Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 2. đề cương tốt nghiêp...

Tài liệu 2. đề cương tốt nghiêp

.DOCX
12
275
61

Mô tả:

DE CƯƠNG TÓT NGHIÊP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM CỦA DỊCH CHIẾT LÁ ỔI ĐỐI VỚI CHỦNG ASPERGILLUS Sinh viên thực hiện: Phan Thị Lan Hương Lớp: CNTP47A Thời gian thực hiện: Địa điểm thực hiện: PTN Khoa cơ khí – công nghệ Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Văn Quốc Bảo Bộ môn: Cơ sở Công Nghệ - Bảo quản chế biến Năm 2017 MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ PHÂN 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CÂY ỔI 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. 2.1.4. 2.1.5. 2.1.6. Danh Pháp và phân loại khoa học Nguồn gốc, phân bố Đặc điểm, phân loại Thành phần hóa học trong lá ổi Tác dụng của lá ổi Một số nghiên cứu về dịch chiết lá ổi ở trong và thế giới 2.1.6.1. Một số nghiên cứu về dịch chiết là ổi ở trong nước 2.1.6.2. Một số nghiên cứu về dịch chiết lá ổi ở thế giới 2.1.7. 2.2 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.4. 2.2.5. 2.2.6. 2.2.7. Giới thiệu về loại ổi ở Huế TỔNG QUAN VỀ ASPERGILLUS Đặc tính chung của chủng Aspergillus Cấu tạo hình thái của Aspergillus Một số loại chủng Aspergilus Phân lập chủng Aspergillus Ứng dụng của Aspergillus Tác hại của Aspergillus Một số hướng nghiên cứu về chủng Aspergillus trong nước và thế giới PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.4.1. 3.4.2. Đối tượng nghiên cứu Dụng cụ và thiết bị Hóa chất sử dụng Nội dung và phương pháp nghiên cứu Phương pháp chiết dịch lá ổi Khảo sát khả năng kháng nấm từ dịch chiết của lá ổi PHẦN 4: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 4.1. Thu được dịch chiết lá ổi 4.2. Dịch chiết lá ổi có khả năng kháng nấm PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 5.1. Kết luận 5.2. Kiến nghị PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. Đa dạng về cây trồng từ cây ăn quả đến cây lương thực. Ngày này nước ta đang đẩy mạnh trồng các loại cây ăn quả, việc tận dụng các sản phẩm phụ từ những loại cây này sẽ giúp nâng cao giá trị kinh tế hơn. Ổi có tên thực vật là psidium guajava, thuộc họ Myrtaceae( myrtle family),cây ổi có nguồn gốc ở Miềm Nam Mexico hoặc vùng nhiệt đới Trung Mỹ. Ổi là một loại cây ăn quả dễ trông nên được trồng rộng rãi khắp cả nước ta với nhiều loại giống cây khác nhau như: Ổi Găng, ổi Đào,... Người ta chỉ đang tập trung khai thác quả mà chưa có nghiên cứu hay ưng dụng nào cho lá. Trong khi đó theo một số nghiên cứu thì lá ổi có 10% tanin cùng các thành phần tương tự và 0,3% tinh dầu( chủ yếu là caryophyllene , β - bisabolene, ngoài ra còn có aromadendrene, eugenol và Sel-11-en – 4a-ol) và cũng có thể chứa tecpen( acid oleanolic, acid ursolic) vỏ cây chứa 25-30% tanin. Những thành phần này có khả năng kháng nấm cao. Bên cạnh đó, nước ta có điều kiện khí hậu nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao thuận lợi cho các loại bệnh hại phát triển. Đặc biệt là các loại bệnh hại liên quan tới nấm. Chủng nấm mốc Aspergillus là một trong những chi có tên lâu đời, Năm 1926 Aspergillus đã trở thành một trong những nhóm nấm mốc nối tiếng và được nghiên cứu nhiều nhất. Nó là loại nấm mốc sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện không có ánh sáng, môi trường acid. Nó là chủng cho nhiêu loại enzyme tốt β - amylase, protease,... Tuy nhiên với một số loại như: α - amylase, Aspergillus cũng gây hại cho thực vật và gây bệnh cho người nếu ăn phải. Aspergillus flavus là một tác nhân gây bệnh cho người. Aspergillus niger là nguyên nhân gây ra bệnh mốc đen cho một số loại trái cây, hoa quả như nho, hành tây,... Để ức chế hoạt động của nó có nhiều phương pháp đã được áp dụng nhưng khá tôn kém và sử dụng chất hóa học sẽ có lượng tồn dư trong sản phẩm ảnh hướng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy việc nghiên cứu theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch đang là một hướng đi tích cực. Hạn chế sử dụng các chất hóa học thay vào đó sử dụng các chất kháng khuẩn, nấm từ thực vật. Hiện này, có nhiều nghiên cứu cho thầy dịch chiết của các loại lá như: Lá tía tố, là ổi, lá lốt đều có khả năng kháng khuẩn. Xuất phát từ những lý do trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết lá ổi đối với chủng Aspergillus” 1.1. Mục đích của đề tài Tách được dịch chiết lá ổi, bước đầu nghiên cứu khá năng kháng nấm của dịch chiết lá ổi PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY ỔI. 2.2.1. Danh pháp và phân loại khoa học Cây ổi có tên khoa học là psidium guajavaL, tên đồng nghĩa là psidium guajavaL. Var. Pyriferum L. Tên nước ngoài common guava( Anh), goyavier( Pháp). Thuộc họ sim( Myrtaceae) chi psidium, loài guajava 2.2.2. Nguồn gốc, phân bố. Ổi có tên thực vật là psidium guajava, thuộc họ Myrtaceae( myrtle family),cây ổi có nguồn gốc ở Miềm Nam Mexico hoặc vùng nhiệt đới Trung Mỹ. Đó là những vùng đất có khí hậu nhiệt đới phù hợp, cây ổi được trồng nhiều ở tất cả các vùng nhiệt đới ở Mỹ và ở Tây Ẩn. Tại Việt Nam với khí hậu nhiệt đới nống ẩm mưa nhiêu rất phù hợp để trồng ổi, loại cây này được trồng trên khắp cả nước. 2.2.3. Đặc điểm, phân loại. 2.1.6.1. Đặc điểm. Cây ổi nhỏ hơn cây vải, nhãn thân cây cao nhất 10m, đường kính thân tôi đa 30cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn màu xám, hơi xanh. Cành non bốn cạnh, khi gia mới tròn dần, là đối xứng. Hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm hai,ba bông hoa, ít khi ở đầu cành mà thường mọc ở nách lá. Hoa coa năm cánh màu trăng, màu trắng, có nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ và phôi rất nhiều. Ngoại hoa thụ phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn. Quả to từ 4-5g đến 500-700g gần tròn , dài thuôn hoặc hình chữ lê. Hạt nhiều, trộn giữa một khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ và vàng. Từ khi thụ phận đến khi chín trải qua 100 ngày. 2.1.6.2. Phân loại Có rất nhiều giống ổi khác nhau như: ổi Trâu, ổi Bo, ổi Xá lị, ổi Mỡ, ổi Găng, Ổi Đào, ổi Nghệ. 2.2.4. Thành phần hóa học của lá ổi Trong lá ổi có 10% tanin cùng các thành phần tương tự và 0,3% tinh dầu( chủ yếu là caryophyllene , β - bisabolene, ngoài ra còn có aromadendrene, eugenol và Sel-11-en – 4a-ol) và cũng có thể chứa tecpen( acid oleanolic, acid ursolic) vỏ cây chứa 25-30% tanin. 2.2.5. Tác dụng của lá ổi Ổi là trái cây rất phổ biến ở Việt Nam nhưng thường mọi người chỉ ăn trái, vặt bỏ các lá thừa nếu có. Tuy nhiên, lá ổi lại chứa rất nhiều công dụng có ích cho sức khỏe một số tác dụng của lá ổi như: Ngăn ngừa tiểu đường, điều trị đau răng, viêm họng và bệnh nướu răng, điều trị dị ửng, điều trị mụn trứng cá và các vết thâm và có khả năng giảm thiếu vấn đề tiêu chảy. 2.2.6. Một số nghiên cứu về lá ổi ở trong và thế giới 2.1.6.1. Một số nghiên cứu về là ổi ở trên thế giới Trên thế giới có khá nhiều các công trình nghiên cứu về ửng dụng, thành phần của lá ổi. Năm 2011 theo Joseph và Priya nhìn chung trong dịch chiết rừ lá ổi có chứa các hợp chất tanin, các polyphenol, flavonoid, saponin, các steroid và các terpenoid, triterpenoid pentacyclic và các hợp chất khác có khả năng hạ đường huyết và hạ huyết áp. Theo Deuchi và MiYazaki (2010) các hợp chất chiết xuất từ lá ổi được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường ở Đông Á và các nước khác. Năm 2011 Joseph và Priya đã khảo sát tính kháng khuẩn và kháng nấm bằng cách sử dụng kỹ thuật khuếch tán thạch đối với Staphylococcus aureus, Escherichia coli và nấm candida. 2.1.6.2. Một số nghiên cứu về lá ổi ở trong nước Năm 2008 Đổ Huy BÍch đã có một số ửng dụn lá ổi vào việc điều trị trong y học dân tộc. Năm 2012 Đái Thị Xuân Trang Cà ctv đã kháo sát hoạt động kháng lại sự tăng đường huyết sau bữa ăn in vivo và in vitro của cao lá ổi. 2.2 TỔNG QUAN VỀ ASPERGILLUS 2.2.1. Đặc tính chung của nấm Aspergillus Họ nấm Aspergillus có thể lên đến 200 loài, trong đó có khoảng 20 loài gây hại cho con người. Aspergillus thuộc nhóm vi nấm, không có chất diệp lục do vậy chúng không thể tổng hợp được các chất dinh dưỡng cho bản thân mà phải lấy từ các chất hữu cơ có sẵn trong môi trường để sinh trưởng và phát triển. 2.2.2. Đặc điểm, cấu tạo hình thái của Aspergillus Sợi nấm là một ống ống hình trụ dài, có vách ngăn ngang. Các sợi nấm vừa phát triển theo chiều dài vừa phân nhánh và vưa tạo ra vách ngăn. Các nhánh lại tiếp tục phân nhánh liên tiếp. Toàn bộ sợi nấm và các nhánh phát triển từ một tế bào nấm mốc trên môi trường nuôi cấy hoặc trong một số cơ chất tự nhiên gọi là hệ sợi nấm. [ Bùi Xuân Đồng, 2004] Nấm Aspergillus sinh sản bằng bào tử đính đây là hình thức sinh sản vô tính và bào tử nấm là cơ quan sinh sản chứ không phải dạng tồn tại bảo vệ như các vi khuẩn. Bào từ đính phát triển từ thành tế bào rất dày bên trong hệ sợi nấm gọi là tế bào chân đế. Nó tạo thành sợi cuống dài và kết thúc tạo ra một cấu trúc phồng hình củ hành gọi là bọng( túi). Xung quanh bọng có một hặc hai bộ cuống để đính bào tử được gọi là cuống đính bào tử hay thể bình. Từ bộ cuống đính bao tử ngoài cùng, bào tử được sinh ra gọi là bào tử đính. Không có một giống nấm sợi nào khác ngoài giống nấm Aspergillus có hệ bào tử đính tương tự.[ Nguyễn Đức Lượng et al, 2003] 2.2.3. Một số loại nấm Aspergilus Có một số loại Aspergillus như: Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, Aspergillus niger, Aspergillus fumigatus 2.2.4. Phân lập Aspergillus Có thể phân lập nấm Aspergillus trên lạc, gạo, ngô, sẵn, đậu tương 2.2.5. Ứng dụng của Aspergillus Nấm Aspergillus được sử dụng để điều chế ra một số loại enzyme có lợi cho sản xuất công nghiệp như enzyme protease từ nấm Aspergillus oryzae. 2.2.6. Tác hại của Aspergillus Nấm Aspergillus flavus là loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin trong ngô, lạc có thể gây ung thư gan cho người. Nêu bị ngộ độc vớ liều lượng cao sẽ gây chết người. 2.2.7. Một số hướng nghiên cứu về nấm Aspergillus trong nước và thế giới PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu  Thu nhận dịch chiết từ lá ổi  Chủng nấm aspergillus được phân lập tại phòng thí nghiệm Khoa Cơ Khí Công Nghệ  Phạm vi nghiên cứu: Phòng thí nghiệm trường Đại Học Nông Lâm Huế. 3.2. Dụng cụ và thiết bị  Điã peptri, nồi thanh trùng, que cấy mốc, đèn cồn, muỗng,  Cốc thủy tinh (100ml, 250ml, 500ml), đũa thủy tinh, pipet, muỗng, ống bóp cao su.  Tú ủ, tú sấy, kính hiến vi. 3.3. Hóa chất. Cồn 70o, cồn 90o, nước cất, Aga-Aga, đường glucose, NaOH 1N, HCL 1N. Môi trường PGA. 3.4. Phương pháp nghiên cứu  Nuôi cấy chủng nấm Aspergillus trên môi trường PDA.  Thực hiện tiêu bản nấm mốc quan sát trên kinh hiến vi.  Chiết dịch lá ổi.  Thực hiện phương pháp khuếch tán kháo sát khả năng kháng nấm của dịch chiết lá ổi. 3.4.1. Phương pháp chiết dịch lá ổi Nguyên liệu Xử lý sơ bộ Dung môi Trích ly Tách bã Tách dung môi Dịch chiết Bảo quản 4oC Hình 2.1. Sơ đồ chiết dịch lá ổi 3.4.2. Phương pháp xác định khả năng kháng nấm - Sử dụng phương pháp khuếch tán - Dịch chiết được pha loãng về các nồng độ 10%, 20%, 40% và 100%, sử dụng là H2O2 làm mẫu đối chứng dương do H2O2 có khả năng diệt nấm mạnh. PHẦN 4: KẾT QUẢ DỰ KIẾN - Chiết được dịch chiết lá ổi - Khả năng kháng nấm chủng Aspergillus từ dịch chiết lá ổi PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Nội dung Thời gian công việc Đọc tài liệu, viết đề 10/2017 - 11/2017 cương Tháng 11/2017 Chuẩn bị hóa chất và các dụng cụ cần thiết Địa điểm Phân lập và định 29/11/2017đến 15/12/2017 danh nấm Thu nhận dịch chiết 10/12/2017đến 15/12/2017 từ lá ổi Khảo sát khả năng 15/12/ 2017 đến 30/12/2017 kháng nấm của dịch chiết Xử lý số liệu, viết luận văn sơ bộ thông qua giáo viên hướng dẫn Hoàn thiện khóa luận Nộp và bảo vệ khóa luận chính thức Sinh viên thực hiện (ký ghi rõ họ tên) Tại phòng Thí nghiệm khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại Học Nong Lâm Tại phòng Thí nghiệm khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại Học Nong Lâm Tại phòng Thí nghiệm khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại Học Nong Lâm Tại phòng Thí nghiệm khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại Học Nong Lâm Tháng 1/2018 2/2018 3/2018 Tại khoa Cơ Khí - Công Nghệ Tại trường đại học Nông Lâm Huế Ngày 13 tháng 11 năm 2017 Xác Nhận của Giáo viên hướng dẫn (ký ghi rõ họ tên) Phan Thị Lan Hương TS. Võ Văn Quốc Bảo Xác nhận khoa Cơ Khí- công Nghệ Trưởng bộ môn CNTP (ký ghi rõ họ tên)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng