Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử 10 đề thi lịch sử lớp 10...

Tài liệu 10 đề thi lịch sử lớp 10

.DOCX
9
527
60

Mô tả:

I. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC. Câu 1. Bộ Quốc triều hình luật dưới triều Lê Sơ còn có tên khác là A. Hình thư. B. Hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Hoàng việt luật lệ. Câu 2. Vị vua tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn thời Lê sơ là A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 LỊCH SỬ 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM I. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC. Câu 1. Bộ Quốc triều hình luật dưới triều Lê Sơ còn có tên khác là A. Hình thư. B. Hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Hoàng việt luật lệ. Câu 2. Vị vua tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn thời Lê sơ là A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông. Câu 3. Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Thăng Long vì A. đây là quê hương của Lý Thái Tổ. B. vua nằm mơ nơi đây có Rồng thiêng. C. bắt chước vua Bàn Canh bên phương Bắc. D. Thăng Long có địa thế thuận lợi về mặt quân sự, kinh tế.. Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói: “Triều đại Lê sơ là triều đại phát triển nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là vì...” A. vua độc đoán chuyên quyền. B. bộ máy nhà nước hoàn chỉnh chặt chẽ nhất. C. kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ấm no. D. văn học, giáo dục, KHKT... phát triển nhất. Câu 5. Người thành lập ra triều đại nhà Đinh ở thế kỷ X là A. Lê Lợi. B. Lê Hoàn. C. Đinh Toàn. D. Đinh Bộ Lĩnh. Câu 6. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật nào? A. Hình luật. B. Hình thư. C. Hoàng việt luật lệ. D. Quốc triều hình luật. Câu 7. Lê Lợi sau khi đánh đuổi giặc Minh, đã sáng lập ra triều đại nào? A. Triều Lý. B. Triều Trần. C. Triều Lê sơ. D. Triều Tiền Lê. Câu 8. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ có đặc điểm là A. giữ nguyên mô hình nhà nước từ thời Tiền Lê. B. học tập theo mô hình nhà nước của triều Lý -Trần -Hồ. C. vừa kế thừa mô hình thời Trần, vừa học tập từ mô hình của nhà Minh. D. ban đầu theo mô hình thời Đinh - Tiền Lê, sau cải cách theo mô hình Lý - Trần - Hồ. Câu 9. Ý nào sau đây đúng nhất khi so sánh tổ chức nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý - Trần - Hồ? A. Tổ chức nhà nước thời Lê sơ tiếp thu từ thời Lý -Trần - Hồ. B. Tổ chức nhà nước thời Lê sơ đã thay đổi so với thời Lý - Trần - Hồ . C. Tổ chức nhà nước thời Lê sơ hoàn thiện chặt chẽ hơn thời Lý - Trần - Hồ. D. Tổ chức nhà nước thời Lê sơ điều chỉnh một số mặt ở thời Lý - Trần - Hồ. Câu 10. Ý không phản ánh đúng nguyên nhân Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được suy tôn làm vua là A. Lê Hoàn là một tướng tài, có uy tín cao. B. Đinh Tiên Hoàng bị ám hại nhưng không có con nối dõi. C. tình hình đất nước nguy cấp, quân Tống lăm le xâm lược nước ta. D. cần có một minh quân lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. II. KHÁNG CHIẾN Câu 1. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng chống Thanh 1789 là A. bảo vệ được độc lập chủ quyền dân tộc. B. thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. C. chứng tỏ được tài năng lãnh đạo của Quang Trung. D. cho thấy được tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân tộc ta. Câu 2. Lãnh đạo chủ chốt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông là A. Trần Thủ Độ. B. Trần Hưng Đạo. C. Trần Nhật Duật. D. Trần Quang Khải. Câu 3. Trận quyết chiến chiến lược, đánh bại ý chí xâm lược của quân Minh là A. trận Tốt Động, Chúc Động. B. trận Chi Lăng - Xương Giang. C. trận Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu. D. trận Đông Bộ đầu, Tây Kết, Vạn Kiếp. Câu 4. Nguyên nhân sâu xa ngoại bang xâm lược nước ta là A. xuất phát từ bản chất bành trướng xâm lược. B. do sự cầu cứu của một số thế lực trong nước. C. do nội bộ nước ta lục đục, phương bắc vào để hòa giải. D. do quan hệ bang giao giữa nước ta và phương bắc có nhiều bất đồng. Câu 5. Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai là A. vua Lê Hoàn. B. vua Lý Nhân Tông. C. Thái úy Lý Thường Kiệt. D. hai hoàng tử Chiêu Văn và Chiêu Xương. Câu 6. Nguyên nhân khiến nhà Hồ thất bại trước sự xâm lược của quân Minh là A. lực lượng của quân Minh quá mạnh. B. kế sách đánh giặc của nhà Hồ sai lầm. C. nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân chống giặc. D. nhà Hồ mới thành lập, chưa có thời gian để củng cố lực lượng. Câu 7. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng chống Nguyên năm 1288 là A. chứng tỏ được sự đoàn kết toàn dân. B. chứng tỏ tài năng, bản lĩnh lãnh đạo của vua quan nhà Trần. C. buộc nhà Nguyên phải hoàn toàn từ bỏ mưu đồ xâm lược Đại Việt. D. làm thất bại âm mưu biến Đại Việt thành bàn đạp để xâm lược Champa. Câu 8. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, quân dân Đại Việt khắc lên tay hai chữ ”Sát thát”, nghĩa là A. quyết tâm đánh tan giặc Nguyên. B. vừa đánh vừa đàm (nghệ thuật công tâm). C. cho quân Nguyên mượn đường đánh Chămpa. D. chủ động tấn công trước để kìm hãm sức mạnh quân Nguyên. Câu 9. Điểm giống nhau giữa kháng chiến chống Nam Hán, kháng chiến chống Tông lần 1 và kháng chiến chống Nguyên là A. do nhà Trần lãnh đạo. B. diễn ra trong thế kỉ XIII. C. diễn ra trong thời gian lâu dài. D. có chiến trường là sông Bạch Đằng. Câu 10. Nguyên nhân khiến quân Tống quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ hai là A. do Đại Việt không chịu sang triều cống nhà Tống. B. do Đại Việt ngày càng lớn mạnh và uy hiếp sự tồn tại của nhà Tống. C. do khó khăn trong nước và sự quấy nhiễu của quân Liêu, Hạ ở biên giới phía Bắc. D. do Lý Thường Kiệt mở cuộc tập kích vào quân Tống ở 3 châu (Khâm, Liêm, Ung). Câu 11. Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã A. tăng cường xây dựng lực lượng quân đội trong nước. B. phát động cuộc kháng chiến toàn dân chống quân Tống. C. chủ động đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc. D. hành quân chinh phạt Champa để ổn định biên cương phía Nam. Câu 12. Trận quyết chiến chiến lược chống Tống lần hai diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. thành Thăng Long. C. phòng tuyến sông Như Nguyệt. D. châu Khâm, châu Liêm, Ung châu. Câu 13. Tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện bằng những chữ khắc trên cánh tay, đó là A. “sát thát”. B. “hịch tướng sĩ”. C. “hào khí Đông A”. D. “tiên phát chế nhân”. Câu 14. Những chiến thắng tiêu biểu của quân dân Đại Việt chống quân Mông - Nguyên thế kỉ XIII diễn ta tại A. Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Đống Đa, Bạch Đằng... B. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng... C. Hàm Tử, Tây Kết, Chi Lăng, Chương Dương, Bạch Đằng… D. Chi Lăng - Xương Giang, Đống Đa, Ngọc Hồi, Bạch Đằng... Câu 15. Lãnh đạo kháng chiến chống quân Thanh xâm lược dưới thời Tây Sơn là A. Gia Long. B. Lê Thái Tổ. C. Quang Trung. D. Đinh Tiên Hoàng. III. VĂN HÓA Câu 1. Những tôn giáo lớn có mặt ở nước ta từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV là A. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. B. Nho giáo, Hinđu giáo, Đạo giáo. C. Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo. D. Hinđu giáo, Phật giáo,Thiên Chúa giáo. Câu 2. Thời Lê sơ, hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn là A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Kitô giáo. D. Đạo giáo. Câu 3. Loại hình văn học phát triển mạnh ở nước ta từ thế kỷ X - XV là B. văn học chữ Hán. C. văn học dân gian. A. văn học chữ Nôm. D. văn học truyền miệng. Câu 4. Loại hình văn học phát triển rầm rộ giai đoạn XVI- XIX là A. văn học viết. B. văn học chữ Hán. C. văn học dân gian. D. văn học chữ Nôm. Câu 5. “ Truyện kiều” - một tác phẩm nổi tiếng về thơ nôm giai đoạn XVI- XIX là của A. Nguyễn Du. B. Hồ Xuân Hương. C. Huyện Thanh Quan. D. Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu 6. Thế kỷ XVI - XVIII, Nho giáo suy thoái, không còn được tôn sùng như trước vì A. phật giáo phát triển mạnh mẽ. B. sự du nhập của Thiên Chúa giáo. C. Nho giáo xa vời với quần chúng nhân dân. D. tôn ti trật tự phong kiến không còn như trước. Câu 7. Thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển mạnh và phổ biến trong đời sống nhân dân vì A. giáo lý Nho giáo khó tiếp thu. B. ít người được đi học, giáo lý khó tiếp thu. C. vua hạn chế các tôn giáo khác, độc tộn Nho giáo. D. vua quan Lý- Trần quan tâm phật giáo, giáo lý gần gủi với nhân dân. Câu 8. Nội dung văn học chữ Nôm giai đoạn XVI - XIX thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân vì A. chữ nôm ra đời phát triển mạnh. B. chữ Nôm được đưa vào nội dung giáo dục thi cử. C. đất nước độc lập tự chủ vua quan quan tâm tới đời sống nhân dân. D. giai đoạn này đất nước có nhiều biến động, đời sống nhân dân khổ cực. Câu 9. Phật giáo ở nước ta giai đoạn XVI - XIX so với giai đoạn X - XIV A. phát triển mạnh mẽ, phổ biến. B. bị suy thoái không còn phát triển. C. phát triển mạnh trở thành quốc đạo. D. phát triển không bằng thời Lý - Trần. Câu 10. Những tôn giáo lớn tồn tại ở nước ta thế kỉ X – XV là A. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. B. Nho giáo, Hinđu giáo, Đạo giáo. C. Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo. D. Hinđu giáo, Phật giáo,Thiên Chúa giáo. Câu 11. Từ thế kỉ XVI, ở nước ta xuất hiện loại chữ viết gì? A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ quốc ngữ theo mẫu tự la tinh. D. Chữ viết ảnh hưởng từ chữ phạn (Ấn Độ) Câu 12. Ý không phản ánh đúng ảnh hưởng của Phật giáo ở nước ta thời Đinh- Tiền LêLý - Trần là A. chùa chiền được xây dựng khắp nơi. B. một số vị vua thời Lý, thời Trần đã tìm đến với Phật giáo. C. một số cao tăng Phật giáo Việt Nam đến Ấn Độ tìm hiểu giáo lí đạo Phật. D. nhiều nhà sư tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước và được coi trọng. Câu 13. Thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo bị suy thoái vì A. đạo giáo có điều kiện khôi phục. B. sự xuất hiện của Thiên chúa giáo. C. phật giáo khôi phục, nhiều vị chúa quan tâm. D. tôn ti trật tự phong kiến không còn như trước. Câu 14. Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của Phật giáo thời Lê sơ là do A. số người tin theo Phật giáo ngày càng ít. B. giáo lý Phật giáo rất cao siêu, khó truyền bá. C. chính sách độc tôn nho giáo, hạn chế Phật giáo của nhà nước. D. số chùa chiền trong nước lúc bấy giờ ngày càng ít so với trước. 15. Quốc tử giám được xem là A. nơi lưu danh các vị tiến sĩ trong các kì thi. B. nơi thờ tự những người có công với đất nước. C. thư viện quốc gia cho con em hoàng tộc, quan lại đến đọc sách. D. trường đại học đầu tiên của nước ta, đào tạo nhân tài cho đất nước. IV. CMTS ANH Câu 1. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đầu thế kỉ XVIII là A. cả hai miền Bắc Nam đều phát triển kinh tế công thương nghiệp. B. phát triển kinh tế đồn điền miền Nam, công thương nghiệp ở miền Bắc. C. hai miền đều phát triển kinh tế đồn điền sử dụng lao động nô lệ da đen. D. phát triển kinh tế công nghiệp ở miền Nam, thương nghiệp ở miền Bắc. Câu 2. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ cuối thế kỷ XVIII là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để, vì sau cách mạng A. tư sản liên minh với chủ nô. B. chính quyền tư sản được thiết lập. C. thiết lập nên chế độ “ quân chủ lập hiến. D. đáp ứng quyền lợi cho nhân dân trong nước. Câu 3. 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ nẳm ở khu vực A. ven bờ ấn độ dương. B. ven bờ đại tây dương. C. ven bờ thái bình dương. D. ven bờ bắc băng dương. Câu 4. Tháng 7/1776, cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra sự kiện ggì? A. Nghĩa quân thắng lớn tại xa-ra-tô-ga. B. Đại hội thông qua tuyên ngôn độc lập. C. Đại hội đại biểu phi-la-đen-phi-a lần thứ hai. D. Đại hội đại biểu phi-la-đen-phi-a lần thứ nhất. Câu 5. Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là A. sự kiện chè ”Bônxtơn”. B. do chính sách tăng thuế của nhà vua. C. do yêu cầu thống nhất quốc gia, dân tộc. D. kinh tế Bắc Mỹ bị thực dân Anh kìm hãm.. V. CMTS PHÁP Câu 1. Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp, sau khi nắm quyền, phái Gi-rông-đanh đã đề ra chính sách tiến bộ gì? A. Chiến thắng được thù trong giặc ngoài. B. Xử tử vua Lui XVI, thiết lập chế độ cộng hòa. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho công nhân. Câu 2. Nội dung tư tưởng chính của trào lưu triết học ánh sáng là A. kết luận giai cấp vô sản là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản. B. chỉ rõ sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. C. nêu lên hạn chế của xã hội tư bản, mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. D. phê phán phong kiến và nhà thờ kitô giáo, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước mới. Câu 3. Chính sách tiến bộ của phái Lập hiến trong cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là A. xử tử vua Lui XVI. B. đánh lại liên quân phong kiến Áo-Phổ. C. thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. D. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi. Câu 4. Yếu tố cơ bản nào chứng tỏ cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để? A. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản. B. Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Giacôbanh. C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng. D. Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nông dân, đưa giai cấp tư sản nắm quyền. Câu 5. Ngày 2/6/1793 đánh dấu sự kiện A. cách mạng chấm dứt. B. cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao. C. phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng. D. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa. Câu 6.Nội dung tư tưởng chính của trào lưu triết học ánh sáng là lên án chế độ A. phong kiến và nhà thờ ki-tô giáo đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa B. tư bản chủ nghĩa,đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa C. phong kiến, đưa ra lý thuyết xây dựng nà nước tư bản chủ nghĩa. D. phong kiến, đưa ra lý thuyết xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến Câu 7. Tình hình chính trị Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là A. quân chủ lập hiến. B.phong kiến phân tán. C.quân chủ chuyên chế D.tiền phong kiến. Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng Anh và cách mạng Pháp là A. xã hội đều phân chia thành đẳng cấp B. nguyên nhân trực tiếp đều xoay quanh vấn đề tài chính C. đều có sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp D. đều do quý tộc mới lãnh đạo Câu 9. Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng Pháp là A. xử tử vua Lui XVI B. thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền C. đánh lại liên quân phong kiến Áo-Phổ D. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi Câu 10. Chính sách tiến bộ nhất của phái Gi-rông-đanh trong cách mạng Pháp là A. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân B. xử tử vua Lui XVI, thiết lập chế độ cộng hòa C. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho công nhân tích cực D. chiến thắng được thù trong giặc ngoài II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Việc dựng bia tiến sĩ của nhà Lê có tác dụng gì? - Tôn vinh nhân tài của đất nước. - Khuyến khích việc học tập trong nhân dân và tầng lớp quý tộc Câu 2. Nguyên nhân nhà Tống quyết định xâm lược Đại Việt là gì? Nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt? * Nguyên nhân: - Do bản chất xâm lược, bành trướng, mở rộng lãnh thổ. - Để gây thanh thế với các nước láng giềng. * Nét độc đáo: - Thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”, chủ động tấn công trước vào lãnh thổ kẻ thù. - Nghệ thuật công tâm, vừa đánh vừa đàm... Nghệ thuật xây dựng phòng tuyến, chiến tranh tâm lí, dựa vào dân... Câu 3. Tại sao nói nền chuyên chính Gia cô banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? - Thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô- be-spie đứng đầu. Giải quyết những nhu cầu bức thiết cho nhân dân. Xóa bỏ nghĩa nghĩa vụ của nông dân với phong kiến, chia ruông đất, quy định giá tối đa, lương tối thiếu. Ban hành lệnh tổng động viên xây dựng quân đội hùng mạnh chống thù trong giặc ngoài Câu 4. Lập bảng so sánh tình hình Nho giáo, Phật giáo nước ta thế kỉ X – XIV, XV và XVI – XVIII. Thế kỉ X – XIV Thế kỉ XV Thế kỉ XVI – XVIII Nho giáo Hệ tư tưởng chính, chi Độc tôn Suy thoái phối giáo duc Phật giáo Quan trọng, phổ biên Bị kìm hãm Có điều kiện khôi phục Thiên chúa Chưa được truyền vào Chưa được truyền Được truyền vào nước ta giáo nước ta vào nước ta Tín ngưỡng Phát triển Phát triển Phát triển cổ truyền Câu 5 Từ nội dung của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII và các mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII, hãy rút ra đặc điểm của cách mạng tư sản về lãnh đạo, lực lượng, đối tượng, hướng phát triển. - Lãnh đạo: giai cấp tư sản. - Lực lượng: nhân dân. - Đối tượng: chế độ phong kiến, những rào cản triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Hướng phát triển: chủ nghĩa tư bản. Câu 6. Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại Nội dung so sánh Cách mạng tư sản Anh (1640-1689) Chiến tranh giành độc lập của các thuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) Hình thức Nội chiến Nhiệm vụ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế,mở đường cho CNTB phát triển Lãnh đạo Động lực Tư sản và quý tộc mới. Quần chúng nhân dân (chủ yếu nông dân và thị dân) Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến do tư sản và quý tộc mới nắm quyền Kết quả Tính chất Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì tàn dư phong kiến vẫn còn, nông dân là động lực chính của cách mạng nhưng không được giải quyết quyền lợi địa Anh ở Bắc Mỹ (1775-1783) Chiến tranh giải phóng Kết hợp giữa nội chiến và dân tộc. đấu tranh chống sự xâm lược của phong kiến châu Âu Đánh đuổi thực dân Lật đổ chế độ phong Anh,mở đường cho kiến,chống ngoại xâm, bảo CNTB phát triển. vệ tổ quốc, mở đường cho CNTB phát triển Tư sản và chủ nô Tư sản Toàn thể nhân dân Bắc Quần chúng nhân dân Mĩ (gồm nô lệ, công (đông đảo là nông dân) nhân, nông nhân). 1783 Anh chính thức Lật đổ chế độ phong kiến, công nhận nền độc lập thiết lập nền cộng hòa. của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ Là cuộc đấu tranh giải Là cuộc cách mạng tư sản phóng dân tộc, đồng triệt để, vì đã hoàn thành thời là cuộc cách mạng đầy đủ nhiệm vụ của một tư sản cuộc cách mạng tư sản, vấn đề ruộng đất cho nông dân được giải quyết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan