Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật A và b đánh c gây thương tích, tỉ lệ thương tật là 30%. ông d là bố của c đã làm...

Tài liệu A và b đánh c gây thương tích, tỉ lệ thương tật là 30%. ông d là bố của c đã làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án. cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố

.DOCX
13
105
68

Mô tả:

Bài số 1 A và B đánh C gây thương tích, tỉ lệ thương tật là 30%. Ông D là bố của C đã làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A và B về tội cố ý gây thương tích. Sau khi nhận hồ sơ điều tra và đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. (Trong quá trình giải quyết vụ án này, A, B và C đều đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi) Câu hỏi: 1. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra bị can A không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán còn phát hiện trước khi thực hiện hành vi gây thương tích, A đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác cùng với M. Thẩm phán phải giải quyết thế nào? Tại sao? 3. Trước khi mở phiên tòa, A yêu cầu thay đổi Thẩm phán T (là chánh án toàn án) được phân công làm chủ tọa phiên tòa với lý do Thẩm phán là người thân thích của C. yêu cầu này của A đượcTòa án giải quyết yêu cầu này như thế nào? Tại sao? 4. Giả sử trong giai đoạn điều tra, A và B đều nhờ người bào chữa nhưng đến ngày mở phiên tòa, chỉ có người bào chữa của A có mặt còn người bào chữa của bị cáo B vắng mặt và đã gửi bản bào chữa cho Tòa án. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? 5. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của bà K là mẹ của C xin không đưa A và B ra xét xử. Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 6. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, người bào chữa của bị cáo B xuất trình một tài liệu khẳng định khi thực hiện hành vi gây thương tích cho C thì B chưa đủ 16 tuổi. Tài liệu này chưa thể xác minh tại phiên tòa được. Hội đồng xét xử sơ thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 7. Giả sử Hội đồng xét xử sơ thẩm áp dụng khoản 1 Điều 104 BLHS tuyên phạt tù các bị cáo. Ông D kháng cáo yêu cầu chuyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo. Trong các trường hợp sau, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào và tại sao? a. Có căn cứ chuyển khung hình phạt khác nặng hơn; b. Không có căn cứ để chuyển khung hình phạt nặng hơn nhưng có căn cứ giảm nhẹ hình phạt đối với A và B. 8. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, B cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là anh ruột của mẹ C. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà B cung cấp là chính xác. 9. Giả sử phiên tòa phúc thẩm được mở do chỉ có B kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa B rút toàn bộ kháng cáo của mình. Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 1 10. Giả sử sau khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện ra trong vụ án còn có E là người đã xúi giục A và B đánh C vì E có mâu thuẫn trong làm ăn với gia đình C thì phải giải quyết thế nào? 1. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra bị can A không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? 2 Theo khoản 2 Điều 49 quy định bị can có quyền “Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Bị can có thể nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ, bị can và đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo đảm quyền bào chữa của bị can. Trong vụ án này thì bị can A đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 57 BLTTHS: “2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình: b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên ” , Như vậy, có thể khẳng định bị can A phải có người bào chữa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc bị can A không có người bào chữa trong giai đoạn điều tra có thể xảy ra 2 trường hợp: Trường hợp 1: Cơ quan điều tra không yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho A. Trong trường hợp này Tòa án sẽ ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Nếu A hoặc người đại diện hợp pháp của A không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm yêu cầu Đoàn luật sự phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho A (khoản 2 điều 57 BLTTHS). Như vậy, có thể thấy Cơ quan điều tra đã không thực hiện đúng quy định nêu trên trong quá trình điều tra đối với bị can A (chưa thành niên) không có người bào chữa trong khi phải có người bào chữa. việc này đã vi phạm quyền bào chữa của A, có thể ảnh hưởng đến việc xác định sự thật vụ án - đây được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do đó, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 179 BLTTHS, Thẩm phán được phân công phụ trách vụ án sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Điểm c khoản 1 Điều 179: “1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây: c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Trường hợp 2: Cơ quan điều tra đã yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho A, nhưng A và người đại diện hợp pháp của A từ chối người bào chữa. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ xem xét và giải quyết vụ án bình thường. Tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 quy định: “Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa”. 3 Việc có người bào chữa là quyền của bị can, bị cáo. Nếu Cơ quan điều tra đã cử người bào chữa mà bị can, bị cáo và người đại diện từ chối thì phải thực hiện theo ý muốn của họ, vì đây là quyền chứ không phải nghĩa vụ nên họ được phép lựa chọn. Cơ quan điều tra đã thực hiện đúng quy định nên không được coi là vi phạm thủ tục tố tụng. Căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 176 BLTTHS thì Thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, tùy từng trường hợp mà Thẩm phán sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hoặc xem xét và giải quyết vụ án bình thường. 2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán còn phát hiện trước khi thực hiện hành vi gây thương tích cho C, A còn thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác cùng với M. Thẩm phán phải giải quyết thế nào? Tại sao? Theo khoản 1Điều 179 BLTTHS, khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác thì Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, Thẩm phán sẽ không trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà tiếp tục tiến hành xem xét và xét xử A với hành vi gây thương tích cho C. Bởi theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (quy định hướng dẫn chi tiết điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTHS 2003): “1. Có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của BLTTHS khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Viện kiểm sát truy tố về một hay nhiều tội, nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can (bị cáo) đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác; b. Ngoài tội phạm đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can (bị cáo) về một hay nhiều tội khác; c. Ngoài bị can (bị cáo) đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can. 2. Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều này, nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy có thể xét xử bị cán (bị cáo) về một hay nhiều tội tương ứng bằng hay nhẹ hơn hoặc có thể xét xử bị can (bị cáo) ít tội hơn số tội mà Viện kiểm sát truy tố; b. Đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều tra nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 117 của BLTTHS” Có thể thấy, trong trường hợp này, hành vi cướp giật tài sản A thực hiện cùng với M và hành vi A gây thương tích cho C hoàn toàn độc lập với nhau. Việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án A gây thương tích cho C sẽ không bị ảnh hưởng bởi hành vi cướp giật tài sản bởi mục đích, tính chất giữa hai hành vi không 4 giống nhau và không liên quan đến nhau. Trong trường hợp này mặc dù chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều tra nhưng rõ ràng là đã có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 117 BLTTHS 2003. Do đó, trong trường hợp này, Thẩm phán sẽ không trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà tiếp tục tiến hành xem xét và xét xử A với hành vi gây thương tích cho C. Sau đó, Thẩm phán có thể đề nghị cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi cướp giật tài sản mà A đã thực hiện cùng M, nếu như thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của A và M đối với hành vi phạm tội này vẫn còn. 3. Trước khi mở phiên tòa, A yêu cầu thay đổi Thẩm phán T (là chánh án Tòa án) được phân công làm chủ tọa phiên tòa với lý do Thẩm phán là người thân thích của C. Yêu cầu này của A được giải quyết như thế nào? Tại sao? Theo quy định tại Điều 46 BLTTHS 2003 thì thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp thuộc một trong các quy định tại Điều 42 của BLTTHS. Theo đó, các trường hợp đó là: “Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo. Họ tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.” Cũng tại Điều 43 BLTTHS 2003 quy định về quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, theo đó những người có quyền này là: “Kiểm sát viên, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ; người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại…” Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong tố tụng trước khi hội đồng xét xử bắt đầu xét hỏi tại phiên tòa. Xét trong tình huống, A là bị cáo, người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Như vậy về mặt chủ thể của quyền đề nghị thay đổi là phù hợp. Về thời điểm đề nghị thay đổi thẩm phán cũng đã phù hợp với quy định tại Điều 42 BLTTHS, vì A thực hiện quyền này trước khi mở phiên tòa. Về nội dung yêu cầu, A yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa với lí do thẩm phán là người thân thích của người bị hại. Như vậy, yêu cầu của A phù hợp với các trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2003. Trong trường hợp này, Tòa án cần phải xác minh lí do A yêu cầu thay đổi thẩm phán là người thân thích của C có chính xác hay không. Vì vậy dẫn đến hai trường hợp: + Trường hợp nếu lý do A đưa ra không có căn cứ thực tế thì Tòa án sẽ bác bỏ yêu cầu thay đổi thẩm phán của A. 5 + Trường hợp nếu sau khi xác minh lí do A đưa ra là có căn cứ thực tế, ta áp dụng khoản 2 Điều 46 BLTTHS 2003 để giải quyết, theo đó sẽ tiến hành thay đổi Thẩm phán. Do A có yêu cầu thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa nên việc thay đổi do Chánh án Tòa án quyết định. Theo quy định của pháp luật thì: Nếu Thẩm phán bị thay đổi không đồng thời là Chánh án thì Chánh án cùng cấp là người có quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. Quy định này nhằm bảo đảm được tính khách quan, công bằng khi Thẩm phán tham gia xét xử vụ án hình sự. Trong trường hợp này Thẩm phán đó đồng thời là Chánh án Tòa án thì việc thay đổi do Chánh án tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết 4. Giả sử trong giai đoạn điều tra, A và B đều nhờ người bào chữa nhưng đến ngày mở phiên tòa, chỉ có người bào chữa của A có mặt còn người bào chữa của B vắng mặt và đã gửi bản bào chữa cho Tòa án. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, tùy theo từng trường hợp mà Hội đồng xét xử vẫn xem xét, giải quyết vụ án như bình thường hoặc hoãn phiên tòa.Căn cứ Điều 190 BLTTHS thì:“Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.” Trường hợp thứ nhất: Khi B chưa đủ 18 tuổi, người bào chữa đã vắng mặt cũng và đã gửi bản bào chữa cho Tòa án, nhưng bị cáo B và người đại diện hợp pháp của B từ chối người bào chữa thì Hội đồng xét xử sẽ tiến hành xét xử bình thường. Bởi căn cứ theo Điều 190 BLTTHS 2003 và khoản 2 Điều 57 Bộ luật này thì, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa; cơ quan tiến hành tố tụng và Tòa án phải tôn trọng quyết định đó của họ. Vì vậy, trong trường hợp này Tòa án vẫn xét xử bình thường. Trường hợp thứ hai: Khi B không từ chối sự có mặt của người bào chữa, thì theo quy định tại Điều 190 BLTTHS 2003 và khoản 2 Điều 57 Bộ luật này thì dù đã gửi trước bản bào chữa cho bị cáo thì trong trường hợp này Tòa án vẫn phải hoãn phiên tòa, vì ở đây B là người chưa thành niên, nên cần phải có người bào chữa để quyền và lợi ích của bị cáo được đảm bảo. 5. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của bà K là mẹ của C xin không đưa A và B ra xét xử. Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 6 Trong tình huống này, Tòa án không chấp nhận đơn của bà K và vẫn tiếp tục tiến hành đưa B và C ra xét xử theo yêu cầu khởi tố của ông D. Căn cứ vào Điều 105 BLTTHS 2003 quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại quy định: “1. Những vụ án về các tội phạm đươc quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của BLHS được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. 2. Trong những trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ”. Theo quy định trên thì chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự phải đáp ứng hai điều kiện: Đó phải là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất. Người rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là những người có quyền khởi tố vụ án hình sự nhưng đã có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trước đó. Thời điểm để rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là “trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm”, có thể là một trong các giai đoạn: giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn chuẩn bị xét xử. Trong tình huống, ông D là người đã làm đơn yêu cầu khởi tố đối với A và B về hành vi cố ý gây thương tích cho con trai ông là C với tỉ lệ thương tật là 30%. Tuy nhiên, bà K – mẹ của C, trong thời gian chuẩn bị xét xử có làm đơn tự nguyện xin không đưa A và B ra xét xử. Bà K cũng được coi là người đại diện hợp pháp của A, tuy nhiên việc rút yêu cầu khởi tố vụ án trong trường hợp này không đáp ứng quy định của pháp luật, bởi bà K không thỏa mãn điều kiện của chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự; vì bà không phải là người đưa ra yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trước đó. Và theo tình tiết đề bài đưa ra thì chỉ đề cập là ông D là người làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Như vậy theo quy định tại Điều 105 BLTTHS 2003 thì chỉ có ông D mới có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Việc bà K viết đơn yêu cầu tòa án không đưa A và B ra xét xử là không đúng với quyền mà pháp luật trao cho. Như vậy, trong tình huống này, Tòa vẫn tiếp tục đưa A và B ra xét xử. 6. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, người bào chữa của B xuất trình một tài liệu khẳng định khi thực hiện hành vi gây thương tích cho C thì B chưa đủ 16 tuổi. Tài liệu này chưa thể xác minh tại phiên tòa được. Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ xem xét và ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Điều 179 BLTTHS năm 2003. Vì: Điều 179 có quy định, Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong trường hợp: “Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được.” 7 Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC thì: “ Chứng cứ quan trọng đối với vụ án” quy định tại khoản 1 Điều 168 và Điểm a khoản 1 Điều 179 BLTTHS là những chứng cứ quy định tại Điều 64 BLTTHS dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của BLTTHS và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.” Tại phiên tòa sơ thẩm, tài liệu mà người bào chữa của B xuất trình là một chứng cứ quan trọng. Tài liệu khẳng định khi thực hiện hành vi gây thương tích cho C thì B chưa đủ 16 tuổi. Chứng cứ này thuộc đối tượng cần chứng minh trong vụ án được quy định tại Khoản 2 - Điều 63 BLTTHS 2003, và đặc biệt là tại điểm đ, khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC: “ Điều 1. Chứng cứ quan trọng đối với vụ án: …2, thiếu chứng cứ sau đây là trường hợp thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án: …đ) Chứng cứ để chứng minh : “có năng lực trách nhiệm hình sự hay không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không và nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào;… Kết quả việc xác minh tài liệu này là rất quan trọng, có thể làm thay đổi vụ án, bởi vì nếu đúng B chưa đủ 16 tuổi thì B sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thương tích cho A. Vì tội mà B phạm phải thuộc loại tội ít nghiêm trọng mà theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 BLHS: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Do tài liệu mà người bào chữa đưa ra chưa thể xác minh tại phiên tòa sơ thẩm nên Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Khi đó, Viện kiểm sát cùng cấp phải nghiên cứu giải quyết yêu cầu của Tòa án. Khoản 2 Điều 179 BLTTHS 2003: “Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án”. 7. Giả sử Hội đồng xét xử sơ thẩm áp dụng khoản 1 điều 104 BLHS tuyên phạt tù các bị cáo. ông D kháng cáo yêu cầu chuyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo. Trong các trường hợp sau, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào và tại sao? a. Có căn cứ chuyển khung hình phạt khác nặng hơn: Trong trường hợp này Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận đơn kháng cáo của ông D và ra quyết định sửa bản án theo hướng không có lợi cho bị cáo. 8 Vì A đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi, ông D là bố của A sẽ là đại diện theo pháp luật của A. Do đó, việc ông D yêu cầu kháng cáo là có cơ sở và đúng pháp luật. Bởi vì, theo quy định tại Điều 231 BLTTHS: “Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Tuy nhiên, người đại diện hợp pháp là ông D có quyền kháng cáo chyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo hay không? Về việc kháng cáo chuyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo, của ông D cũng có cơ sở pháp luật, bởi theo quy định tại Nghị quyết số 05/ 2005/ NQ – HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư: “xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự. “1. Về Điều 231 của BLTTHS…1.3. Người bị hại, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật ) của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết hoặc trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo…” Theo như đề bài, ông D kháng cáo yêu cầu chuyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo. Đối chiếu với quy định trên thì ông D có quyền này. Ngoài ra A và B bị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng khoản 1 Điều 104 BLHS, khung phạt tù quy định ở đây là từ 6 tháng đến 3 năm. Và có căn cứ để chuyển khung hình phạt khác nặng hơn. Tuy nhiên ở đây, theo tình tiết của vụ án thì A và B đánh C gây thương tích, tỉ lệ là 30%, như vậy có thể thấy rằng chỉ có thể có căn cứ để áp dụng khoản 2 Điều 104 BLHS, bởi khoản 3 và khoản 4 cần phải có hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tích tối thiểu từ 31% trở lên. Khung hình phạt quy định ở đây là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Áp dụng theo quy định thì vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Từ những căn cứ trên, có căn cứ để xác định trong trường hợp này Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận đơn kháng cáo của ông D và ra quyết định sửa bản án theo hướng không có lợi cho bị cáo. b. Có căn cứ giảm nhẹ hình phạt với A và B. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ ra quyết định sửa bản án theo hướng có lợi cho các bị cáo. Cũng căn cứ theo khoản 3 Điều 249 Bộ Luật tố tụng hình sự thì trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng nặng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nhưng nếu có căn cứ thì Tòa án vẫn có thể giảm nhẹ hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại. 9 Do đó, tuy ông D có yêu cầu chuyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo, nhưng có căn cứ giảm nhẹ hình phạt với A và B thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ ra quyết định sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo 8. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, B cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là anh ruột của mẹ C. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà B cung cấp là chính xác. Trong trường hợp này Hội đồng xét xử phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới. Giải thích: Điểm a khoản 2 Điều 250 BLTTHS năm 2003 quy định như sau: “2. Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong những trường hợp sau đây: a) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.” Trong trường hợp trên nếu chứng minh được tài liệu mà B cung cấp là chính xác thì Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm sẽ thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 BLTTHS về thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm và khoản 1 Điều 42 của Bộ luật này về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên HĐXX sơ thẩm đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật, quá trình xét xử có thể diễn ra không đúng với các nguyên tắc chung trong xét xử vụ án hình sư, kết luận trong bản án sơ thẩm có thể không khách quan, không chính xác. Từ những phân tích trên có thể khẳng định trong trường hợp này theo quy định tại khoản 2 Điều 250 BLTTHS năm 2003 thì trong trường hợp: “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đã thực hiện không đúng luật định hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng”, Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới như khẳng định ban đầu là hoàn toàn có cơ sở. 9. Giả sử trong số người tham gia tố tụng chỉ có B kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa B rút toàn bộ kháng cáo của mình. Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Xét vụ việc trên, trong số người tham gia tố tụng chỉ có B kháng cáo bản án sơ thẩm. Do đó, khi B rút toàn bộ kháng cáo của mình, bản án sơ thẩm sẽ không còn kháng cáo kháng nghị của bất kỳ ai. Theo Điều 238 khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS): “Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ”. Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự cũng có hướng dẫn cụ thể về việc rút kháng cáo kháng nghị tại điểm a mục 7.2 phần I: “Trong trường 10 hợp người kháng cáo và Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa (trong vụ án không còn có kháng cáo, kháng nghị) thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ”. Như vậy, khi B rút toàn bộ kháng cáo của mình đối với vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm, việc xét xử phúc thẩm sẽ bị đình chỉ theo Điều 238 BLTTHS khoản 2 và điểm a Mục 7.2 Phần I Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP. Việc quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm căn cứ vào tính chất của cấp xét xử phúc thẩm. Điều 230 BLTTHS quy định: “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”. Như vậy, nếu không có kháng cáo, kháng nghị về bản án, quyết định sơ thẩm thì việc xét xử phúc thẩm là không cần thiết, tốn thời gian, tiền bạc và công sức khi mà xét xử ở cấp sơ thẩm không có sai sót cả về phương diện nội dung và luật áp dụng. Căn cứ vào ý nghĩa trên, khi mà B rút toàn bộ kháng cáo của mình tại phiên tòa cũng có nghĩa bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không còn kháng cáo, kháng nghị nào khác, căn cứ để mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đã không còn. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm phải tiến hành đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Về thẩm quyền đình chỉ việc xét xử phúc thẩm, điểm a Mục 7.2 Phần I Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP xác định: “Trước khi mở phiên tòa việc ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thực hiện, còn tại phiên tòa do Hội đồng xét xử thực hiện”. Trong trường hợp này, B rút toàn bộ kháng cáo của mình tại phiên tòa, như vậy, Hội đồng xét xử sẽ thực hiện đình chỉ xét xử phúc thẩm. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Hội đồng xét xử phải tuân theo mẫu 2b ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao. 10. Giả sử sau khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện ra trong vụ án còn có E là người đã xúi giục A và B đánh C vì E có mâu thuẫn trong làm ăn với gia đình C thì phải giải quyết thế nào? Sau khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện ra trong vụ án còn có E là người đã xúi giục A và B đánh C vì E có mâu thuẫn trong làm ăn với gia đình C. Do đó, đây là một tình tiết mới của vụ án. Nhưng căn cứ để tiến hành tái thẩm là những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án. Tình tiết mới được xác định là căn cứ kháng nghị khi tình tiết này rơi vào một trong bốn trường hợp quy định tại Điều 291 BLTTHS. Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại Điều 64 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC sẽ tiến hành xác minh tình tiết mới và nghiên cứu hồ sở vụ án.Từ đó xuất hiện 2 trường hợp: 11 -Nếu khi xem xét tình tiết mới cũng như nghiên cứu hồ sơ vụ án xác định tình tiết mới là căn cứ căn bản thay đổi nội dung của bản án, quyết định của Tòa án thì Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị. Việc ra quyết định kháng nghị phải tuân thủ các quy định tại Chương V của Quy chế trên và tiến hành xét xử tái thẩm theo quy định của BLTTHS -Nếu khi xem xét tình tiết mới cũng như nghiên cứu hồ sơ vụ án xác định tình tiết mới không làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm thì Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do không kháng nghị và không tiến hành tái thẩm. Từ tình huống trên đây, chúng ta có thể thấy có một vấn đề còn vướng mắc trong thủ tục giải quyết vụ án hình sự. Tại điều 291 BLTTHS quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Nhưng không quy định rõ ràng những căn cứ nào có thể được xem là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Do đó, cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này. Một vấn đề khác cần được xem xét là vấn đề phát hiện ra đồng phạm mới hay người phạm tội mới về các tội không tố giác tội phạm, hoặc tội che giấu tội phạm… sau khi đã xét xử phúc thẩm có được xem là căn cứ để kháng nghị tái thẩm hay không? Ở đây cần xem xét việc phát hiện ra dấu hiệu đồng phạm mới hoặc các dấu hiệu tội phạm mới như đã nêu trên sau khi đã xét xử phúc thẩm có phải là tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án hay không. Có thể thấy rằng: Việc phát hiện ra dấu hiệu đồng phạm mới trong nhiều trường hợp không làm ảnh hưởng đến tội danh và mức hình phạt của các bị cáo. Do đó không làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án cũng như quyết định của Tòa án. Nhưng cũng có trường hợp phát hiện ra dấu hiệu đồng phạm mới sẽ làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định của Tòa án, chẳng hạn như trường hợp phát hiện ra dấu hiệu có người tổ chức trong tội phạm có tổ chức…Thì cần quy định đây là căn cứ để kháng nghị tái thẩm. Đối với trường hợp dấu hiệu đồng phạm mới không làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án hoặc quyết định của Tòa án thì nhóm chúng em kiến nghị nên quy định rằng sẽ đem vụ việc ra điều tra, xét xử và mở một phiên tòa khác với những thành phần hội đồng xét xử đã xét xử vụ án trước đó. Quy định như vậy sẽ thuận tiện cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008 2. Đinh Văn Quế, Thủ tục xét xử các vụ án hình sự, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 12 2003. 3. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 4. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 5. Thông tư liên tịch Số: 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan