểm thay thế (substitution view) .................................................................... 23 1.1.2. Quan điểm tương tác (Interaction view) .................................................................. 24 1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm ............................................. 25 1.2.1. Tính nghiệm thân (embodiment) ............................................................................... 25 1.2.2. Thuyết điển dạng (prototype theory) ........................................................................ 28 1.2.4. Thuyết ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) ............................................................ 37 5 1.3. Các miền nguồn và miền đích thông dụng .................................................................... 43 1.3.1. Các miền nguồn thông dụng ..................................................................................... 43 1.3.2. Các miền đích thông dụng ........................................................................................ 49 1.4. Mô hình hai miền và mô hình bốn không gian tâm trí ................................................. 54 1.5. Khái quát về các loại cơ bản của ẩn dụ ý niệm ............................................................. 57 1.5.1. Ẩn dụ cấu trúc (struuctural metaphors) ................................................................... 58 1.5.3. Ẩn dụ định hướng (orientational metaphor) ............................................................ 60 1.6. Ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ học Việt Nam ................................................. 61 1.6.1. Ẩn dụ ......................................................................................................................... 61 1.6.2. Ẩn dụ ý niệm ............................................................................................................. 63 CHƯƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM CẢM XÚC ............................................................................. 65 2.1. Ngôn ngữ của cảm xúc ................................................................................................. 65 2.2. Ẩn dụ giận dữ .................................................................................................................. 66 2.2.1. Ẩn dụ giận dữ trong tiếng Anh ................................................................................. 66 2.2.2. Ẩn dụ giận dữ trong tiếng Việt ................................................................................. 70 2.3. Ẩn dụ vui sướng .............................................................................................................. 76 2.3.1. Ẩn dụ vui sướng trong tiếng Anh .............................................................................. 76 2.3.2. Ẩn dụ vui sướng trong tiếng Việt .............................................................................. 81 2.4. Mô hình tri nhận của các ẩn dụ cảm xúc ...................................................................... 83 2.5. Tiểu kết ............................................................................................................................ 89 CHƯƠNG 3: ẤN DỤ Ý NIỆM CẤU TRÚC SỰ KIỆN ......................................................... 92 3.1. Ngôn ngữ của cấu trúc sự kiện .................................................................................... 92 3.2. Ẩn dụ cấu trúc sự kiện trong tiếng Anh ...................................................................... 92 3.2.1. Dạng địa đỉểm .......................................................................................................... 93 3.2.2. Dạng sự vật ............................................................................................................. 104 6 3.3. Ẩn dụ cấu trúc sự kiện trong tiếng Việt ..................................................................... 108 3.3.1. Dạng địa điểm ........................................................................................................ 108 3.3.2. Dạng sự vật ............................................................................................................. 122 3.4. Tiểu kết .......................................................................................................................... 124 CHƯƠNG 4: ẨN DỤ Ý NIỆM THỜI GIAN ........................................................................ 126 4.1. Ẩn dụ bản thể ý miệm thời gian ............................................................................. 126 4.1.1. THỜI GIAN LÀ VẬT CHỨA ................................................................................... 126 4.1.2. THỜI GIAN LÀ THỨ CÓ GIÁ TRỊ ........................................................................ 128 4.1.3. THỜI GIAN LÀ NGƯỜI ......................................................................................... 131 4.2. Ẩn dụ cấu trúc ý niệm thời gian ................................................................................... 132 4.2.1. Ẩn dụ hóa thời gian qua không gian ...................................................................... 133 4.2.2. Một vài nhận xét qua hai ẩn dụ thời gian chuyển động và chủ thể chuyển động .. 142 4.3. Tiểu kết .......................................................................................................................... 150 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 152 1. Ẩn dụ ý niệm bao hàm các đặc điểm sau:....................................................................... 153 2. Ý nghĩa thuyết nghiệm thân trong ẩn dụ ý niệm ............................................................ 153 3. Mối quan hệ giữa ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn từ ......................................................... 154 4. Một số vấn đề cần nghiên cứu thêm trong ẩn dụ ý niệm ............................................... 154 4.1. Tính phổ quát và biến thể trong ẩn dụ ý niệm ........................................................... 154 4.2. Quan hệ giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm ......................................................... 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................................................. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT.............................................................................. 158 TIẾNG NƯỚC NGOÀI .......................................................................................................... 159 PHỤ LỤC A ............................................................................................................................. 175 7 PHỤ LỤC B ............................................................................................................................. 196 PHỤ LỤC C ............................................................................................................................. 234 C. PHẦN CÂU HỎI ................................................................................................................ 243 8 DẪN NHẬP Ẩn dụ thường được cho là vấn đề ngôn ngữ, bao gồm một số biểu trưng ngôn ngữ hiểu theo nghĩa bóng hay nghĩa khác thường dựa trên các ngôn từ chứa đựng nghĩa đen. Quan điểm này có từ thời Aristotle với định nghĩa về ẩn dụ chứa đựng ba yếu tố cơ bản: một là, sự chuyển đổi ẩn dụ dựa trên cơ sở từ hơn là câu; hai là, ẩn dụ xuất phát từ nghĩa đen để thay đổi nghĩa; và ba là, ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của hai thực thể. Do vậy, ẩn dụ thường được các nhà tu từ học và phê bình văn học chú ý. Tuy nhiên trong ba thập niên gần đây, định nghĩa về ẩn dụ có bước chuyển mang tính đột phá khi các nhà ngôn ngữ học tri nhận (NNHTN) cho rằng ẩn dụ còn là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hóa các loại trừu tượng. Ẩn dụ do vậy không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn từ mà còn là một phương thức để tư duy về sự vật. Những nghiên cứu gần đây về ẩn dụ, nhất là tại Âu châu và Bắc Mỹ, dẫn đến một sự thay đổi cơ bản về nghĩa học khi ẩn dụ không chỉ là hình thái ngôn ngữ như quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống mà còn là hình thái tư duy như quan điểm của NNHTN. Trên cơ sở này, luận án tập trung phân tích ẩn dụ ý niệm trong NNHTN ngày nay qua các cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt nhằm chứng minh một số quan điểm mới về ẩn dụ. 0.1. Giới thiệu chung về đề tài 0.1.1. Ngữ nghĩa học tri nhận Theo ngữ nghĩa học hình thức truyền thống, ngôn ngữ thuộc phạm trù tâm trí và khả năng ngôn ngữ được các hình thái hay dạng tri thức đặc biệt hỗ trợ. Khác với các nhà triết học và ngôn ngữ học như Jerry Fodor hay Noam Chomsky, những nhà NNHTN cho rằng tri thức ngôn ngữ không thể tách rời tư duy, mà tương tác lẫn nhau. Những nhà ngôn ngữ học theo trường phái này thừa nhận hình thái ngôn ngữ là một phần khác của khả năng tri nhận chung cho phép con người học hỏi, tư duy, V.V.. Nói cách khác, theo quan điểm tri nhận, tri thức ngôn ngữ là một phần của tri nhận chung của con người. Các nhà ngôn ngữ học thường phân biệt hình thức luận và chức năng luận. Hình thức luận như ngữ pháp tạo sinh của Chomsky cho rằng tri thức về các cấu trúc và qui luật ngôn ngữ là 9 một mô-đun hay phạm trù độc lập với các quá trình tâm trí khác như sự chú ý, trí nhớ, hay tư duy. Quan điểm ngoại tại về mô-đun ngôn ngữ độc lập thường kết hợp với quan điểm mô-đun nội tại: mức độ khác nhau trong khi phân tích ngôn ngữ, như ngữ âm học, cú pháp học, và ngữ nghĩa học, tạo ra những mô-đun độc lập. Theo quan điểm này, sự khác biệt giữa các mô-đun dẫn đến hệ quả là, xét theo mặt ngoại tại, dễ dàng tìm hiểu các nguyên tắc ngôn ngữ, không cần để ý đến những phạm trù tâm trí khác; về mặt nội tại, chẳng hạn khi nghiên cứu các nguyên tắc cú pháp thì không cần liên hệ với nội dung ngữ nghĩa. Hình thức luận cũng mong muốn chỉ ra khả năng hình thành những nguyên tắc độc lập và đúng như khuôn mẫu toán học (Pauconnier, 1994). Chức năng luận có một quan điểm hoàn toàn khác về ngôn ngữ. về mặt ngoại tại, những nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ bao hàm nhiều nguyên tắc tri nhận chung; về mặt nội tại, việc giải thích (về ngôn ngữ) phải vượt qua các ranh giới của mức độ phân tích. Theo quan điểm này, giữa ngôn ngữ và các quá trình tâm trí khác có sự khác biệt về mức độ (degree), chứ không phải sự khác biệt về loại (kind). Như vậy, việc tìm hiểu những nguyên tắc chung giữa các phạm trù tri nhận khác nhau hết sức có ý nghĩa. Chẳng hạn, có thể cho rằng các nguyên tắc cú pháp sẽ không đầy đủ nếu không xem xét đến ý nghĩa của các thành tố trong câu cũng như tính chất ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu. Sự khác biệt về phương pháp tiếp cận ngôn ngữ giữa hình thức luận và chức năng luận có thể giúp chúng ta thấy được những quan điểm kế thừa và khá cập nhật của tri nhận luận về ngữ nghĩa học. Ngữ nghĩa học tri nhận bác bỏ quan điểm của ngữ nghĩa học khách quan khi ngữ nghĩa học khách quan cho rằng các phạm trù cùng những đặc điểm và mối quan hệ của chúng tồn tại trong thực tế khách quan, độc lập với ý thức. Ngoài ra, các ký hiệu của ngôn ngữ có ý nghĩa vì chúng được gắn kết với các loại khách quan đó. Ngữ nghĩa học tri nhận lại cho rằng con người không thể tiếp cận một thực tế độc lập với việc xếp loại của con người và vì vậy cấu trúc thực tế được phản ánh trong ngôn ngữ la sản phẩm của trí não con người. Hệ quả là các nhà ngữ nghĩa học tri nhận không chấp nhận thuyết chân ngụy tương ứng (correspondence theory of truth) về ngữ nghĩa. Họ cho rằng chân-ngụy của ngôn ngữ liên quan với cách mà người quan sát diễn dịch tình huống, dựa vào khung ý niệm của người đó. Do vậy, trọng tâm 10 thực sự của việc tìm hiểu ngôn ngữ là các khung hay miền (domain) ý niệm và phương thức sử dụng ngôn ngữ phản ánh các khung hay miền đó. Theo ngữ nghĩa học tri nhận, nghĩa dựa trên cơ sở các cấu trúc ý niệm đã được qui ước hóa. Do vậy, cấu trúc ngữ nghĩa, cùng với các miền tri nhận, phản ánh các loại tâm trí mà con người đã hình thành từ những trải nghiệm khi tương tác với thế giới chung quanh. Một số cấu trúc và qui trình ý niệm đã được trình bày trong nhiều nghiên cứu, nhưng đường như ẩn dụ không nhận được nhiều sự quan tâm. Các nhà NNHTN đồng ý với đề xuất của Lakoff và Johnson (1980), Lakoff (1987a), và Johnson (1987) rằng ẩn dụ là yếu tố chính trong việc con người xếp loại thế giới và trong quá trình tư duy của con người. Như sẽ thấy trong luận án này, ẩn dụ được cho là có liên quan với các cấu trúc cơ bản khác như lược đồ hình ảnh (image schemas)-cung cấp một loại khung ý niệm cơ bản có được từ cảm quan và trải nghiệm cơ thể và khái niệm không gian tâm trí (mental spaces) của Paucormier (1985, 1994) là cấu trúc tâm trí mà người nói thiết lập nên nhằm sắp xếp sở chỉ với các thực thể. NNHTN cũng tìm hiểu các qui trình ý niệm bộc lộ tầm quan trọng của việc diễn giải tình huống của người nói như chuyển đổi quan điểm (viewpoint shifting), chuyển đổi hình-nền (figure-ground shifting), và tạo hìnhnền (profiling). 0.1.2. Ẩn dụ trong ngữ nghĩa học tri nhận Thuyết ẩn dụ hiện đại gắn bó mật thiết với NNHTN bao gồm ngữ pháp tri nhận (Langacker 1987, 1988a, 1991) và ngữ nghĩa học tri nhận (Johnson 1987, 1987a, 1988; Sweetser 1990; Turner 1991). Một số nhà NNHTN cho rằng trong chừng mức nào đó, ngũ nghĩa học tri nhận bắt nguồn từ ngôn ngữ học tạo sinh (Lakoff 1989a, 1990, 1991). Các nhà ngôn ngữ học tạo sinh đã chỉ ra sự khu biệt giữa thẩm năng ngôn ngữ (competence) và dụng ngôn (performance) và tập trung nghiên cứu về thẩm năng ngôn ngữ, cụ thể là qui luật nội tại chi phối việc phái sinh những câu đúng ngữ pháp phù hợp giữa người nói và người nghe. Những nhà ngôn ngữ học tạo sinh xem ẩn dụ là một hiện tượng khác thường và "ký sinh" trong ngôn ngữ bình thường, và không thể nào nghiên cứu ẩn dụ một cách có hệ thống và đáng tin cậy được. 11 Parmegiani (1988) nhận xét rằng đối với những nhà NNH tạo sinh, ẩn dụ chỉ là "một loại hiện tượng bán-ngữ-pháp", vi phạm các qui luật về ngữ nghĩa, do vậy chỉ đáng xếp vào phạm trù tu từ học, phong cách học, hay dụng học. NNHTN lại cho rằng ngôn ngữ là biểu hiện của cấu trúc ý niệm và cơ chế tri nhận (Putz 1992b, Gibbs 1996a, Radden 1992, Ruclzka-Ostyn 1993). Ngôn ngữ tự nhiên là sản phẩm của tâm trí con người, dựa trên các nguyên lý tổ chức để vận hành các miền tri nhận khác nhau. Là một trong những miền tri nhận của con người, ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các miền tri nhận khác như tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế. cấu trúc ngôn ngữ tùy thuộc vào ý niệm hóa, và ý niệm hóa lại chịu sự tác động của kinh nghiệm tự thân, của thế giới bên ngoài và mối quan hệ của con người với thế giới đó. Nói cách khác, ngôn ngữ không chỉ là một hệ thống bao gồm những ký hiệu qui ước; những cấu trúc của ngôn ngữ chịu sự tác động của tri thức ý niệm của con người, của kinh nghiệm tự thân và của các chức năng giao tiếp diễn ngôn. Những đơn vị ngôn ngữ đều phải chịu sự xếp loại thông thường qua hệ thống điển dạng (prototype) bao gồm cả ẩn dụ và hoán dụ. Nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đều do kinh nghiệm tự thân trong quá trình tương tác với thế giới thật, và hình thành những cấu trúc tri thức như mô hình dân gian, mô hình văn hóa, hay mô hình tri nhận. Theo nghĩa rộng, NNHTN xem ngôn ngữ là một hình thái chuyên biệt , bậc cao thuộc khả năng tri nhận nói chung, được sử dụng trong giao tiếp mang tính biểu tượng của con người. So với các lý thuyết ngôn ngữ học truyền thống, cần phải điều chỉnh phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học ngày nay: trong khi ngôn ngữ học truyền thống, gồm cả cấu trúc luận hậu-Saussure, tìm kiếm ngữ liệu ở "thế giới ngoài kia", NNHTN hiện đại chỉ tập trung nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến ngôn ngữ diễn ra trong tâm trí của người bản ngữ. Lúc đầu cái nhìn mới về ngôn ngữ của NNHTN khiến nhiều nhà ngôn ngữ học truyền thống cảm thấy dường như xa lạ, nhưng hiện nay quan điểm này đã trở nên quen thuộc trong giới ngôn ngữ học. Theo quan điểm này, nghiên cứu ngôn ngữ học là nghiên cứu ngôn ngữ trong tâm trí của con người; thậm chí hơn thế nữa, cùng với các phạm trù khác trong khoa học tri nhận, "nghiên cứu của ngôn ngữ học là nghiên cứu về tâm trí" (Antovic, 2003). 12 Ngữ nghĩa học ngày nay thường đi theo ba hướng nghiên cứu chính: tri nhận (cognitive), điều kiện chân ngụy (truth-conditional), và ý niệm (conceptual). Ngữ nghĩa học tri nhận là một bộ phận của NNHTN, phát triển từ các công trình nghiên cứu của George Lakoff và Ronald Langacker, chú trọng đến các cơ chế tri nhận và các mô hình nội tại kích hoạt các hoạt động ngôn ngữ. Ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng những hoạt động từ hệ thống cảm quan của con người đã tạo nên tư duy, ý niệm, và tri thức có được là do sự trải nghiệm giữa con người đối với sự vật. Do vậy, nhiệm vụ trung tâm của NNHTN là nghiên cứu những chứng cứ khoa học về loại tri thức nghiệm thân này. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngữ nghĩa học tri nhận đã và đang thực hiện những phương pháp phân tích nhằm tìm hiểu hệ thống ý niệm của con người, mà cụ thể là những miền ý niệm trừu tượng (Johnson, 1989). NNHTN nghiên cứu ý nghĩa của các khái niệm riêng lẻ được tạo thành những khối ý niệm nhỏ gọi là điển dạng (sẽ trình bày chi tiết ở phần sau). Sự kết hợp của các điển dạng tạo thành tri thức của con người về thế giới. và tri thức này được biểu trưng bằng cấu trúc ngữ nghĩa trong tâm trí của chúng ta. Tri thức của con người về thế giới đôi lúc phức tạp đến nỗi dường như chúng ta thiếu điển dạng và ý niệm để định nghĩa tất cả các sự vật và sự tình chúng ta gặp phải trong thế giới ngoài ngôn ngữ (extralinguistic). Xét cho cùng, nếu chúng ta cần một vị trí nào đó trong não bộ, như một nơrôn thần kinh, cho mỗi một ý niệm riêng lẻ, chúng ta sẽ không có đủ khoảng trống cho tất cả các ý niệm diễn ra trong thế giới "ngoài kia". Do vậy, các ý niệm phức tạp được tạo thành từ một số điển dạng nào đó. Nếu qui trình này diễn ra và nếu các ý niệm hình thành dựa trên các ý niệm khác, thì sẽ diễn ra hiện tượng gọi là "ẩn dụ". Rõ ràng nghiên cứu thuyết ẩn dụ ý niệm cũng nằm trong việc nghiên cứu NNHTN nói chung và ngữ nghĩa học tri nhận nói riêng. Các quan điểm tóm lược trên đây chỉ ra rằng việc nghiên cứu ngữ nghĩa học nói riêng và ngôn ngữ học nói chung là một hoạt động có tính chất liên ngành. Phương pháp tiếp cận ẩn dụ không chỉ là việc nghiên cứu ở bình diện đồng đại, mà còn liên quan tới bình diện lịch đại (Sweeter, 1990), đến phạm trù tư duy (Lakoff, 1987), ngôn ngữ thi ca (Lakoff & Turner, 1989), tu từ (Turner, 1987) hay đạo đức học (Johnson, 1993). Gần đây một quan điểm mới về ẩn dụ do Lakoff và Johnson phát triển lần đầu tiên vào năm 1980 với tác phẩm Metaphors We Live By (Chúng ta sống nhờ ẩn dụ) dường như đã thách 13 thức tất cả các thuyết cổ điển truyền thống về những đặc điểm của ẩn dụ. Được nhiều nhà ngôn ngữ học tiếp tục nghiên cứu hơn hai mươi năm qua, quan điểm này sau đó trở thành phổ biến với tên gọi "quan điểm tri nhận về ẩn dụ" hay "thuyết ẩn dụ hiện đại" vói các đặc điểm như sau: (1) ẩn dụ là hiện tượng ý niệm, không chỉ là hiện tượng ngôn từ; (2) chức năng của ẩn dụ là nhằm giúp con người hiểu rõ hơn các ý niệm, không chỉ là biện pháp tu từ; (3) ẩn dụ không chỉ căn cứ vào sự giống nhau; (4) ẩn dụ được sử dụng tự nhiên trong đời sống hàng ngày từ những con người bình thường, chứ không chỉ từ những người có khả năng đặc biệt; (5) ẩn dụ không chỉ là phương thức tu từ của ngôn ngữ, mà hơn thể nữa là qui trình tự nhiên của nhận thức về tư duy. Cho đến nay ẩn dụ được nhiều nhà triết học, tu từ học, phê bình văn học, tâm lý học, và ngôn ngữ học nghiên cứu, có thể nêu một số tên tuổi như Aristotle, Hume, Locke, Vico, Herder, Cassier, Buhler, Richards, Whorf, Goodman, Black. Ẩn dụ được nghiên cứu trở lại đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học tri nhận, bao gồm cả NNHTN. Lý do của sự bùng nổ này là ẩn dụ đóng vai trò quan trọng trong tư duy của con người, khẳng định vai trò của tâm lý, văn hóa và xã hội trong đời sống của con người. Hiểu được ẩn dụ có nghĩa là hiểu được một phần quan trọng của con người và thế giới con người đang sống. Nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau cũng đóng góp những nghiên cứu, không nhiều thì ít, liên quan đến ẩn dụ như Brugman (1990), Gibbs (1993, 1994), Goossens (1995), Johnson (1983,1987, 1989, 1991, 1992, 1993), Kovecses (1990), Lakoff (1986, 1987, 1989, 1993, 1994), Lakoff & Turner (1989), Sweetser (1990, 1992), Turner (1987,1991). Có thể nói rằng việc nghiên cứu ẩn dụ không chỉ còn trong khuôn khổ ngôn ngữ học mà đã mang tính chất liên ngành. 0.2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này nhằm đóng góp vào việc tìm hiểu, thuyết ẩn dụ hiện đại - ẩn dụ ý niệm - qua đó có thể nhìn nhận ẩn dụ dưới góc độ tu từ và tri nhận; trong đó nhấn mạnh đến vai trò của tư duy trong ngôn ngữ ẩn dụ. Ngoài ra, việc phân tích đối chiếu qua ngôn liệu tiếng Anh và tiếng Việt nhằm tìm chứng cứ củng cố cho quan điểm tri nhận về ẩn dụ, đồng 14 thời tìm hiểu nguồn gốc của mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa qua việc hình thành và sử dụng ẩn dụ. Để thực hiện mục tiêu cơ bản này, luận án tập trung vào bốn vấn đề chính: (1) tìm hiểu bản chất của ẩn dụ ý niệm (2) phương thức thể hiện những khái niệm trừu tượng qua ẩn dụ ý niệm (3) tính phổ quát và các biến thể liên ngôn ngữ của ẩn dụ ý niệm (4) tính thực tiễn của ẩn dụ ý niệm 0.3. Nhiệm vụ của đề tài Để trả lời các vấn đề trên, chúng tôi sẽ bàn về (i) ẩn dụ ý niệm mang tính cảm xúc, cụ thể là sự giận dữ và niềm vui sướng; (ii) ẩn dụ ý hiệm cấu trúc sự kiện, một trong những loại ẩn dụ có thể làm rõ khía cạnh tri nhận của ẩn dụ; (iii) mối quan hệ tương tác giữa ẩn dụ ý niệm, tính hiện thân và sự tác động của thế giới bên ngoài mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng ngôn ngữ và (iv) vai trò của ẩn dụ qua các họat động trong đời sống của con người từ ẩn dụ mang tính chất hàn lâm (như trong các ngành khoa học), đến tính chất bình dân (như trong giao tiếp hàng ngày). Để hỗ trợ cho những quan điểm, những đề xuất, và những luận bàn trong khi tìm các câu trả lời cho các vấn đề cốt lõi của luận án, chúng tôi dựa vào những giả thiết và luận đề cơ bản về ẩn dụ mà nhiều nhà ngôn ngữ học tri nhận đã nghiên cứu như sau: (1) Ý nghĩa xuất phát từ tri thức. (2) Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp; nghĩa ẩn dụ là nghĩa gián tiếp. (3) Ẩn dụ cơ bản là vấn đề của cấu trúc ý niệm, và biểu hiện qua ngôn từ. (4) Ẩn dụ là một tập hợp những tương ứng giữa hai ý niệm thuộc hai miền ý niệm khác nhau. (5) Ẩn dụ có thể mang tính qui ước, tính hệ thống, và quen thuộc hoặc không hoàn toàn như vậy. (6) Ẩn dụ có thể do sự dụng ngữ cố ý hoặc tức thời, dù có qui ước hay không. (7) Ẩn dụ có thể có dấu hiệu nhận biết, hoặc có thể không. 15 (8) Ẩn dụ có thể biểu hiện ở nhiều mức độ tổ chức ngôn ngữ khác nhau và nhiều dạng tu từ khác nhau. 0.4. Ý nghĩa của đề tài NNHTN đề ra những phương thức và luận điểm nhằm tiếp cận quan điểm cho rằng ngôn ngữ là một phần không thể tách rời của nhận thức con người, phản ánh mối tương tác về văn hoá, tâm lý, giao tiếp và chức năng của con người trong quá trình hình thành và sử dụng ngôn ngữ. Ẩn dụ là một hình thái ngôn ngữ bao hàm tính ngữ nghĩa cao của người sử dụng ngôn ngữ. Dưới góc độ NNHTN, ẩn dụ có thể đưa đến sự hiểu biết về nhận thức của con người với không gian, thời gian, trải nghiệm về thế giới quanh mình. về mặt ngữ nghĩa học, ẩn dụ thường được cho là một hình thái mang ý nghĩa thi ca. Tuy nhiên theo một số nhà ngôn ngữ học, ẩn dụ mang tính phổ biến trong đời thường; ẩn dụ không chỉ là hình thái ngôn ngữ mà còn là hình thái tư duy. Cho đến nay trong Việt ngữ học, ẩn dụ được nghiên cứu nhiều dưới góc độ ngữ nghĩa học truyền thống hơn là tri nhận học của người Việt và người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Chúng tôi hy vọng rằng đề tài có thể đóng góp vào việc phát triển ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam, đồng thời tăng phần hiểu biết về mặt ngữ nghĩa trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, và sử dụng ẩn dụ trong hai ngôn ngữ nói trên. Ngoài ra, việc tìm hiểu này có thể đóng góp phần nào trong việc làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. 0.5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp phân tích diễn ngôn và phân tích đối chiếu, phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu của luận án này là phương pháp phân tích ẩn dụ phê phán thường được các nhà ngôn ngữ học hiện đại sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận và ngôn ngữ học ứng dụng. 0.5.1. Phân tích ẩn dụ phê phán (Critical Metaphor Analysis-CMA) CMA sử dụng phân tích dựa trên ngôn liệu bao gồm một tập hợp rộng lớn các văn bản từ việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên vì một ngữ cảnh không chỉ tạo ra cho một mục đích cụ thể để minh họa cho một ý niệm nào đó trong ngôn ngữ. Khái niệm chứng cứ ngôn ngữ rất quan trọng trong việc phân tích ngôn liệu và hàm chỉ rằng dữ kiện không được sáng tạo ra để phục vụ cho 16 một mô hình, mà mô hình xuất hiện từ những mẫu ngôn ngữ rộng lớn và có tính đại diện. Stubbs (2001) cho rằng: "[Ngôn liệu] có thể là tập hợp thu thập từ một loại văn bản nào đó hay có thể lập mẫu từ những loại văn bản khác nhau, gồm cả ngôn ngữ nói, viết, trang trọng hay bình dân, hư cấu hay thực tế, ngôn ngữ của người lớn hay trẻ em hay được viết, nói dành riêng cho họ, kể cả những văn bản từ những giai đoạn lịch sử khác nhau. " [ 170:25] Thuận lợi của một lượng lớn ngôn liệu khác nhau là có thể rút ra những nhận định về ngôn ngữ đáng tin cậy. Trong tiếng Anh có thể lấy được khối lượng ngôn liệu to lớn như vậy từ Bank of English, với khoảng 418 triệu lượt từ, và British National Corpus, với khoảng 500 triệu lượt từ. Đây cũng là điều trở ngại rất lớn khi tập hợp các ngôn liệu trong tiếng Việt, vì chúng ta chưa có những ngân hàng ngôn liệu tương tự; do vậy có nhiều hạn chế về thời gian và khối lượng khi phải thu thập theo phương pháp thủ công như sử dụng ngôn liệu qua một số từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, vì phạm vi những vấn đề nghiên cứu trong luận án này có giới hạn cụ thể, việc thu thập ngôn liệu theo CMA không phải là một trở ngại lớn. Về qui trình CMA, Cameron và Low (1999) phác thảo: "Phương pháp phân tích ẩn dụ tiến hành bằng cách thu thập ví dụ về ẩn dụ ngôn từ theo một chủ đề, khái quát hóa các ẩn dụ ngôn từ thành ẩn dụ ý niệm, và sử dụng kết quả để đề xuất cách hiểu hay mẫu tư duy tạo nên niềm tin hay hành động của chủ thể. "[36, 88] Có thể chia thành ba giai đoạn trong phương pháp phân tích ẩn dụ CMA: nhận dạng, hiểu nghĩa, và giải thích. 0. 5.1.1. Nhận dạng ẩn dụ Có hai bước để nhận dạng ẩn dụ: Thứ nhất, đọc kỹ văn bản mẫu để tìm ra từ hay cụm từ có thể là ẩn dụ dựa theo định nghĩa về ẩn dụ ngôn từ và ẩn dụ ý niệm. Thứ hai, đây là bước để phân tích định lượng về sau. Trong bước này, xem xét ngữ cảnh của ngôn từ để biết từ hay cụm từ chọn lọc có nghĩa bình thường hay nghĩa ẩn dụ. Ví dụ: 1. Anh ấy tốt bụng với mọi người cho dù hoàn cảnh của anh rất khó khăn. 17 2. Đồ ăn này không hợp với bụng tôi. Xin cứ để tôi tự nhiên. Rõ ràng "bụng"trong câu (1) và câu (2) có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau xét theo ngữ cảnh trong phạm vi nghĩa đen và nghĩa bóng. 0.5.1.2. Hiểu nghĩa ẩn dụ Hiểu nghĩa ẩn dụ ở đây bao gồm việc thiết lập mối quan hệ giữa ẩn dụ và các yếu tố tri nhận và dụng ngữ trong ẩn dụ. Công việc này cũng cần việc nhận biết ẩn dụ ý niệm và cả yếu tố ý niệm đằng sau nó. Câu (1) ở trên mang nghĩa ẩn dụ trong ẩn dụ ý niệm CẢM XÚC LÀ MỘT THỰC THỂ, hay cụ thể hơn QUAN HỆ CON NGƯỜI LÀ CƠ QUAN QUAN TRỌNG CỦA CƠ THỂ, trong đó "làm điều tốt" có thể hiểu là "bụng tốt", "làm điều xấu" có thể hiểu là "bụng xấu". "Bụng" được ẩn dụ hóa cho nơi xuất phát suy nghĩ và hành động của con người. 0.5.1.3. Giải thích ẩn dụ Giải thích ẩn dụ bao gồm việc nhận ra các yếu tố xã hội, văn hóa, cảm xúc, hay tính hiện thân của việc hình thành và sử dụng ẩn dụ ý niệm. Như trong câu.(1) ẩn dụ ý niệm với BỤNG hay LÒNG biểu hiện mô hình văn hóa của người Việt Nam. Có thể xuất phát từ nền văn minh lúa nước, giải quyết thực phẩm hàng ngày cho con người là mục tiêu quan trọng, do vậy BỤNG hay LÒNG là cơ quan sống còn của con người và ở đây cho thấy tính nghiệm thân có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành ẩn dụ ý niệm. Có thể tóm tắt rằng CMA là một phương pháp nghiên cứu tổng hợp kết hợp ngôn ngữ học ngôn liệu với ngôn ngữ học tri nhận. Nguồn ngôn liệu giúp người nghiên cứu nhận ra cách sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ tiêu biểu và cung cấp nền tảng cho việc hiểu nghĩa và giải thích cách sử dụng như vậy. Việc thu thập dữ liệu từ những chủ thể tham gia nghiên cứu đóng góp phần nào kết quả nghiên cứu ẩn dụ, nhưng nguồn ngôn liệu trên diện rộng giúp các chứng cứ ngôn ngữ càng đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, CMA là một phương pháp giúp bộc lộ những ý nghĩ hay tư duy, cảm xúc và niềm tin của người sử dụng ngôn ngữ và đây cũng là phương thức để hiểu biết nhiều hơn về các mối quan hệ phức tạp giữa ngôn ngữ, tư duy và xã hội. Cũng cần nói thêm rằng, vì gặp trở ngại khi thu thập ngôn liệu trong tiếng Việt so với tiếng Anh như nêu ở 18 trên và mục đích của nghiên cứu này chủ yếu phân tích ngữ nghĩa qua các chứng cứ ngôn liệu, chúng tôi tập trung phân tích định tính nhiều hơn là phân tích định lượng trong phương pháp CMA. 0.5.2. Phân tích đối chiếu (contrastive analysis) Phân tích đối chiếu là một phương pháp quan trọng trong ngôn ngữ, là sự so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ một cách có hệ thống nhằm mô tả những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ này. So sánh ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học chú ý cả về mặt lý thuyết và ứng dụng. Sự so sánh này sẽ giúp bộc lộ cái chung và cái riêng của ngôn ngữ, vì vậy giúp ích rất nhiều trong việc hiểu được ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ được so sánh nói riêng. Thật ra, đầu tiên ngôn ngữ học đối chiếu hay phân tích đối chiếu được đề xuất như một phương tiện tiên đoán và giải thích các khó khăn của người học ngôn ngữ thứ hai như so sánh những mức độ khác nhau về ngữ âm, hình thái, cú pháp, từ vựng, văn hóa. Với việc mở rộng phạm vi nghiên cứu ngôn ngữ trong thập niên 1970 và 1980, nghiên cứu đối chiếu ngày càng liên quan đến phân tích đối chiếu ngôn ngữ vĩ mô: ngôn ngữ học văn bản và phân tích diễn ngôn. Những câu hỏi như: - Tính liên kết được biểu hiện như thế nào trong ngôn ngữ X và Y? - Hành động lời nói xin lỗi và yêu cầu biểu hiện như thế nào qua ngôn ngữ Xvà Y? - Đàm thoại bắt đầu và chẩm dứt như thế nào trong ngôn ngữ X và Y? đều căn cứ vào việc phân tích đối chiếu văn bản và phân tích diễn ngôn. Kết hợp với phân tích dựa trên ngôn liệu trong ngôn ngữ học ngôn liệu, và phân tích đối chiếu như trình bày trên đây, nhà nghiên cứu có thể có được, nguồn tư liệu nhằm: - có một cái nhìn mới qua so sánh ngôn liệu của hai ngôn ngữ; - áp dụng cho những mục đích khác nhau khi so sánh và làm tăng sự hiểu biết về sự khác biệt về mặt ngôn từ và văn hóa cũng như những đặc điểm phổ quát, đặc biệt là trong nghiên cứu ẩn dụ ý niệm. Khi ứng dụng ẩn dụ ý niệm QUAN HỆ CON NGƯỜI LÀ CƠ QUAN QUAN TRỌNG CỦA CƠ THÊ nêu trên vào tiếng Anh, rõ ràng có sự khác biệt về văn hóa và tư duy giữa người Việt và người Anh hay người Mỹ. Hãy xem ví dụ sau đây: 19 3. He is very good-hearted. Ở đây cái bụng không còn dùng để biểu trưng cho cách cư xử, mối quan hệ nữa mà là con tim vì đối với người Anh hay Mỹ, con tim là cơ quan quan trọng nhất của con người, và vì vậy là nơi xuất phát tình cảm. Do vậy trong khi phân tích và diễn giải các ẩn dụ ý niệm trong luận án này, phân tích đối chiếu là một trong những phương pháp quan trọng khi sử dụng cứ liệu từ tiếng Anh và tiếng Việt để phân tích và chứng minh những đặc trưng của ẩn dụ ý niệm. 0.5.3. Một sổ thủ pháp cơ bản trong phương pháp nghiên cứu Như trình bày ở trên, chúng tôi chú trọng sử dụng các thủ pháp hay kỹ thuật chính trong phân tích định lượng theo phương pháp CMA như sau: - Điển cứu (case study): Mục đích của nghiên cứu là tập trung vào những ngôn liệu có thực trong ngôn ngữ hàng ngày để củng cố chứng cứ cho các quan điểm trình bày. Điển cứu có thể giúp tổ chức một số lượng lớn thông tin qua các ngôn liệu (ví dụ: ẩn dụ ngôn từ) và phân tích nội dung và ý nghĩa để có thể dẫn đến một mẫu hình hay mô hình ẩn dụ (ví dụ: ẩn dụ ý niệm, các biến thể của ẩn dụ có tính chất liên ngôn hay liên văn hóa). - Nhóm chủ đề (focus groups): Những nhóm chủ đề được thành lập nhằm, tham gia vào việc đánh giá và nhận định của các thành viên về một chủ đề ẩn dụ (ví dụ: ẩn dụ ý niệm qua ngôn từ chỉ sự tức giận hay sung sướng). Nhóm chủ đề cũng phục vụ cho thủ pháp phóng chiếu (procjective techniques) thường được sử dụng trong xã hội học, tâm lý học, và nhân học, nhằm cho phép đối tượng trong nhóm bày tỏ những ý kiến thực hay chủ quan của mình về chủ đề nghiên cứu (ví dụ: nhận xét về ẩn dụ ngôn từ hay ẩn dụ ý niệm qua các ẩn dụ ngôn từ). Nhóm chủ đề cũng được kết hợp với một số thủ pháp khác trong phân tích định tính như bảng thăm dò, bảng câu hỏi, và cả phỏng vẩn cá nhân trong một số trường hợp. - Điều tra thử: Đây là thủ pháp tương tự như nghiêu cứu thử (pilot study). Những ngôn liệu thu thập được bằng tiếng Anh hay tiếng Việt qua một số phương thức khác nhau như bằng hệ thống phần mềm máy tính, mạng Intemet, thủ công bằng cách trích dẫn từ các loại văn bản khác nhau, đều được thử nghiệm trở lại theo nhóm chủ đề nhằm kiểm tra độ tin cậy và tính giá trị của ngữ liệu sử dụng làm chứng cứ hay minh họa trong luận án. Điều tra thử cũng đóng góp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất