Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ [123doc] phan tich cac chi tieu tai chinh trong chan nuoi heo thit o tinh hau ...

Tài liệu [123doc] phan tich cac chi tieu tai chinh trong chan nuoi heo thit o tinh hau giang

.DOCX
87
248
76

Mô tả:

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT Ở TỈNH HẬU GIANG 1 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu...........................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung...................................................................2 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể...................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................2 1.3.1 Phạm vi về không gian..........................................................................2 1.3.2 Phạm vi về thời gian..............................................................................3 1.3.3 Phạm vi nội dung...................................................................................3 1.4 Lược khảo tài liệu..................................................................................3 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............11 2.1 Cơ sở lí luận.........................................................................................11 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản.....................................................................11 2.1.2 Một số khái niệm hiệu quả..................................................................12 2.1.3 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích...................................................12 2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính khác.............................................................13 2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................14 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................14 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................15 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG...........................................22 3.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hậu Giang.............................................22 3.1.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................22 3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội.......................................................................25 3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang.........................27 3.2 Tình hình nuôi heo ở tỉnh hậu giang....................................................29 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO THỊT Ở TỈNH HẬU GIANG............................................................................31 4.1 Đặc điểm chung của nông hộ nuôi heo thịt tại tỉnh Hậu Giang..........31 4.1.1 Qui mô nhân khẩu................................................................................31 2 4.1.2 Độ tuổi đáp viên...................................................................................33 4.1.3 Giới tính đáp viên................................................................................34 4.1.4 Kinh nghiệm chăn nuôi.......................................................................34 4.1.5 Trình độ học vấn..................................................................................35 4.1.6 Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi....................................................36 4.1.7 Thông tin về nguồn thu nhập của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang............37 4.1.8 Nguồn vốn............................................................................................38 4.2 Hiện trạng chăn nuôi lứa heo gần nhất của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang .................................................................................................................. 39 4.2.1 Quy mô chăn nuôi................................................................................39 4.2.2 Số lứa heo/năm, thời gian nuôi một lứa heo thịt và trọng lượng heo xuất chuồng..............................................................................................39 4.2.3 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi...............................................................40 4.2.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm heo thịt của hộ chăn nuôi......................41 4.2.5 Quyết định thay đổi quy mô chăn nuôi heo thịt..................................42 4.2.6 Tình hình xử lí chất thải ở các nông hộ chăn nuôi..............................42 4.3 Phân tích hiệu quả tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo thịt ở Hậu Giang........................................................................................................... 43 4.3.1 Phân tích các khoản chi phí trong chăn nuôi heo thịt ở Hậu Giang 43 4.3.2 Phân tích doanh thu của nông hộ chăn nuôi heo thịt..........................47 4.3.3 Phân tích lợi nhuận của hộ chăn nuôi heo thịt....................................48 4.3.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt....................49 4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở Hậu Giang..............................................................................50 4.4.1 Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình................................50 4.4.2 Kiểm định mô hình..............................................................................50 4.4.3 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất......................51 4.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở Hậu Giang..............................................................................54 4.5.1 Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình................................54 4.5.2 Kiểm định mô hình..............................................................................54 4.5.3 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận......................55 3 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CHO NÔNG HỘ Ở TỈNH HẬU GIANG..............58 5.1 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi heo.................................58 5.1.1 Những thuận lợi trong quá trình nuôi heo thịt ở Hậu Giang..............58 5.1.2 Những khó khăn trong quá trình nuôi heo thịt ở Hậu Giang..............59 5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi heo thịt tại tỉnh Hậu Giang ..............................................................................................................60 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................62 6.1 Kết luận................................................................................................62 6.2 Kiến nghị..............................................................................................63 6.2.1 Đối với nông hộ...................................................................................63 6.2.2 Đối cơ quan quản lí nhà nước.............................................................63 6.2.3 Đối với nhà nghiên cứu khoa học.......................................................64 6.2.4 Đối với doanh nghiệp..........................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................66 PHỤ LỤC 1....................................................................................................68 PHỤ LỤC 2....................................................................................................70 4 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu.....................................................................6 Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu........................................15 Bảng 2.2 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang. ............................................................................................................................17 Bảng 2.3 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang. ............................................................................................................................19 Bảng 3.1 Tình hình chăn nuôi heo ở tỉnh Hậu Giang 2013-2015.....................29 Bảng 4.1 Thông tin chung của đáp viên của nông hộ chăn nuôi heo thịt.........31 Bảng 4.2 Qui mô nhân khẩu..............................................................................32 Bảng 4.3 Độ tuổi của đáp viên..........................................................................33 Bảng 4.4 Trình độ học vấn của đáp viên...........................................................35 Bảng 4.5 Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi..................................................36 Bảng 4.6 Các hoạt động sản xuất của hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Hậu Giang.....37 Bảng 4.7 Nguồn vốn sử dụng trong chăn nuôi.................................................38 Bảng 4.8 Quy mô chăn nuôi lứa heo thịt gần nhất............................................39 Bảng 4.9 Số lứa heo trong năm và thời gian nuôi lứa heo thịt.........................39 Bảng 4.10 Trọng lượng heo thịt khi xuất chuồng.............................................40 Bảng 4.11 Tình hình tập huấn của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang..................................................................................................................41 Bảng 4.12 Tình hình tiêu thụ heo thịt của nông hộ chăn nuôi heo thịt tại tỉnh Hậu Giang...................................................................................................41 Bảng 4.13 Quyết định thay đổi quy mô chăn nuôi trong tương lai ở tỉnh Hậu Giang..........................................................................................................42 Bảng 4.14 Tình hình xử lí chất thải ở các hộ nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang ............................................................................................................................43 Bảng 4.15 Các khoản chi phí trong chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang........44 Bảng 4.16 Doanh thu của hoạt động chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang......47 5 Bảng 4.17 Tổng hợp lợi nhuận của hoạt động chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang..................................................................................................................48 Bảng 4.18 Các chỉ số tài chính trung bình trong chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang..........................................................................................................49 Bảng 4.19 Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình.......................50 Bảng 4.20 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến các biến trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất........................................................................51 Bảng 4.21 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang..................................................................................51 Bảng 4.22 Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi heo thịt.......................................54 Bảng 4.23 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:..............................................................................55 Bảng 4.24 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang............................................................55 6 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1 Giới tính đáp viên..............................................................................34 Hình 4.2 Số năm kinh nghiệm chăn nuôi..........................................................35 Hình 4.3 Cơ cấu các khoản chi phí trong chăn nuôi heo thịt ở Tỉnh Hậu Giang..................................................................................................................44 7 DANH SÁCH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long TĂNN : Thức ăn nông nghiệp TĂCN : Thức ăn công nghiệp CPLĐGĐ : Chi phí lao động gia đình LN : Lợi nhuận CP : Chi phí DT : Doanh thu HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân nhân HTX : Hợp tác xã KH : Kế hoạch NGTVBCN : Nuôi gà thả vườn bán công nghiệp 8 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của cả nước, trong đó chăn nuôi được xem là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng. Sản phẩm của ngành chăn nuôi gia súc gia cầm mà đặc biệt là sản phẩm heo trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể góp phần cung cấp lương thực thực phẩm cần thiết cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Năm 2015 cả nước có khoảng 27,75 triệu con heo, tăng 3,7%, trong đó heo nái có 4,06 triệu con, tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014 và sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng năm 2015 ước tính đạt 3,48 triệu tấn, tăng 4,2 % so với cùng kỳ năm trước (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015). Chăn nuôi heo thịt được xem là một ngành có từ rất lâu đời và dần dần đã trở thành một trong những ngành truyền thống và ngày càng phát triển bởi những đặc tính riêng biệt của nó như thời gian sinh trưởng ngắn, kỹ thuật khá đơn giản vốn đầu tư không cao. Bên cạnh đó chăn nuôi heo còn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, phân chuồng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng và cải tạo cơ cấu đất về mặt lí tính đồng thời nuôi heo còn tiêu thụ phụ phẩm trong nông nghiệp và người chăn nuôi heo có thể tận dụng phân heo để sử dụng biogas tiết kiệm được nguồn chất đốt và góp phần cải thiện vệ sinh môi trường. Về khía cạnh tiêu dùng thì thịt heo được xem là thực phẩm loại thực phẩm phổ biến, rất quan trọng đối với sức khỏe chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam. Bữa ăn hàng ngày của người dân cần có gạo và thịt là hai sản phẩm quan trọng do đó việc cung cấp ngày càng nhiều thịt cho nhu cầu đời sống giúp nâng cao mức sống của người dân, tăng cường sức khỏe cho người lao động. Ngày nay heo không những cung cấp lương thực thực phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế gia đình mang lại thu nhập cho nông hộ, tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người dân. Hậu Giang nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B. Có khí hậu điều hòa điều kiện tự nhiên thuận lợi vì thế Hậu Giang được xem là thế mạnh để phát triển 1 ngành chăn nuôi gia súc nói chung trong đó chăn nuôi nuôi heo nói riêng. Năm 2015 tổng số đàn heo là 165.987 con trong tập trung chủ yếu ở huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A (Chi cục thú y tỉnh Hậu Giang, 2015). Tổng đàn tuy tăng nhanh nhưng người chăn nuôi không đăng ký, khai báo, tổ chức tiêm phòng ngừa bệnh đầy đủ, phần lớn đàn heo nuôi phân tán theo hộ gia đình. Nông hộ chăn nuôi heo còn mang tính chất truyền thống, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm một số hộ có thu nhập từ chăn nuôi nhưng chưa cao, gặp phải những khó khăn do giá heo biến động trong khi giá thức ăn có xu hướng tăng. Với những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải thì cần có giải pháp hữu hiệu để vực dậy lĩnh vực này. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo là mối quan tâm lớn nhất của chính quyền địa phương và nông hộ nuôi heo, đây cũng là mục tiêu để phát triển chăn nuôi. Vì thế, đề tài “Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang” đưa ra để phân tích, đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo của các hộ chăn nuôi nhằm tìm ra những mặt tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi, từ đó đề ra các giải pháp cho nông hộ chăn nuôi heo thịt để góp phần phát triển kinh tế nông hộ cũng như phát triển nghề chăn nuôi heo thịt tại tỉnh Hậu Giang. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt nhằm đề xuất các giải pháp mang tính khoa học và khả thi giúp nâng cao hiệu quả nuôi heo thịt cho nông hộ tỉnh Hậu Giang. 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (1) Phân tích thực trạng chăn nuôi theo thịt ở tỉnh Hậu Giang. (2) Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt ở Tỉnh Hậu Giang. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang. (4) Đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang, cụ thể nghiên cứu trên cơ sở điều tra số liệu của các nông hộ chăn nuôi heo thịt ở 2 huyện của tỉnh Hậu Giang là huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A . 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016. Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015 tại chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Hậu Giang và sở ban ngành. Số liệu sơ cấp của đề tài được được điều tra trực tiếp từ các nông hộ chăn nuôi heo thịt tại huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang vào tháng 9 năm 2016. 1.3.3 Phạm vi nội dung Nội dung của nghiên cứu là khảo sát đánh giá tình hình chăn nuôi, đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo thịt thông qua các chỉ tiêu tài chính và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ nuôi heo. Từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt cho nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Chăn nuôi heo là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế, được hình thành rất lâu đời vẫn được lưu truyền lại đến nay, nó được xem là một ngành nhiều triển vọng và đầy tiềm năng để phát triển, mang lại nhiều giá trị kinh tế, vì vậy mà đã không ít các bài nghiên cứu về chăn nuôi heo ở Việt Nam nhằm để cải thiện và nâng cao hiệu quả để góp phần phát triển và mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi. Các bài viết trước các tác giả cho biết rằng lợi nhuận của nông hộ chịu tác động của một số yếu tố. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà thả vườn bán công nghiệp ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” cho rằng chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc, học vấn và tập huấn ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Và tiếp theo đó thì nghiên cứu của Lê Thị Diệu Hiền và cộng sự (2013) với nghiên cứu “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt ở TP Cần Thơ” cũng cho rằng chi phí thức ăn và chi phí giống chi phí thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo của nông hộ. Bên cạnh đó thì Phạm Thị Kim Quyên (2007) cũng cho rằng các yếu tố chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, chi phí thú y, chi phí máy móc, chi phí chuồng trại là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 3 nông hộ nuôi heo. Nguyễn Đức Nghị (2010) và Đặng Thị Kim Xuyến (2011) cũng đồng tình với quan điểm của bài viết trên khi chỉ ra các chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi heo là chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí chuồng trại, chi phí lao động. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận tỉ lệ nghịch với các yếu tố như chi phí giống, chi phí thú y, chi phí thức ăn… khi tăng các yếu tố đầu vào này thì lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi giảm. Ngoài ra thì yếu tố kỹ thuật (Đặng Thị Kim Xuyến, 2011), giá bán (Đặng Thị Kim Xuyến, 2011, Nguyễn Đức Nghị, 2010) được xem là những yếu tố tác động đến lợi nhuận của nông hộ khi các yếu này tăng thì lợi nhuận của nông hộ cũng tăng theo. Ngoài những chi phí được đề cập trên thì nghiên cứu của Trương Ngọc Thảo (2008) cũng cho rằng các yếu khác như: chi phí điện chi phí điện, chi phí lãi, chi phí lao động, chi phí dụng cụ tác động nghịch chiều làm giảm lợi nhuận của nông hộ, bên cạnh đó năng suất của được xem là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, khi năng suất tăng sẽ làm cho lợi nhuận của nông hộ tăng (Nguyễn Thanh Xuân, 2011). Lê Bảo Lâm và Phạm Văn Rạng (2011) Với nghiên cứu “các yếu tố tác động đến năng suất bò sữa huyện Đức Hòa tỉnh Long An” tác giả nhận định có 9 biến ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi bò sữa, trong đó có 4 biến có mối tương quan nghịch chiều là hộ có tham gia chương trình khuyến nông của huyện, hộ sử dụng rơm hơi để nuôi bò, kinh nghiệm, thế hệ con. Các biến có mối tương quan thuận chiều với năng suất của bò sữa là chi phí thức ăn, nguồn giống, nguồn thức ăn, số lao động tham gia nuôi. Còn Nguyễn Thanh Xuân (2011) cho rằng các các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là chi phí thức ăn, kinh nghiệm nuôi, tập huấn, trình độ học vấn các biến này có tác động thuận chiều đến năng suất chăn nuôi của nông hộ, khi tác động tăng các biến này thì năng suất chăn nuôi của nông hộ cũng tăng lên. Tiếp theo đó thì nghiên cứu của Đặng Thị Kim Xuyến (2011) thì cho rằng giống nuôi, chi phí giống và qui mô ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ chăn nuôi mà cụ thể là giống nuôi và chi phí giống có tác động thuận chiều với năng suất chăn nuôi, tác giả cho rằng việc lựa chọn giống rất quan trọng chọn giống tốt thì sẽ giúp tăng năng suất chăn nuôi và ngược lại thì khi tăng qui mô chăn nuôi thì sẽ làm giảm năng suất do không chăm sóc kĩ. Thạch Thúy Dương (2013) đồng tính với quan điểm của Nguyễn Thanh Xuân (2011) khi cho rằng trình độ học vấn và tham gia tập huấn cũng tác động đến năng suất của hoạt động chăn nuôi của nông hộ và tác giả cũng chỉ ra thêm lượng thức ăn tác động theo hướng tích cực đến năng suất cụ thể là khi tăng lượng thức ăn thì năng 4 suất sẽ tăng lên do thức ăn đóng một một phần rất quan trọng và quyết định sự tăng trưởng trong chăn nuôi. Phần lớn các tác giả để sử dụng các chỉ số tài chính bao gồm chi phí, doanh thu, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính tỷ suất lợi nhuận, doanh thu/ chi phí, lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận/ chi phí… để xác định hiệu quả của nông hộ đạt được trong chăn nuôi Nguyễn Đức Nghị (2010), Đặng Thị Kim Xuyến (2011) và Thạch Thúy Dương (2013). Trong đó thì Đặng Thị Kim Xuyến (2011) cho rằng tỷ suất lợi nhuận của nông hộ tăng theo qui mô, và tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo qui mô. Hoạt động chăn nuôi của nông hộ trong các nghiên cứu đạt được hiệu quả (Thạch Thúy Dương, 2013) nhưng trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Nghị (2010) Nông hộ chưa đạt được hiệu quả cao do người chăn nuôi phải đầu tư chi phí cao phải mất gần thời gian lâu thì mới đạt trọng lượng đạt 91,4 kg/con lợi nhuận đạt được là 1200đồng/kg chưa tính lao động nhà. Chọn mẫu thuận tiện là kỹ thuật lấy mẫu được đa số các nhà nghiên cứu sử dụng trong đề tài (Nguyễn Thanh Xuân, 2011, Trương Thị Ngọc Thảo, 2009, Lê Bảo Lâm và Phạm Văn Rạng, 2011, Nguyễn Đức Nghị, 2010, Thạch Thúy Dương, 2013, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011) có thể được sử dụng nhiều là do được ưu điểm chi phí thấp, dễ dàng tiếp cận với đối tượng nghiên cứu không cần phải có danh sách các cá thể trong quần thể. Bên cạnh đó kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên cũng được một số tác giả sử dụng (Đặng Thị Kim Xuyến, 2011, Phạm Thị Kim Quyên, 2007, Nguyễn Minh Thông và cộng sự, 2013) để đảm bảo tính đại diện mẫu và xác định được sai số do mẫu. Cở mẫu được các tác giả sử dụng ít nhất là 50 hộ và nhiều nhất 241 hộ tùy theo phương pháp tính của tác giả. Về phương pháp nghiên cứu thì tác giả đa phần là sử dụng phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính đối với mô hình hồi qui đa biến để xác định biến phụ thuộc Y (năng suất, lợi nhuận) và sử dụng thống kê mô tả để phân tích tình hình chăn nuôi và các biến Xi có liên quan mô hình hồi qui đưa ra. Ngoài ra thì Mai Văn Nam (2004) sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu chí để xác định yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sản xuất heo còn Phạm Thị Kim Quyên (2007) sử dụng phương pháp phân tích chéo để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau. 5 Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu Tác giả Phương pháp Phương pháp (năm) phân tích thu thập số liệu Nguyễn Thống kê mô Phương pháp Quốc Nghi tả được sử chọn mẫu thuận và cộng sự dụng để phân tiện được sử dụng (2011) tích thực trong bài viết, cỡ trạng.Phương mẫu điều tra là 90 pháp phân tích hộ NGTVBCN. lợi ích-chi phí được sử dụng để phân tích hiệu quả mô hình. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Nguyễn Thanh Xuân (2011) Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, Phân tích mô hình hồi qui Phân tích các tỷ số tài chính Sử dụng phương pháp chon mẫu thuận tiện để phỏng vấn 50 hộ huyện Đại Bình, Bến Tre. 6 Kết quả chính Các biến chi phí giống, chi phí thức ăn và chi phí thuốc có tương quan nghịch với lợi nhuận của mô hình NGTVBCN. Các biến qui mô nuôi, trình độ học vấn và tập huấn kỹ thuật có tương quan thuận với lợi nhuận của mô hình. Tỷ số giữa thu nhập và doanh thu là 0,111 lần, Tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí có lao động nhà là 0,038 lần. Tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí lao động nhà là 0,494 lần. Tỷ số giữa lợi nhuận và thu nhập là 0,03. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. Các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận: năng suất, chi phí thức ăn, chi phí nhiên liệu.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất: chi phí thức ăn, kinh nghiệm nuôi, tập huấn, trình độ học vấn. Kết quả phân tích những thuận lợi, khó khăn và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính. Tác giả (năm) Lê Bảo Lâm và Phạm Văn Rạng (2011) Phương pháp phân tích Sử dụng hàm Cobb-Douglas Phân tích hàm hồi qui đa biến. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đã phóng vấn 241 hộ ở Huyện Đức Hòa tỉnh Long An. Nguyễn Phân tích hồi qui Đức Nghị tuyến tính để xác (2010) định các yếu tố ảnh hưởng và dùng phương pháp thống kê mô tả. Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả Sử dụng phương pháp thuận tiện, đề tài phỏng vấn 60 hộ ở Tân Phú, Tiền Giang. 7 Kết quả chính Kết quả cho thấy 9 biến ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi bò sữa, trong đó có 4 biến có mối tương quan nghịch chiều là hộ có tham gia chương trình khuyến nông của huyện, hộ sử dụng rơm hơi để nuôi bò, kinh nghiệm, thế hệ con. Các biến có mối tương quan thuận chiều với năng suất của bò sữa là chi phí thức ăn, nguồn giống, nguồn thức ăn, số lao động tham gia nuôi. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận là chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí máy móc, chi phí chuồng trại, chi phí lao động và giá bán heo. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng heo khi xuất chuồng là giống, lao động nhà. Nông hộ chưa đạt được hiệu quả cao do người chăn nuôi phải đầu tư chi phí cao nuôi phải mất gần 4 tháng trọng lượng đạt 91,4 kg/con lợi nhuận đạt được là 1200đồng/kg chưa tính lao động nhà. Tác giả (năm) Nguyễn Minh Thông và cộng sự (2013) Phương pháp phân tích Excel 2003 và được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. (phân tích hàm hồi qui) Phương pháp thu thập số liệu Điều tra 187 hộ trong 6 xã của huyện Kế Sách và huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên khoảng 30 hộ có chăn nuôi heo thịt để phỏng vấn Phạm Thị Kim Quyên (2007) Phương pháp thống kê mô tả, phân tích chéo và phương pháp phân tích hồi qui được tác giả sử dụng Tác giả Phương pháp Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng trong huyện chọn ra 3 xã, mỗi xã chọn 2, mỗi ấp chọn ra 10 hộ để phỏng vấn các hộ này được chọn một cách ngẫu nhiên . Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ. Phương pháp 8 Kết quả chính Cho rằng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, kỹ thuật, dịch bệnh, giá thị trường... Trong đó nổi bật nhất là yếu tố thức ăn và giá cả thị trường, hai yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi trong thời gian qua. Ngoài ra tác giả cũng cho rằng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ tiết kiệm được chi phí về giống và thức ăn hơn và công lao động nhưng lại tăng rủi ro về bệnh tật (tăng chi phí thuốc thú y). Các nhân tố ảnh hưởng đến trọng lượng xuất chuồng bình quân của heo là chi phí chuồng trại, giống nuôi, năng suất, thời gian, lao động nhà và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ là chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí chuồng trại, chi phí máy móc. Kết quả chính (năm) Thạch Thúy Dương (2013) phân tích Sử dụng thống kê mô tả, so sánh số tương đối, tuyệt đối. Phân tích các chỉ tiêu tài chính Sử dụng mô hình Cobb-Douglas để phân tích thu thập số liệu Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, trực tiếp phỏng vân 100 hộ ở 3 xã ở thị xã Vĩnh Châu Đặng Thị Kim Xuyến (2011) Sử dụng phương pháp phân tích chi phí- lợi ích Phân tích hồi qui tuyến tính Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, phỏng vẫn trực tiếp 50 hộ tại huyện Lai Vun, Đồng Tháp. Trương Thị Ngọc Thảo (2009) Sử dụng thống kê mô tả Sử dụng phương pháp phân tích chi phí- lợi ích Phân tích mô hình hồi qui đa biến Chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn 50 hộ ở 3 huyện và 5 quận tại TP. Cần Thơ. 9 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lượng giống, lượng thức ăn, trình độ học vấn và tham gia tập huấn.Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là giá giống, giá thức ăn, lượng giống. Qua nghiên cứu thì cho thấy phần lớn nông hộ đạt được lợi nhuận khá cao từ việc nuôi tôm. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ là chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, kỹ thuật và giá bán. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất heo là giống nuôi, chi phí giống, qui mô.Kết quả cho thấy lợi nhuận của nông hộ tăng theo qui mô,tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo qui mô. Kết quả phân tích cho biết chăn nuôi đã mang lại hiệu quả tài chính cho nông hộ. Và cho biết chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí điện, chi phí lãi, chi phí lao động, chi phí dụng cụ tác động đến lợi nhuận của nông hộ. Tác giả (năm) Phương pháp phân tích Phương Kết quả chính pháp thu thập số liệu Mai Văn Phương pháp Tác giả đã chỉ ra việc chăn Nam (2004) xếp hạng theo nuôi heo với qui mô nhỏ tiêu thức để kém hiệu quả hơn chăn xác định các nuôi heo với qui mô lớn yếu tố chính bởi vì người chăn nuôi heo ảnh hưởng trực phải đầu tư chi phí cao, tiếp đến kết thời gian đầu tư chăn nuôi quả sản xuất và dài, thu nhập đạt được còn tiêu thụ sản rất thấp. phẩm Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua những nghiên cứu được lược khảo về hiệu quả của mô hình chăn nuôi và trồng trọt nói chung mà những tác giả trước đã nghiên cứu. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình cũng được nhiều tác giả lựa chọn ra các biến để đưa vào mô hình nghiên cứu: chi phí thú y, chi phí giống, chi phí thức ăn, kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy mô, tập huấn. Bên cạnh đó các tác giả còn xác định các nhân tố ảnh hưởng năng suất của nông hộ bao gồm các yếu tố chi phí thú y, lượng thức ăn nông nghiệp, lượng thức ăn công nghiệp, kinh nghiệm, học vấn, tập huấn. Qua những nghiên cứu được lược khảo về hiệu quả của mô hình chăn nuôi và trồng trọt nói chung mà những tác giả trước đã nghiên cứu, kế thừa và phát huy từ các nghiên cứu trước nên đề tài nghiên cứu “Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang” sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính để phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ nuôi heo thịt. 10 CHƯƠNG 2 Ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU C 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1.1.1 Khái niệm chăn nuôi Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất quan trọng của nông nghiệp hiện đại. Chăn nuôi là nuôi lớn vật nuôi để sản xuất ra những sản phẩm như: thực phẩm, lông và sức lao động. Chăn nuôi xuất hiện rất lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh, định cư. Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Một xu hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi này ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững. Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển theo phương thức di động phân tán theo phương thức tự nhiên, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng có sản phẩm chính và phụ có giá trị kinh tế cao (Vũ Đình Thắng, 2003). 2.1.1.2 Sản xuất Là hoạt động chuyển hóa yếu tố sản xuất (đầu vào) thành sản phẩm (đầu ra) nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Yếu tố sản xuất (còn gọi là yếu tố đầu vào) là các loại hàng hóa được dùng để sản xuất ra hàng hóa khác. Yếu tố sản xuất bao gồm đất đai, nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, v.v. Sản phẩm là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Yếu tố đầu ra được đo lường bởi sản lượng (Lê Khương Ninh, 2004). 2.1.1.3 Nông hộ Nông hộ được định nghĩa là “các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động không hoàn hảo cao.” (Ellis, 1993) Nông hộ có những đặc trưng riêng, có cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như các đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự 11 thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó, nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. 2.1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ 2.1.2.1 Hiệu quả Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ Điển Bách Khoa Việt Nam 2, trang 289). Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. 2.1.2.2 Hiệu quả sản xuất Trong hoạt động sản xuất, người sản xuất luôn phải xem xét và lựa chọn việc sử dụng các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất. Khi nói đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối (Nguyễn Phú Son và cộng sự, 2005). 2.1.3 CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH 2.1.3.1 Khái niệm về chi phí Chi phí sản xuất là số tiền mà cá nhân hay doanh nghiệp chi ra để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định trong một khoảng thời nào đó. Chi phí gồm có 2 loại là định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí. Chi phí = Biến phí + Định phí (2.1) Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo sự tăng giảm của sản lượng. Hộ gia đình không phải chịu khoản phí này khi ngừng sản xuất. Cụ thể biến phí bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện. Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí cố định là khoản phí hộ gia đình buộc phải chi ra trong quá trình 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng