Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật ận chuyển hàng không phân tích những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận ch...

Tài liệu ận chuyển hàng không phân tích những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế (word)

.DOCX
5
177
51

Mô tả:

HK: Phân tích những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế. I. Mở đầu: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế là một trong hai loại hợp đồng của nghành vận tải hàng không. Cũng giống như các loại hợp đồng khác thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không cũng là sự thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Tuy nhiên, với tính chất là một loại hợp đồng của ngành vận tải hàng không nên loại hợp đồng này cũng có những nội dung pháp lý cơ bản khác với các loại hợp đồng khác. Để làm rõ vấn đề này chúng ta đi vào nghiên cứu những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế. II. Nội dung chính: 1. Khái quát: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa Quốc tế bằng đường hàng không là sự thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Theo đó, người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa từ địa điểm đi tới địa điểm đến bằng tàu bay và trả hàng hóa cho người có quyền nhận. Người gửi hàng có nghĩa vụ thành toán tiền cước phí và tiền phụ phí vận chuyển cho người vận chuyển. Theo hợp đồng này, hàng hóa phải được vận chuyển bằng tàu bay theo lộ trình đã thỏa thuận (nơi đến, nơi đi, nơi dừng…). Tàu bay phải đảm bảo đủ năng lực vận chuyển hàng hóa đến đích an toàn, đúng thời gian quy định. Nếu có yêu cầu cụ thể của người gửi hàng hóa về tàu bay thì bên vận chuyển phải sử dụng đúng loại tàu bay đó. Có hai trường hợp thuê tàu bay để chở hàng hóa bao gồm: - Thuê tàu bay để chuyên chở hàng hóa: Người ta sẽ ký với nhau một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng toàn bộ sức chở của tàu bay. Trong hợp đồng có tất cả các điều khoản cần thiết cho việc vận chuyển như trọng lượng hàng, khối lượng hàng, bao bì, ký mã hiệu, người gửi hàng, người vận chuyển…Trong từng trường hợp này thì quyền và nghĩa vụ của các bên điều chỉnh theo hợp đồng đã ký. Vận đơn hàng hóa được phát hành chỉ có giá trị như một biên lai để nhận hàng khi hàng tới đích và xác nhận một hợp đồng chuyên chở bằng đống hàng hóa đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng. - Thuê một phần tàu bay để chuyên chở hàng hóa: Thông thường người ta chỉ thuê tàu bay chở với số lượng nhỏ thong qua các chuyến bay thường lệ. Trong trường hợp này người ta không ký với nhau một hợp đồng thuê cả tàu bay để vận chuyển như trên mà khi muốn gửi hàng thì người ta chỉ đến những hãng hàng không đăng ký gửi một số hàng nhất định thông qua một đơn lưu khoang hay lưu cước. Nếu hãng hàng không chấp nhận đơn này thì coi như hợp đồng được ký sơ bộ. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng này được ký rất sơ sài nên không thể sử dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển. Vì vậy, khi giao nhận hàng giữa người gửi và người chuyên chở thì một bộ vận đơn sẽ được phát hành trong đó có chứa đựng đầy đủ các điều khoản của một hợp đồng vận chuyển và vận đơn hàng không chính là văn bản điều chỉnh chi tiết các quyền và nghĩa vụ giữa bên vận chuyển và bên gửi hàng chứ không phải là hợp đồng. 2. Nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa: 2.1. Vân đơn hàng không: Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay, là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa Quốc tế bằng tàu bay, việc tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển và điều kiện của hợp đồng vận chuyển. a. Chức năng của vận đơn hàng không: Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và bằng chức của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển ( Luật Hàng Không dân dụng Việt Namsố 66/2006/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-07-2006). Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau: + Là bằng chức của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng . + Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng . + Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không. + Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá. + Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá . b. Trách nhiệm lập vận đơn: Công ước Vac-sa-va 1929, điều 5 và điều 6 quy định như sau:ở mỗi người chuyên chở có quyền yêu cầu người gửi hàng lập và giao cho mình một chứng từ gọi là giấy gửi hàng hàng không (đến Nghị định thư Hague 1955 đổi tên là vận đơn hàng không), mỗi người gửi hàng có quyền yêu cầu người chuyên chở chấp nhận chứng từ này. Người gửi hàng phải lập giấy gửi hàng hàng không thành 3 bộ và trao cùng với hàng hoá. Bộ thứ nhất ghi dành cho người chuyên chở và do người gửi hàng ký. Bộ thứ hai dành cho người nhận hàng do người gửi hàng cùng người chuyên chở cùng ký và gửi kèm cùng hàng hoá. Bộ thứ ba do người chuyên chở ký và người chuyên chở giao cho người nhận hàng sau khi nhận hàng để chở. Người chuyên chở sẽ ký vào vận đơn vào lúc nhận hàng. Chữ ký của người chuyên chở có thể đóng dấu, chữ ký của người gửi hàng có thể ký hoặc đóng dấu. Như vậy theo công ước Vac-sa-va 1929 thì người gửi hàng có trách nhiệm lập vận đơn. Người gửi hàng phải có trách nhiệm về sự chính xác của các chi tiết và những tuyên bố có liên quan tới hàng hoá mà anh ta đã ghi trên vận đơn. Nếu thiệt hại mà người chuyên chở hay bất kỳ người nào khác phải chịu do những tuyên bố có liên quan đến hàng hoá được ghi trên vận đơn không chính xác, không hoàn chỉnh, không đúng quy tắc dù vận đơn được người gửi hàng hay bất kỳ người nào thay mặt người gửi hàng, kể cả người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở được người gửi hàng uỷ quyền lập vận đơn. c. Trả hàng hóa vận chuyển theo vân đơn: Theo công ước Vacsava, tại Điều 13 có quy định trừ khi có thỏa thuận khác, người vận chuyển có nhiệm vụ thông báo cho người nhận hàng ngay sau khi hàng tới. - Người nhận hàng sau khi được thông báo hàng hóa tới đích có quyền yêu cầu người vận chuyển giao hàng cho mình. Người vận chuyển sẽ giao hàng cho người nhận hàng như đã ghi trên vận đơn gửi cùng với lô hàng. Nếu hàng hóa được giao không phù hợp với vận đơn hoặc nếu hàng hóa không tới đích sau 7 ngày kể từ ngày lẽ ra phải giao tới nơi người nhận thì người nhận hàng có quyền khởi kiện người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển. - Sau khi giao hàng cho người nhận hàng thì vận đơn gửi kèm hàng hóa cũng phải được chuyển giao cho người nhận hàng. Đồng thời xác nhận người nhận hàng đã nhận được đầy đủ hàng hóa theo vận đơn cũng như hợp đồng vận chuyển. Đồng thời với việc nhận hàng là vận đơn thì người nhận hàng có nghĩa vụ thanh toán cước phí cho người vận chuyển. d. Nội dung vận đơn hàng không: Theo Điều 8 công ước Vacsava thì vận đơn hàng không bao gồm một số nội dung như: Địa điểm và ngày lập vận đơn; Nơi đi và nơi đến; Các nơi dừng thỏa thuận; Tên và địa chỉ người gửi hàng; Tên và địa chỉ người vận chuyển thứ nhất; Tên và địa chỉ người nhận hàng nếu có yêu cầu như vây; Bản chất của hàng hóa; Số kiện, hình thức đóng gói và ký mã hiệu chi tiết hoặc số của các kiện hàng; Trọng lượng, số lượng và khối lượng hoặc kích thước hàng hóa; Điều kiện bên ngoài của hàng hóa; Cước phí, ngày và nơi thanh toán; Giá trị của hàng hóa; Số bộ vận đơn; Các chứng từ đưa cho người vận chuyển kèm theo vận đơn; Thời gian ấn định hoàn thành việc chuyển và tóm tắt hành trình nếu vấn đề này đã được thỏa thuận. Lưu ý rằng lời khai trong vận đơn liên quan đến trọng lượng, kích thước bao gói hàng hóa cũng như chi tiết liên quan đến số liệu hàng hóa là bằng chứng hiển nhiên trong việc kiện người vận chuyển. Những chi tiết liên quan tới tình trạng hàng hóa như số lượng, khối lượng, thể tích…mà người gửi kê khai trong vận đơn không có giá trị để kiện người vận chuyển trừ khi nó đã được ghi trong vận đơn và đã được người vận chuyển với sự chứng kiến của người gửi hàng kiểm tra hoặc những chi tiết đó thể hiện sự nhận biết rõ rang qua vẻ ngoài của hàng hóa. 3. Luật áp dụng đối với hợp đồng: Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển không thể quy định hết trong vận đơn. Vì thế khi có các nội dung cần điều chỉnh mà hợp đồng không có quy định sẵn nên cần thiết phải có nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Các nguồn luật đó là: a. Điều ước Quốc tế: Điều ước Quốc tế là nguồn luật bắt buộc áp dụng với các bên cho dù họ có thỏa thuận trong hợp đồng hay không nếu các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng là công dân của nước thành viên điều ước quốc tế này. - Ngoài ra thì điều ước quốc tế có thể được áp dụng nếu trong hợp đồng vận chuyển (thường là trong vận đơn - ở mặt sau của nó) các bên đã thỏa thuận một điều khoản áp dụng điều ước quốc tế đó. - Điều ước quốc tế cũng có thể áp dụng theo phán quyết của Tòa án hoặc tỏng khi xét xử vụ kiện. - Hiện nay công ước Vacsava – Lahay bao gồm công ước Vacsava, Nghị định sửa đổi 1995, các nghị định thư sửa đổi…tạo thành nguồn luật rất hữu ích điều chỉnh quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế, không chỉ giữa các nước thành viên mà còn có tác dụng tham vấn với các bên hợp đồng thuộc các nước chưa phải là thành viên của công ước. b. Pháp luật quốc gia: Được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng khi trong hợp đồng các bên đã thỏa thuận một điều khoản áp dụng luật một nước cụ thể đối với hợp đồng. Pháp luật quốc gia cũng có thể áp dụng khi Tòa án hay trọng tài lựa chọn trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng. c. Tập quán quốc tế: Cho đến nay chưa có tập quán quốc tế nào được hình thành trong vận chuyển hàng không quốc tế. Có thể nói nó chưa có vai trò gì trong điều chỉnh quan hệ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không. III. Kết luận: Như vậy, qua việc nghiên cứu về vấn đề này và so sánh với các loại hợp đồng vận tải khác đã cho chúng ta thấy được sự khác biệt của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không. Trong thực tiễn thực hiện vấn đề này cũng như pháp luật điều chỉnh vẫn còn bộc lộ những thiếu sót và đó chính là những nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp của các bên. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là hết sức cần thiết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan