Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 2.đề thi học kì 1 lớp 11 năm học 2016

.DOC
4
210
114

Mô tả:

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016-2017 Môn thi: NGỮ VĂN 11 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Xã hội cứ phải “sốc” vì cái chết của mấy cô cậu trẻ tuổi với slogan (khẩu hiệu) “Việt Nam nói là làm !”. Nhưng họ đã nói và làm cái gì ? Đó là những status (dòng trạng thái trên Facebook) nói rằng nếu được nhiều người like (thích, đồng tình) thì sẽ nhảy xuống sông, sẽ mang xăng đốt trường, thậm chí sẽ tự tử ! Sau khi treo status “câu like” chưa đến một ngày thì các Facebooker (người dùng Facebook) này đã nhận được hàng chục ngàn like, vượt xa “chỉ tiêu” đề ra. Lời nói không thể gió bay vì đã bị cư dân mạng buộc chặt bằng hàng ngàn comments (ý kiến), hàng trăm share (chia sẻ) khích bác, xúi giục, đe nẹt, chửi bới mà phần lớn đến từ những người trẻ. Không khác được, chủ nhân “status ngàn like” đã phải làm đúng như đã nói, dù chỉ là nói trên Facebook ! Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy ! (Dẫn theo Nguyễn Thị Hậu, Những cái chết trẻ, Vietnamnet.vn) Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì ? (0,5 điểm) Câu 2. Theo anh/chị, ở đoạn trích trên, người viết có nên bỏ dấu ngoặc đơn và các từ trong dấu ngoặc đơn không ? Vì sao ? (1,0 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu gì về thái độ của người viết qua câu văn: “Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy !” ? (0,5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) bày tỏ quan điểm của mình về hiện tượng được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (6,0 điểm) Tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). ----------Hết---------ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Môn thi: NGỮ VĂN 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 2,0 1 Phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc phong cách ngôn ngữ 0,5 chính luận) 2 - Không nên 0,25 - Vì đó là những yếu tố ngữ pháp và từ vựng dùng để giải 0,75 thích ý nghĩa cho từ nước ngoài 3 II 1 2 Thái độ: thất vọng, lo ngại, chê trách, phê phán… 0,5 (Thí sinh có thể có những từ diễn đạt khác, miễn là cảm nhận được thái độ đúng đắn của người viết) LÀM VĂN 8,0 Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) bày tỏ 2,0 quan điểm của mình về hiện tượng được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu. - Nhận thức được hiện tượng được nêu trong đoạn trích: 0,5 Tình trạng nghiện mạng xã hội đã phát triển theo hướng dị dạng trong một bộ phận giới trẻ. (Cụ thể: nghiện những câu chuyện khác người, hành động khác người và sẵn sàng bấm nút like, share cho ai đó đề xướng một hành động kỳ lạ. Điều này khiến cho người khởi xướng, ban đầu chỉ là đùa cho vui, sau bị thúc đẩy làm những hành động sai trái). - Bày tỏ được quan điểm riêng đúng đắn, tích cực, thuyết phục về hiện tượng được nêu. Tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn b. Xác định đúng luận đề c. Triển khai luận đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu luận đề. * Tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên Lưu ý: Thí sinh có thể lựa chọn kiểu bài phân tích/ cảm nhận/ phát biểu cảm nghĩ…, song về cơ bản cần đảm bảo các nội dung sau: - Trình bày được hoàn cảnh hai chị em Liên chờ tàu 1,5 6,0 0,5 0,25 0,5 0,25 - Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên: + Khi tàu chưa đến: đầy háo hức, mong chờ (tiếng reo giục giã hối thúc của Liên đối với An; cảm nhận và phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của đoàn tàu…) + Khi tàu đến: cảm nhận đoàn tàu trong không khí trang trọng (dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua…); tâm trí choáng ngợp, say mê (đoàn tàu qua phố huyện chỉ trong khoảnh khắc nhưng được nhà văn miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từ điểm nhìn của hai chị em Liên); lưu luyến, tiếc nuối khi đoàn tàu rời xa phố huyện (còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng…) + Khi tàu đã đi qua: Đầy xúc động (cầm tay em không đáp trước những chia sẻ của An, vỗ vai em, ngồi xuống chõng); thoáng buồn, thất vọng (Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi , thưa vắng người và hình như kém sáng hơn); mơ tưởng, hoài niệm về Hà Nội; buồn thương, chán chường trước cuộc sống hiện tại (Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ -> ám ảnh của sự nghèo khổ, tối tăm, tàn lụi nơi phố huyện) * Đánh giá: - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật: + Kết cấu tâm lí: Mạch truyện phát triển theo dòng cảm xúc nhân vật. Nhà văn tập trung đi sâu miêu tả những cảm xúc tinh tế trong tâm hồn nhân vật, góp phần tạo nên chất trữ tình/ chất thơ cho tác phẩm + Diễn biến tâm lí nhân vật Liên với nhiều sắc thái, xúc cảm đan xen nhau được miêu tả bằng nhiều hình thức: tả cảnh ngụ tình, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ nửa trực tiếp… + Ngôn ngữ miêu tả: trong sáng, giàu sức biểu cảm, giàu giá trị tạo hình, giàu nhạc tính. +… - Ý nghĩa: + Nhân vật Liên: Nỗi buồn chán trước cuộc sống thực tại; tâm hồn giàu khát vọng: mơ ước đổi thay, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn… + Tác giả: buồn thương chân thành với cuộc sống nghèo khó, mỏi mòn; trìu mến nâng niu những xúc cảm đẹp đẽ, nên thơ của Liên; đồng cảm, chia sẻ, nâng đỡ khát vọng, mơ ước đổi thay của nhân vật… + Người đọc: Tình cảm dành cho nhân vật Liên; bài học nhân sinh qua thông điệp nghệ thuật của nhà văn d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc về vấn đề nghị luận e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 3,0 1,0 0,25 0,25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88