Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật 8đ bt nhóm tháng 2 luật tài chính việt nam phân tích và làm sáng tỏ quy định c...

Tài liệu 8đ bt nhóm tháng 2 luật tài chính việt nam phân tích và làm sáng tỏ quy định của pháp luật về chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân những hạn chế tr

.DOC
17
66
118

Mô tả:

Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ TNCN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ 1 TRONG THUẾ TNCN 1, Thuế thu nhập cá nhân 1 2, Thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN 1 2.1, Khái niệm 1 2.2, Căn cứ xác định thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN 1 II, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THU NHẬP CHỊU 2 THUẾ TRONG THUẾ TNCN 1, Kỳ tính thuế 2 2, Quy định của pháp luật về thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN 2 2.1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh 2 2.2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công 4 2.3. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn 5 2.4. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn 6 2.5. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản 7 2.6. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng 7 2.7. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền 8 2.8. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại 8 2.9. Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế 9 2.10. Thu nhập chịu thuế từ nhận quà tặng 9 III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN 9 CHẾ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ KHI TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CHỊU THUẾ TNCN. KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 0 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển tồn tại của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam hiện nay, chỉ có hai loại thuế trực thu có đối tượng đánh thuế là thu nhập. Một trong hai loại thuế thu nhập đó là thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế thu nhập cá nhân thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của thuế thu nhập cá nhân trong hệ thống pháp luật thuế của nước ta hiện nay, nhóm chúng em xin tìm hiểu về đề tài: “Phân tích và làm sáng tỏ quy định của pháp luật về chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân; những hạn chế trong 6 tháng đầu năm 2013, hướng khắc phục khi xác định thu nhập chịu thuế khi tuân thủ pháp luật thuế thu nhập cá nhân” GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ TNCN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TRONG THUẾ TNCN 1, Thuế thu nhập cá nhân  Thuế TNCN là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập nhận được của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập.  Thuế thu nhập cá nhân thường được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần do xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế TNCN là điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao, động viên sự đóng góp của những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong xã hội, thuế thu nhập được đánh trên nguyên tắc lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế 2, Thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN 2.1, Khái niệm: Có thể hiểu thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và từ các khoản thu khác không từ kinh doanh của các cá nhân mà đây chinh là cơ sở cho việc đánh thuế thu nhập và được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi đã trừ đi một số khoản thu nhập và chi phí. 2.2, Căn cứ xác định thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN Thông thường, để xác định được thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, người ta thường căn cứ vào các vấn đề sau: - Nguồn gốc của thu nhập: đó phải là những thu nhập hợp pháp được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau của cá nhân: kinh doanh, lao động, sản xuất, tặng thưởng, thừa kế,… - Về địa điểm phát điểm phát sinh thu nhập: Đối với những đối tượng nộp thuế có cơ sở thường trú tại quốc gia thì những thu nhập chịu thuế bao gồm cả thu nhập tại nước sở tại và phát sinh tại nước ngoài. Đối với đối tượng nộp thuế mà không có cơ sở thường trú tại một nước thì thu nhập chịu thuế chỉ bao gồm những thu nhập phát sinh tại quốc gia sở tại. Điều này đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể điều luật này quy định: “a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập; b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập”. 1 II, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TRONG THUẾ TNCN 1, Kỳ tính thuế: Kỳ tính thuế của thuế TNCN được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007. Căn cứ vào đó, ta thấy kỳ tính thuế có sự khác nhau giữa các cá nhân cư trú và các cá nhân không cư trú. Cụ thể: đối với các cá nhân cư trú, kỳ tính thuế có 2 loại là: ký tính thuế theo năm và kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh. Trong đó, kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; còn Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng. Ngoài ra kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế. 2, Quy định của pháp luật về thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN 2.1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh: * Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ, thu nhập chịu thuế được xác định: • Theo Điều 10 Luật TNCN năm 2007 THCN doanh từ kinh được xác định: TNCT = Doanh thu - Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trong đó: - Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật. • Theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì, TNCT từ kinh doanh được xác định: TNCT = Doanh thu tính TNCT - các khoản chi phí hợp lý. Trong đó: - Doanh thu tính TNCT từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế. 2 - Chi phí hợp lý phải là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hoàn thành cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. • Theo hướng dẫn tại điểm b Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì, TNCT từ kinh doanh được xác định như sau: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý được trừ trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế Trong đó: - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền và được xác định theo sổ sách kế toán. * Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế thuế thu nhập cá nhân được xác định: • Theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Luật thuế TNCN năm 2007, trường hợp cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan Thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ TNCT để xác định TNCT phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. • Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì, cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh. • Theo hướng dẫn tại điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì, TNCN được xác định theo công thức: a.1) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì thu nhập chịu thuế xác định như sau: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định Trong đó: - Doanh thu khoán được xác định theo tài liệu kê khai của cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế của cơ quan thuế và ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường. - Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn điểm a.4, khoản 1, Điều này. a.2) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn. - Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn quyển, nếu trong quý doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài việc nộp thuế theo doanh thu khoán còn phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân đối với phần doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán. 3 - Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh. Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định như sau: Thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh = Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định Trong đó: - Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh được xác định theo hợp đồng và các chứng từ mua bán. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn tại điểm a.4, khoản 1, Điều này. Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn quyển có yêu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế của năm được xác định như sau: - Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm thấp hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu khoán. - Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm cao hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu trên hóa đơn. * Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, không hạch toán, xác định được chi phí. • Theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Luật thuế TNCN năm 2007 trường hợp cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan Thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tỷ lệ TNCTđể xác định TNCT phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. • Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu, không hạch toán được chi phí thì doanh thu tính thu nhập chịu thuế được xác định theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Thu nhập chịu thuế được xác định theo mức ấn định của cơ quan thuế. • Theo hướng dẫn tại điểm a.2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu không hạch toán được chi phí thì thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế Trong đó: - Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này. - Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn tại điểm a.4, khoản 1, Điều này. - Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh gồm: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán; tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp; tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm và thu nhập chịu thuế khác. 2.2. Xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. 4 Theo quy định tại khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 11 Luật Thuế TNCN năm 2007; khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP; khoản 2 điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì TNCT từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế, bao gồm: a) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật. b) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao. c) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. d) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản. e) Phụ cấp đặc thù ngành nghề. f) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. g) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. h) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: i) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). k) Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm. l) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ… Về thời điểm xác định TNCT từ tiền lương, tiền công theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật thuế TNCN năm 2007 quy định: thời điểm xác định TNCT từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC , thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế. Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm. 2.3. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn: Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật thuế TNCN, thì thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số thu nhập quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật thuế TNCN năm 2007 mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. Theo khoản 3 Điều 3 Luật thuế TNCN năm 2007 thì thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm các khoản tiền cho vay (không bao gồm lãi tiền gửi từ ngân hàng, tổ chức tín dụng, lãi từ trái phiếu chính phủ, công trái, tín phiếu kho bạc nhà nước); lợi tức cổ phần; thu nhập từ đầu tư vốn (bằng tiền và không bằng tiền) dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. 5 Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNCN do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: “3. Thu nhập từ đầu tư vốn Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức: a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này. b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần. c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. d) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn. đ) Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành, trừ thu nhập theo hướng dẫn tại tiết g.1 và g.3, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này. e) Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế. g) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.” Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật thuế TNCN năm 2007 quy định thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. 2.4, Đối với TNCT từ chuyển nhượng phần vốn góp Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 13 Luật thuế TNCN năm 2007 thì, TNCT từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì TNCT được xác định là giá bán chứng khoán. Thời điểm xác định TNCT từ chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật thuế TNCN năm 2007 là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật. Trong đó, thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành quy định tại khoản này là thời điểm các bên tham gia chuyển nhượng làm thủ 6 tục khai báo, chuyển quyền sở hữu với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp quản lý vốn góp. Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết 1 số điều của luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNCN do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: “4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác. b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.” 2.5. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản Theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007: “Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.” Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật thuế TNCN năm 2007 thì thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi xem xét về thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản chúng ta cần chú ý tới những trường hợp được miễn thuế ( được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007) - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau. ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Đối với cá nhân đã có nhà ở, đất ở mà có phát sinh thêm việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng này không được áp dụng quy định miễn thuế thu nhập cá nhân. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 7 2.6 Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng Theo quy định tại Điều 15 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 thì thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng, không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng. Bên cạnh đó, khoản 6, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có liệt kê các thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm: “a) Trúng thưởng xổ số; b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.” Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. 2.7. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Theo quy định tại điều 16 Luật thuế TNCN và Nghị định 100/2008/NĐ-CP thì thu nhập từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được bao gồm các khoản thu nhập: thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; thu nhập từ chuyển giao công nghệ, bí quyết kĩ thuật, kiến thức kĩ thuật, các giải pháp hợp lí hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. Cũng theo thông tư số 84/2008/TT-BTC thì: đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng của quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả bao gồm ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghệ, thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại…Đối tượng của chuyển giao công nghệ gồm chuyển giao các bí quyết kĩ thuật, chuyển giao kiến thức kĩ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật. Thời điểm xác nhận thu nhập chịu thuế từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. 2.8 Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại: Theo thông tư 84/2008/TT-BTC thì: nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả việc nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại. 8 Thời điểm xác nhận thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. 2.9. Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế là giá trị tài sản thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về tài sản thừa kế quy định tại điều 3 luật thuế TNCN, Ðiều 3 Nghị định số 100/2008/NÐ-CP của Chính phủ và mục II phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN đối với các loại tài sản sau đây: Nhận thừa kế là chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; Nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn góp trong các công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở của cá nhân; Nhận thừa kế là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền thuê đất, mặt nước; Nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô-tô, xe gắn máy, mô-tô, tàu thuyền, máy bay. Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cá nhân phải chịu thuế TNCN từ các tài sản nhận được từ thừa kế, những tài sản này thường có giá trị lớn, còn những tài sản có giá trị nhỏ hoặc không phải đăng kí quyền sở hữu thì không phải chịu thuế TNCN.Tuy nhiên đối với những khoản thu nhập từ nhận thừa kế giữa các đối tượng thân thích có quan hệ huyết thống và hôn nhân gia đình được pháp luật miễn thuế. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 2.10. Thu nhập chịu thuế từ nhận quà tặng Thu nhập chịu thuế từ nhận quà tặng được pháp luật quy định tương tự thu nhập chịu thuế từ thừa kế. Tài sản từ nhận quà tặng bao gồm: chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế Đối với thu nhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ KHI TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CHỊU THUẾ TNCN. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng khi xác định thu nhập chịu thuế khi tuân thủ pháp luật chịu thuế TNCN vẫn gặp phải những hạn chế, khó khăn nhất định. 1. Đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh 9 Luật thuế TNCN ra đời vào năm 2007 đã quy định thu nhập của cá nhân kinh doanh là thu nhập chịu thuế TNCN (Khoản 1 Điều 3). Tuy nhiên, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với cá nhân tại Điều 10 Luật thuế TNCN, Điều 9 Nghị định 100/2008/NĐ-CP mới chỉ liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế, ví dụ như chi phí quản lí, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, chi phí khấu hao, duy tu… mà chưa tính đến các chi phí liên quan đến đặc thù nghề nghiệp hay hoàn cảnh của cá nhân kinh doanh. Điều này là chưa hợp lí, bởi một điều kiện để nộp thuế TNCN là cá nhân phải có thu nhập, nhưng để có thu nhập thì họ phải có nơi ăn chốn ở ổn định, có sức khỏe tốt,… thế nhưng họ lại không được trừ chi phí khi ốm đau, bệnh tật phải chữa trị. Hay một số cá nhân làm việc trong các ngành nghề đặc thù như diễn viên, người mẫu, cầu thủ, vận động viên… thường xuyên phải bỏ ra chi phí rất lớn để đầu tư học tập, rèn luyện, bổ trợ cho việc làm nhưng lại không được coi là chi phí hợp lí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh. Ngoài ra, chế độ thu thuế đối với cá nhân hành nghề độc lập có giấy phép hay chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Có thể thấy rằng, hiện nay, số lượng cá nhân hành nghề độc lập là rất lớn và khoản thu từ thuế TNCNcủa đối tượng này cũng không hề nhỏ. Nhưng việc quy định một cách mơ hồ, chưa liệt kê đầy đủ những đối tượng là cá nhân hành nghề độc lập cũng như cơ sở tính thuế không rõ ràng cũng gây lúng túng cho cơ quan thuế khi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng này. Bên cạnh đó vẫn còn một bất cập đó là cá nhân kinh doanh làm ăn thua lỗ vẫn phải nộp thuế TNCN mà không có cơ chế cộng dồn lại để giảm bớt nghĩa vụ nộp thuế, điều này là trái ngược với quy định tại Điều 16 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Điều 6 Nghị định 124/2008. Như vậy, cùng là thuế xác định từ kinh doanh nhưng hai đối tượng khác nhau lại có nghĩa vụ nộp thuế không giống nhau, thể hiện sự không công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. => GIẢI PHÁP: Từ những hạn chế, bất cập trên, nhóm chúng em cho rằng nên bổ sung quy định về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh bao gồm chi phí chi trả khi ốm đau, chữa trị bệnh tật, chi phí học tập, rèn luyện, nâng cao chuyên môn đối với những đối tượng có ngành nghề đặc thù như vận động viên, diễn viên, ca sĩ… Cần quy định cụ thể, rõ ràng các đối tượng hành nghề độc lập gồm những đối tượng nào và quy định chi tiết căn cứ tính thuế đối với những đối tượng này. Ngoài ra cần bổ sung những quy định về chuyển lỗ trong cách tính thu nhập chịu thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh nếu kinh doanh thua lỗ trong kì tính thuế nhằm giảm bớt gánh nặng, tạo điều kinh doanh hiệu quả hơn. 2. Đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công Thực tế cho thấy số thuế thu được từ tiền lương, tiền công là không nhỏ và nguồn hình thành thu nhập từ tiền lương, tiền công hết sức đa dạng và phức tạp. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của các đối tượng là viên chức, công chức, cán bộ, các đối tượng làm việc trong các công ty, các đơn vị sự nghiệp công lập… thì cơ quan thuế có thể kiểm soát thhông qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập; nhưng đối với những hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, các đối tượng hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tượng diễn viên, người mẫu, ca sĩ, cầu thủ thì việc kiểm soát thu nhập từ tiền lương, tiền công của họ là rất khó khăn, khó có thể kiểm soát một cách đầy đủ và chính xác. Điều này dẫn đến tình trạng trốn thuế gây thấy thu cho ngân sách nhà nước. Thực tế cho thấy, việc trốn thuế trong giới nghệ sĩ là khá phổ biến, họ dùng rất nhiều “chiêu” để né thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân. Phổ biến nhất là chuyện ca sĩ lập công ty riêng để một người 10 khác trong êkip đứng tên làm chủ và rất nhiều trường hợp các sô diễn chỉ thỏa thuận miệng, sau đó “bầu” sô chi trả bằng tiền mặt cho nghệ sĩ và không có hóa đơn chứng từ. Khi cơ quan thuế muốn truy thu thuế thì chỉ căn cứ trên cơ sở khai báo của nghệ sỹ. Bởi vậy, không ai dám chắc số tiền truy thu có sát với con số thực trong thu nhập của họ [1]. Bên cạnh đó, khi quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, nhà làm luật đã không đề cập đến khoản phụ cấp, trợ cấp một lần đối với những đối tượng đã từng tham gia kháng chiến, đối tượng là thanh niên xung phong, làm nhiệm vụ quốc tế, hoặc phụ cấp, trợ cấp của đối tượng chuyển nơi làm việc đến vùng sâu vùng xa, những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn… Đây là một sự bất hợp lí bởi hiện nay, đối với những người tham gia kháng chiến cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa, tiền phụ cấp, trợ cấp một lần mà họ nhận được là không lớn, nếu khoản phụ cấp, trợ cấp này cũng được tính vào thu nhập từ tiền công, tiền lương sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho đối tượng này. Bên cạnh đó, phụ cấp với các đối tượng như giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế là khoản tiền nhằm thu hút người lao động đến làm việc tại các vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Nếu như khoản phụ cấp này cũng được tính là thu nhập chịu thuế thì chưa thực sự phù hợp, chưa đảm bảo công bằng và khó có thể khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động đến với những vùng khó khăn. => GIẢI PHÁP: Để tránh tình trạng gian lận, trốn thuế TNCN của đối tượng là ca sĩ, diễn viên… cần nâng cao trình độ quản lí, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu từ tiền công mà các đối tượng này nhận được, thực hiện nghiêm túc việc truy thu thuế với những đối tượng cố tình có hành vi trốn thuế. Ngoài ra, để đảm bảo công bằng xã hội, cần có cơ chế khuyến khích, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người công tác tại khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn bằng các quy của pháp luật, mà cụ thể là không tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công khoản trợ cấp đối với họ. 3. Đối với thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn Theo quy định của Luật thuế TNDN, Doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng nộp thuế thu thập nhập doanh nghiệp (TNDN) và Công văn số 11971/BTC-TCT ngày 26/8/2009 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và thuộc đối tượng nộp thuế TNDN. Vì vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN. Tuy nhiên, mặc dù cũng có cơ chế pháp lí gần giống với chủ doanh nghiệp tư nhân nhưng thành viên công ty hợp danh vẫn phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ lợi tức do hoạt động kinh doanh của công ty mang lại. Luật Thuế TNCN 2007 không quy định rõ thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn của thành viên hợp danh có phải chịu thuế hay không mà chỉ khẳng định các khoản thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn bao gồm (i) tiền lãi cho vay; (ii) lợi tức cổ phần; và (iii) thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN cho rằng, lợi tức do góp vốn vào công ty hợp danh được coi là thu nhập chịu thuế. Như vậy, thành viên hợp danh vẫn phải nộp thuế TNCN đồng thời với việc công ty nộp thuế TNDN. Xét về mặt lý thuyết, quy định này không thể hiện đúng bản chất pháp lý của công ty hợp danh, dẫn đến tình trạng đánh thuế trùng trên một khoản thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh. 11 [1] Bài viết: Siết thuế thu nhập cá nhân của nghệ sỹ: có khả thi? - Baomoi.com Xét về mặt thực tiễn, thành viên hợp danh phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty vừa phải nộp TTNCN, trong khi khoản thu nhập ấy đã chịu TTNDN. Với quy định này, rõ ràng trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, các thành viên hợp danh buộc phải cân nhắc lại loại hình công ty và địa vị pháp lý của mình trong công ty để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nhìn về khía cạnh pháp lý và kỹ thuật lập pháp, việc sửa đổi văn bản dưới luật dễ dàng hơn văn bản luật, vì vậy, Luật TTNCN đã để ngỏ vấn đề này thì nên chăng, cần xem xét lại quy định của Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính cho phù hợp hơn[1]. 4. Đối với thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn Theo quy định của Luật thuế TNCN 2007, thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. Trong đó, thu nhập từ chứng khoán nói chung cũng như thu nhập do sở hữu chứng khoán và thu nhập do chuyển nhượng chứng khoán nói riêng hiện nay đều được đưa vào diện thu nhập chịu thuế TNCN. Quy định này nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Đặc thù của lĩnh vực kinh doanh chứng khoán đó là đây là một thị trường nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố khác nhau như chính sách kinh tế của nhà nước, khủng hoảng kinh tế, tình hình an ninh – chính trị… Theo quy định tại Nghị định 100/2008/NĐ-CP, Thông tư 62/2009/TT-BTC, cá nhân chuyển nhượng chứng khoán được áp dụng thuế suất thuế TNCN 20% phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quan thuế trước ngày 31/12 của năm trước. Trong năm, các giao dịch chuyển nhượng được công ty chứng khoán tạm khấu trừ thuế 0,1% giá trị chuyển nhượng và đến hết năm, cá nhân quyết toán toàn bộ hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán, nếu không có thu nhập, thì không phải nộp thuế, được hoàn lại số thuế đã tạm khấu trừ. Cá nhân không đăng ký phương pháp nộp thuế 20% trên thu nhập, thì khoản thuế bị khấu trừ, tạm nộp 0,1% là xong và không phải quyết toán lại. Những quy định trên dẫn đến không ít nhà đầu tư cá nhân tính sổ cả năm, thì không có lãi, thậm chí lỗ, nhưng vẫn phải nộp thuế 0,1% [2]. Do vậy, để bảo đảm nguyên tắc của thuế TNCN là chỉ thu thuế khi cá nhân có thu nhập chịu thuế, một mặt, vẫn giữ nguyên 2 phương pháp tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; mặt khác, không nên yêu cầu nhà đầu tư phải đăng ký phương pháp nộp thuế từ năm trước, mà cho phép họ lựa chọn tự khai, tự tính thuế trong dịp quyết toán thuế khi hết năm. Nhà đầu tư thấy phương pháp nào có lợi hơn thì thực hiện, như vậy tạo ra sự chủ động cho nhà đầu tư, tránh những rủi ro khi đầu tư không có lãi. Ngoài ra, Thông tư 62/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC quy định: “đối với chứng khoán chủ yếu là giá trị chuyển nhượng chứng khoán làm căn cứ để khấu trừ thuế được tính theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá trị chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán 12 [1] Bài viết: Luật Thuế thu nhập cá nhân với vấn đề đánh thuế trùng và bỏ lọt thuế Tholaw.vn [2] Bài viết: Vẫn phải nộp thuế TNCN khi bán chứng khoán – Báo đầu tư. không ghi giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhượng phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai…”. Theo quy định này, giá trị chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo hợp đồng hoặc do cá nhân tự khai. Nếu xác định giá theo hợp đồng thì chỉ có thể dễ dàng xác định đối với chứng khoán được giao dịch trên thị trường tập trung, còn đối với chứng khoán giao dịch trên thị trường phi tập trung thì rất khó xác định giá mua, giá bán của chứng khoán. Mặt khác, việc để cho cá nhân tự khai giá trị chuyển nhượng chứng khoán cũng tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng kẽ hở để lách luật, trốn thuế bằng cách kê khai giá chuyển nhượng không chính xác, thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng thực tế. Do vậy, cần nâng cao khả năng kiểm soát giao dịch chứng khoán trên thị trường phi tập trung và hướng tới siết chặt công tác quản lí, kiểm chứng tính minh bạch khi cá nhân tự kê khai giá trị chuyển nhượng chứng khoán. Ngoài ra, một hạn chế nữa khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn đầu tư là khi thực hiện ủy thác đầu tư, nếu các nhà đầu tư không tiến hành ủy thác nữa mà muốn nhận lại cổ phiếu của mình thì vẫn bị khấu trừ thuế. Quy định này là không phù hợp vì về bản chất, ở đây không có giao dịch nào diễn ra cả mà chỉ là nhà đầu tư nhận lại chứng khoán của mình, do đó, không nên quy định đánh thuế TNCN với việc cá nhân từ bỏ ủy thác mua bán chứng khoán. 5. Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản Theo quy định tại điều 5 Luật thuế TNCN 2007 thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản là thu nhập chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, quy định về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản chưa bao quát được các trường hợp uỷ quyền chuyển nhượng nhà, đất mà người uỷ quyền có đầy đủ các quyền về nhà, đất, trường hợp đổi nhà, đổi đất có phát sinh thu nhập nên thiếu cơ sở để thu thuế. Do vậy, để đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, phản ánh đúng bản chất kinh tế của khoản thu và cơ sở pháp lý trong thực hiện thì nên quy định thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm cả khoản thu nhập từ việc uỷ quyền quản lý bất động sản mà người được uỷ quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm bao quát được thực tế phát sinh, đồng thời quy định rõ trường hợp chuyển nhượng bất động sản dưới hình thức uỷ quyền mà người được uỷ quyền có cả quyền cho, tặng, chuyển nhượng bất động sản... có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế TNCN. Bên cạnh đó, Luật Thuế TNCN 2007 và Thông tư 84/2008/TT-BTC cũng quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế; đồng thời người chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực về kê khai của mình. Thực tế cho thấy, nhiều hợp đồng mua, bán nhà đất hiện vẫn tồn tại theo hình thức viết tay giữa các cá nhân, nên không đủ căn cứ pháp lý để tính thuế. Bởi theo quy định, việc xác định căn cứ tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS chỉ xảy ra khi hoạt động chuyển nhượng đã được cơ quan nhà nước chứng thực. Điều này khiến các cơ quan chức năng ở địa phương, nơi cá nhân mua bán BĐS cư trú, khó xác định người chuyển nhượng hiện có bao nhiêu BĐS và đâu là BĐS duy nhất. Theo ông Nguyễn Huy Trường, Trưởng ban Quản lý thuế TNCN (Tổng cục Thuế), khó khăn hiện 13 nay xuất phát từ việc hệ thống đăng ký đất đai của chúng ta chưa kiểm soát được một người hiện có bao nhiêu BĐS. Vì vậy, cơ quan thuế chưa xác định được những trường hợp có hai BĐS trở lên có chuyển nhượng nhà đất mà trốn thuế. Một khó khăn nữa là nếu một người có nhiều BĐS ở các địa phương khác nhau, việc kê khai trốn thuế hoàn toàn có thể xảy ra [1] .Thậm chí khi để cá nhân tự khai còn xảy ra tình trạng hạ giá chuyển nhượng. Vì lợi ích của cả người mua và người bán (bên bán được nộp thuế TNCN ít hơn, bên mua nộp lệ phí trước bạ thấp hơn), nên họ thường thỏa thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế. Và để được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên hợp đồng mức giá ngang bằng hoặc cao hơn chút đỉnh so với giá UBND tỉnh, TP quy định. Như thế sẽ được nộp thuế thấp hơn số thực tế phải nộp. Kết quả là, cả đôi bên mua bán đất cùng có lợi, chỉ riêng Nhà nước chịu thất thu thuế. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, cần đẩy mạnh hơn nữa trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát thông tin quản lí cá nhân có hoạt động chuyển nhượng bất động sản, xây dựng biểu giá bất động sản bám sát thực tiễn thị trường bất động sản hơn, xử lí mạnh tay với những đối tượng cố tình kê khai sai thực tế để trốn nghĩa vụ nộp thuế TNCN cho nhà nước. 6. Đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng Luật thuế TNCN 2007 quy định cá nhân phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán, là phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, là bất động sản và các tài sản khác phải đăng kí sở hữu hoặc đăng kí sử dụng. Tuy nhiên, Luật mới chỉ đề cập đến việc tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng có giá trị lớn mà chưa tính đến những thu nhập có giá trị nhỏ hơn như tiền mặt, giấy tờ có giá, các tài sản không cần đăng kí sử dụng hoặc đăng kí sở hữu. Ở các nước trên thế giới thì khoản thu nhập này bị đánh thuế, thậm chí là đánh thuế cao nhằm kiểm soát dòng dịch chuyển tài sản trong xã hội và khuyến khích cá nhân tự tạo ra thu nhập cho mình, đảm bảo công bằng xã hội. Do vậy, cần bổ sung thêm quy định xác định thu nhập từ thừa kế, quà tặng là tiền, giấy tờ có giá… là thu nhập chịu thuế TNCN. Bên cạnh đó, theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC, thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam. Đây là một quy định chưa thực sự hợp lí bởi nó tạo điều kiện cho cá nhân lách luật bằng cách xé nhỏ thu nhập để tránh thuế. Vì vậy, cần có quy định đánh thuế đối với tất cả các thu nhập phát sinh từ thừa kế, quà tặng nhằm tránh tình trạng này. Ngoài ra, Điều 4 Luật thuế TNCN 2007 quy định miễn thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng giữa các đối tượng có quan hệ huyết thống, hôn nhân. Lợi dụng quy định này, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn thuế. Ví dụ như anh A là anh rể của anh B, tặng quà là chứng khoán có giá trị trên 10 triệu cho anh B thì sẽ phát sinh thuế TNCN. Nhưng nếu họ đi đường vòng bằng cách anh A tặng chứng khoán cho chị C (vợ anh A, chị gái anh B), sau đó chị C tặng lại cho anh B thì cả hai lần tặng quà này đều là đối tượng được miễn thuế TNCN. Do đó, để hạn chế, khắc phục tình trạng trốn thuế bằng cách này thì cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng, tránh thất thu cho NSNN. [1] Bài viết: Tính thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản: Còn nhiều lỗ hổng – sanbatdongsan.net.vn 14 KẾT LUẬN Có thể nói, qua những phân tích trên, ta có thể thấy rằng pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đã có những quy định khá đầy đủ về các khoản thu nhập chịu thuế qua các điều khoản được ghi nhận trong Luật thuế thu nhập cá nhân cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan. Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định của pháp luật về chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân, chúng ta đã gặp phải không ít vướng mắc, khó khăn. Vì vậy, với những nhận xét về thực trạng, hạn chế trong 6 tháng đầu năm 2013 cùng với việc đưa ra các giải pháp khắc phục, nhóm chúng em mong muốn những ý kiến đó sẽ phần nào khắc phục được hạn chế trong quy định của pháp luật về vấn đề này, giúp cho hệ thống pháp luật thuế ngày càng hoàn thiện hơn, từ đó có thể phát huy tối đa vai trò của nó trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay. 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Giáo trình “Luật thuế Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp 2, Luật thuế TNCN năm 2007 3, Trang web: Luatthuethunhapcanhan.com 4, Các văn bản có liên quan:  Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của chính phủ  Nghị định số 100/2008/NÐ-CP của Chính phu quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân  Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN  Công văn số 11971/BTC-TCT ngày 26/8/2009 của Bộ Tài chính  Thông tư 62/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC 5, Bài viết: “Siết thuế thu nhập cá nhân của nghệ sỹ: có khả thi?” – tác giả Dạ Minh (http://www.baomoi.com/Siet-thue-thu-nhap-ca-nhan-cua-nghe-sy-co-khathi/71/11576652.epi) 6, Bài viết: “Luật Thuế thu nhập cá nhân với vấn đề đánh thuế trùng và bỏ lọt thuế” - ThS Đào Ngọc Báu (http://tholaw.vn/goc-tholaw/nghien-cuu-trao-doi/503-luat-thue-thu-nhap-ca-nhanvoi-van-de-danh-thue-trung-va-bo-lot-thue) 7, Bài viết: “Tính thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản: Còn nhiều lỗ hổng” – Theo hanoimoi (http://www.sanbatdongsan.net.vn/PortletBlank.aspx/9087671744854EC3A5CED320310 59DF7/View/TintucSukien/Tinh_thue_TNCN_tu_chuyen_nhuong_bat_dong_san_Con_nhieu_lo_hong/? print=1025746669) 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan