Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật A vào cửa hàng quần áo của chị b. sau khi chọn và thử một chiếc quần jean nhưng ...

Tài liệu A vào cửa hàng quần áo của chị b. sau khi chọn và thử một chiếc quần jean nhưng không vừa, a đề nghị chị b lấy chiếc quần cỡ to hơn. trong khi chị b đ

.DOCX
6
19
62

Mô tả:

Tình huống Xã hội phát triển kéo theo sự xuất hiện của các hệ lụy xã hội ngày càng gia tăng. Số tội phạm nhiều hơn và những hành vi mà chúng thực hiện càng tinh vi, sảo quyệt hơn. Sau đây là một tình huống về nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, nhóm tội phạm mà số lượng ngày càng gia tăng và công khai hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như tâm lý bất an cho nhân dân và sự quản lý của nhà nước trong thời gian gần đây. Đó là tình huống số 4, có nội dung như sau: A vào cửa hàng quần áo của chị B. Sau khi chọn và thử một chiếc quần jean nhưng không vừa, A đề nghị chị B lấy chiếc quần cỡ to hơn. Trong khi chị B đang lấy quần, thấy trên võng nơi chị B vừa nằm có một chiếc ví, A lại gần và lén bỏ chiếc ví đó vào trong túi xách của mình rồi bỏ đi. Sau đó A bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong chiếc ví của chị B có 15 triệu đồng. Hỏi: 1. Hãy xác định tội danh và định khung hình phạt cho A? (2 điểm) 2. Giả sử sau khi A bỏ ví vào túi xách của mình, chưa kịp ra khỏi cửa hàng của chị B thì bị phát hiện. Hãy xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của A? (2 điểm) 3. Giả sử khi A đang thò tay lấy chiếc ví thì bị chị B bất thình lình quay ra nhìn thấy nói to: “ Này cô, cô định làm gì đấy”, A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ chạy thì tội danh của A có thay đổi không? Vì sao? ( 3 điểm) 0 Giải quyết tình huống 1. Hãy xác định tội danh và định khung hình phạt cho A? Tội danh của A là tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS. Khung hình phạt được áp dụng đối với trường hợp phạm tội của A là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Giải thích: Tội danh của A là tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS vì: Căn cứ vào Điều 138 BLHS cũng như cơ sở lí luận thực tiễn, ta thấy cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản bao gồm: - Mặt khách quan: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, và đây là hành vi lén lút đối với chủ tài sản. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản; - Mặt chủ quan: lỗi là lỗi cố ý trực tiếp; đối tượng tác động: tài sản đang có chủ; - Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi luật định; - Khách thể: Quyền sở hữu đối với tài sản. Trong tình huống đã nêu: “Trong khi chị B đang lấy quần, thấy trên võng nơi chị B vừa nằm có một chiếc ví, A lại gần và lén bỏ chiếc ví đó vào trong túi xách của mình rồi bỏ đi. Trong chiếc ví của chị B có 15 triệu đồng”. Xét theo mặt khách quan thì A đã có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đó là chiếc ví của chị B. Hành vi này là hoàn toàn lén lút với chị B bởi A đã lợi dụng lúc chị B đang lấy quần không để ý nên đã lén lấy chiếc ví, tức là chị B hề không biết A đã có hành vi trộm cắp chiếc ví của mình. A đã lấy được chiếc ví rồi bỏ đi tức là việc A lấy trộm chiếc ví của chị B đã hoàn thành. Xét theo mặt chủ quan, A thực hiện hành vi này hoàn toàn với lỗi cố ý trực tiếp vì A biết hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình lấy trộm và mong muốn lấy được chiếc ví đó. Chiếc ví bị A lấy mất này đang thuộc sở hữu của chị B, và số tiền trong chiếc ví đó là 15 triệu đồng. Vì tình huống không nói nên ta mặc nhiên thừa nhận A có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi luật định. Hành vi này của A đã trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản (chiếc ví, tiền trong chiếc ví) của của chị B. Như vậy, hành vi của A đã mang đầy đủ các dấu hiệu, đặc điểm của tội trộm cắp tài sản nên hành vi của A đã cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS. 1 Tài sản mà A trộm được của chị B đó là chiếc ví có chứa 15 triệu đồng. Tài sản 15 triệu đồng nằm trong mức từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng và A không có những hành vi làm tăng nặng mức độ nguy hiểm được quy định trong các khung hình phạt kế tiếp nên ta sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 138 để định khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản của A. Căn cứ vào khoản 1 Điều 138 thì hình phạt được áp dụng đối với hành vi phạm tội của A đó là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Giả sử sau khi A bỏ ví vào túi xách của mình, chưa kịp ra khỏi cửa hàng của chị B thì bị phát hiện. Hãy xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của A? Giai đoạn thực hiện tội phạm của A đó là tội phạm đã hoàn thành. Giải thích: Tội trộm cắp tài sản chỉ được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Và để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được, đã làm chủ được tài sản hay chưa ta phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt. Và cụ thể: - Nếu vật bị chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được trong người; - Nếu vật chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản; - Nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu. Theo tình huống thì tài sản bị trộm cắp là chiếc ví có chứa tiền bên trong. Mà chiếc ví là một vật nhỏ gọn nên tội phạm của người phạm tội, cụ thể là A được coi là hoàn thành khi A đã giấu được chiếc ví đó trong người. Tuy A chưa kịp ra khỏi cửa hàng của chị B thì bị phát hiện. Nhưng, trước khi bị phát hiện thì A đã thực hiện đầy đủ các hành vi cấu thành tội trộm cắp tài sản đó là: lén lút lấy tài sản và đã bỏ được tài sản đó vào túi của mình, tức là đã chiếm hữu trên thực tế chiếc ví của chị B nên tội trộm cắp của A đã được hoàn thành kể từ thời điểm A lấy được chiếc ví của chị B đút vào ví của mình. Và nếu sau đó không bị phát hiện thì nó đã nghiếm nhiên thuộc quyền chiếm hữu bất hợp pháp của A, nên việc A bị phát hiện là sự 2 việc phát sinh sau khi tội trộm cắp của A đã được hoàn thành. Chính vì vậy, ta khẳng định giai đoạn thực hiện tội phạm của A đó là tội phạm đã hoàn thành. 3. Giả sử khi A đang thò tay lấy chiếc ví thì bị chị B bất thình lình quay ra nhìn thấy nói to: “ Này cô, cô định làm gì đấy”, A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ chạy thì tội danh của A có thay đổi không? Vì sao? Tội danh của A sẽ thay đổi. Lúc này, tội danh của A sẽ là tội cướp giật tài sản, được quy định tại Điều 136 BLHS. Giải thích: Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai. Ta cũng xét cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản: Mặt khách quan: Hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi này được thực hiện một cách công khai và nhanh chóng; hậu quả là đã chiếm đoạt được tài sản; Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp; Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt đủ độ tuổi luật định; Khách thể: Quyền sở hữu đối với tài sản. Xét tình huống: khi A đang thò tay lấy chiếc ví thì bị chị B bất thình lình quay ra nhìn thấy nói to:“ Này cô, cô định làm gì đấy”, A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ chạy. Vậy, hành vi lén lút trộm ví của A đã bị chị B phát hiện nhưng A vẫn cố tình chiếm đoạt tài sản đến cùng nên tội phạm mà A thực hiện không còn là tội trộm cắp tài sản nữa. Xét mặt khách quan, hành vi cố tình chiếm đoạt tài sản của chị B đã được A thực hiện 1 cách nhanh chóng thông qua việc A cầm chiếc ví nhanh chóng lẩn tránh, bỏ chạy nhằm tẩu thoát; và hành vi này đã được thực hiện công khai trước chị B, qua chi tiết chị B phát hiện và hô to nhằm ngăn cản hành vi phạm tội của A nhưng A vẫn thực hiện việc chiếm đoạt chiếc ví đến cùng. Đồng thời, hành vi này của A cũng không hề sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay các thủ đoạn khác mà chỉ nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi lẩn tránh, tìm đường trốn thoát chứ không có ý muốn đối đầu. Lỗi của A vẫn là lỗi cố ý trực tiếp. Và A là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 1 cách trái pháp luật xâm phạm tới quyền được bảo vệ về tài sản của 3 chị B. Chính vì vậy, các hành vi này của A đã cấu thành tội cướp giật tài sản. Trường hợp phạm tội của A đó là tội trộm cắp tài sản chuyển hóa thành cướp giật tài sản. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học luật Hà Nội. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập I. Nxb. Công an nhân dân Hà Nội – 2010. 2. Trường Đại học luật Hà Nội. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập II. Nxb. Công an nhân dân Hà Nội – 2010. 3. Bộ Luật Hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được sửa đổi bổ sung năm 2009). Nxb Lao động – 2012. 4. Thạc sĩ luật học. Hoàng Anh Tuyên, Bộ luật hình sự và 79 câu hỏi – trả lời, Nxb. Lao động xã hội – 2006. 5. TS. Lê Đăng Doanh. Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu. Nxb. Tư pháp Hà Nội – 2013. 6. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận chuyên sâu), Tập 2, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 4 Mục lục Tình huống........................................................................................................................ 0 Giải quyết tình huống....................................................................................................... 1 1. Hãy xác định tội danh và định khung hình phạt cho A?.........................................1 2. Giả sử sau khi A bỏ ví vào túi xách của mình, chưa kịp ra khỏi cửa hàng của chị B thì bị phát hiện. Hãy xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của A?..........................2 3. Giả sử khi A đang thò tay lấy chiếc ví thì bị chị B bất thình lình quay ra nhìn thấy nói to: “ Này cô, cô định làm gì đấy”, A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ chạy thì tội danh của A có thay đổi không? Vì sao?.........................................................................3 Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................4 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan