Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật A là nhân viên hải quan, thường xuyên nhận tiền của b (40 tuổi) rồi để mặc cho b...

Tài liệu A là nhân viên hải quan, thường xuyên nhận tiền của b (40 tuổi) rồi để mặc cho b vận chuyển trái phép hàng hóa và thuốc phiện với số lượng lớn trái ph

.DOCX
12
113
145

Mô tả:

BÀI TẬP NHÓM HÌNH SỰ 2 Bài 4: A là nhân viên hải quan, thường xuyên nhận tiền của B (40 tuổi) rồi để mặc cho B vận chuyển trái phép hàng hóa và thuốc phiện với số lượng lớn trái phép qua biên giới nhằm buôn bán kiếm lời. Tổng số tiền A đã nhận của B là 120 triệu đồng. HỎI: 1. Định tội danh cho A và B. (3 điểm) 2. Nếu B đang trong thời gian thử thách của án treo và đã có hành vi nêu trên thì trường hợp của B là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm) 3. Giả sử A không biết B vận chuyển thuốc phiện qua biên giới, đồng thời sau khi bị phát hiện và bị bắt giữ, thuốc phiện mà B đã vận chuyển được đem đi giám định và xác định là thuốc phiện giả thì tội danh của A và B có thay đổi không? (2 điểm) BÀI LÀM I. Định tội danh cho A và B 1.Định tội danh cho A: A phạm tội nhận hối lộ quy định tại Điều 279 BLHS Hành vi của A đủ yếu tố CTTP của tội nhận hối lộ theo Điều 279 BLHS.Đó là các dấu hiệu sau đây: -Về khách thể: Khách thể của tội phạm là là những quan hệ xã hội XHCN đảm bảo sự hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. A đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền hối lộ của B để mặc cho B vận chuyển trái phép hàng hóa và thuốc phiện với số lượng lớn qua biên giới. Hành vi của A đã xâm phạm đến uy tín của cơ quan nhà nước cũng như sự hoạt động đúng đắn của cơ quan hải quan. -Về chủ thể: Chủ thể của tội nhận hố lộ là chủ thể đặc biệt – phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Đối chiếu với trường hợp của A trong vụ án trên, ta thấy A là nhân viên hải quan, là người có chức vụ và quyền hạn trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới nên A thỏa mãn điều kện về chủ thể trong tội nhận hối lộ. -Về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội nhận hố lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định tại Điều 279 BLHS. Ở đây, A đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền hối lộ từ B để B vận chuyển hàng hóa và thuốc phiện với số lượng lớn qua biên giới. Khi nhận tiền hối lộ của B, A đã không thực hiện hành vi kiểm tra, giám sát hàng hóa qua biên giới đúng với thẩm quyền và nhiệm vụ của mình để phù hợp với lợi ích và yêu cầu của B. Tổng số tiền hối lộ mà A đã nhận từ B là 120 triệu đồng, đây là một số tiền lớn,thỏa mãn điều kiện “của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên…” trong cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ. -Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp:“Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (Điều 9 BLHS). Khi thực hiện hành vi nhận hối lộ, A nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa qua khu vực biên giới để B vận chuyển trái phép hàng hóa và thuốc phiện là trái với quy tắc hoạt động của công chức, công vụ cũng như tính trái pháp luật hình sự của hành vi của mình. Tuy nhiên, A vẫn mong muốn thực hiện hành vi nhận hối lộ và tự quyết định thực hiện hành vi đó với động cơ tư lợi cá nhân. Từ những phân tích trên, ta khằng định A phạm tội nhận hối lộ quy định tại Điều 279 BLHS. 2. Định tội danh cho B: B phạm 3 tội, đó là tội đưa hối lộ (Điều 289), tội buôn lậu (Điều 153), tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 194) Với ba tội trên, không yêu cầu dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội phạm. Chỉ cần là người có đầy đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định đều có thể trở thành chủ thể của các tội này. Do đề bài không đề cập đến vấn đề năng lực TNHS của B nên ta mặc nhiên coi B là người có đầy đủ năng lực TNHS và B 40 tuổi- đáp ứng yêu cầu về độ tuổi chịu TNHS vì thế, B hoàn toàn đáp ứng được dấu hiệu về mặt chủ thể trong CTTP của 3 tội nêu trên, a.B phạm tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 BLHS. -Về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội đưa hối lộ là hành vi đưa “của hối lộ” cho người có chức vụ, quyền hạn với mong muốn mang lại lợi ích cho bản thân người thực hiện hành vi đó. Hành vi đưa hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian. B là người vận chuyển trái phép hang hóa và thuốc phiện qua biên giới nhằm buôn bán kiếm lời, vì mong muốn hành vi của mình không bị bắt giữ, B đã có hành vi đưa hối lộ cho A là nhân viên hải quan với tổng số tiền là 120 triệu đồng để hành vi trái phép của mình không bị phát giác. Với số tiền 120 triệu đồng, hành vi của B thỏa mãn dấu hiệu bắt buộc “của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng…” -Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội đưa hối lộ là lỗi cố ý trực tiếp.B nhận thức rõ đối tượng mà mình đưa hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn với ý chí thúc đẩy người đó làm theo yêu cầu của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luât nhưng vẫn thực hiện hành vi đó nhằm mục đích mưu lợi cá nhân. b. B phạm tội buôn lậu theo quy định tại Điều 153 BLHS -Về mặt khách quan: - Hành vi khách quan của tội buôn lậu: Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, các vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa hoặc hàng cấm. Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng nói trên của người phạm tội là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để trao đổi trái với các quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới như: Vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu mà không khai báo hoặc khai báo hàng hóa một cách gian dối; giấu giếm hàng hóa, tiền tệ; không có giấy tờ hợp lệ, sử dụng các giấy tờ giả mạo của các cơ quan có thẩm quyền; vận chuyển hàng hóa bí mật, lén lút không qua cửa khẩu để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Hải quan, Bộ đội biên phòng, các lực lượng tuần tra, kiểm soát khác…)… B đã có hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép với sốlượng lớn qua biên giới nhằm buôn bán kiếm lời. hành vi trái phép của B được thể hiện ở việc hàng hóa mà B vân chuyên là “hàng hóa trái phép” - Về mặt chủ quan: Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp. Trên thực tế, B nhận thức rõ hành vi của mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm và cũng thấy trước được thiệt hại cho xã hội của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện hành vi buôn lậu vì lợi ích cá nhân. Ngoài ra, trong đề bài cũng đã nói rõ: B vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nhằm buôn bán kiếm lời. Mục đích buôn bán kiềm lời là dấu hiệu cần thiết và là căn cứ để phân biệt “tội buôn lậu” với tội “vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” (Điều 154 BLHS). c. B phạm tội mua bán trái phép chất ma túy Về mặt khách quan: Theo Điều 194 BLHS Việt Nam và Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLTBCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 xác định “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc và nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác”. Trong tình huống trên, B đã có hành vi vận chuyển trái phép thuốc phiện qua biên giới nhằm buôn bán kiếm lời. Hành vi này thuộc dạng hành vi được quy định tại điểm g tiểu mục 3.3 Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP “Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác”. Xác định hành vi của B ở đây là hành vi mua bán trái phép chất ma túy mà không phải là vận chuyển trái phép chất ma túy mặc dù có cùng hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác vì B vận chuyển vận chuyển trái phép số ma túy trên với mục đich đó là buôn bán kiếm lời. Cũng giống như tội buôn lậu, mục đích buôn bán kiếm lời chính là dấu hiệu phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy. -Về mặt chủ quan: Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức rõ hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy của mình là trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó vì lợi ích cá nhân. Với những lập luận trên, ta khẳng đinh tất cả các hành vi của B cấu thành 3 tội, đó là: tội đưa hối lộ (Điều 289), tội buôn lậu (Điều 153), tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 194). II. Nếu B đang trong thời gian thử thách của án treo và đã có hành vi nêu trên thì trường hợp của B là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm) Nếu B đang trong thời gian thử thách án treo và đã có hành vi nêu trên thì trường hợp của B là tái phạm. Điều 49 Bộ luật hình sự, quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm đã quy định như sau: “1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.” Như vậy, ta có thể phân tích trường hợp của B như sau Dữ kiện thứ nhất đề bài đưa ra là B đang trong thời gian thử thách của án treo. Dựa vào căn cứ cho hưởng án treo theo khoản 1 Điều 60 BLHS năm 1999: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Tiểu mục 6.1 của Nghị quyết số 01/2007/ NQ –HĐTP hướng dẫn chỉ cho người phạt tù cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau: “Bị xử phạt tù không quá 3 năm, không phân biệt về tội gì…”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Như vậy, nếu căn cứ vào quy định này đối chiếu với khoản 1 Điều 60 BLHS năm 1999 thì người khi xử phạt tù không quá ba năm tù tức người bị kết án phạm tội ít nghiêm trọng thì Tòa án sẽ cho hưởng án treo. Điều đó đồng nghĩa với việc tội phạm mà B đã bị kết án là tội ít nghiêm trọng. Xem xét quy định về tái pham nguy hiểm quy định tại khoản 2 Điều 49 BLHS. Một người chỉ bị coi là tái phạm nguy hiểm trong các trường hợp sau đây: “a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.” Trường hợp của B không thuộc trường hợp: “đã tái phạm” vì thế B không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm theo khoản 2 Điều 49 BLHS. Dữ kiện thứ 2 đề bài đưa ra là B đang trong thời gian thử thách của án treo đã có hành vi nêu trên: bao gồm các hành vi CTTP tội đưa hối lộ (Điều 289), tội buôn lậu (Điều 153), tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 194). Như đã phân tích ở phần I, các tội danh: tội đưa hối lộ, tội buôn lậu và tội mua bán trái phép chất ma túy đều được B thực hiện với lỗi cố ý. Vì thế, nếu B đang trong thời gian thử thách của án treo và đã có hành vi nêu trên thì trường hợp này của B là tái phạm vì thỏa mãn các điều kiện về trường hợp tái phạm quy định tại khoản 1 Điều 49 BLHS. III. Giả sử A không biết B vận chuyển thuốc phiện qua biên giới, đồng thời sau khi bị phát hiện và bị bắt giữ, thuốc phiện mà B đã vận chuyển được đem đi giám định và xác định là thuốc phiện giả thì tội danh của A và B có thay đổi không? (2 điểm) Trong trường hợp A không biết B vận chuyển thuốc phiện qua biên giới, đồng thời sau khi bị phát hiện và bị bắt giữ, thuốc phiện mà B vận chuyển được đem đi giám định và xác định là thuốc phiện giả thì tội danh của A không thay đổi nhưng tội danh của B có sự thay đổi. - Tội danh của A không thay đổi. A vẫn phạm tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 BLHS. Như phần 1 đã định tội thì trong vụ án trên ta thấy, hành vi của A thỏa mãn đầy đủ các yếu tố CTTP của tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279 BLHS. Khi định tội danh cho một người nào đó có phạm tội nhận hối lộ hay không ta chỉ xét trên các mặt khách quan trên và các dấu hiệu về mặt khách thể, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm. Thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý trên thì hành vi của người đó sẽ là tội nhận hối lộ. Trong tình huống trên ta thấy, A đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trực tiếp nhận tiền của B rồi để mặc cho B vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nhằm buôn bán kiếm lời. Tổng số tiền mà A đã nhận của B là 120 triệu đồng. Trường hợp giả sử A không biết việc B vận chuyển thuốc phiện qua biên giới nhưng hành vi của A vẫn cấu thành tội nhận hối lộ. Bởi vì, chỉ cần người có chức vụ, quyền hạn nhận hoặc sẽ nhận của hối lộ theo các trường hơp quy định tại Điều 279 BLHS đã cấu thành tội này mà không liên quan đến loại hàng hóa mà B vận chuyển. Vì dù B vận chuyển thuốc phiện hay bất cứ mặt hàng nào đi chăng nữa mà A có hành vi như trên thì A vẫn phạm tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 BLHS Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này, A còn là đồng phạm với B trong tội buôn lậu với vai trò là người giúp sức vì A là người tạo ra điều kiện thuận lợi, khắc phục những trở ngại để B thực hiện tội phạm một cách thuận lợi. Tuy nhiên theo ý kiến của nhóm, thì trường hợp này A chỉ phạm tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279 BLHS. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS: “Người giúp sức là người tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Theo đó, hành vi giúp sức có thể được thể hiện ở dạng hành động hoặc có thể không hành động. Ở đây ta thấy việc A không xử lý hành vi trái pháp luật của B đã tạo điều kiện cho B tiếp tục thực hiện tội phạm. Hành vi này cũng là hành vi giúp sức cho B thực hiện tội phạm tuy nhiên nếu A và B là đồng phạm thì còn cần dấu hiệu “cố ý cùng thực hiện một tội phạm” nghĩa là có sự thỏa thuận và bàn bạc trước của A và B. Nhưng trong tình huống trên, có thể thấy, tội phạm mà A và B phạm là không giống nhau. - Thứ hai, tội danh của B có sự thay đổi. - B vẫn phạm tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS và tội buôn bán hàng giả theo Điều 153 BLHS. - Tội mua bán trái phép chất ma túy của B sẽ thay đổi. Nếu: Căn cứ vào Thông tư liên tịch của Bộ công an- Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao- Bộ tư pháp số 17/2007/TTLT-BCA-TANDTCBTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999, mục 1.4 có quy định: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy. Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này”. Đối chiếu với tình huống trên ta thấy B có hành vi buôn bán ma túy đồng thời sau khi bị phát hiện và bị bắt giữ, thuốc phiện mà B vận chuyển qua biên giới với mục đích buôn bán kiếm lợi được đem đi giám định và xác định là thuốc phiện giả. Trong trường hợp này ta chia ra làm 2 trường hợp: - Thứ nhất, B không biết được thuốc phiện mà mình vận chuyển là thuốc phiện giả. Tức là trong ý thức của mình B vẫn nghĩ mình đang vận chuyển thuốc phiện thật. Căn cứ vào hướng dẫn ở trên ta thấy, trong trường hợp này B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 194 BLHS. - Thứ hai, B biết thuốc phiện mà mình đang vận chuyển là thuốc phiện giả mà vẫn vận chuyển trái phép qua biên giới nhằm buôn bán kiếm lời. Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-TANDTC-BTP có quy định: “Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này”. Trong tình huống trên ta thấy, B trong lúc đang vận chuyển thuốc phiện qua biên giới thì bị phát hiện và bị bắt giữ cho nên hành vi của B chưa cấu thành mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản( Điều 139 BLHS). Theo em, ở đây B phạm tội buôn bán hàng giả (Điều 156 BLHS). Vì hành vi của B thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội buôn bán hàng giả: + Về khách thể: Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế +Về mặt khách quan: B có hành vi mua bán hàng hóa( thuốc phiện) biết rõ là giả nhằm buôn bán kiếm lời thông qua việc lừa dối người khác. +Về mặt chủ quan: Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp. B biết rõ đó là thuốc phiện giả nhưng vẫn buôn bán để kiếm lời. +Về mặt chủ thể: B là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định ( 40 tuổi) Ý kiến của tớ là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giai đoạn chuẩn bị phạm tội. mọi người xem lại nhé.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan