Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ám ảnh về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng...

Tài liệu ám ảnh về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng

.PDF
56
23
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ----------***---------- NGUYỄN THỊ THUÝ HÀ ÁM ẢNH VỀ NỖI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT MỘT MÌNH MỘT NGỰA CỦA MA VĂN KHÁNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI - 2010 Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Thuý Hà NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo – TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi. Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Thuý Hà NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong đời sống của người Việt Nam, văn học có một vài trò rất quan trọng. Dĩ nhiên ở đâu văn chương sinh ra cũng là để cho con người và không dân tộc nào lại tồn tại mà không cần đến văn chương. Nhưng hình như ở Việt Nam ý nghĩa của văn chương có cái gì hơi đặc biệt. Triều đình chọn người hiền tài làm quan không phải qua các cuộc thi võ mà qua các cuộc thi văn. Tài năng văn chương được đồng nhất với kinh bang tế thế, người bình dân rất yêu chuộng văn thơ, không chỉ văn thơ dân gian mà cả những tác phẩm của văn chương bác học. Văn chương đối với người Việt Nam ít mang tính chất là một phương tiện, một hoạt động mưu cầu cái đẹp thuần tuý hình thức. Sự quan tâm đến cái đẹp hình thức ít khi nào chiếm ưu thế trong tư tưởng thẩm mĩ của người Việt Nam. Văn chương đối với người Việt Nam là một hình thức sản phẩm, một cách ứng xử với thế giới và với cuộc đời. Tiểu thuyết là một trong những bộ phận hợp thành văn học Việt Nam, nó có khả năng bao quát một mảng hiện thực rộng lớn tạo nên một bức tranh toàn cảnh của một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử. Nó có sức công phá những nguồn mạch biện chứng của tâm hồn, soi sáng được cái thiện và cái ác, cao cả và thấp hèn [12,20]. Rất nhiều nhà văn đến với tiểu thuyết để trải lòng mình, để phản ánh mọi hiện thực khách quan, để được kể lại những gì mình nhìn thấy xung quanh và để thể hiện tấm lòng của mình.Ở mỗi tác phẩm văn học chứa đựng biết bao điều, đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, sự chia sẻ hay là nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn ám ảnh trong nhiều tác phẩm, nó vây quanh nhân vật, nó bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là không gian, thời gian, là ngôn ngữ, giọng điệu. Đó là những tác phẩm như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Thời xa vắng (Lê Lựu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Một mình một ngựa (Ma Văn NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kháng)… Chủ đề cô đơn luôn thường trực trong mỗi tác phẩm đương đại hiện nay mà tiêu biểu là nhà văn lão thành Ma Văn Kháng. 1.2. “Sống đã rồi mới viết. Viết là hệ quả tất yếu của sự trải nghiệm”. Đó là phương châm sống của Ma Văn Kháng. Tiếp tục mạch đề tài Tây Bắc, mới đây Ma Văn Kháng đã cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa. Bên cạnh những vấn đề tâm huyết được đặt ra như phẩm chất con người cách mạng, bản lĩnh và ý chí con người trước những thử thách hiểm nghèo, vấn đề tổ chức và quản lý trong thực tiễn vùng cao cũng được xới lên một cách quyết liệt và thấu hiểu. Đặc biệt, tác phẩm như một cuốn tự truyện của ông và trong đó ám ảnh nỗi cô đơn như chính ông đã từng chứng kiến và nếm trải về nó. Đó là nỗi cô đơn trong con người cách mạng oai hùng hiên ngang của một người ở đỉnh cao của sự nghiệp vẫn luôn mang trong mình mặc cảm cô đơn. Cô đơn trong cuộc sống, trong bảo vệ chân lý, trong quan hệ gia đình… Đó vừa là sự oai vũ, vừa là thân phận của tất cả các cá thể có ý thức về giá trị của mình. 1.3. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Ám ảnh về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Kết quả nghiên cứu giúp người viết có cái nhìn toàn diện hơn về tiểu thuyết mang khuynh hướng tự truyện, về chủ đề cô đơn trong văn học đương đại. Qua đó, tìm hiểu tư tưởng cũng như thành công nghệ thuật của tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề Văn học là tấm gương phản ánh đời sống, qua văn học ta nhận ra các mảng hiện thực, có cả ánh sáng xen bóng tối, lòng vị tha, sự ích kỷ, niềm vui và nỗi buồn. Nhà văn Thạch Lam đã từng viết: “Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Và nhà văn Ma Văn Kháng đã đem đến văn chương sự hiểu biết, trải nghiệm về cuộc sống của mình: “Thật tình tôi đã định không viết tiểu thuyết. Nhưng trong những ngày nghỉ ngơi, ngẫm lại đời mình, tôi bỗng nhận ra còn một đoạn đời có chút ít ý nghĩa của mình bị chính mình lãng quên. Ấy là mấy năm trời tôi sang làm thư ký cho bí thư tỉnh uỷ. Ở đó tôi được sống và công tác với hai lớp người: người cán bộ lãnh đạo trong ban Thường vụ tỉnh uỷ và các cán bộ trợ lý giúp việc. Và thế là tôi quyết định phải kể nốt những chuyện mình đã biết ở đoạn đời này” (Ma Văn Kháng – Một mình một ngựa. Trả lời phỏng vấn của phóng viên, đăng trên trang Web: Vietinfo, 04/2009). Điều đó khiến tiểu thuyết Một mình một ngựa đã được Ma Văn Kháng cho ra mắt trước công chúng. Tác phẩm được trao giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam năm 2009. Những trang văn thấm đẫm cảnh sắc núi rừng Tây Bắc, những rung động của tình yêu, tình bạn, tình đồng bào làm cho tác phẩm trở nên dễ đọc và dễ chia sẻ. Tác phẩm không phải là sự đột phá, cũng không mới mẻ so với chính nhà văn Ma Văn Kháng. Nhưng điều được ghi nhận ở đây là sự vững vàng về tay nghề tiểu thuyết, cả trong kỹ thuật và nghệ thuật, và những vấn đề được đặt ra một cách thẳng thắn, không né tránh. Tác phẩm thể hiện sức bền của cây bút Ma Văn Kháng. Một mình một ngựa là tiểu thuyết mới được xuất bản nên có rất ít bài nghiên cứu phê bình về nó. Bài viết Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Tạp chí Khoa học trường ĐHSP Hà Nội 2 số 7/2009) cho rằng: Một mình một ngựa mang tính tự truyện rõ nét, trong nội dung văn bản, kỹ thuật kể chuyện để thấy sự thâm nhập của thể loại tự truyện trong tác phẩm. Ma Văn Kháng đã kể lại những kỷ niệm với vùng đất Lào Cai và những con người nơi đây từ năm 1955 với vai trò là một giáo viên, đến năm 1965 làm thư ký cho bí thư tỉnh uỷ Trường Minh. Điều đó làm cho người đọc dễ liên tưởng tác giả NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 với nhân vật Toàn trong tiểu thuyết. “Đi từ các cá thể đến tính phổ quát, với ý thức tạo thế giới hình ảnh, Ma Văn Kháng đã đem lại cho câu chuyện kể về đời mình những màu sắc của tiểu thuyết trong sự kết hợp hài hoà với tự truyện” và ông đã góp thêm một tiếng nói trong dòng văn học hướng nội hôm nay. Ngoài ra, còn một số bài phê bình, giới thiệu về tiểu thuyết Một mình một ngựa của Hội nhà văn, những bài giới thiệu tác phẩm mới đăng trên các trang Web điện tử... Nhìn chung, đây là một tiểu thuyết còn “mới tinh”, “vừa chào đời” (vừa được Hội nhà văn trao giải nhất về văn xuôi - 9/2009), nêu hầu như chưa có bài nghiên cứu về nó. Rải rác trên báo, nó chỉ được giới phê bình giới thiệu ở mục sách mới mà thôi. 3. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Qua đó, thấy được xu hướng tự truyện “hướng nội” trong tiểu thuyết đương đại - thời đại cái tôi cá nhân được phát huy tận độ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về tiểu thuyết văn học nói chung và chủ đề cô đơn trong tiểu thuyết nói riêng, khoá luận có nhiệm vụ chỉ ra cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. - Khoá luận đi sâu phát hiện những sáng tạo độc đáo của nhà văn và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện nội dung tác phẩm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 - Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu một số bình diện cơ bản nhằm làm sáng tỏ những nét đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Một mình một ngựa. Cụ thể là “Ám ảnh về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa”, được thể hiện qua nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm. 6. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận tập trung sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học 7. Đóng góp của khoỏ luận Khoá luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng, qua hai phương diện chính: nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu. Thông qua tiểu thuyết này, người viết thấy được những cách tân trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là tài liệu hữu ích đối với việc học tập và giảng dạy môn Ngữ văn sau này. 8. Bố cục của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khoá luận được chia thành ba chương: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Một mình một ngựa - chân dung con người kiêu hùng và đầy mặc cảm cô đơn Chương 3: Cảm thức cô đơn chi phối các phương thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Một mình một ngựa. NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Cảm thức cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại Như một dòng sông không thể cắt lìa với nguồn mạch, văn học đương đại Việt Nam tiếp tục những giá trị nhân văn, nhân đạo truyền thống mà nó từng theo đuổi, nhưng cũng có những biến đổi và phát triển. Đổi mới văn học, trong nhiều thành công của nó, có một thành công quan trọng cần ghi nhận: những giá trị nhân văn - nhân đạo cơ bản mà văn học quá khứ, đặc biệt là văn học trước Cách mạng đã xây dựng được không còn bị cắt lìa với những gì của hôm nay và đang hồi sinh trong văn học đương đại. Nhu cầu “đào bới” tìm hiểu và tiếp nhận một cách khao khát những giá trị văn chương trước 1945 minh chứng rõ điều này. Đồng thời, sự mở rộng giao lưu và tiếp nhận với một thái độ cởi mở, không định kiến với những giá trị văn chương nhân loại cũng tạo nên những thúc đẩy mới cho văn chương nước nhà. Nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét: “Người ta chờ nhà văn qua những vận động xã hội phức tạp đó, đưa đến cho người ta những tổng kết nhân văn sâu sắc và lâu dài” [8,12 ]. Sự xuất hiện cảm hứng sự thật là một tất yếu mà văn học phải vượt qua để tìm đến những chiều sâu mới. Chính trong việc phơi bày hiện thực và tiếp theo đó là sự phân tích và suy ngẫm về hiện thực mà văn chương ngày càng thấy lồ lộ chân dung con người: số phận của nó trong lịch sử, trách nhiệm và sự vật lộn của mỗi người trong sự tồn tại của chính nó trước những NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 thử thách của một đời sống đầy biến động. Cảm hứng mới về con người từng bước rõ nét dần trong văn học, thay thế cho cảm hứng về sự phơi bày hiện thực. Hiện thực là cái nền cho diễn biến những cuộc đời, những số phận, những trạng thái tinh thần. Cũng chính là những thao tác tư duy nghệ thuật mới này mà văn học đạt được giá trị kép: một mặt thông qua việc đi sâu vào cuộc đời và thân phận mỗi cá thể mà làm rõ chân dung của lịch sử, soi chiếu trở lại nhưng vấn đề của lịch sử đồng thời đem lại những thăm dò mới, mở ra những nhận thức mới về con người. Theo đó, cảm thức cô đơn đang chiếm dần trong văn học đương đại. Cô đơn là một trạng thái tinh thần tiêu cực của con người. Nó xuất hiện và biểu lộ khi con người không tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ từ phía đồng loại, không tìm thấy tiếng nói chung trong cộng đồng, khi con người cảm thấy lạc thời và lạc loài. Cô đơn không phải chủ đề xa lạ trong văn học. Nhiều tác phẩm đã trở thành kiệt tác văn chương thế giới nhờ khai thác chủ đề này. Ngay bản thân công việc lao động sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn cũng là một hành trình đầy đơn độc để kiếm tìm những chân lý đời sống và giải mã những bí ẩn trong nội tâm sâu thẳm của con người. Bởi “những nghệ sỹ trác tuyệt là những con người cô đơn khủng khiếp”. Cảm nhận sâu sắc điều đó, G.macket tác giả của cuốn tiểu thuyết được giải Nobel văn chương Trăm năm cô đơn từng tuyên bố “Cuốn sách mà ông dành cả đời người để sáng tạo là cuốn sách viết về cái cô đơn”. Sorenkienkegaard - Triết gia của chủ nghĩa hiện sinh sống ở thế kỷ XIX cũng cho rằng: “Mỗi con người là một hiện sinh độc đáo […] mỗi con người là một vũ trụ đóng kín không ai hiểu nổi và cũng không thể tự thông báo cái nội tâm phức tạp của mình cho bất cứ một ai”. Như thế có nghĩa theo Kierkegaard, cô đơn là bản chất của con người, là trạng thái tồn tại tất yếu của một hữu thể con người. NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, con người chủ yếu là con người xã hội, thuộc về cộng đồng, tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa tồn tại trong những hành động, việc làm vì tập thể, vì cộng đồng. Đó là những con người được xã hội nâng đỡ, ủng hộ, không bao giờ cảm thấy cô đơn trên hành trình đến với lý tưởng và thực thi nghĩa vụ. Cái tôi cá nhân hoà tan vào cái ta cộng đồng, hành trình đi từ cái tôi cá nhân đến cái ta chung rộng lớn là cuộc hành trình đi “từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” (Chế Lan Viên). Trong hoàn cảnh bất thường của lịch sử, con người cá nhân không có điều kiện để nhìn ngắm, quan sát tâm hồn mình, do đó trong tâm lý con người dường như không xuất hiện trạng thái cô đơn. Con người chỉ thực sự cảm thấy cô đơn thấm thía khi bị tách ra khỏi cộng đồng, khỏi tập thể, khỏi sự nghiệp đấu tranh chung. Trong văn học sau 1975, cô đơn trở thành “điểm xoáy” thu hút sự chú ý của các cây bút văn xuôi Việt Nam đương đại. Có thể kể đến Tướng về hưu, Thương nhớ đồng quê, Chút thoáng Xuân Hương, Trương Chi… của Nguyễn Huy Thiệp, Thiên sứ của Phạm Thị Hoài; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Thời xa vắng của Lê Lựu; Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo…; và gần đây nhất là tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Các tác phẩm đều thể hiện cô đơn như một trạng thái tâm lý thường trực của con người, ngay cả khi sống giữa đồng loại con người vẫn cảm thấy cô đơn. Xã hội như một “sa mạc” đầy người, đông đúc mà vẫn hoang vắng trống trải, rời rạc không liên kết. Nỗi cô đơn không chỉ ở một con người mà nó là cả một thế hệ cán bộ cách mạng khi đương đầu với khó khăn, với cuộc kháng chiến và nó len lỏi ở mọi khía cạnh cuộc sống. Đó là khi bảo vệ chân lý, trong xây dựng cuộc sống mới, trong cuộc sống hiện tại và trong cả quan hệ gia đình... Các nhà văn đi sâu vào khía cạnh tâm hồn con người với cuộc đời thực của họ hơn là những hư cấu lãng mạn, những ảo vọng của một thời oanh liệt. Nỗi cô NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 đơn ám ảnh trong nhiều tác phẩm văn học nhưng trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng, nỗi cô đơn càng được bộc lộ một cách sâu sắc, từ chân dung con người đến thiên nhiên cảnh vật, tất cả đều mang một nỗi cô đơn. Chủ đề cô đơn là điểm giao ứng trong cách cảm nhận về con người của các nhà văn đương đại. Thể hiện con người cô đơn chính là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học, giúp con người hiểu về bản thân mình và đồng loại của mình một cách sâu sắc hơn, thấu triệt hơn. Văn học Việt Nam đương đại đang hoà nhập và hội nhập cùng ý thức nhà văn toàn cầu trên nhiều chủ đề chung và chính trên những vấn đề này, nó đóng góp màu sắc riêng qua những kinh nghiệm lịch sử - văn hoá của chính mình. Việc khám phá con người cá nhân và những quan hệ nhiều chiều đi đối với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong văn học đương đại cùng những sáng tạo mới mẻ về hình thức là hướng đi tích cực - dù chưa phải đã có nhiều thành tựu của nền văn học Việt Nam, trước hết là vì mình, của mình nhưng cũng là sự đóng góp, hoà đồng vào những giá trị nhân văn của nhân loại. 1.2. Về tác giả Ma Văn Kháng 1.2.1. Tiểu sử Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, người Kinh, sinh ngày 01/12/1936. Quê gốc ở phường Kim Liên - quận Đống Đa - Hà Nội, nay là quận Ba Đình - Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (từ năm 1974). Từ tuổi thiếu niên Ma Văn Kháng đã tham gia quân đội và được đi học ở khu học xá Trung Quốc. Năm 1960, vào học tại trường ĐHSP Hà Nội, tốt nghiệp, ông xung phong lên dạy học ở Lào Cai, từng là hiệu trưởng trường trung học. Về sau được tỉnh uỷ điều về làm thư ký cho đồng chí Bí thư tỉnh uỷ NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Trường Minh, rồi làm phóng viên, phó tổng biên tập báo của Đảng bộ Tỉnh. Bí danh Ma Văn Kháng được dùng làm bút danh để nói lên sự gắn bó sâu sắc và tình yêu của tác giả đối với miền đất mà ông từng hoạt động hơn 20 năm, nơi quê hương thứ hai của mình. Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1976 đến nay ông về công tác tại Hà Nội, từng làm Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3/1995 là Uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên Đảng đoàn Hội nhà văn Việt Nam khoá V, Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài. Đinh Trọng Đoàn khi mới ngoài hai mươi tuổi với lý tưởng của thời đại giục giã, cộng với lòng say mê văn học đã hăm hở đi vào vùng đất hoàn toàn mới lạ - Tỉnh Lào Cai. Phải có ý chí mạnh mẽ, con người mới tự nguyện rời khỏi tổ ấm quen thuộc, có ánh đèn điện, có nước máy để đến sinh sống ở nơi heo hút, hoang vắng. Ông cùng với nhóm bạn đầy nhiệt huyết đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình hoà vào với lứa thanh niên vùng cao Lào Cai làm bất cứ việc gì. Đó là một Pave Coocxaghin đích thực. Tất cả những việc làm ở mảnh đất hoang vu ấy đã để lại trong ông bao kỉ niệm về quãng đời tuổi trẻ của mình, đó cũng là kinh nghiệm để ông cho ra đời bao tác phẩm hay và độc đáo. Ông đã quan sát cuộc sống rất kỹ, từ dưới lên, từ trên xuống, từ ngoài vào, từ trong ra. Công việc không mệt mỏi. Đi không mệt mỏi. Sau mỗi chuyến đi đầu óc ông lại chi chút chắt lọc từng mẩu nhỏ của cuộc đời. Ông sống chan hoà với học sinh, bà con dân bản để tái hiện những thời điểm lịch sử chao chát búa rìu, dựng những nhân vật độc đáo, giàu cá tính. Cuộc đời Ma Văn Kháng gắn liền với bà con dân bản, với miền đất Lào Cai. Ông từng giữ nhiều chức vụ, cống hiến toàn bộ sức lực của mình cho sự nghiệp chung của đất nước, không từ chối bất cứ việc gì. Có thể nói, nhà văn Ma Văn Kháng đã gồng mình toàn thân vắt trong cái gian khó ra những dòng văn cho những trang tiểu thuyết của ông. 1.2.2. Sự nghiệp văn học NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Sáng tác của Ma Văn Kháng tập trung vào hai đề tài chính là cuộc sống của đồng bào miền núi cao phía Bắc Tổ quốc và đời sống thành thị đầy phức tạp trong cuộc chuyển mình mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng năm 1975. Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Đồng bạc trắng hoa xoè (Tiểu thuyết - 1979) Vùng biên ải (Tiểu thuyết - 1983) Trăng non (Tiểu thuyết - 1984) Mưa mùa hạ (Tiểu thuyết - 1982) Mùa lá rụng trong vườn (Tiểu thuyết - 1985) Võ sĩ lên đài (Tiểu thuyết - 1986) Côi cút giữa cảnh đời (Tiểu thuyết - 1989) Chó Bi - đời lưu lạc (Tiểu thuyết - 1992) Ngày đẹp trời (Truyện ngắn - 1986) Đám cưới không có giấy giá thú (Tiểu thuyết-1989) Trái chín mùa thu (Truyện ngắn - 1988) Heo may gió lộng (Truyện ngắn - 1992) Trăng soi sân nhỏ (Truyện ngắn - 1994) Ngoại thành (Truyện ngắn - 1996) Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Tuyển tập 1996 Một chiều gió lộng (Tiểu thuyết - 1998) Ngược dòng nước lũ (Tiểu thuyết - 1999) Một mình một ngựa (Tiểu thuyết - 2009) Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (Hồi ký - 2009) Ông được trao nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (1985); Giải thưởng văn học Đông Nam á - Asean (1998); Tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam (1995); Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001). Năm 2009, Ma Văn Kháng cho xuất bản tiểu thuyết Một mình một ngựa và được Hội nhà văn Việt Nam trao giải nhất. NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Ma Văn Kháng - nhà văn lão làng của làng văn học Việt Nam, đã cống hiến cho nền văn học một khối lượng tác phẩm khá lớn, góp phần quan trọng vào dòng chảy văn chương của nước nhà cả về nội dung và nghệ thuật, làm cho văn học trở nên phong phú và đa dạng hơn cả hôm qua và hôm nay, quá khứ và hiện tại. 1.3. Vị trí tiểu thuyết Một mình một ngựa trong đời sống văn học đương đại Việt Nam Nhà văn Ma Văn Kháng từng làm thầy giáo nhiều năm ở Lào Cai, sau lại có thời gian ngắn ông được điều sang làm thư ký cho Bí thư tỉnh uỷ Lào Cai. Hai chi tiết thuộc về tiểu sử tác giả này đã được ông gắn vào tiểu sử nhân vật Toàn, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết Một mình một ngựa của ông. Nó là ánh hào quang của quá khứ và hiện tại. Quá khứ ấy là những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, thu hẹp lại trong không gian của một tỉnh miền núi phía Bắc. Hẹp nữa, nó là văn phòng tỉnh uỷ với ông bí thư, các ông thường vụ, các ông trợ lý của thường vụ, rồi nhân viên văn phòng… Không nhiều nhưng cũng đủ để thấy được sự đa dạng và tính phức tạp của một tiểu xã hội. Tất cả hiện lên qua cái nhìn khám phá của Toàn - một thầy giáo dạy văn được điều về văn phòng làm thư ký cho bí thư tỉnh uỷ Quyết Định. Hình như ở đây ai nấy đề bị đặt nhầm chỗ. Họ phải làm những công việc không phù hợp khả năng của mình. Họ phải sắm những vai không vừa với phẩm chất vốn có. Ví như năm ông trong ban thường vụ tỉnh uỷ. Những con người giữ cương vị ấy không phải bằng tài năng mà nhờ những ngoắt ngoéo ngẫu nhiên của phong trào. Hàng loạt chuyện bi hài, dở khóc, dở cười đã xảy ra từ những con người bị đặt nhầm chỗ này. Đó là những chuyện mà nếu không phải là người trong cuộc, tác giả sẽ không biết và không thể kể lại một cách hoạt kê, lý thú đến thế. Bị đặt nhầm chỗ còn là những người mà Toàn yêu mến thật lòng: Ông trợ lý Đồng - một hảo hán và nhất là ông Bí thư tỉnh uỷ Quyết Định. “Một mình một ngựa xông lên” là câu để nói về một hành động anh hùng của ông Quyết Định. Hai mươi tuổi ông thay mặt Tổng bộ Việt Minh, “một mình một ngựa” NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 từ Yên Bái vượt sông Chảy vào hang ổ của các thổ ty, chúa đất vùng núi Hoàng Liên thuyết phục họ theo cách mạng. Ông Quyết Định có quá khứ đủ sức thuyết phục quần chúng, ông có nhiệt tình cách mạng, có tinh thần cống hiến bất tư lợi nhưng như thế chưa đủ đối với một người phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của toàn bộ người dân một tỉnh. Đằng sau việc nhắc lại nhiều lần cụm từ “một mình một ngựa” chừng như là một tiếng thở dài nuối tiếc và bất lực của quá khứ chiến đấu trước hiện tại sản xuất. Một mình một ngựa có cái nét ngậm ngùi rất khó lẫn. Cái ngậm ngùi của người đã kinh qua sóng gió cuộc đời, cái ngậm ngùi của người biết quá rõ sự bất toàn của quá khứ và cũng là người hiểu thấu rằng đó chính là một phần không thể tách rời ký ức của mình. Một mình một ngựa - ánh hào quang của quá khứ hắt trên con đường hiện tại. Tác phẩm “không phải là sự đột phá, cũng không mới mẻ so với chính nhà văn Ma Văn Kháng nhưng điều được ghi nhận ở đây là sự vững vàng về tay nghề tiểu thuyết cả trong kỹ thuật và nghệ thuật, và những vấn đề được đặt ra một cách thẳng thắn, không né tránh” (Hội nhà văn Hà Nội). Cùng với chất tự truyện, tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng đã bộc lộ được cái tôi, ý thức nhận thức lại thực tại của dòng văn học tự vấn và góp thêm một tiếng nói cho dòng văn học đương đại nước nhà. NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc NguyÔn ThÞ Thuý Hµ Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 CHƯƠNG 2 MỘT MÌNH MỘT NGỰA CHÂN DUNG CON NGƯỜI KIÊU HÙNG VÀ ĐẦY MẶC CẢM CÔ ĐƠN 2.1. Chủ đề “một mình một ngựa” Tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng viết về lớp cán bộ lãnh đạo nơi miền núi phía Bắc. “Đây là đoạn đời mà bây giờ tôi mới viết ra để mọi người có thể hình dung đầy đủ về bản thân tôi”. Nhà văn Ma Văn Kháng đã tự thú nhận điều này, đó là quãng đời mà ông ở Lào Cai làm thầy giáo rồi làm thư ký cho bí thư tỉnh uỷ Trường Minh. “Một mình một ngựa” mà đồng bào miền núi gọi “khắc điêu khuý tu ma xổng khẩn” được đưa ra làm tên của tiểu thuyết này đã bao quát được toàn bộ nội dung của tác phẩm. Ở đó là sự oai hùng, hiên ngang của người chiến sỹ cách mạng, nhưng trong chính bản thân nó cũng mang một sự cô đơn, cái cô đơn ấy hiện diện trong mọi phương diện: khi đương đầu với khó khăn trong công việc, khi bảo vệ công lý, khi xây dựng cuộc sống mới và... cô đơn trong quan hệ gia đình; cô đơn trong cuộc sống hiện tại và quá khứ. Tất cả điều đó gom nhặt vào cụm từ “một mình một ngựa”. Một mình một ngựa là cuốn tiểu thuyết thứ 13 của Ma Văn Kháng. Nó có cấu trúc chặt chẽ, các tuyến nhân vật và các chi tiết được đan cài vào nhau một cách tài tình xuyên suốt. Tác phẩm đã tái hiện cái đẹp và hạn chế của một thời đã đi vào quá vãng. Truyện được kể lại qua con mắt của thầy giáo Toàn như là hiện thân của nhà giáo Đinh Trọng Đoàn, khi đang làm giáo viên cấp ba được điều sang làm thư ký cho bí thư tỉnh uỷ. Qua nhãn quan ấy tất cả những con người, những tính cách, những số phận, những công việc ở cơ quan lãnh đạo cao nhất trong một tỉnh miền núi lần lượt được hiện ra. Đứng đầu là ông bí thư tỉnh uỷ Quyết Định - một con người kiêu hùng nhưng đầy NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 mặc cảm cô đơn. Những con người đó đều chất phác, trung thành, nhiệt tình cách mạng, yêu quý đồng bào, sẵn sàng hi sinh trước gian khó… Đây là những hình ảnh đẹp đẽ của một thời đã qua, cho dù họ có mang trong mình những hạn chế, nhược điểm và cả mặc cảm cô đơn trước cuộc sống. Sở dĩ có được sự chân thực, sinh động này là vì tác giả đã dùng chính những quan sát, trải nghiệm của mình trong thời gian làm cho bí thư tỉnh uỷ Lào Cai, với những chuyện mắt thấy tai nghe để đưa vào tác phẩm thông qua nhân vật Toàn. Trong khi làm việc, Toàn đã đem hết hiểu biết và năng lực của mình để thực hiện nhiệm vụ và để có thể đưa ra nhiều đề xuất, ý tưởng mới. Nhân vật Toàn vừa thể hiện cái nhìn cảm thông thương mến với mọi người, đồng thời cũng cảm thấy mình khó có thể hoà hợp được với cuộc sống nơi đây. Trong anh tình yêu nghề giáo và những kỷ niệm xưa còn quá sâu đậm khiến anh luôn day dứt và không yên lòng. Ở đó, anh được sống giữa cộng đồng mà không thể hoà hợp, không khỏi thấy lòng trống vắng, cô đơn. Nỗi cô đơn trong ông Quyết Định, trong thầy giáo Toàn và có thể là ở những con người xung quanh họ… Tất cả được nhấn vào trong hai chữ “một mình”. Chủ đề “một mình một ngựa” ấy đã gieo vào trong tác phẩm sự đơn côi của cả một lớp người, dù họ có một quá khứ oai hùng, hiên ngang đến thế nào thì họ cũng có lúc cô đơn và cô đơn ngay cả trong lúc kiêu hùng đó. Đó còn là sự cô đơn khi không thể hoà nhập với những người xung quanh, với cuộc sống mới, con người mới khiến họ luôn day dứt và cảm giác cô đơn luôn thường trực. Ma Văn Kháng đã phác thảo thành công chân dung của cuộc sống cũng như thiên nhiên hùng vĩ nơi vùng núi cao của Tổ quốc. Một mình một ngựa gợi ra nhiều tầng ý nghĩa, đằng sau hình tượng vừa kiêu hùng lại vừa cô liêu ấy dường như tác phẩm là tự thuật, là do chính ông hiện thân lại một quãng đời mà trong sự nghiệp sáng tác ông còn bỏ sót. NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Bao quát toàn bộ tác phẩm là sự cô đơn, là hình ảnh con người chỉ “một mình một ngựa xông lên” kiêu hãnh hùng dũng nhưng đơn lẻ, chỉ một mình chiến đấu: “Cô đơn lắm! Cô đơn với tất cả các đồng chí cấp uỷ xung quanh mình” [3, 341], và cùng với nỗi cô đơn ấy là một sự thật đau lòng, khi phát hiện ra mình cô đơn, không thể hoà hợp. Chủ đề cô đơn dường như muôn thuở. Nó hiện diện ở nhiều tác phẩm. Với Ma Văn Kháng, ám ảnh cô đơn chi phối toàn bộ tác phẩm, là cảm hứng kiêu hùng của con người trước cuộc đời đầy gian truân, đầy khuyết tật nhưng dạt dào sức sống mãnh liệt. Từ đó, tác phẩm nối liền hiện tại với quá khứ giúp người đọc hiểu thêm về con người trong quá khứ một thời oanh liệt đã xa. 2.2. Kiểu nhân vật tự ý thức về giá trị cá nhân 2.2.1. Nhân vật Quyết Định - hình ảnh một thế hệ cán bộ cách mạng vừa hiên ngang, oai hùng, vừa cô đơn Cô đơn khi đường đầu với khó khăn của cách mạng Sáng tác của Ma Văn Kháng thường có hình hài, diện mạo rất riêng. Vì ngay từ những sáng tác đầu tay người cầm bút đã đến với người đọc trong tư cách là nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong vương quốc văn chương nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu thường nhận xét rằng: cho đến nay, tiểu thuyết và truyện ngắn Ma Văn Kháng vẫn tập trung vào hai đề tài chính là cuộc sống đồng bào miền núi cao phía Bắc Tổ quốc và đời sống thành thị đầy phức tạp trong cuộc chuyển mình mạnh mẽ của đất nước sau năm 1975. Đọc Ma Văn Kháng, ta thấy xuyên suốt những trang văn một triết luận đời sống hết sức nhất quán. Triết luận ấy là tình người và sự hồn nhiên làm mẫu số chung để nhà văn trò chuyện về con người và cuộc đời. Các nhà văn thường miêu tả ngoại hình để nói chuyện tính cách. Nhà văn Ma Văn Kháng thường miêu tả tướng hình để thể hiện tính người, tình người. Bởi vì cái tính thường lộ ra ở NguyÔn ThÞ Thuý Hµ K32C – Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất